Trưởng Các Phòng Ban/trung Tâm Chuyên Trách Về Đánh Giá


- học để đề ra những định hướng nhằm từng bước nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Hiệu trưởng có trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo huy động nguồn lực để có đủ các điều kiện đảm bảo cho ĐG và quản lý hoạt động đánh giá KQHT của SV theo TCNL, đồng thời chỉ đạo kiểm tra hoạt động này theo đúng kế hoạch, qui trình ĐG. Đánh giá theo TCNL là cách tiếp cận mới, do vậy Hiệu trưởng là người tổ chức và chỉ đạo xây dựng kế hoạch tổ chức bồi dưỡng CBQL, cán bộ chuyên trách khảo thí, ĐBCL, bồi dưỡng GV nhằm nâng cao nhận thức, chuyên môn nghiệp vụ, kĩ thuật về ĐG và QL hoạt động đánh giá KQHT của SV theo TCNL để hoạt động ĐG trong nhà trường đạt mục tiêu như kì vọng.

1.4.3.2. Trưởng phòng đào tạo

Trưởng phòng đào tạo được hiệu trưởng bổ nhiệm có chức năng, nhiệm vụ là tham mưu cho hiệu trưởng quản lý, tổ chức thực hiện hoạt động đào tạo.

Đối với hoạt động đánh giá KQHT của SV, trưởng phòng đào tạo có trách nhiệm chỉ đạo và hướng dẫn xây dựng CTĐT, đề cương chi tiết; quy định cách thức ĐG theo quá trình phù hợp với TCNL; phối hợp với các bộ phận liên quan trong nhà trường xây dựng kế hoạch, quy trình hoạt động ĐG và tham gia ĐG chất lượng học tập của SV; Đối với hoạt động ĐG kĩ năng nghề nghiệp, trưởng phòng đào tạo phối hợp với các khoa chuyên ngành, các trường phổ thông để thống nhất quy định các nội dung, kỹ năng, thang điểm ĐG kết quả rèn nghề và học tập trải nghiệm của SV sư phạm; tổng hợp kết quả và ĐG chất lượng rèn nghề, học tập trải nghiệm của SV để tham mưu cho Hiệu trưởng chỉ đạo, điều chỉnh hoạt động rèn nghề có hiệu quả và chất lượng.

1.4.3.3. Trưởng các phòng ban/trung tâm chuyên trách về đánh giá

Trong bối cảnh đổi mới GDĐH và thực hiện cơ chế tự chủ, ở một số trường ĐHSP có các phòng ban/ trung tâm chuyên trách về ĐG và ĐBCL như TTKT và Trung tâm ĐBCL. Các trung tâm này có chức năng và nhiệm vụ tham mưu cho hiệu trưởng nhà trường trong việc xây dựng và ban hành các văn bản QL về tiêu chuẩn, quy định, quy trình ĐG; Lập kế hoạch ĐG; Tổ chức và chỉ đạo xây dựng hệ thống công cụ ĐG; Chủ trì và tham mưu cho hiệu trưởng tổ chức, chỉ đạo xây dựng ngân hàng câu hỏi thi làm cơ sở cho việc xây dựng đề thi và QL đề thi; Chủ trì và phối hợp với các đơn vị khoa, phòng liên quan tổ chức thi giữa kì và kết thúc môn học, tổ chức chấm thi; Thống kê KQHT của SV và đề xuất các giải pháp nâng cao công tác đánh giá KQHT của SV; Quản lý, lưu trữ và bảo mật dữ liệu KQHT của SV, chia sẻ thông tin ĐG phản hồi cho các khoa/viện và các bên liên quan; Nghiên


cứu và ứng dụng CNTT và các trang thiết bị trong soạn thảo ngân hàng đề thi và hình thức ĐG.

Khi thực hiện công tác đào tạo và ĐG theo TCNL, các trung tâm này có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị đào tạo, các khoa đào tạo xây dựng tiêu chí đánh giá KQHT của SV phù hợp với khung năng lực, CĐR của CTĐT và các môn học; hướng dẫn các khoa đào tạo cách thức, kỹ thuật ra đề thi theo TCNL, đảm bảo đủ số lượng đề thi và đảm bảo đề thi đo và ĐG đúng mức theo thang KQHT của SV theo TCNL.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 236 trang tài liệu này.

