Nâng Cao Chất Lượng Đào Tạo Của Các Trường Đại Học Sư Phạm


1.4.1.3. Nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học sư phạm

Bên cạnh những thành tựu cơ bản đã đạt được, các trường ĐHSP vẫn còn một số yếu kém, bất cập trong việc xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển trường, trong xây dựng và phát triển đội ngũ GV, tổ chức thực hiện các hoạt động nhằm ĐBCL đào tạo, NCKH, hợp tác quốc tế. Đặc biệt, các trường SP còn chưa chú trọng đúng mức việc rèn luyện lý tưởng, phẩm chất đạo đức của SV và việc đào tạo nghiệp vụ SP; nội dung đào tạo SP chưa đáp ứng yêu cầu của GDPT, GD mầm non; chậm đổi mới phương pháp đào tạo và kiểm tra đánh giá KQHT của SV; kết quả NCKH giáo dục còn hạn chế...

Một trong những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế nói trên là các trường ĐHSP còn chậm đổi mới đánh giá kết quả đào tạo nói chung, đánh giá KQHT của SV nói riêng theo TCNL.

1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực

1.4.2.1. Lập kế hoạch đánh giá kết quả học tập của sinh viên đại học

phạm theo tiếp cận năng lực

Lập kế hoạch là một khâu đầu tiên hết sức quan trọng trong QL nói chung, QL hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐH theo TCNL. Hiệu quả hoạt động đánh giá KQHT của SV theo TCNL phụ thuộc rất lớn vào khâu lập kế hoạch của các cấp QL và của GV. Lập kế hoạch QL hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐH theo TCNL là quá trình thiết lập, dự tính một cách khoa học các mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, thời gian ĐG, chuẩn bị các điều kiện cần thiết về CSVC, tài chính cho hoạt động ĐG. Lập kế hoạch cho phép các cấp QL nhà trường và GV chủ động trong việc thực hiện kế hoạch đào tạo và giảng dạy, chuẩn bị các nguồn lực, ứng phó với các tình huống phát sinh trong quá trình ĐG, phối hợp tốt giữa các bộ phận và cá nhân trong đánh giá KQHT của SV, nâng cao hiệu quả đào tạo, góp phần phát triển NL của SV.

Lập kế hoạch hoạt động đánh giá KQHT của SV theo TCNL tập trung vào các nội dung chính như:

- Thiết lập các mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể đánh giá KQHT của SV

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 236 trang tài liệu này.

theo TCNL trên cơ sở CĐR của CTĐT chung và của từng ngành, từng học phần.

- Dự kiến các nội dung, phương pháp, hình thức đánh giá KQHT của SV, đảm bảo đánh giá được các NL chung và NL đặc thù của sinh viên ĐHSP, đồng thời đảm bảo được tính khách quan, công bằng và tin cậy.

Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực - 8


- Xây dựng lộ trình hoạt động đánh giá KQHT thường xuyên và định kỳ cho từng học phần và toàn khóa học dựa trên chương trình của học phần, ngành học, trên cơ sở kế hoạch chung và lịch trình hoạt động của nhà trường theo từng năm học. Ví dụ như kế hoạch ĐG trong quá trình giảng dạy học phần (các bài tập cá nhân, bài tập nhóm ứng với các nội dung, tiến trình giảng dạy học phần, chuyên cần, thái độ, mức độ hoạt động của SV); kế hoạch tổ chức thi, ra đề thi, duyệt đề tài khóa luận, bảo vệ đồ án, khóa luận, tổ chức chấm điểm và thông báo kết quả…Đồng thời có kế hoạch phân bổ về nhân lực, tài chính, CSVC để đáp ứng được các điều kiện của lộ trình đó theo khung thời gian xác định. Việc xây dựng kế hoạch phải bao gồm cả dài hạn và ngắn hạn, các chế độ chính sách cụ thể cho từng chủ thể hoạt động đánh giá.

