Phân Bổ Phiếu Theo Đối Tượng Khảo Sát Ở Các Đơn Vị Khảo Sát


Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ

KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC


2.1. Tổ chức khảo sát thực trạng

2.1.1. Mục tiêu khảo sát

Mục tiêu khảo sát là nhằm đánh giá khách quan thực trạng đánh giá KQHT và quản lý hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL để xác lập cơ sở thực tiễn của đề tài.

2.1.2. Nội dung khảo sát

Nội dung khảo sát gồm các vấn đề sau:

- Thực trạng hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL;

- Thực trạng quản lý hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo

tiếp cận năng lực;

- Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý hoạt động đánh giá

KQHT theo TCNL.

2.1.3. Đối tượng và địa bàn khảo sát

2.1.3.1. Đối tượng khảo sát

- CBQL: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Trưởng các khoa/ ngành SP, Giám

đốc TTKT, trung tâm ĐBCL;

- GV các khoa/ ngành SP

- SV các khoa/ ngành SP

Đối tượng khảo sát được phân bổ theo bảng 2.1 dưới đây:

Bảng 2.1. Phân bổ phiếu theo đối tượng tham gia khảo sát


Loại phiếu

Số phiếu thu về

Phiếu trưng cầu ý kiến cho CBQL

98

Phiếu trưng cầu ý kiến cho GV

213

Phiếu trưng cầu ý kiến cho SV

620

Tổng

931

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 236 trang tài liệu này.

2.1.3.2. Địa bàn khảo sát

5 trường ĐHSP, đại học có khoa/ngành sư phạm: ĐHSP Hà Nội, ĐHSP Thái Nguyên, ĐH Vinh, ĐHSP Huế, ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh.


Các trường ĐH được chọn để khảo sát đảm bảo các tiêu chí sau đây: 1) Mang tính đại diện cho các cơ sở đào tạo giáo viên trong hệ thống giáo dục sư phạm ở Việt Nam; 2) Có chất lượng đào tạo các ngành sư phạm khác nhau (tốt, khá, trung bình); 3) Có thành phố, đồng bằng, trung du; 4) Số lượng các trường vừa đủ để thuận lợi cho việc khảo sát (5 đơn vị).


Biểu đồ 2 1 Phân bổ phiếu theo đối tượng khảo sát ở các đơn vị khảo 1


Biểu đồ 2.1. Phân bổ phiếu theo đối tượng khảo sát ở các đơn vị khảo sát


- Giảng viên: Chúng tôi đã khảo sát và lấy ý kiến của 213 GV tại 5 trường ĐHSP trên.

Trình độ, chức danh công tác của GV (số lượng: 213) thể hiện qua bảng 2.2 như sau:

Bảng 2.2. Thống kê trình độ, chức danh của giảng viên


Trình độ, chức danh

Số lượng

Tỷ lệ %

Trình độ

PGS, GS

26

12.21

ThS, TS

147

69.01

Cử nhân

40

18.78

Chức danh

GV

46

21.59

GV chính

142

66.67

GV cao cấp

25

11.74


- Cán bộ quản lý:

Về trình độ học vấn, chức danh của CBQL được khảo sát thể hiện qua bảng

2.3 như sau:

Bảng 2.3. Trình độ học vấn, chức danh của CBQL


Trình độ, chức danh công tác của

CBQL


Số lượng


Tỷ lệ %

Trình độ

PGS, GS

22

22.45

Ths, TS

76

77.55

Chức danh

CBQL các cấp (phòng, ban)

26

26.53

Trợ lý/Chuyên viên (phòng, ban)

72

73.47


Đối với SV, chúng tôi lựa chọn SV từ năm thứ ba thuộc các ngành đào tạo SP: Toán học, Ngữ văn, Tiếng Anh, Hóa học, Vật lý, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Mầm non, Giáo dục Thể chất, Quốc phòng An ninh… Trong đó, số lượng SV năm thứ ba là 256, chiếm tỷ lệ là 41.29% và năm thứ tư là 364, chiếm tỷ lệ 58.71%.


Biểu đồ 2 2 Phân bổ phiếu khảo sát của sinh viên theo năm học 2 1 4 Phương 2


Biểu đồ 2.2. Phân bổ phiếu khảo sát của sinh viên theo năm học


2.1.4. Phương pháp và quy trình khảo sát

2.1.4.1. Khảo sát bằng phiếu điều tra

- Lập 03 mẫu phiếu điều tra dành cho CBQL, giảng viên; sinh viên trong đó

0 2 mẫu dành cho CBQL, giảng viên; 01 mẫu dành cho SV.