Trưởng các phòng ban/ trung tâm chuyên trách về ĐG là người trực tiếp tham mưu cho hiệu trưởng kế hoạch xây dựng mô hình, quy trình đánh giá KQHT của SV theo TCNL, đảm bảo về CSVC, hạ tầng CNTT và các điều kiện khác để hoạt động ĐG và quản lý hoạt động đánh giá KQHT của SV theo TCNL có hiệu quả.

1.4.3.4. Trưởng khoa đào tạo

Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực - 9

Trưởng khoa là người được Hiệu trưởng bổ nhiệm, có trách nhiệm quản lý và điều hành chung các hoạt động của khoa; trực tiếp tổ chức hoặc phân công cho các phó trưởng khoa chỉ đạo các bộ môn và cán bộ, GV thực hiện công tác chuyên môn.

Đối với hoạt động đánh giá KQHT của SV theo TCNL, trưởng khoa tổ chức và chỉ đạo xây dựng CTĐT, đề cương môn học, CĐR của môn học và chương trình, xây dựng các kế hoạch từ tổng thể đến chi tiết về ĐG, hệ thống tiêu chuẩn ĐG của ngành đào tạo, mức, thang ĐG, phương pháp ĐG, tiêu chí ĐG các NL; Thực hiện quy trình ĐBCL đào tạo theo hướng dẫn của nhà trường, tổ chức xây dựng và thực hiện các hình thức kiểm tra, đánh giá KQHT của SV, tổ chức và chỉ đạo xây dựng ngân hàng đề thi cho các môn học, phân công GV ra đề thi, tổ chức chấm thi, chỉ đạo các bộ môn chuyên ngành ĐG chất lượng, KQHT của SV theo từng môn học, chương trình học, khóa học, đề xuất và tham mưu cho Hiệu trưởng các giải pháp về nâng cao chất lượng dạy học của chuyên ngành mình phụ trách. Khi tiến hành các hoạt động trên, trưởng khoa chỉ đạo khoa, bộ môn chuyên ngành phải phối hợp chặt chẽ với TTKT, trung tâm ĐBCL, các khoa chuyên ngành khác để hoạt động ĐG và quản lý đánh giá KQHT của SV đạt hiệu quả. Sau khi có KQHT của SV, trưởng khoa có kế hoạch chỉ đạo cán bộ chuyên trách ĐBCL của khoa và GV tổng hợp kết quả ĐG và nhận xét chất lượng trên cơ sở các tiêu chuẩn, tiêu chí đã ấn định của môn học, CTĐT của từng khóa học, lớp học. Trên cơ sở tổng hợp kết quả ĐG thấy được mặt mạnh, yếu của quá trình dạy học và ĐG để có giải pháp điều chỉnh hoạt động tổ chức dạy học và hoạt động ĐG, đồng thời chia sẻ thông tin, phản hồi ĐG tới các bộ môn, GV để rút kinh nghiệm, chia sẻ phản hồi ĐG cho SV qua GV hoặc các phương tiện CNTT đã qui định.


Riêng đối với hoạt động rèn luyện nghiệp vụ SP cho SV, trưởng khoa tổ chức và chỉ đạo biên soạn các nội dung rèn nghề, tiêu chí đánh giá rèn nghề, phối hợp với các phòng Đào tạo, phòng Quản lý học sinh, SV, khoa Giáo dục (nếu có) và các trường phổ thông để tổ chức, chỉ đạo cho SV rèn nghề và thực hiện đánh giá kết quả rèn nghề ( kiến tập và thực tập SP) của SV theo các NL sư phạm đã xác định.