Để hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL có hiệu quả, bên cạnh xác định mục tiêu, nội dung ĐG, lựa chọn các phương pháp hình thức ĐG theo NL, khi lập kế hoạch cần xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, nội dung công việc của các chủ thể QL trong nhà trường như ban giám hiệu, các phòng ban liên quan, GV, sinh viên.

Đồng thời cần cụ thể hóa quy chế hoạt động đánh giá KQHT của SV thông qua các văn bản mang tính pháp lý, phù hợp với phương thức tổ chức hoạt động dạy - học và hoạt động đánh giá KQHT theo TCNL. Chẳng hạn như xây dựng và hoàn thiện được hệ thống văn bản hướng dẫn ĐG, quy định về đánh giá KQHT các học phần theo TCNL; xây dựng các tiêu chỉ ĐG thường xuyên, định kỳ, tổng kết; cách thức xây dựng hồ sơ năng lực của sinh viên, các hình thức đánh giá, lực lượng tham gia đánh giá.... Có kế hoạch phổ biến, hướng dẫn cho GV, sinh viên nắm rõ và thực hiện nghiêm túc các quy định đó, giám sát tiến độ và chất lượng hoạt động của GV và các bộ phận có liên quan.

1.4.2.2. Tổ chức thực hiện hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực.

Hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL là một quá trình bao gồm nhiều thành tố từ xác định mục tiêu ĐG, nội dung, phương pháp, hình thức ĐG, trong đó có hoạt động ĐG của các cấp QL trong nhà trường, hoạt động ĐG của GV và tự ĐG của SV. Vì vậy, QL việc tổ chức và triển khai hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL thực chất là QL các thành tố trên nhằm đạt được mục tiêu phát triển NL của SV, nâng cao chất lượng đào tạo.


Tổ chức thực hiện đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL bao gồm công tác phân công trong Ban Giám hiệu; giao trách nhiệm cho các bộ phận liên quan, các bộ phận chuyên môn, GV và SV trong quá trình thực hiện đánh giá KQHT của SV theo TCNL; xác định rõ mối quan hệ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các bộ phận trong trường ĐHSP.

Tổ chức thực hiện hoạt động ĐG phải xây dựng được mô hình tổ chức; tạo được sự liên kết, phối hợp giữa các bộ phận; xây dựng được các tiêu chuẩn; lựa chọn, sắp xếp chúng hợp lý; bồi dưỡng nghiệp vụ phù hợp; phân công nhóm và cá nhân. Để tổ chức thực hiện hoạt động đánh giá KQHT theo TCNL trong trường

ĐHSP cần thông qua các nội dung như sau:

- Trên cơ sở xác định những NL chung và NL đặc thù của sinh viên ĐHSP cần ĐG, tổ chức bồi dưỡng NL thiết kế, cách sử dụng các bài ĐG của các môn học cho các mục đích khác nhau trong quá trình dạy học cho GV. Một trong những nguyên nhân một số GV không sử dụng có hiệu quả các phương pháp, kĩ thuật ĐG trong quá trình dạy học là vì họ thiếu kỹ năng thiết kế, cách sử dụng các loại ĐG cho các mục đích khác nhau trong quá trình dạy học. Đây cũng chính là một trong những nội dung QL quan trọng ở giai đoạn hiện nay. Vì vậy, để tổ chức thực hiện được đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL trước hết cần phải xác định được mục đích, hình thức nội dung, các loại ĐG phù hợp với hình thức tổ chức dạy học.

- Tổ chức xây dựng bộ tiêu chí chấm điểm rubric (bản hướng dẫn chấm điểm kèm thang điểm): được xây dựng bằng cách thiết lập tập hợp các đặc điểm, được sử dụng theo mức độ thực hiện một tiêu chí cụ thể.

Các bước cơ bản xây dựng bảng tiêu chí chấm điểm rubric: (1). Xác định các NL cần đo của sinh viên ĐHSP;

(2). Xác định mức độ của các tiêu chí đánh giá NL của người học;

(3). Thiết lập ma trận mối quan hệ giữa NL thành phần và mức độ thực hiện

các NL này;

(4). Công khai rubric với người học trước khi thực hiện ĐG;

(5). Đánh giá sản phẩm cuối cùng của người học với rubric để xem mức độ thực hiện của người học và mức độ đạt được yêu cầu. Rubric được xây dựng các tiêu chí với các nội dung cụ thể, đánh giá kĩ năng, thái độ ở các mức độ khác nhau từ “rất yếu, đạt yêu cầu, khá, tốt, rất tốt”.

Trong đó: Tiêu chí đánh giá là các thành tố cơ bản cấu thành NL của sinh viên (NL chung và các NL sư phạm đặc thù)


Đồng thời bồi dưỡng kỹ năng xây dựng tiêu chí chấm điểm, nhận xét cho từng người học, cách công bố điểm, cách sử dụng điểm cho từng loại hình ĐG: Hiện tại, hoạt động ĐG chưa thực hiện được chức năng quan trọng là giúp người học tiến bộ trong suốt quá trình học tập, ngược lại còn tạo áp lực cho người học, phụ huynh, người dạy và nhà quản lý vì quá coi trọng “điểm số” và cách chấm điểm “còn chưa thật sự minh bạch”, “rõ ràng”. Điều đó đi ngược lại với mục đích nhân văn của hoạt động ĐG trong dạy học. Nếu được trang bị những kỹ năng này, người dạy sẽ sử dụng đánh giá như là một công cụ hữu hiệu để người dạy và người học hợp tác, giúp nhau cùng tiến bộ, cùng nhau đánh giá lại chất lượng học tập của người học.

- Tổ chức xây dựng ngân hàng câu hỏi, đáp án theo TCNL: ngân hàng câu hỏi thi cần dựa trên các cấp độ tư duy (theo thang cấp độ tư duy của Bloom): ghi nhớ, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, sáng tạo. Để đảm bảo khoa học, phù hợp với mục tiêu, yêu cầu đào tạo, đạt yêu cầu về chất lượng của một công cụ ĐG theo CĐR hay NL của người học thì cần phải có bộ công cụ ĐG theo TCNL, đó chính là câu hỏi, đáp án, đề thi cần được xây dựng trên cơ sở NL đã xác định của người học. Người dạy thực hiện hoạt động này sẽ giúp cho hoạt động đánh giá KQHT của SV được đảm bảo khách quan, khoa học.

- Tổ chức xây dựng và thực hiện quy trình đánh giá KQHT của SV theo TCNL Xây dựng quy trình tổ chức đánh giá KQHT nhằm thống nhất và đưa ra

cách thức tổ chức ĐG chung nhất cho quá trình QL này. Từ quy trình này triển khai nhiều giải pháp có hiệu quả, đặc biệt là việc nâng cao chất lượng dạy - học trong các cơ sở đào tạo ĐH. Nhất là, trong trường ĐHSP đào tạo nhiều chuyên ngành/nhóm ngành đặc thù thì hoạt động xây dựng quy trình đánh giá KQHT sẽ nâng cao hiệu quả đào tạo theo TCNL, giúp GV đánh giá được các NL của SV. Việc xây dựng quy trình này nhằm thực hiện đổi mới quá trình đào tạo theo TCNL, giúp các cấp QL thực hiện đúng quá trình tổ chức đánh giá KQHT theo đúng quy luật phát triển nội tại của nó. Cuối cùng là giúp SV tự ĐG được các NL của mình trong quá trình học tập. Để tổ chức xây dựng và thực hiện quy trình đánh giá KQHT của SV theo TCNL có hiệu quả cần xác định được hệ thống NL mà SV cần hình thành sau quá trình học tập; xác định được phương pháp, hình thức đánh giá KQHT phù hợp, kết hợp tự ĐG của SV.

- Tổ chức ứng dụng CNTT trong hoạt động ĐG và tự đánh giá: Việc tổ chức ứng dụng CNTT không chỉ giúp GV tiếp cận với các kĩ thuật ĐG tiên tiến, đảm bảo


tính khách quan, công bằng, giá trị trong ĐG, mà còn giúp SV sử dụng được các thành tựu về CNTT trong học tập và cuộc sống sau này. Bên cạnh đó, ứng dụng CNTT còn giúp ĐG được thực hiện một cách nhanh chóng và chính xác.

- Tổ chức thu thập và xử lí thông tin phản hồi KQHT: Thông tin phản hồi là công cụ, phương tiện, đồng thời là sản phẩm của quá trình QL. Trong quá trình đào tạo, GV luôn đưa ra các hình thức ĐG phù hợp (ĐG quá trình) để thu thập phản hồi của SV trong các giai đoạn học tập. Ngoài ra, thông tin góp phần quan trọng trong việc phân tích thông tin về SV, mức độ hoàn thành về môn học, bài giảng, từng tiết học nhằm đánh giá sự tiến bộ của SV qua từng giai đoạn học tập môn học. Thông tin về KQHT của SV ở giai đoạn cuối của môn học giúp GV điều chỉnh kế hoạch giảng dạy môn học cho các khóa tiếp theo và giúp CBQL đánh giá được mức độ hoàn thành môn học của từng SV. Qua đó, GV có biện pháp điều chỉnh về thời lượng và nội dung môn học cho các khóa tiếp theo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

- Tổ chức xây dựng CSVC phục vụ đánh giá KQHT: Xây dựng CSVC là một trong các yếu tố quan trọng ĐBCL đào tạo của mỗi nhà trường. CSVC phục vụ đánh giá KQHT gồm giảng đường, không gian học tập, thư viện, phòng thực hành đa năng, trang thiết bị giảng dạy và học tập, các phần mềm phục vụ hoạt động dạy và học, mạng lưới các trường phục vụ sinh viên kiến tập, thực tập, rèn nghề, học tập trải nghiệm… CSVC cần hỗ trợ quá trình giảng dạy của GV và quá trình rèn luyện/kiến tạo NL của người học, nhất là NL tự học - tự rèn.

Xây dựng CSVC cần có những ứng dụng về CNTT và truyền thông nhằm tăng cường tính hấp dẫn và trực quan sinh động đối với cả người dạy và người học, đồng thời tiết kiệm thời gian trong quá trình giảng dạy của GV và SV.

1.4.2.3. Chỉ đạo hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên đại học sư

phạm theo tiếp cận năng lực

Theo tác giả Trần Kiểm - Nguyễn Xuân Thức, chỉ đạo là sự phối hợp hoạt động chung của nhóm, các bộ phận thuộc một tổ chức trong quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý đặt ra [39, tr. 38]. Chỉ đạo là chức năng quan trọng trong quá trình QL nhằm đảm bảo các mục tiêu QL đã đề ra và là nội dung quan trọng trong QL hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL.

Nội dung chỉ đạo đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL gồm:

- Chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện mục tiêu, nội dung ĐG trên cơ sở các NL đã xây dựng và CĐR của CTĐT.


- Chỉ đạo việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật, các hình thức đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL. Chỉ đạo CBQL, giảng viên từng bước áp dụng các thành tựu của khoa học đo lường, ĐG trong GD và kinh nghiệm quốc tế vào việc nâng cao chất lượng đánh giá KQHT của SV và sử dụng kết quả ĐG trên diện rộng làm công cụ kiểm soát chất lượng ĐG trường ĐHSP.Trong đó chú trọng sử dụng các phương pháp, hình thức, công cụ ĐG tiên tiến, hiện đại, kết hợp đánh giá đồng đẳng và tự ĐG của SV, ứng dụng CNTT vào quá trình ĐG và QL hoạt động đánh giá KQHT của SV.

- Chỉ đạo việc thực hiện biên soạn, xây dựng ngân hàng đề thi theo các mức độ NL đã xác định nhằm đánh giá khách quan, chính xác, toàn diện KQHT của SV

- Chỉ đạo việc tổ chức thi, chấm thi, theo đúng kế hoạch dự kiến, đảm bảo an toàn, nghiêm túc, qua đó không chỉ ĐG các NL của SV mà GD cho họ những phẩm chất của nhà giáo sau này như trách nhiệm, trung thực, nghiêm túc trong hoạt động nghề nghiệp. Mặt khác, QL hoạt động đánh giá KQHT của SV là hoạt động QL về chuyên môn nghiệp vụ, do đó cần tuân thủ quy trình ĐG chặt chẽ. Trong quá trình tiến hành cần thiết lập yêu cầu công việc, lựa chọn và sắp xếp hợp lý các yêu cầu này và cần đảm bảo phù hợp với quy định chung của Bộ GD&ĐT.

- Chỉ đạo việc phản hồi thông tin về kết quả ĐG một cách nhanh chóng, kịp thời đến SV, giảng viên và các cấp QL trong trường để có những biện pháp cải tiến cho phù hợp trước khi bắt đầu chu trình giảng dạy - học tập tiếp theo.

Đánh giá KQHT của SV ở trường ĐH nói chung, ĐHSP nói riêng là hoạt động hết sức quan trọng và phức tạp vì nó liên quan đến nhiều bộ phận, nhiều cá nhân trong nhà trường. Vì vậy, cần có sự chỉ đạo phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban chức năng và các cá nhân liên quan theo nguyên tắc chỉ đạo “trên xuống” (top down) và nguyên tắc “dưới lên” (bottom up) trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ đã được phân cấp để hoạt động này diễn ra theo đúng kế hoạch và qui trình dự kiến, góp phần phát triển NL cho SV, nâng cao chất lượng đào tạo.

1.4.2.4. Kiểm tra hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực

Kiểm tra là chức năng quan trọng của QL. Mục đích của hoạt động kiểm tra là phát hiện và ngăn chặn những sai sót, sai phạm trong quá trình hoạt động và quản lý hoạt động của một tổ chức, gắn tổ chức với môi trường thông qua các quan hệ đối ngoại với tổ chức khác. Thông qua công tác kiểm tra có bức tranh toàn cảnh về tổ chức và hoạt


động tổ chức, vị trí tổ chức trong hệ thống các quan hệ. Hoàn thiện các quyết định quản lý về nhiều mặt, khẳng định sự đúng đắn của hoạt động, hướng đi, mục tiêu của tổ chức. Quá trình kiểm tra, thanh tra hoạt động đánh giá KQHT cần tập trung vào các nội dung kiểm tra kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo quá trình hoạt động quản lý này. Đặc biệt tập trung vào kiểm tra quá trình rèn luyện/kiến tạo NL của SV trong quá trình giảng dạy của GV và học tập của sinh viên.

Thông qua kiểm tra, chủ thể QL đánh giá và xử lý những kết quả của quá trình vận hành nhà trường, từ đó tiến hành những hoạt động điều chỉnh, cải tiến nếu cần thiết. Vai trò của kiểm tra gồm: xây dựng định mức và tiêu chuẩn; các chỉ số công việc; phương pháp đánh giá; rút kinh nghiệm và điều chỉnh.

Dựa trên kế hoạch đã được lập với việc thực hiện để so sánh, nhận biết kết quả của việc thực hiện và tính chính xác của kế hoạch. Căn cứ pháp lý của kiểm tra chính là các quy chế, quy định về đánh giá KQHT. Các biện pháp QL được tiến hành nhằm đảm bảo cho sự vận hành an toàn của quy trình ĐG đã được thiết lập. Mục đích của kiểm tra việc thực hiện ĐG nhằm đảm bảo việc chấp hành đầy đủ, chính xác, nghiêm túc kế hoạch ĐG cùng với các định mức, tiêu chuẩn, chỉ số công việc, phương pháp ĐG cụ thể, từ đó đề xuất phương pháp loại bỏ sự không phù hợp và đề ra các biện pháp điều chỉnh thích hợp.

Nội dung kiểm tra trong hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP bao gồm:

- Kiểm tra việc thực hiện mục tiêu ĐG theo TCNL trên cơ sở CĐR của CTĐT và từng môn học

- Kiểm tra việc vận dụng các phương pháp, hình thức ĐG của GV trong quá trình giảng dạy (việc sử dụng các phương pháp, công cụ ĐG, việc thực hiện ĐG thường xuyên)

- Kiểm tra việc thực hiện qui trình đánh giá KQHT của SV theo TCNL như việc bảo mật ngân hàng đề thi, khâu tổ chức thi, chấm thi, công bố kết quả và khiếu nại (nếu có) sau chấm thi. Kiểm tra các điều kiện đảm bảo cho hoạt động đánh giá KQHT của SV theo TCNL.

1.4.2.5. Quản lý các điều kiện đảm bảo cho hoạt động đánh giá kết quả học

tập của sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực

Quản lý các điều kiện cần thiết cho hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL thực chất là QL việc trang bị CSVC, thiết bị, xây dựng hạ tầng CNTT hiện đại. CSVC, trang thiết bị là thành tố quan trọng của quá trình đào tạo của trường ĐH, có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo nói chung, hiệu quả hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP. Vì vậy, các trường ĐHSP cần:


- Xây dựng hạ tầng CNTT hiện đại phù hợp với yêu cầu hoạt động ĐG và QL hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL.

- Xây dựng hệ thống LMS (Learning Management System) là hệ thống QL học tập trong đó có ĐG trực tuyến cho phép QL, vận hành hệ thống các tài liệu học tập, hướng dẫn, kiểm tra, ĐG và lưu trữ KQHT của người học.

- Đảm bảo CSVC, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL với các phòng thi, phòng chấm thi, phòng máy vi tính phục vụ thi trắc nghiệm, xử lý dữ liệu, quản lý dữ liệu KQHT. Quy định về nội quy sử dụng trang thiết bị, nội quy bảo mật KQHT của sinh viên.

- Đảm bảo đầu tư nguồn tài chính cho việc tổ chức triển khai đánh giá KQHT của SV theo TCNL, có cơ chế, chính sách phù hợp nhằm tạo động lực cho GV và đội ngũ cán bộ chuyên trách về đánh giá.

1.4.3. Chủ thể quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực

1.4.3.1. Hiệu trưởng

Theo Luật GDĐH [53] và Điều lệ trường ĐH [57], Hiệu trưởng trường ĐH là đại diện cho cở sở GDĐH trước pháp luật, chịu trách nhiệm QL các hoạt động của cơ sở GD, điều hành tổ chức, bộ máy của trường ĐH, tổ chức thực hiện các hoạt động đào tạo, đảm bảo chất lượng, GDĐH. Trên cơ sở các quy định đó của Luật GDĐH và Điều lệ trường ĐH, Hiệu trưởng thực hiện phân cấp QL, điều hành các hoạt động theo các chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực của nhà trường.

Đối với hoạt động ĐG và QL đánh giá KQHT của sinh viên ĐH, Hiệu trưởng là chủ thể QL, thực hiện hoạt động điều hành đánh giá KQHT thông qua Phó Hiệu trưởng phụ trách. Hiệu trưởng là người thông hiểu, nắm rõ quy luật khách quan: việc đổi mới GD&ĐT, trong đó đổi mới ĐG theo TCNL là con đường tất yếu, phù hợp xu thế thời đại, để tác động có tính hướng đích đến GV, sinh viên,…nhằm thực hiện mục tiêu đề ra là nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo SV ra trường là những giáo viên đủ NL đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT mới. Hiệu trưởng tổ chức và chỉ đạo triển khai các văn bản, quy chế, quy định của cấp trên về đánh giá KQHT của SV; tổ chức và chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch đánh giá KQHT của SV; phân công nhiệm vụ và quyền hạn cho từng đơn vị phòng, ban, khoa/viện, bộ môn, GV và cá nhân có liên quan; phê duyệt báo cáo của các bộ phận chức năng về đánh giá KQHT của SV; nắm rõ chất lượng dạy

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/03/2024