đạt hiệu quả hơn.
3.4.2.4. Đổi mới phương thức hoạt động của các cơ quan quản lý, thanh tra nhà nước về lao động.
Hiện nay, số lượng các đơn vị sử dụng lao động là rất lớn, trong khi đó biên chế cán bộ thuộc các cơ quan quản lý, thanh tra lại có hạn, cho nên số lượng các doanh nghiệp được thanh, kiểm tra hàng năm rất nhỏ. Chính vì vậy mà trong thời gian tới phải đổi mới phương thức quản lý cũng như phương thức thanh, kiểm tra để có hiệu quả hơn. Hiện nay cơ quan thanh tra lao động cũng đã thực hiện đổi mới phương thức hoạt động từ hình thức thanh tra theo đoàn sang phương thức thanh tra viên lao động phụ trách vùng và sử dụng phiếu tự kiểm tra pháp luật lao động tại doanh nghiệp. Phương thức này có ưu điểm là khả năng tiếp cận với các doanh nghiệp nhiều hơn, qua đó có các cơ hội hướng dẫn, tư vấn, phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật nhiều hơn nâng cao tính tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Ngoài ra còn có tác dụng tuyên truyền phổ biến pháp luật sâu rộng đến mỗi người lao động và người sử dụng lao động. Phương thức này có thực sự phát huy hiệu quả trên thực tế hay không thì hiện nay vẫn chưa được khẳng định một phần mới đưa vào áp dụng, phần khác phải thực hiện đồng bộ với nhiều giải pháp khác cùng với quá trình cải cách hành chính hiện nay. Tuy nhiên trong thời gian tới phải tiếp tục đổi mới hoạt động của của các cơ quan trên để thực sự có hiệu quả hơn.
Tóm lại:Thực tiễn chấm dứt hợp đồng lao động trong thời gian qua cho thấy hiện tượng chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật xảy ra phổ biến tại các loại hình đơn vị sử dụng lao động và mọi đối tượng người lao động. Nguyên nhân của hiện tượng chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật cũng rất đa dạng thuộc về nhiều chủ thể khác nhau: người lao động, người sử
dụng lao động, tổ chức công đoàn, đại diện người sử dụng lao động (Phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam - VCCI), Các cơ quan nhà nước. Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế thì hoàn thiện pháp luật lao động nói chung và pháp luật chấm dứt hợp đồng lao động nói riêng là một đòi hỏi khách quan. Hoàn thiện pháp luật chấm dứt hợp đồng lao động phải theo hướng đảm bảo quyền tự do lựa chọn việc làm của người lao động và quyền tự do tuyển chọn, tăng giảm lao động phù hợp với nhu cầu sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động đồng thời hạn chế được những hậu quả tiêu cực do chấm dứt hợp đồng lao động gây ra. Một số kiến nghị về hoàn thiện các quy định pháp luật và về quá trình tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo cho việc chấm dứt hợp đồng lao động được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.
KẾT LUẬN
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về chấm dứt hợp đồng kinh tế - 12
- Sự Cần Thiết Khách Quan Của Việc Hoàn Thiện Các Quy Định Pháp Luật Về Chấm Dứt Hợp Đồng Lao Động
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về chấm dứt hợp đồng kinh tế - 14
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
Hợp đồng lao động là chế định cơ bản của pháp luật lao động hầu hết
các nước trên thế giới hiện nay, bởi nó không chỉ là hình thức pháp lý chủ yếu làm phát sinh các quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường mà còn là biện pháp hữu hiệu để các bên kết thúc quan hệ lao động. Nghiên cứu các quy định pháp luật về hợp đồng lao động trong đó có các quy định về chấm dứt hợp đồng và hậu quả pháp lý của nó có ý nghĩa quan trọng trên cả bình diện lý luận và thực tiễn quản lý, sử dụng lao động trong giai đoạn hiện nay.
Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn đã nêu bật được các vấn đề về chấm dứt hợp đồng lao động và hậu quả của nó cả về mặt lý luận và thực tiễn, qua đó thấy được sự cần thiết phải nghiên cứu các quy định của pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động và hậu quả pháp lý trong giai đoạn hiện nay. Với cách tiếp cận trên, luận văn đã nghiên cứu chấm dứt hợp đồng lao động và hậu quả pháp lý của nó một cách tương đối toàn diện, đề cập đến các vấn đề như: khái niệm, đặc điểm của hợp đồng lao động, khái niệm và dấu hiệu của chấm dứt hợp đồng lao động, khái niệm hậu quả pháp lý của chấm dứt hợp đồng lao động như, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, chế độ bồi thường; các quy định của pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động và hậu quả pháp lý của nó. Các vấn đề trên được nghiên cứu dựa trên những quy định của pháp luật lao động trong mối tương quan với những quy định pháp luật có liên quan như: Bộ luật dân sự, Luật doanh nghiệp và so sánh với những quy định về chấm dứt hợp đồng lao động của một số nước có điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội tương đồng. Đồng thời gắn kết những quy định đó với thực tiễn áp dụng, qua đó chỉ ra những điểm hạn chế, bất cập trong các quy định hiện hành, từ đó luận văn mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị nhằm đảm bảo chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật. Tuy nhiên, những đề xuất này chỉ mang tính cá nhân, cho nên khó tránh khỏi những hạn chế nhất định. Song, tác giả mong muốn tạo ra những hướng mới, những đề xuất mới để mọi
người cùng trao đổi, nghiên cứu nhằm tạo điều kiện cho pháp luật hợp đồng lao động trong đó có các quy định về chấm dứt hợp đồng lao động hoàn thiện hơn, đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng đất nước.