Các câu hỏi được xây dựng dựa trên nội dung đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP và quản lý hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL (đã được đề cập ở Chương 1). Phiếu khảo sát hạn chế dùng câu hỏi đúng sai, sử dụng câu hỏi thang đánh giá Likert.

- Quy trình khảo sát:

Việc triển khai phiếu điều tra được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1. Căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi

xác định, lựa chọn các tiêu chí và chỉ số cần thiết.

Bước 2. Tiến hành thử nghiệm phiếu khảo sát, bổ sung cập nhật điều chỉnh qua ý kiến của các chuyên gia. Sau đó chọn mẫu khảo sát và tiến hành khảo sát mở rộng. Tổ chức phân bổ phiếu khảo sát.

Bước 3. Thu thập, nhập dữ liệu và phân tích mô tả xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS Bước 4. Phân tích, đánh giá dữ liệu từ các phiếu khảo sát. Tổ chức thử

nghiệm điều tra khảo sát, đánh giá kết quả. Xử lý kết quả điều tra thử nghiệm và cập nhật, bổ sung, điều chỉnh các phiếu hỏi chưa đạt yêu cầu đề ra.

2.1.4.2. Khảo sát bằng trao đổi, phỏng vấn

Nội dung các chủ đề trao đổi, phỏng vấn tập trung vào các vấn đề sau:

1) Thực trạng, những thuận lợi, khó khăn trong QL hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP hiện nay; 2) Những ĐG về QL hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP hiện nay; 3) Những ĐG về các giải pháp QL hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP hiện nay; 4) Mức độ hài lòng của CBQL, giảng viên và SV về QL hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP hiện nay.

Quy trình thực hiện phỏng vấn

Bước 1. Gặp mặt trực tiếp với đối tượng cần phỏng vấn trực tiếp.

Bước 2. Nêu các câu hỏi trao đổi, phỏng vấn sâu về các nội dung cần thông tin.

Bước 3. Xử lý kết quả phỏng vấn thông qua những câu hỏi được chuẩn bị sẵn, việc thu thập những cử chỉ, hành động, lời nói… được ghi chép lại để có cơ sở mô tả phân tích thực trạng.


2.1.5. Cách thức xử lý số liệu và thang đánh giá

2.1.5.1. Quy trình xử lý, phân tích số liệu

Chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS 22.0 để mô tả, xử lý và phân tích số liệu.

Quy trình mô tả, xử lý và phân tích số liệu gồm các bước sau:

- Xây dựng mô hình xử lý số liệu: Số liệu đo lường từng thang đo được hòa thành một cấu trúc tổng thể dựa trên các giả thiết của mô hình lý thuyết (xem phụ lục 3),dùng các phép toán thống kê phù hợp để kiểm định giả thiết; phác họa bức tranh quản lý hoạt động đánh giá KQHT theo TCNL trong trường ĐHSP với những điểm mạnh, điểm yếu đến từng yếu tố.

- Thiết lập các công đoạn xử lý: Mã hóa, nhập số liệu vào máy, làm sạch số liệu, xử lý tính. Trong đó, quan trọng khâu làm sạch số liệu như kiểm tra các lỗi do nhập số liệu, loại bỏ các trường hợp nghi ngờ, sử dụng các kỹ thuật chuyên sâu để phát hiện loại bỏ các điểm số bất thường do các lỗi khác nhau của quá trình làm thử nghiệm.

Các công đoạn xử lý: Dùng phần mềm thống kê mô tả SPSS: (1). Tạo mã hóa nhập số liệu; (2). Nhập phiếu; (3). Làm sạch số liệu; (4). Tính điểm; (5). Xử lý tính.

- Đánh giá độ tin cậy:

Chúng tôi sử dụng phương pháp ĐG mức độ tương quan giữa các câu hỏi trong cùng miền đo (internal consistency methods), sử dụng phương pháp phân tích độ tin cậy cronbach alpha. Phương pháp này ĐG độ tin cậy của phép đo dựa trên sự tính toán phương sai của từng câu hỏi trong từng thang đo, toàn bộ phép đo và tính tương quan điểm của từng câu hỏi với điểm của các câu hỏi còn lại trên từng thang đo và của cả phép đo.

Mức giá trị hệ số Cronbach’s Alpha:

+ Từ 0.8 đến gần bằng 1: thang đo lường rất tốt;

+ Từ 0.7 đến gần bằng 0.8: thang đo lường sử dụng tốt;

+ Từ 0.6 trở lên: thang đo lường đủ điều kiện.