1.4.3.5. Trưởng bộ môn

Trưởng bộ môn được Hiệu trưởng bổ nhiệm, có chức năng QL chuyên môn về đào tạo và các lĩnh vực khác do Hiệu trưởng giao. Bộ môn dưới sự chỉ đạo của trưởng bộ môn, chịu trách nhiệm chính và trực tiếp tổ chức cho GV xây dựng chương trình, đề cương chi tiết, thiết kế các hoạt động dạy học, xây dựng các bộ tiêu chí đánh giá môn học, xây dựng đề thi, bộ đề thi môn học; tham gia công tác chấm thi, quản lý điểm kiểm tra, điểm thi các môn học trong CTĐT do bộ môn phụ trách; ngoài việc trực tiếp nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, trưởng bộ môn và các thành viên bộ môn còn nghiên cứu đề xuất các phương pháp, hình thức ĐG phù hợp với đối tượng và thực tế KQHT của SV để nâng cao chất lượng đào tạo. Trưởng bộ môn là người trực tiếp tổ chức đánh giá KQHT của SV và thu thập thông tin sau ĐG để báo cáo các cấp lãnh đạo khoa, nhà trường, chỉ đạo GV tiếp thu phản hồi để phát huy hoặc cải tiến điều chỉnh các hoạt động ĐG, trực tiếp chia sẻ phản hồi ĐG cho SV.

1.4.3.6. Giảng viên

Giảng viên là chủ thể của hoạt động giảng dạy, là người trực tiếp xây dựng kế hoạch dạy học, đề cương môn học, bài giảng, sử dụng các phương pháp, hình thức dạy học; thực hiện quá trình ĐG và trực tiếp tham gia đánh giá KQHT của SV. Hiệu quả hoạt động đánh giá KQHT của SV theo TCNL phụ thuộc rất lớn vào vai trò chủ thể của GV. Trước hết GV cần có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL trong bối cảnh đổi mới GDĐH và GDPT hiện nay. Trên cơ sở CĐR và mục tiêu của từng môn học mà GV xác định các nội dung cần ĐG, lựa chọn các phương pháp, kỹ thuật và các hình thức đánh giá KQHT của SV theo TCNL cho phù hợp.

Đánh giá KQHT của SV theo TCNL đòi hỏi GV phải vận dụng phối hợp nhiều phương pháp, hình thức ĐG khác nhau như: chuyên cần, hồ sơ học tập (bài tập online, bài tập nhóm, báo cáo, thuyết trình…), kiểm tra giữa kì, cuối kì. Vì vậy GV phải tăng cường sử dụng CNTT để tương tác, giám sát, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của SV đối với môn học để đánh giá KQHT khách quan, công bằng, đúng


NL của SV. Đồng thời phải thiết kế và xây dựng các nội dung, tiêu chí ĐG các dự án, đồ án, làm việc nhóm… để SV thực hiện, tạo cơ hội cho SV tự ĐG và ĐG lẫn nhau trong quá trình học tập. Do đặc thù của trường ĐHSP, giảng viên còn phải thiết kế, hướng dẫn nội dung rèn nghề cho SV, xây dựng các tiêu chí ĐG kỹ năng nghề nghiệp của SV, phối hợp với các trường phổ thông để đánh giá NL nghề nghiệp của SV. Giảng viên là người tiếp thu thông tin phản hồi về ĐG từ SV và từ các cấp QL trong nhà trường để điều chỉnh cách dạy, cách ĐG, chia sẻ các thông tin phản hồi ĐG tới SV, hướng dẫn SV điều chỉnh cách học, kĩ năng ĐG để đạt kết quả theo các tiêu chuẩn, tiêu chí môn học và CTĐT đã quy định.

1.4.3.7. Sinh viên

Sinh viên vừa là khách thể vừa là chủ thể của hoạt động giảng dạy trong trường ĐH. Vì vậy, trong QL hoạt động đánh giá KQHT theo TCNL, cần phát huy vai trò chủ thể của SV, tạo cơ hội cho SV tham gia vào quá trình ĐG như tự nhận xét, đánh giá KQHT của mình, tự xác định các tiêu chí ĐG, chấm điểm lẫn nhau trong quá trình làm việc nhóm để thực hiện bài tập, đồ án mà GV giao

Để thực hiện được vai trò chủ thể của mình trong hoạt động đánh giá KQHT theo TCNL, trước hết SV phải có nhận thức đúng đắn, có kỹ năng ĐG và có thái độ tích cực trong hoạt động tự ĐG. Đồng thời phải nắm vững quy trình, kỹ năng, tiêu chí ĐG đã được GV thiết kế và hướng dẫn để giải quyết các bài tập ĐG, bài báo cáo, dự án, tích cực, chủ động phối hợp với nhau trong ĐG đồng đẳng, có ý thức tiếp thu khi nhận phản hồi ĐG từ nhà trường, khoa, GV và thực sự khách quan khi phản hồi ĐG cho khoa và nhà trường.

Tuy nhiên, xuất phát từ đặc điểm và chức năng của QL nói chung, QL trường ĐHSP nói riêng và phạm vi, đối tượng nghiên cứu, luận án tập trung nghiên cứu, làm rõ vai trò của các chủ thể như Hiệu trưởng trường ĐHSP, Trưởng phòng đào tạo, Trưởng các phòng chuyên trách về ĐG (Giám đốc TTKT và Trung tâm ĐBCL), Trưởng khoa, Trưởng bộ môn. Trong đó Hiệu trưởng trường ĐHSP, Trưởng phòng đào tạo và Trưởng các phòng chuyên trách về ĐG (Giám đốc TTKT và Trung tâm ĐBCL) với tư cách là tham mưu cho Hiệu trưởng về đào tạo, khảo thí và ĐBCL là chủ thể chính trong QL đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động đánh giá kết quả học

tập của sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực

1.5.1. Các yếu tố khách quan

- Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ và hội nhập quốc tế

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ tạo ra những thay đổi trong


tư duy, phương thức QL nói chung và QL đánh giá nói riêng. Việc ứng dụng CNTT, trang thiết bị chuyên dụng hiện đại…giúp cho hoạt động ĐG thu hẹp khoảng cách, rút ngắn thời gian, giảm chi phí thực tế, do vậy nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động đánh giá KQHT của SV. Xu thế hội nhập quốc tế đòi hỏi các trường ĐH phải đào tạo nguồn chất lượng cao theo những tiêu chuẩn, tiêu chí quốc tế. Điều này tác động mạnh đến ĐG và QL hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL. Có thể khẳng định rằng, thực hiện ĐG theo TCNL là một trong những yêu cầu phải đổi mới trong hệ thống GD nói chung trong đó có các trường ĐHSP, là hướng đi dựa trên những tiêu chuẩn, tiêu chí có tính chất chuẩn quốc tế đã được công nhận.

- Các qui chế, qui định, hướng dẫn về đánh giá kết quả học tập của sinh viên

Hoạt động ĐG tuân thủ hệ thống văn bản pháp quy, các quy định, hướng dẫn của Chính phủ, của Bộ GD&ĐT, của trường ĐH về tổ chức và hoạt động của các đơn vị thực hiện chức năng, nhiệm vụ ĐG và ĐBCL. Đây là căn cứ pháp lý cho QL hoạt động đánh giá KQHT của SV theo TCNL. Đối với các ngành đào tạo SP, ngoài những văn bản pháp quy chung về ĐG còn phải tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn nghề nghiệp nhà giáo, khung năng lực chung, khung năng lực các môn học quy định mà sinh viên ĐHSP tốt nghiệp cần phải đạt được, các phẩm chất, kỹ năng cần phải có. Đây là cơ sở của QL hoạt động đánh giá KQHT của SV theo TCNL để sau khi ra trường SV có khả năng tiếp cận và thích ứng với chương trình GDPT.

- Cơ chế quản lý, môi trường văn hóa của các trường ĐHSP

Cơ chế QL hợp lý, phân cấp, phân nhiệm QL của trường ĐHSP rõ ràng sẽ tạo nên sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ, tránh chồng chéo và tăng hiệu quả hoạt động ĐG, đảm bảo tính khách quan, công bằng trong hoạt động đánh giá KQHT của SV theo TCNL.

