Hương, Côn Sơn, Kiếp Bạc, Yên Tử, những di tích khảo cổ học minh chứng cho nền văn hóa Đông Sơn, Hòa Bình nổi tiếng từ thời tiền sử có giá trị khoa học, giáo dục truyền thống, giáo dục kiến thức.
Bên cạnh nét đẹp còn nhiều vẻ hoang sơ của nông thôn tại các làng quê thuần Việt, các địa phương trong vùng KTTĐ phía Bắc còn là nơi chứa đựng nhiều giá trị lịch sử văn hóa được cả thế giới công nhận, tiêu biểu là nghệ thuật Ca trù và Quan họ. Đặc biệt, các khu di tích lịch sử như Hoàng thành Thăng Long, Cổ Loa, Hồ Gươm, chùa Trấn Quốc, khu di tích Phủ Chủ tịch; cụm Vân Đồn, Yên Tử, Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc… Tất cả đều là cơ sở để khẳng định vùng KTTĐ phía Bắc có giá trị văn hóa, lịch sử đậm nét hơn so với các vùng khác ở Việt Nam.
3.1.3.2. Khó khăn
Bên cạnh những tiềm năng và lợi thế, vùng KTTĐ phía Bắc cũng đứng trước rất nhiều khó khăn trong phát triển KTDL:
- Vị trí của vùng gắn liền với Chương trình hợp tác Hai hành lang, một vành đai giữa Việt Nam và Trung Quốc. Do đó, bên cạnh những lợi thế cũng nảy sinh những khó khăn nhất định về sự phụ thuộc vào tính ổn định của quan hệ hợp tác và khả năng cạnh tranh trong hoạt động du lịch của các tỉnh, thành phố trong vùng với các địa phương của Trung Quốc trong hành lang này.
- Vùng KTTĐ phía Bắc cũng là khu vực chịu ảnh hưởng sâu sắc của các yếu tố thời tiết bất lợi như bão, lũ lụt, hạn hán và của biến đổi khí hậu, trong đó đặc biệt là hiện tượng nước biển dâng gây ảnh hưởng không tốt cho hoạt động KTDL của vùng.
- Vùng KTTĐ phía Bắc cũng là nơi có tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, khai thác, chế biến và nuôi trồng thủy, hải sản: khai thác và chế biến than (Quảng Ninh), đóng và sửa chữa tàu biển (Hải Phòng, Quảng Ninh), nhiệt điện (Quảng Ninh, Hải Phòng,), sản xuất xi măng (Hải Dương)… Đây là những ngành kinh tế có tác động mang tính hai mặt đối với phát triển KTDL của vùng.
3.2. THỰC TRẠNG KINH TẾ DU LỊCH Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA BẮC TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ GIAI ĐOẠN 2011-2015
3.2.1. Thực trạng hoạt động của các chủ thể tham gia kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc trong hội nhập quốc tế
3.2.1.1. Thực trạng về hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương
* Hoạt động xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch
Xây dựng chiến lược và quy hoạch du lịch là việc hoạch định hướng đi căn bản của lĩnh vực du lịch với tầm nhìn dài hạn theo quan điểm, mục tiêu, định hướng và giải pháp chiến lược. Trong những năm qua, công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch ở vùng KTTĐ phía Bắc đã được chính quyền địa phương các tỉnh trong vùng đặc biệt coi trọng. Ngay sau khi Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được ban hành, vùng KTTĐ phía Bắc có 6/7 tỉnh (ngoại trừ Hưng Yên) đã xây dựng và hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cho địa phương. Trong đó, Quảng Ninh là một trong những tỉnh xây dựng quy hoạch sớm nhất, với sự hỗ trợ từ đơn vị tư vấn nước ngoài là Tập đoàn Boston của Thái Lan.