Kết quả phân tích độ tin cậy của phiếu khảo sát đo quản lý hoạt động đánh giá KQHT theo TCNL trong trường ĐHSP (xem bảng 2.4) cho thấy các tiểu thang đo của phép đo này có hệ số tin cậy alpha (Đối với CBQL, Giảng viên từ 0.72 đến

0.84 - đạt mức khá tốt và hệ số tin cậy của toàn bộ thang đo là 0.85 - đạt mức khá cao; đối với SV từ 0.75 đến 0.87 - đạt mức khá tốt và hệ số tin cậy của toàn bộ thang đo là 0.88 - cũng đạt mức khá cao).


Bảng 2.4. Độ tin cậy của phiếu khảo sát trên mẫu CBQL, Giảng viên, SV




Các tiểu thang đo/thang đo

Độ tin cậy alpha

(cronbach's alpha)

Mẫu CBQL, GV

N= 311

Mẫu SV

N= 620

Khung NL của sinh viên ĐHSP (Năng lực)

0.84

0.87

Hoạt động đánh giá (Hoạt động)

0.72

0.77

Quản lý hoạt động đánh giá (Quản lý)

0.75

0.75

Các yếu tố ảnh hưởng (Yếu tố)

0.79

0.83

Toàn bộ thang đo

0.85

0.88


- Tính điểm trung bình của các bảng theo công thức:


X= Trong đó X là điểm trung bình điểm mức độ là số người cho điểm mức độ 4


Trong đó: ( X là điểm trung bình, điểm mức độ, là số người cho điểm

mức độ , N tổng số người khảo sát; ∑ là tổng số điểm của người khảo sát).

- Tính thứ bậc: Thực hiện hàm Rank (number, ref, order) của bảng tính Excel. Hầu hết các câu hỏi trong phiếu điều tra luận án sử dụng dạng câu hỏi đóng nên thuận tiện cho việc nhập và phân tích số liệu.

Dựa vào kết quả tính giá trị trung bình hoặc tính thứ bậc phân tích số liệu thu được và rút về các kết luận về thực trạng.

2.1.5.2. Thang đánh giá

Đánh giá kết quả từ các đối tượng khảo sát ở 5 mức độ, từ 1 đến 5.

Mức độ phù hợp: Hoàn toàn không phù hợp; Không phù hợp; Bình thường; Phù hợp; Hoàn toàn phù hợp;

Mức độ vận dụng: Hoàn toàn rất tốt; Tốt; Bình thường; Không tốt; Hoàn toàn không tốt;

Mức độ thực hiện: Hoàn toàn không thường xuyên; Không thường xuyên; Bình thường; Thường xuyên; Hoàn toàn thường xuyên.

Mức độ cần thiết: Hoàn toàn cần thiết; Cần thiết; Bình thường; Không cần

thiết; Hoàn toàn không cần thiết.


Bảng 2.5. Thang đánh giá kết quả khảo sát các nội dung trong luận án


Giá trị

trung bình

Mức độ

phù hợp

Mức độ

vận dụng

Mức độ

hoàn thiện

Mức độ

cần thiết


1.00 - 1.80

Hoàn toàn không phù hợp

Hoàn toàn không tốt

Hoàn toàn

không thường

xuyên

Hoàn toàn không cần thiết

1.81 - 2.60

Không phù hợp

Không tốt

Không

thường xuyên

Không cần

thiết

2.61 - 3.40

Bình thường

Bình thường

Bình thường

Bình thường

3.41 - 4.20

Phù hợp

Tốt

Thường xuyên

Cần thiết

4.21 - 5.00

Hoàn toàn

phù hợp

Hoàn toàn

rất tốt

Hoàn toàn

thường xuyên

Hoàn toàn

cần thiết

2.2. Khái quát về các trường đại học sư phạm được khảo sát

Năm trường ĐHSP được lựa chọn để tiến hành khảo sát thực trạng là những trường ĐHSP có bề dày lịch sử xây dựng và phát triển, là những trường trọng điểm trong đào tạo SP, luôn đi đầu trong đổi mới CTĐT, phương pháp giảng dạy, kiểm tra ĐG, có nhiều đóng góp về lý luận và thực tiễn đối với khoa học GD, đào tạo giáo viên, đặc biệt trong việc thực hiện NQ 29 - NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD Việt Nam. Đây cũng là các cơ sở GD tiên phong về đổi mới ĐG và QL hoạt động đánh giá KQHT của người học theo TCNL, là các địa bàn đáp ứng yêu cầu thực hiện khảo sát của luận án.