Công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động ĐG trong các trường ĐH cũng là yếu tố ảnh hướng đến chất lượng QL hoạt động đánh giá KQHT của SV theo TCNL. Giám sát, thanh tra, kiểm tra hoạt động đánh giá KQHT của SV đảm bảo cho quá trình ĐG được triển khai một cách minh bạch, khách quan và công bằng. Những thông tin nhận được từ giám sát kiểm tra sẽ giúp các chủ thể QL có các biện pháp điều chỉnh hoạt động ĐG có chất lượng hơn.

Ngoài ra, môi trường thể chế thuận lợi trong trường ĐH, nhất là môi trường văn hóa chất lượng cao là một trong những yếu tố tác động tích cực tới hoạt động đánh giá và quản lý KQHT của SV theo TCNL.


- Yếu tố tài chính, CSVC, kỹ thuật

Các yếu tố tài chính, CSVC, kỹ thuật có tác động đến hiệu quả của hoạt động ĐG và quản lý KQHT của SV. Việc đầu tư về tài chính, CSVC, kỹ thuật, hạ tầng cơ sở thông tin đối với hoạt động ĐG như các phần mềm quản trị, máy vi tính, phòng học đa phương tiện, đường truyền, các thiết bị kỹ thuật in sao đề thi, chấm điểm trắc nghiệm… đảm bảo vận hành hoạt động ĐG tiết kiệm kinh phí, thời gian, hiệu quả và bảo mật.

1.5.2. Các yếu tố chủ quan

- Nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên

Nhận thức của CBQL, giảng viên, có ảnh hưởng lớn đến hoạt động ĐG và QL hoạt động đánh giá KQHT của SV theo TCNL. Điều này đòi hỏi các chủ thể tham gia đánh giá KQHT của SV phải hiểu được mục đích, bản chất của đào tạo theo TCNL, nắm vững việc đổi mới việc xây dựng CTĐT, phương pháp dạy học, phương thức ĐG và các mối quan hệ tương hỗ của các yếu tố này. Điều đó sẽ tạo nên sự đồng thuận và đổi mới tư duy, sự đồng bộ trong thực hiện quy trình ĐG.

- Năng lực vận dụng các phương pháp, hình thức đánh giá KQHT theo TCNL của giảng viên

Giảng viên là người trực tiếp thực hiện đánh giá KQHT của SV từ khâu xây dựng mục tiêu, nội dung, CĐR môn học, NL và mức ĐG, đề xuất hình thức ĐG đến khâu ra đề thi, kiểm tra và chấm thi, đánh giá KQHT của SV theo TCNL. Vai trò của GV trong hoạt động đánh giá KQHT của SV là cốt yếu, đảm bảo chất lượng KQHT của SV. Giảng viên cần nắm vững CTĐT, mối liên quan giữa ba thành tố CTĐT, tổ chức dạy học và ĐG; nắm vững và hiểu rõ CĐR môn học và chương trình, các NL, mức đo NL, kỹ năng, thái độ SV cần đạt sau mỗi chương, môn học để thiết kế câu hỏi thi, kiểm tra, xây dựng nội dung, tiêu chí ĐG các hoạt động học tập tích cực, chủ động như làm việc nhóm, học theo dự án, đồ án, trải nghiệm, rèn luyện nghiệp vụ SP, nắm vững và tuân thủ quy trình ĐG theo NL: ĐG quá trình, gồm ĐG thường xuyên (chuyên cần, thái độ học tập), ĐG hồ sơ học tập môn học (bài tập cá nhân, báo cáo bài tập nhóm, thu hoạch, thảo luận…), ĐG giữa kì, cuối kì; có kỹ năng ra câu hỏi thi, kiểm tra trắc nghiệm khách quan, câu hỏi tự luận phù hợp với mục tiêu và mức NL cần ĐG; có NL sử dụng CNTT, các phần mềm QL và học tập để tương tác, giám sát, kiểm tra, đánh giá KQHT của SV, lấy ý kiến phản hồi từ SV để điều chỉnh phù hợp nâng cao chất lượng dạy học.