Còn rất nhiều vần đề mà tôi muốn trình bày nhưng trong khuôn khổ của có hạn của luận văn cũng như khả năng nhận thức, diễn đạt của mình còn hạn chế, tôi xin dừng phần viết của mình tại đây. Hy vọng sẽ nhận được những ý kiến phản biện, lời góp ý chân thành và quý báu để đề tài luận văn được hoàn thiện, thực sự có ý nghĩa thiết thực trong quản lý, sử dụng lao động cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tự do lựa chọn việc làm và ngưới sử dụng lao động chủ động tăng, giảm lao động phù hợp với nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. VĂN BẢN PHÁP QUY
1. Bộ lao động Thương binh và Xã hội, Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/09/2003 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09/05/2003 của Chính phủ về hợp đồng lao động.
2. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09/05/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động.
3. Hồ Chí Minh (1947), Sắc lệnh số 29
4. Hồ Chí Minh (1950), Sắc lệnh số 77
5. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992), Hiến pháp 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001).
6. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1994), Bộ luật lao động Việt Nam 1994 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006, 2007).
7. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Bộ luật Dân sự.
8. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật doanh nghiệp.
Và một số văn bản pháp luật khác
II. SÁCH GIÁO TRÌNH VÀ CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO KHÁC
9. Đại học Cần thơ, Giáo trình điện tử Luật lao động cơ bản, www.ctu.vn, tr.39
10. Nguyễn Hữu Chí (2002), “Chấm dứt hợp đồng lao động”, Nhà nước và pháp luật, 9 (173), tr.30-40.
11. Nguyễn Hữu Chí (2002), “Bàn về khái niệm hợp đồng lao động”, Luật học, (4), tr.3-8.
12. Nguyễn Hữu Chí (2002), Pháp luật hợp đồng lao động Việt Nam – Thực trạng và phát triển, Nxb Lao động xã hội.
13. Nguyễn Hữu Dũng (2005), Thị trường lao động và định hướng nghề nghiệp cho thanh niên, NXb lao động xã hội.
14. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2006.
15. Đào Thị Hằng (2001), “Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động”, Luật học, (4), tr.16-20
16. Đại học luật Hà Nội (2007), Giáo trình Luật lao động Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
17. Đại học luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học (Luật Lao động, Luật Đất đai, Tư pháp quốc tế), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
18. Khoa luật – Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn (1999), Giáo trình Luật lao động Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
19.Báo điện tử Người lao động, “Hàng vạn lao động ba không”, ngày 21/03/2007
20. Báo điện tử Người lao động, “Những kiểu hành xử làm tổn hại quan hệ lao động”, ngày (16/01/2007)
21. Báo điện tử Người lao động, “Sa thải, kỷ luật chấm dứt hợp đồng lao động đều tuỳ tiện, ngày 02/08/2004.
22. .Lưu Bình Nhưỡng (1996), “Giao kết hợp đồng lao động”, Luật học, (12), tr.28-29.
23. Lưu Bình Nhưỡng (1999), “Quá trình duy trì và chấm dứt hợp đồng lao động”, Luật học, (5), tr.20-24
24. .Lê Thị Hoài Thu, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật hợp đồng ở Việt Nam hiện nay – Phần hợp đồng lao động, Nxb Công an nhân dân.`
25. Toà lao động Toà án nhân dân tối cao (2006), Tham luận về công tác xét xử các vụ án lao động năm 2005
26. Toà lao động Toà án nhân dân tối cao (2004), Tham luận về xét xử các vụ án lao động năm 2004.
27. Toà lao động Toà án nhân dân tối cao (2003), Tham luận về công tác giải quyết, xét xử các vụ án lao động năm 2003 và một số kiến nghị.
28. Toà lao động Toà án nhân dân tối cao (2002), Báo cáo công tác xét xử các vụ án lao động năm 2002 và một số ý kiến đề xuất
29.Toà lao động Toà án nhân dân tối cao (2004), 72 vụ án tranh chấp lao động điển hình -Tóm tắt và bình luận, Nxb Lao động – xã hội
30. Phạm Công Trứ (1996), “Hợp đồng lao động - Một trong những chế định chủ yếu của luật lao động Việt Nam”, Nhà nước và pháp luật, (7), 19-23.
31. Tổng cục Thống kê (2006), Niên giám thống kê tóm tắt (Biểu số 53,54)
32.Tổ chức lao động quốc tế (1996), Thuật ngữ quan hệ công nghiệp và các khái niệm liên quan, văn phòng lao động quốc tế Đông á (ILO/EASMAT), Băng Cốc.
33. Uỷ ban các vấn đề xã hội - Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10(2002), Báo cáo thẩm tra Dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động.
TIẾNG ANH
34. Labor Law of the People’s Rebublic of China july 5, 1994
35. Labor of Lao People’s Democractic Republic April 21, 1994
36. Labor standards act of Korane, No, 5039, Mar.13, 1997
37.Liliane Jung, (2001), National Labour Law Profile, http://www.ilo.org/public/english