Tuy nhiên, công tác quy hoạch du lịch của vùng còn nhiều bất cập, chưa thực sự đi vào cuộc sống do thiếu thông tin về du lịch trong nước và quốc tế, thiếu sự phối hợp giữa các ngành, các địa phương trong vùng. Việc triển khai các quy hoạch du lịch trong vùng chưa mang tính tổng thể và đồng bộ; một số chỉ tiêu đề ra trong hoạt động KTDL của vùng chưa đạt được.
* Hoạt động quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch
Công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho phát triển KTDL tại vùng KTTĐ phía Bắc được coi trọng, thể hiện ở các mặt sau đây:
+ Về cơ sở đào tạo: Vùng KTTĐ phía Bắc là nơi tập trung khá nhiều cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho ngành Du lịch ở các trình độ khác nhau với 13 trường đại học và 12 trường cao đẳng [Phụ lục 1]. Hầu hết các
tỉnh/thành phố trong vùng đều có các trường, trung tâm chuyên đào tạo, bồi dưỡng với các ngành nghề chủ yếu như: nấu ăn; dịch vụ về buồng, bàn, hướng dẫn viên du lịch và lễ tân. Các cán bộ quản lý, kỹ thuật thường được đào tạo tại các trường: Trường Cán bộ quản lý Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội…
+ Về thiết bị phục vụ đào tạo: Thiết bị phục vụ dạy và học tại các cơ sở đào tạo được trang bị khá đầy đủ như: hệ thống âm thanh, máy chiếu, phòng thực hành pha chế, buồng… Tuy nhiên, một số cơ sở đào tạo tại các tỉnh, trang thiết bị giảng dạy về tin học và ngoại ngữ còn lạc hậu và thiếu đồng bộ.
+ Về chương trình đào tạo: Được sự hỗ trợ và hướng dẫn của Tổng cục dạy nghề thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đến nay vùng đã có 8 chương trình khung đào tạo nghề ở trình độ cao đẳng và trung cấp. Bên cạnh đó, các chương trình khung đào tạo nghề và 14 chương trình đào tạo chuyên nghiệp trước đây trong khuôn khổ Chương trình hành động quốc gia về du lịch đang được phổ biến và tổ chức thực hiện tại các cơ sở đào tạo du lịch trong toàn vùng.
Với mạng lưới các cơ sở đào tạo lớn được trang bị khá đầy đủ thiết bị cùng các chương trình đào tạo tương đối bài bản, trong những năm qua, vùng KTTĐ phía Bắc đã góp phần đào tạo nhiều nhân lực du lịch cho cả nước nói chung và cho vùng KTTĐ phía Bắc nói riêng. Hà Nội là nơi có số lượng lao động phục vụ cho ngành du lịch nhiều nhất với 68.000 người năm 2014, trong đó có 28.700 lao động được đào tạo về du lịch. Tỉnh có số lượng lao động phục vụ cho ngành du lịch thấp nhất là Vĩnh Phúc với 1.020 người, trong đó chỉ có 352 lao động được đào tạo đúng nghề [65, tr.17].
Nhìn chung, xét về mặt số lượng, vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là vùng có số lao động tăng đều hàng năm. Năm 2011, toàn vùng có khoảng 101.631 lao động trực tiếp trong ngành du lịch, đến 2015, con số này đã tăng lên 149.950 lao động, Bảng 3.2. sau đây cho thấy rõ điều này.
Bảng 3.2: Số lượng lao động trực tiếp trong ngành du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (2011 - 2015)
Đơn vị tính: Người
2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | |
Bắc Ninh | 1.186 | 1.340 | 1.560 | 1.750 | 1.800 |
Hà Nội | 57.875 | 62.150 | 65.000 | 68.000 | 88.000 |
Hải Dương | 4.000 | 5.460 | 6.195 | 7.020 | 7.500 |
Hải Phòng | 10.400 | 10.900 | 10.940 | 12.600 | 12.850 |
Hưng Yên | 2.260 | 2.680 | 2.910 | 3.080 | 3.500 |
Quảng Ninh | 25.000 | 27.190 | 29.520 | 32.125 | 35.000 |
Vĩnh Phúc | 910 | 950 | 980 | 1.020 | 1.300 |
Tổng toàn vùng | 101.631 | 110.670 | 117.105 | 125.595 | 149.950 |
Có thể bạn quan tâm!
- Kinh Tế Du Lịch Góp Phần Thu Hút Vốn Đầu Tư Nước Ngoài Cho Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Trong Vùng
- Nhạy Bén Trong Định Hướng, Xây Dựng Các Chính Sách Của Những Ngành Khác Có Tác Động Mạnh Mẽ Đến Du Lịch
- Tỷ Lệ Lao Động Qua Đào Tạo Của Cả Nước Và Các Vùng Kinh Tế Trọng Điểm
- Số Khách Sạn Được Xếp Hạng Từ 1 Đến 5 Sao Tại Vùng Kinh Tế Trọng Điểm Phía Bắc Năm 2015
- Lượng Khách Nội Địa Đến Vùng Kinh Tế Trọng Điểm Phía Bắc (2011 - 2015)
- Đánh Giá Chung Về Kinh Tế Du Lịch Ở Vùng Kinh Tế Trọng Điểm Phía Bắc Trong Hội Nhập Quốc Tế Giai Đoạn 2011 - 2015 Và Những Vấn Đề Đặt Ra
Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.
Nguồn: [6]
Nhìn vào bảng trên thấy số lượng lao động phục vụ cho ngành du lịch tăng lên theo từng năm ở tất cả các tỉnh trong vùng, trong đó Hà Nội và Quảng Ninh là hai địa bàn có số lượng lao động lên nhiều nhất. Mặc dù số lượng lao động trong ngành du lịch tăng nhưng phân bố không đều giữa các tỉnh, tập trung nhiều nhất ở Hà Nội, chiếm 58,6% và Quảng Ninh chiếm 23%. Hải Phòng và Hải Dương là hai tỉnh/thành phố đứng ở vị trí kế tiếp, lần lượt là 8,5% và 5%, các tỉnh còn lại chỉ chiếm từ 1% đến 3% trên tổng sô lao động phục vụ trong ngành du lịch của toàn vùng.
Nhìn chung, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch được đảm bảo về quy mô, chất lượng và cơ sở vật chất, tuy nhiên, ở một số tỉnh, trang thiết bị phục vụ đào tạo còn lạc hậu và thiếu đồng bộ, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ lao động du lịch của vùng còn hạn chế, đặc biệt là khả năng ngoại ngữ, tin học, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao đối với yêu cầu phát triển KTDL hiện nay.
* Hoạt động liên kết, hợp tác phát triển du lịch
Liên kết, hợp tác là một nội dung quan trọng trong phát triển KTDL do tính chất đặc thù là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên kết cao giữa các ngành, các lĩnh vực, các địa phương và các quốc gia. Thời gian qua, vấn đề liên kết vùng trong phát triển KTDL được các tỉnh đặc biệt quan tâm, được đưa ra thảo luận tại các hội thảo, hội nghị vùng và liên vùng. Tuy nhiên, các những nỗ lực và bước cụ thể trong hoạt động liên kết được triển khai chưa nhiều, chưa hiệu quả.
Các hoạt động liên kết du lịch cấp vùng của các địa phương cơ bản được thực hiện ở những thoả thuận hợp tác giữa các tỉnh, các cơ quan du lịch ở địa phương với nội dung trao đổi, hỗ trợ thông tin, cung cấp các hình ảnh về điểm đến du lịch, thiết lập liên kết qua trang mạng chính thức về du lịch nhằm duy trì quan hệ, giới thiệu tiềm năng, chờ cơ hội hợp tác.
Năm 2016, Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh, Sở Du lịch thành phố Hà Nội và Sở Du lịch thành phố Hải Phòng đã ký kết chương trình hợp tác phát triển du lịch giai đoạn 2016 - 2020. Theo đó, các tỉnh/thành phố đang phối hợp tuyên tuyền, quảng bá, mở rộng thị trường khách du lịch trong và ngoài nước, đồng thời đẩy mạnh hợp tác, liên kết trong các lĩnh vực: kết nối chương trình đón khách du lịch trong nước và quốc tế đến Quảng Ninh, Hà Nội, Hải Phòng với tinh thần “Ba tỉnh, thành phố - Một điểm đến”; phối hợp ba bên giữa các nhà quản lý với các doanh nghiệp lữ hành, lưu trú, vận chuyển khách và các khu, điểm du lịch của 3 địa phương để tăng tính hấp dẫn, nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm thu hút và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách du lịch.
Hưởng ứng Chương trình kích cầu du lịch nội địa do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phát động với chủ đề “Người Việt Nam du lịch Việt Nam - Mỗi chuyến đi thêm yêu Tổ quốc”, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh phối hợp với một số tỉnh/thành phía Bắc và thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị Hợp tác phát triển du lịch với mục đích thu hút thị trường khách du lịch
nội địa phía Nam, tăng cường liên kết phát triển du lịch và quảng bá, xúc tiến du lịch. Hoạt động này đã tạo ra sự gắn kết, phối hợp giữa tỉnh Quảng Ninh với các tỉnh trong vùng KTTĐ phía Bắc và các tỉnh ở vùng KTTĐ phía Nam.
Trên thực tế, việc liên kết phát triển KTDL giữa các tỉnh/thành phố trong vùng KTTĐ phía Bắc mới chỉ thực hiện được ở khâu liên kết vận chuyển khách du lịch và công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch. Các hoạt động liên kết khác còn nhiều hạn chế, chưa có sự điều phối chung. Liên kết phát triển sản phẩm du lịch, liên kết xúc tiến quảng bá du lịch, liên kết xây dựng quy hoạch du lịch còn nhỏ lẻ, tự phát, mang tính cục bộ và thời vụ, mới chỉ tận thu những lợi thế sẵn có trong ngắn hạn. Có thể nhận thấy, mặc dù các tỉnh trong vùng KTTĐ phía Bắc có nhiều điểm tương đồng về tự nhiên, tiềm năng phát triển KTDL nhưng hoạt động liên kết, hợp tác còn nhiều hạn chế do triển khai liên kết chưa cụ thể, chưa có sự điều phối chung nên hoạt động chưa thực sự hiệu quả.
* Hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch.
Giai đoạn 2011-2015, hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch ở các tỉnh/ thành phố trong vùng KTTĐ phía Bắc được các nhà quản lý du lịch ở địa phương rất coi trọng. Tất cả các tỉnh/thành phố trong vùng đã thành lập Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch (hoặc Trung tâm Xúc tiến đầu tư Du lịch) với chức năng thực hiện các hoạt động xúc tiến du lịch như: cung cấp thông tin, tư vấn, tổ chức và tham gia hội chợ du lịch, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ du lịch, phối hợp kêu gọi thu hút đầu tư và tiến hành các hoạt động xúc tiến khác với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh/thành phố trong và ngoài nước.
Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch ở vùng được thực hiện với nhiều hình thức như: tổ chức liên hoan, lễ hội (tiêu biểu là Carnaval Hạ Long, chọi trâu Đồ Sơn, liên hoan Làng nghề ẩm thực Hà Nội); tổ chức các năm du lịch tại các tỉnh/thành phố lớn như: Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng; phát hành tài liệu, ấn phẩm, đĩa DVD, VCD quảng bá về tiềm năng du lịch, các cơ hội đầu
tư tại các tỉnh/thành phố trong vùng; tổ chức chương trình du lịch miễn phí dành cho các hãng lữ hành, các nhà báo tới thăm các điểm du lịch của địa phương để làm quen với các sản phẩm du lịch, từ đó các hãng lữ hành khảo sát, lựa chọn, xây dựng chương trình du lịch có hiệu quả thiết thực để chào bán cho khách, đồng thời các nhà báo viết bài tuyên truyền nhằm thu hút khách du lịch; tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua các hình thức trực quan, trên các trang mạng; tham gia các hội nghị, hội thảo, hội chợ xúc tiến du lịch.
Với các hoạt động này, hàng năm, vùng KTTĐ phía Bắc đã thu hút được sự quan tâm của khá nhiều du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, hoạt động này còn bộc lộ một số hạn chế như:
- Ấn phẩm du lịch còn đơn điệu, chưa đa dạng, nội dung xúc tiến quảng bá còn nghèo nàn, chưa tạo được nét đặc sắc riêng biệt của từng địa phương.
- Công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch thiếu chuyên nghiệp, chưa có sự liên kết giữa các tỉnh/thành phố, vì vậy chưa tạo dựng được hình ảnh du lịch, hiệu quả chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của mỗi địa phương và của toàn vùng.
- Các hoạt động xúc tiến, quảng bá của vùng mang tính chung chung, không xác định rõ đối tượng, phân khúc thị trường và đặc biệt chưa tập trung vào thị trường khách nước ngoài, ngoại trừ một số địa phương như: Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tham gia quảng bá ra thị trường nước ngoài thông qua việc tham gia các Hội chợ của Tổng cục Du lịch tổ chức.
3.2.1.2. Thực trạng về hoạt động của các đơn vị cung ứng sản phẩm du lịch
Cung ứng sản phẩm du lịch là hoạt động cung ứng những sản phẩm, dịch vụ du lịch do các tổ chức, doanh nghiệp khác nhau thực hiện như: dịch vụ lưu trú, dịch vụ lữ hành, dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí, hoạt động tham quan, cung cấp các mặt hàng thủ công mỹ nghệ... Trong khuôn khổ nghiên
cứu này, chúng tôi chỉ đề cập tới thực trạng ba hoạt động cơ bản của các đơn vị cung ứng sản phẩm du lịch, đó là: hoạt động kinh doanh lưu trú, hoạt động kinh doanh lữ hành và hoạt động kinh doanh ăn uống, vui chơi giải trí.
* Hoạt động kinh doanh lưu trú
+ Về số lượng cơ sở lưu trú: Trong giai đoạn 2011 - 2015, cùng với sự gia tăng đáng kể về số lượng khách du lịch, hệ thống cơ sở lưu trú ở vùng KTTĐ phía Bắc đã phát triển với tốc độ khá nhanh. Theo con số thống kê năm 2011, toàn vùng mới chỉ có 55.189 buồng phục vụ lưu trú thì năm 2015 con số này đã tăng lên 108.800 buồng. Sự gia tăng này cho thấy hoạt động kinh doanh ở các cở sở lưu trú của vùng trong thời gian qua đã có những bước phát triển rất đáng kể. Tuy số lượng cơ sở lưu trú tăng lên rõ rệt nhưng phân bố không đồng đều, phần lớn tập trung ở các thành phố lớn như: Hà Nội, Quảng Ninh và Hải Phòng, đây cũng là những tỉnh/thành có điều kiện thuận lợi cho phát triển KTDL hơn so với các địa phương khác. Dữ liệu tại Bảng 3.3 sau đây cho thấy điều này.
Bảng 3.3: Cơ sở lưu trú của các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (2011-2015)
Đơn vị: Buồng
2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | |
Bắc Ninh | 1.970 | 2.385 | 2.605 | 3.560 | 4.500 |
Hà Nội | 25.532 | 37.890 | 56.720 | 62.500 | 70.000 |
Hải Dương | 2.811 | 3.021 | 3.131 | 3.161 | 3.500 |
Hải Phòng | 7.426 | 7.803 | 7.873 | 9.010 | 9.400 |
Hưng Yên | 1.670 | 1.962 | 2.132 | 2.264 | 2.400 |
Quảng Ninh | 12.930 | 13.000 | 13.200 | 13.600 | 14.000 |
Vĩnh Phúc | 2.850 | 3.450 | 3.930 | 4.350 | 5.000 |
Tổng toàn vùng | 55.189 | 69.511 | 89.591 | 94.885 | 108.800 |
Nguồn: [6]