- Năng lực đội ngũ cán bộ chuyên trách về ĐG là yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả ĐG và QL hoạt động đánh giá KQHT của SV theo TCNL. Đội ngũ này phải có nghiệp vụ quản lý hành chính nhà nước, nắm vững các văn bản pháp quy, các quy định về ĐG; biết xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện ĐG; có kỹ năng đo lường trong GD; nắm vững mục đích, khung năng lực, CĐR của CTĐT, của môn học; nắm vững cách thiết kế câu hỏi thi, kiểm tra theo các mức đo của thang NL. Những NL này giúp điều hành và vận hành hoạt động ĐG một cách tổng thể và cụ thể, giúp các bộ phận chuyên trách khảo thí và ĐBCL giám sát, kiểm tra chất lượng ĐG và quản lý KQHT của SV. Vì vậy, cần xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ chuyên trách về ĐG có tính chuyên nghiệp, có nghiệp vụ cao.

- Nhận thức và năng lực tự đánh giá của sinh viên

Sinh viên vừa là đối tượng, vừa là chủ thể của hoạt động ĐG, là một yếu tố chủ quan có tác động tới hiệu quả của đánh giá KQHT theo TCNL. Kết quả học tập phụ thuộc rất lớn vào tự học, tự ĐG của SV. Trong quá trình ĐG, tự ĐG giữa SV với SV, sự tương tác giữa GV và SV, ý kiến phản hồi, phản biện về phương pháp ĐG, hình thức ĐG, chất lượng đề thi, nội dung câu hỏi từ SV có tác động tích cực để các cấp QL, giảng viên cải tiến, điều chỉnh hoạt động của mình. Để có những ý kiến phản hồi, phản biện có chất lượng từ SV thì SV phải được tập huấn, hiểu và nắm được các quy định, hướng dẫn về ĐG theo TCNL, nắm được CTĐT của ngành mình học, nắm được những NL nào, chuẩn kiến thức, kỹ năng cần đạt được từ môn học, các mức đo NL, biết phải làm như thế nào để đạt được các NL đó, nắm được phương pháp, kỹ năng nào để thực hiện các loại hình ĐG.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


1. Đánh giá KQHT và QL hoạt động đánh giá KQHT của SV sư phạm là vấn đề được quan tâm nghiên cứu của một số tác giả trong và ngoài nước. Qua tổng quan các nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước cho thấy các vấn đề về đánh giá KQHT của SV và quản lý hoạt động đánh giá KQHT của SV mới chỉ được nghiên cứu trong GDĐH nói chung, rất ít các nghiên cứu cụ thể trong trường ĐHSP, chưa lý giải một cách đầy đủ những đặc trưng trong đánh giá KQHT của SV và quản lý hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP. Đặc biệt là chưa đưa ra được một hệ thống giải pháp có cơ sở khoa học, có tính khả thi để quản lý hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL.

2. Đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL là quá trình đo lường chính xác, khách quan, toàn diện về mức độ đạt được của SV về hệ thống NL (bao gồm NL chung và NL đặc thù - NL sư phạm) được hình thành trong quá trình đào tạo. Đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL có đặc trưng riêng so với ĐG theo tiếp cận nội dung, đòi hỏi phải sử dụng nhiều phương pháp, hình thức đánh giá khác nhau, tập trung đánh giá các NL chung và NL sư phạm của sinh viên…

3. Quản lý hoạt động đánh giá KQHT của SV theo TCNL là một nội dung quan trọng trong quản lý hoạt động đào tạo ở trường ĐHSP. Đó là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và giám sát, hoạt động đánh giá KQHT của SV để đảm bảo cho hoạt động này xác định được sự phát triển về NL, sự tiến bộ của SV ở từng giai đoạn học tập. Quản lý tốt hoạt động đánh giá KQHT của SV sẽ có được những thông tin chính xác về chất lượng dạy - học của GV và SV, từ đó đề ra những biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, đảm bảo điều kiện thuận lợi phát triển NL của người học. Tham gia QL hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL có nhiều chủ thể với vai trò, trách nhiệm khác nhau. QL hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL chịu ảnh hưởng của các yếu tố khách quan và chủ quan. Vì vậy cần tính đến các yếu tố này trong quá trình nghiên cứu QL hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL.

Xem tất cả 236 trang.

Ngày đăng: 28/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí