Qui Định Về Xây Dựng Cơ Sở Dữ Liệu Đnn Của Bộ Tnmt



số 04/2004/QĐ-BTNMT ngày 05/04/2004 của Bộ trưởng Bộ TNMT. Văn bản này đã nhấn mạnh vai trò của các vùng ĐNN, đưa ra được các mục tiêu cụ thể, các chương trình và dự án ưu tiên để bảo tồn và phát triển bền vững ĐNN ở Việt Nam, trong đó xây dựng cơ sở dữ liệu ĐNN là một Chương trình quan trọng của Kế hoạch hành động.

Bảng 3.9: Qui định về xây dựng cơ sở dữ liệu ĐNN của Bộ TNMT


Chương trình 2: Kiểm kê, xây dựng cơ sở dữ liệu và lập quy hoạch về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng ĐNN

Kiểm kê và cập nhật định kỳ hiện trạng ĐNN (diện tích, phạm vi phân bố, số lượng, loại hình, giá trị, chức năng,.v.v..) để làm cơ sở cho quy hoạch sử dụng, bảo tồn và quản lý ĐNN theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế.

Điều tra các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, đa dạng sinh học tại các vùng ĐNN có tầm quan trọng; xác định và lập danh sách các vùng ĐNN có tầm quan trọng quốc tế và quốc gia, các vùng ĐNN bị đe dọa.

Xây dựng và cập nhật thường xuyên cơ sở dữ liệu về các vùng ĐNN làm căn cứ cho việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng ĐNN cho các mục đích bảo tồn và phát triển bền vững các vùng ĐNN.

Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững từng vùng ĐNN, bao gồm: xác định phương hướng, mục tiêu bảo tồn và phát triển bền vững; xác định phạm vi và diện tích vùng ĐNN; xác định nội dung bảo tồn và phát triển bền vững ĐNN; xác định các biện pháp chính về bảo tồn và PTBV vùng ĐNN.

Nguồn: [3]


Ứng dụng kết quả nghiên cứu của luận án trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu

phục vụ quản lý ĐNN


Thứ nhất, kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung những thông tin về giá trị kinh tế của ĐNN trong cơ sở dữ liệu ĐNN tại khu Ramsar Xuân Thủy. Theo dự thảo khung cơ sở dữ liệu ĐNN tại Việt Nam do Đại học quốc gia Hà Nội thực hiện



năm 2007 do Chính phủ Hà Lan tài trợ, toàn bộ 68 vùng ĐNN có giá trị sinh thái cao tại Việt Nam sẽ phải xây dựng cơ sở dữ liệu ĐNN chi tiết. Trong các cơ sở dữ liệu sẽ có các thông tin liên quan đến hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng khai thác tài nguyên, các thông tin về giá trị đa dạng sinh học và giá trị gián tiếp của từng khu vực ĐNN.

Như vậy, thông tin nghiên cứu của luận án về giá trị kinh tế tổng thể và từng phần của ĐNN tại vùng cửa sông Ba Lạt có thể được chọn lọc và tích hợp trong khung cơ sở dữ liệu ĐNN của VQG Xuân Thủy để phục vụ cho các hoạt động quản lý và nghiên cứu.

Thứ hai, thông tin về giá trị kinh tế của ĐNN giúp hoạch định các kế hoạch, qui hoạch sử dụng ĐNN hiệu quả, bền vững. Như đã trình bày trong đề xuất 1, các thông tin về giá trị kinh tế ĐNN là dữ liệu đầu vào rất quan trọng cho việc tính toán giá trị của các phương án sử dụng ĐNN tại địa phương, từ đó lựa chọn được phương án mang lại giá trị lớn nhất cho cộng đồng và xã hội.

Thứ ba, thông tin về giá trị kinh tế ĐNN tại Xuân Thủy cung cấp những dữ liệu nền rất quan trọng góp phần giải quyết các tranh chấp, xung đột liên quan đến ĐNN. Hiện nay cùng với quá trình phát triển kinh tế thì các vấn đề ô nhiễm, sự cố môi trường liên quan đến ĐNN xảy ra với tần suất ngày càng cao hơn. Để xử lý và áp dụng các chế tài với những người gây ô nhiễm theo Luật BVMT, Luật Dân sự và Luật Hình sự đòi hỏi phải xác định được thiệt hại kinh tế do ô nhiễm gây ra. Nếu các nhà quản lý không có các dữ liệu nền về giá trị kinh tế của ĐNN thì sẽ không thể xác định được qui mô giá trị của các thiệt hại để đưa ra các phán xử có tính thuyết phục.

Nhìn chung, các dữ liệu nền quan trọng như giá trị kinh tế của tài nguyên phải được điều tra và cập nhật thường xuyên để phục vụ cho công tác quản lý, đặc biệt là tại những khu vực có giá trị và sự nhạy cảm sinh thái cao như VQG Xuân Thủy. Ngoài ra, trong thời gian tới, Nghị định của Chính phủ về “Xác định thiệt hại do ô nhiễm,



suy thoái môi trường gây ra” sẽ bắt đầu có hiệu lực. Trong dự thảo Nghị định có qui định về các phương pháp xác định thiệt hại các hệ sinh thái quan trọng như san hô, cỏ biển, rừng ngập mặn. Việc xác định thiệt hại môi trường theo Nghị định nhất thiết cần có các dữ liệu kinh tế nền để phục vụ tính toán.


3.4. LỒNG GHÉP THÔNG TIN VỀ GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA ĐẤT NGẬP NƯỚC TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC VÀ TRUYỀN THÔNG

Kinh nghiệm thế giới cho thấy, một trong những cách tiếp cận được sử dụng rộng rãi nhằm quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên ĐNN là việc tăng cường tuyên truyền, giáo dục, truyền thông để nâng cao nhận thức về ĐNN cho các nhóm đối tượng liên quan. Ở Việt Nam, Nghị định 109/2003/NĐ-CP của Chính phủ về Bảo tồn và phát triển bền vững ĐNN và Kế hoạch hành động quốc gia về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng ĐNN của Bộ TNMT đều nhấn mạnh nâng cao nhận thức ĐNN là một ưu tiên hàng đầu trong chương trình hành động quản lý.

Theo đánh giá về nhận thức của cộng đồng do Viện Sinh thái và Môi trường tiến hành tại Xuân Thủy năm 2007, người dân địa phương mặc dù đã có một số hiểu biết sơ bộ về vai trò của ĐNN tại khu vực nhưng vẫn còn rất nhiều nhiều lỗ hổng trong nhận thức về các giá trị kinh tế của ĐNN, đặc biệt là các giá trị sử dụng gián tiếp và giá trị phi sử dụng [50].

Từ kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất một số chương trình truyền thông giáo dục ĐNN có lồng ghép các thông tin về giá trị kinh tế của ĐNN tại Xuân Thủy cho các đối tượng liên quan như sau:

Hoạt động 1:



Tên hoạt động

Đào tạo cán bộ quản lý bảo tồn kỹ năng và qui trình thiết kế

và xây dựng kế hoạch quản lý bảo tồn ĐNN

Mục tiêu

Trợ giúp kỹ năng và kiến thức xây dựng kế hoạch quản lý sử

dụng bền vững ĐNN cho các nhà quản lý bảo tồn tại VQG

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Giá trị kinh tế của tài nguyên đất ngập nước tại cửa sông Ba Lạt tỉnh Nam Định - 20



Xuân Thủy

Đối tượng

Các cán bộ quản lý tại Ban quản lý VQG Xuân Thủy

Thời gian học

Khoảng 1 tuần

Quy mô/ nội dung

Khái niệm, đặc điểm và phân loại ĐNN

Các giá trị kinh tế của ĐNN

Lập kế hoạch quản lý ĐNN

Các cách tiếp cận quản lý ĐNN

Xây dựng mạng lưới giám sát và đánh giá các chương

trình quản lý ĐNN

Đề xuất ý tưởng, dự án bảo tồn ĐNN


Hoạt động 2:


Tên hoạt động

Nâng cao nhận thức về ĐNN cho học sinh phổ thông tại các trường phổ thông tại địa phương thông qua lồng ghép giáo dục, truyền thông ĐNN trong các hoạt động ngoại khóa

Mục tiêu

Tổ chức các hoạt động truyền thông ĐNN cho học sinh phổ thông nhằm nâng nhận thức và thái độ của các em về sử dụng bền vững ĐNN

Thời gian

Hàng năm

Đối tượng

Học sinh phổ thông cấp I, II, III tại vùng đệm VQG Xuân

Thủy

Lý do thực hiện

Học sinh phổ thông là những người sử dụng tài nguyên và ra quyết định trong tương lai. Nâng cao nhận thức, hiểu biết về giá trị ĐNN cho học sinh phổ thông sẽ tạo cơ sở để các em có hành vi đúng đắn đối với tài nguyên ĐNN trong hiện tại và

tương lai.

Quy mô/ nội dung

Nêu các giá trị của tài nguyên ĐNN thông qua các

bài giảng sinh động (tranh, ảnh, câu chuyện kể…)

Học theo phương pháp trải nghiệm thông qua tổ chức tham quan vùng ĐNN tại Xuân Thủy



Hoạt động 3:



Tên hoạt động

Tổ chức 1 chiến dịch truyền thông về ĐNN cho người dân địa phương hàng năm về ĐNN

Mục tiêu

Cung cấp thông tin cập nhật về ĐNN cho người dân địa phương về từng chủ đề riêng biệt hàng năm

Thời gian

Hàng năm

Đối tượng

Người dân chủ yếu tại các xã vùng đệm VQG Xuân Thủy

Quy mô/ nội dung

Tổ chức hội thảo cho người dân địa phương

Cung cấp tài liệu, tờ rơi về giá trị kinh tế của ĐNN

Lồng ghép hoạt động ngoại khóa về bảo vệ ĐNN cho

học sinh


3.6. TIỂU KẾT CHƯƠNG 3


Quản lý và sử dụng bền vững ĐNN đòi hỏi một cách tiếp cận tổng hợp từ hoạch định chiến lược, xây dựng các chính sách, qui hoạch, kế hoạch quản lý, thiết kế và vận hành các cơ chế quản lý cũng như tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng xã hội. Tất cả những hoạt động quản lý trên đều cần thiết phải có các thông tin về giá trị kinh tế của ĐNN. Hiện nay, công tác quản lý ĐNN ở Việt Nam là còn yếu một phần do không có các thông tin về giá trị kinh tế của ĐNN hoặc các thông tin thiếu đồng bộ.

Trong chương này, luận án đã đề xuất một số ứng dụng quản lý ĐNN tại vùng cửa sông Ba Lạt thuộc VQG Xuân Thủy, tỉnh Nam Định trên cơ sở đầu vào là các thông tin về giá trị kinh tế của tài nguyên. Các ứng dụng cụ thể gồm lựa chọn phương án sử dụng đất hiệu quả tại địa phương trên cơ sở phân tích chi phí-lợi ích; áp dụng thử nghiệm cơ chế chi trả cho dịch vụ môi trường để bảo vệ ĐNN; xây dựng cơ sở dữ liệu ĐNN phục vụ quản lý; giáo dục và truyền thông ĐNN có lồng ghép thông tin về các giá trị kinh tế của ĐNN.


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


Đánh giá giá trị kinh tế của tài nguyên ĐNN là một lĩnh vực khoa học ứng dụng có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý nhằm sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên này. Nghiên cứu về đánh giá giá trị kinh tế của ĐNN giúp cho các bên liên quan hiểu rõ hơn về lý thuyết, qui trình, phương pháp và những ứng dụng quản lý của việc đánh giá giá trị. Thông qua các kết quả nghiên cứu cụ thể trong Chương 1, Chương 2 và Chương 3, luận án đi đến một số kết luận và kiến nghị sau đây:

1. Về phương diện lý luận


Kết luận 1:


Đánh giá giá trị kinh tế của tài nguyên ĐNN có cơ sở lý thuyết và các phương pháp thực nghiệm chuyên sâu, hệ thống. Để tiếp cận đánh giá, phải tìm hiểu được mối liên hệ giữa các chức năng của hệ sinh thái ĐNN với những giá trị mà nó tạo ra cho hệ thống phúc lợi của con người. Giá trị kinh tế của ĐNN chỉ phát sinh trong các giao dịch kinh tế khi có sự thỏa mãn và sẵn sàng chi trả của các chủ thể sử dụng ĐNN. Tổng giá trị kinh tế của ĐNN bao gồm giá trị sử dụng trực tiếp, giá trị sử dụng gián tiếp, giá trị lựa chọn và giá trị phi sử dụng.

Điểm căn bản trong lý thuyết đánh giá giá trị kinh tế của ĐNN là đo lường sự thay đổi phúc lợi cá nhân khi các thuộc tính của ĐNN thay đổi. Có 4 đại lượng cơ bản để đo sự thay đổi phúc lợi cá nhân là thặng dư tiêu dùng, thặng dư sản xuất, biến thiên bù đắp và biến thiên tương đương. Trong đó thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất thường được sử dụng để đánh giá giá trị của những hàng hóa, dịch vụ môi trường của ĐNN có giá thị trường (thường là các giá trị sử dụng trực tiếp); biến thiên bù đắp và biến thiên tương đương thường được sử dụng để đánh giá các giá trị gián tiếp và phi sử dụng của ĐNN (các giá trị này thường không có thị trường và không quan sát được giá cả của chúng).



Kết luận 2:


Có 3 cách tiếp cận chủ yếu để đánh giá giá trị kinh tế của ĐNN là đánh giá tổng thể, đánh giá từng phần và đánh giá phân tích tác động. Các phương pháp đánh giá được chia thành 4 nhóm là dựa trên thị trường thực, dựa trên thị trường thay thế, dựa trên thị trường giả định và phân tích chi phí - lợi ích mở rộng. Mỗi phương pháp phù hợp với việc đánh giá một hay nhiều nhóm giá trị cụ thể. Đánh giá giá trị kinh tế của ĐNN là một qui trình gồm nhiều bước, mang tính liên ngành, đòi hỏi sự tham gia của nhiều chuyên gia và các nhóm xã hội.

Kết luận 3:


Thông tin về giá trị kinh tế có rất nhiều ứng dụng trong quản lý ĐNN. Các ứng dụng quan trọng sử dụng thông tin về giá trị kinh tế gồm (i) xây dựng các qui hoạch, kế hoạch sử dụng ĐNN, (ii) đề xuất các công cụ pháp lý, công cụ kinh tế trong quản lý ĐNN, (iii) thiết kế và thực hiện các cơ chế chi trả cho dịch vụ môi trường để bảo tồn ĐNN, (iv) bổ sung và hoàn thiện cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý ĐNN, (v) thiết kế các chương trình giáo dục và truyền thông về bảo tồn và quản lý bền vững ĐNN.

2. Về phương diện thực nghiệm


Luận án đã áp dụng một hệ thống các phương pháp đánh giá tiên tiến của thế giới gồm các phương pháp dựa trên thị trường thực, dựa trên thị trường thay thế, dựa trên thị trường giả định và phân tích chi phí - lợi ích để đánh giá giá trị kinh tế tổng thể và từng phần của tài nguyên ĐNN tại vùng cửa sông Ba Lạt thuộc VQG Xuân Thủy, tỉnh Nam Định.

Kết luận 1:


Giá trị kinh tế toàn phần của ĐNN tại khu vực nghiên cứu là xấp xỉ 89 tỷ đồng 1 năm. Cả ba nhóm giá trị trong tổng giá trị kinh tế của ĐNN là giá trị sử dụng trực



tiếp, giá trị sử dụng gián tiếp và giá trị phi sử dụng đều hiện diện tại khu vực nghiên cứu mặc dù qui mô các loại giá trị là khác nhau.

Giá trị sử dụng trực tiếp, chủ yếu là giá trị khai thác và nuôi trồng thủy sản, chiếm tỷ trọng và qui mô lớn nhất (81 tỷ đồng/năm) tương ứng với 92,3% giá trị kinh tế toàn phần của ĐNN. Các giá trị sử dụng gián tiếp (7,3 tỷ đồng/năm) chiếm 3,3% giá trị kinh tế toàn phần và bao gồm giá trị hỗ trợ sinh thái cho nuôi trồng thủy sản, giá trị phòng hộ đê biển và giá trị hấp thụ cacbon của rừng ngập mặn. Mặc dù chiếm một tỷ trọng không lớn nhưng các dịch vụ sinh thái của ĐNN đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ sản xuất, sinh kế và sự ổn định đời sống của cộng đồng địa phương.

Giá trị phi sử dụng, cụ thể là giá trị bảo tồn đa dạng sinh học, chiếm 0,45% giá trị kinh tế toàn phần của ĐNN tại khu vực (khoảng 400 triệu đồng/năm). Mặc dù có qui mô và tỷ trọng rất nhỏ nhưng sự hiện diện và tồn tại của giá trị phi sử dụng thể hiện nhận thức, thái độ và sự cảm nhận của người dân địa phương về các chức năng sinh thái và giá trị đa dạng sinh học của ĐNN. Cụ thể hơn, bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học mang lại cho người dân một sự thỏa mãn và họ sẵn sàng trả tiền để duy trì các giá trị đó. Kết quả nghiên cứu này có một ý nghĩa quan trọng giúp cho các nhà quản lý lựa chọn được các chính sách, cơ chế quản lý ĐNN nhằm duy trì và bảo tồn đa dạng sinh học cho cộng đồng xã hội.

Kết luận 2:


Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm tại hiện trường cho thấy có thể áp dụng các qui trình và phương pháp đánh giá giá trị ĐNN tiên tiến của thế giới trong điều kiện của Việt Nam (bao gồm cả những phương pháp phức tạp về cơ sở lý thuyết và đòi hỏi qui trình nghiên cứu chi tiết, chuẩn mực). Tuy nhiên, việc lựa chọn các phương pháp đánh giá trong điều kiện cụ thể phải cân nhắc tới các vấn đề như mục đích đánh giá cũng như sự đáp ứng về các nguồn lực như thời gian, tài chính, chuyên gia và dữ liệu.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/01/2023