Trường ĐHSP Hà Nội là một trung tâm đào tạo ĐH, sau ĐH, nghiên cứu và ứng dụng khoa học GD và đa ngành chất lượng cao, là một trong các ĐH trọng điểm trong hệ thống GDĐH Việt Nam. Địa chỉ. 136 đường Xuân Thủy, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Trường ĐHSP Hà Nội được thành lập ngày 11 tháng 10 năm 1951 theo Nghị định 276 của Bộ Quốc gia Giáo dục Việt Nam. Ngày 10/12/1993 theo Nghị định 97/CP của Chính phủ, Trường ĐHSP Hà Nội I là trường thành viên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Theo Quyết định 201/QĐTTg ngày 12/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ, Trường ĐHSP tách khỏi Đại học Quốc gia Hà Nội thành Trường ĐHSP Hà Nội. Trường có 23 khoa và 2 bộ môn trực thuộc, có đội ngũ cán bộ, GV có trình độ cao và bề dày kinh nghiệm trong đào tạo.


Hiện nay nhà trường đang đào tạo 20 ngành ĐHSP hệ chính qui, 52 chuyên ngành đào tạo Thạc sỹ và 45 chuyên ngành đào tạo Tiến sỹ. Trong những năm gần đây trường ĐHSP Hà Nội là một trong những trường đầu tiên và là trường đầu tàu trong đổi mới, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp từ xây dựng đội ngũ, mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo và kiểm tra ĐG cho đến đổi mới tư duy, phương thức QL đào tạo và QL hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL.

Trường ĐHSP - ĐH Thái Nguyên. Địa chỉ: Số 20, đường Lương Ngọc Quyến, Phường Quang Trung - Thành phố Thái Nguyên. Trường ĐHSP - ĐH Thái Nguyên tiền thân là Trường ĐHSP Việt Bắc được thành lập ngày 18/07/1966 theo Quyết định số 127/CP của Chính phủ. Đến năm 1994, Chính phủ thành lập Đại học Thái Nguyên, Trường ĐHSP Việt Bắc trở thành Trường ĐHSP thuộc Đại học Thái Nguyên, là một trong các trường trọng điểm đào tạo các ngành SP ở khu vực phía Tây Bắc và Trung du Bắc bộ. Trường ĐHSP - ĐH Thái Nguyên đã khẳng định được vị trí trong hệ thống các trường ĐHSP cả nước, có đội ngũ GV ngày một phát triển, đáp ứng tốt những yêu cầu đổi mới GD hiện nay. Trường đào tạo 13 chuyên ngành Tiến sĩ, 26 chuyên ngành Thạc sĩ, 29 chương trình ĐH và các chương trình cấp chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên, GV và CBQL giáo dục (Tính đến 11/2020). Là một trong các trường SP tiên phong đổi mới CTĐT, phương pháp dạy học, kiểm tra, ĐG theo TCNL.

Trường ĐH Vinh, địa chỉ: 182 đường Lê Duẩn, thánh phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Ngày 16 tháng 7 năm 1959, Bộ trưởng Bộ GD ký Nghị định số 375/NĐ thành lập Phân hiệu ĐHSP Vinh, ngày 28 tháng 8 năm 1962 theo Quyết định số 637/QĐ của Bộ trưởng Bộ GD, Phân hiệu ĐHSP Vinh đổi tên thành Trường ĐHSP Vinh; Ngày 25 tháng 4 năm 2001 theo Quyết định số 62/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ký, trường ĐHSP Vinh đổi tên thành Trường ĐH Vinh. ĐH Vinh là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, NCKH giáo dục, khoa học cơ bản, ứng dụng và chuyển giao công nghệ hàng đầu của khu vực Bắc Trung Bộ và cả nước, là trường ĐH trọng điểm quốc gia, thành viên của mạng lưới các trường đại học ASEAN. Trường ĐH Vinh hiện có 6 viện ( trong đó có 2 viện SP: Viện SP Tự nhiên và Viện SP Xã hội; 7 khoa đào tạo (trong đó có 4 khoa SP trực thuộc), với 55 ngành đào tạo ĐH (trong đó có 15 ngành đào tạo SP); 37 chuyên ngành đào tạo Thạc sĩ và 17 chuyên ngành đào tạo Tiến sĩ. Trong những năm gần đây, Trường

Xem tất cả 236 trang.

Ngày đăng: 28/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí