Các Điều Kiện Hỗ Trợ Cho Du Lịch Lễ Hội Tại Huế


buộc của những nguyên tắc, chuẩn mực của lễ giáo do ảnh hưởng lối sống cung đình. Đây cũng là tiềm năng cho du lịch văn hóa phát triển.

Thành phố Huế có tiềm năng to lớn, có các điều kiện để phát triển loại hình du lịch lễ hội. Với bề dày lịch sử có thể khẳng định rằng thành phố Huế rất có điều kiện để phát triển loại hình du lịch lễ hội. Theo thống kê từ sở Văn hóa thể thao và Du lịch Huế, tại thành phố Huế có 49 lễ hội tiêu biểu, trong đó lễ hội dân gian là 44 (liên quan đến giỗ tổ, ngành nghề là 8. Còn lại chủ yếu là lễ thu tế xuân tế tại các đình làng 24), Lễ hội văn hóa, tôn giáo là 5. Lễ hội được phân bố đồng đều các tháng trong năm, phân bố đồng đều trên địa bàn các phường xã. Tất cả lễ hội được tổ chức trang nghiêm, hình thức nội dung lễ hội phong phú, đa dạng. Các lễ hội gắn kết với các di tích, danh lam thắng cảnh nổi tiếng và hơn thế nữa không gian tổ chức lễ hội thoáng rộng. Các lễ hội có sự tham gia nhiệt tình và mang đậm bản sắc văn hóa của địa phương.

Khi bàn về tiềm năng du lịch lễ hội tại Huế, các chuyên gia đề nhận định “Huế từ lâu đã được biết đến như là một trung tâm văn hóa du lịch lễ hội nổi tiếng của Việt Nam với nhiều tài nguyên văn hóa du lịch phong phú và đa dạng” [9 trang 6].

Trên một diện tích không lớn, Huế lại có nhiều di tích lịch sử văn hóa bao gồm các di tích Chămpa, di tích cách mạng, di tích chiến tranh, di tích tôn giáo và đặc biệt là quần thể di tích kiến trúc cố đô Huế đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới. Rải rác khắp các phường trên địa bàn thành phố Huế đều có các địa điểm diễn ra cá lễ hội. Chính nhờ sự hài hòa xen kẻ giữa các yếu tố thiên nhiên, kiến trúc, con người và sinh hoạt đời sống tinh thần của người dân xứ Huế đã ươm mầm cho các lễ hội có điều kiện phát triển.


1.2.3. Các điều kiện hỗ trợ cho du lịch lễ hội tại Huế

1.2.3.1. Vị trí địa lý

Nằm ở miền Trung Việt Nam, giữa hai tỉnh thành là nơi thu hút khách du lịch. Phía Bắc giáp với thành phố Đà Nẵng - thành phố trực thuộc trung ương, một trong những đầu mối giao thông quan trọng. Đà Nẵng có cảng biển quốc tế, sân bay quốc tế là điểm trung chuyển khách từ các nơi đến, có các bãi biển nổi tiếng, xa hơn nữa là Hội An, Mỹ Sơn điểm du lịch văn hóa hấp dẫn, điểm đến của khách du lịch. Phía Bắc giáp với tỉnh Quảng Trị, đầu mối giao thông với cửa ngõ các nước Lào, Thái Lan là vùng đất thu hút khách du lịch trong các chương trình du lịch tâm linh, du lịch hoài niệm về thăm chiến trường xưa. Huế ở giữa là nơi có tiềm năng về du lịch văn hóa, du lịch lễ hội, đây là sự kết nối vững chắc trong sự phát triển du lịch tự nhiên, du lịch văn hóa lễ hội và du lịch hoài niệm trong sự đa dạng về sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu của du khách.

1.2.3.2. Nhân lực

Người dân Huế với lối sống kinh kỳ hiếu khách, ứng xử văn hóa trong giao tiếp, đời sống sinh hoạt vừa mang tính chất cung đình trong ứng xử, vừa ảnh hưởng ít nhiều của cư dân nông nghiệp lúa nước trọng tình, giản dị, chính vì vậy nét sinh hoạt cung đình xen lẫn hài hòa với dân gian để tạo cho người dân xứ Huế có một lối ứng xử riêng đặc sắc. Điều này thể hiện ở truyền thống hiếu học, ham tìm tòi khám phá, sáng tạo trong lao động sản xuất nhưng vẫn giữ truyền thống tổ tiên uống nước nhớ nguồn, thờ cúng tổ tiên, tình làng nghĩa xóm được đề cao. Mặt bằng tri thức đồng đều, trình độ học vấn nhất định. Đây là yếu tố quan trọng góp phần làm cho du lịch lễ hội phát triển.

1.2.3.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng cơ sở

Huế là một trong những thành phố du lịch của cả nước, chính quyền và nhân dân thành phố nỗ lực phấn đấu xây dựng thành phố trở thành thành phố


trực thuộc trung ương. Việc chỉnh trang đô thị ngày càng được chú trọng. Hệ thống điện nước đảm bảo, đường bộ thông thoáng, giao thông thuận lợi, sân bay quốc tế Phú Bài đón nhận các chuyến bay quốc tế đến từ Thái Lan, Campuchia và không ngường mở rộng các tuyến bay quốc tế. Hệ thống khách sạn nhà hàng đảm bảo phục vụ khách du lịch, đặc biệt là sự chào đón của người dân địa phương với dịch vụ homestay đủ cung cấp dịch vụ lưu trú cho khách du lịch.

1.2.3.4. Thị trường khách

Huế là thành phố du lịch ít bị ảnh hưởng bởi tính mùa vụ. Thường từ tháng 1 đến tháng 5 là mùa thị trường khách quốc tế, từ tháng 6 đến tháng 12 là mùa khách nội địa. Đối với khách quốc tế thị trường khách chủ yếu là Pháp, Thái Lan, Nhật Bản, Úc, Anh, Mỹ… thị trường khách Châu Âu rất quan tâm đến vấn đề văn hóa. Ngoài ra số lượng khách nội địa đến Huế cũng đáng kể. Nguồn khách từ miền Bắc với nhu cầu, thị hiếu tìm hiểu về văn hóa khá cao. Đây là nguồn lực để xác định du lịch văn hóa, du lịch lễ hội là hướng cần sự quan tâm đầu tư.

Với lợi thế tiềm năng về nhân văn và tự nhiên, thành phố Huế là điểm đến trong các chương trình du lịch, thu hút khách từ nhiều thị trường khác nhau. Thị trường khách truyền thống quốc tế đến từ từ các nước Châu Âu, Bắc Mỹ như Pháp, Anh, Úc, Tây Ban Nha… những năm gần đây có sự gia tăng về số lượng khách đến từ các nước Đông Bắc Á và ASEAN đặc biệt là Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan. Đối với khách nội địa, là nguồn khách quan trọng đến từ các thị trường khách trong nước có mức chi trả cao như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Nhằm phát triển du lịch, ngoài khai thác thi ̣ trườ ng truyền thống, các

doanh nghiêp

đang tích cưc

̉ rôn

g các thi ̣trường mớ i.


1.2.3.5. Khả năng đáp ứng nhu cầu của du khách

Người đi du lịch ngoài những nhu cầu đi du lịch thuần túy đều có nhu cầu tìm hiểu về văn hóa của vùng đất nơi họ đến. Lễ hội là nơi hội tụ nhiều nét văn hóa nhất: Từ yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục và nghi lễ cho đến các giá trị đạo đức, tính cộng đồng của con người địa phương đó. Lễ hội tại Việt Nam nói chung, tại Huế nói riêng đa số diễn ra vào mùa xuân và mùa thu thời điểm mát mẻ, phù hợp với một số nước trên thế giới là dịp nghỉ, đồng thời đa số các lễ hội được diễn ra tại những dịa điểm có phong cảnh hữu tình, những địa điểm gắn liền với di tích lịch sử văn hóa tạo nên sự hấp dẫn của lễ hội và là yếu tố cho loại hình du lịch lễ hội phát triển.


TIỂU KẾT CHƯƠNG 1


Lễ hội là một hình thức sinh hoạt cộng đồng mang đậm bản sắc văn hóa riêng của mỗi vùng đất, là nhu cầu sinh hoạt văn hóa cộng đồng, đồng thời là sự kiện có thể thu hút đông đảo khách du lịch. Lễ hội có sự đa dạng và phong phú về hình thức và nội dung, thuộc truyền thống hay hiện đại và được phân loại ra nhiều nhóm khác nhau tùy theo tính chất và đặc điểm mỗi lễ hội.

Du lịch lễ hội là hoạt động của du lịch dựa trên nền tảng của lễ hội. Khi nghiên cứu để phát triển du lịch lễ hội cần quan tâm đến các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động du lịch lễ hội như thời gian, địa điểm, hình thức tổ chức, nội dung của lễ hội; vai trò, tinh thần tham gia vào hoạt động lễ hội của người dân địa phương và yếu tố quan trọng là nhu cầu của khách du lịch.

Với sự đa dạng phong phú về lễ hội từ lễ hội cung đình, lễ hội tôn giáo đến lễ hội dân gian, từ việc không gian tổ chức lễ hội được diễn ra tại các đình làng hay các đàn miếu đều thể hiện tính cộng đồng rất cao và đặc biệt các lễ hội ở Huế đều gắn kết với các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng có sức hấp dẫn thu hút khách du lịch. Lễ hội ở Huế chủ yếu là lễ hội dân gian, lễ hội cung đình mang nặng tính chất nghi lễ được diễn ra trong không gian trang trọng thể hiện được bản sắc văn hóa của địa phương. Đây là tiềm năng to lớn để phát triển loại hình du lịch lễ hội.

Việc phát triển du lịch lễ hội cần có sự phối hợp của tất cả các ban ngành, các cơ quan đặc biệt là sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương. Qua thành công của hoạt động lễ hội lấy kinh nghiệm từ Hội An và của nước ngoài cho thấy giá trị văn hóa của lễ hội chính là nền tảng, là động lực dể phát triển du lịch lễ hội. Du lịch lễ hội đang là xu thế của phát triển du lịch hiện nay bởi trong du


lịch lễ hội gắn với các điểm di tích, gắn với yếu tố tâm linh tinh thần ẳn chứa trong mối lễ hội, đó là xu hướng của du lịch ngày nay. Phát triển du lịch lễ hội góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa của địa phương của dân tộc.

Thành phố Huế được ví như trung tâm văn hóa của cả nước, với những thuận lợi về vị trí địa lý, bề dày lịch sử, điều kiện vật chất cơ sở hạ tầng, tài nguyên du lịch phong phú đa dạng về tự nhiên và nhân văn. Các chính sách phát triển du lịch được chú trọng với những chủ trương của các cấp chính quyền phát huy thế mạnh của các thành phần kinh tế xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, phát triển kinh doanh du lịch… Xét trên tổng thể, Huế có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du lịch văn hóa, du lịch lễ hội.


CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ


2.1. Thị trường khách du lịch lễ hội ở Huế

Với những lợi thế về tiềm năng du lịch hiện có cùng với vị trí hết sức thuận lợi trong giao lưu của các thị trường khách đến Việt Nam nói chung, đến Huế nói riêng. Huế là điểm đến thu hút khách du lịch.

2.2.1. Khách nội địa

Thành phố Huế ở một vị trí địa lý thuận lợi - Nằm giữa hai miền Nam Bắc, ở trong vùng tập trung các di sản của thế giới tại Việt Nam, Huế từ lâu đã được biết đến như là một trung tâm văn hóa du lịch của cả nước với tài nguyên lễ hội phong phú và đa dạng. Điều này đã thu hút khách du lịch đến với cố đô để tìm hiểu bản sắc văn hóa địa phương thông qua các lễ hội. Tài nguyên du lịch nổi bật của Huế là văn hóa. Thành phố Huế đã và đang là điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch trong và ngoài nước. Các lễ hội ở Huế thể hiện ảnh hưởng của nghi thức, nghi lễ cung đình mang tính trang nghiêm, qui cũ. Thể hiện đời sống tâm linh, tinh thần có những chuẩn mực nhất định, với tính chất trang nghiêm mang đậm nét văn hóa sinh hoạt Á đông nên đã thu hút thị trường khách nội địa đến để tìm hiểu, thỏa mãn đời sống tinh thần.

Với đặc trưng văn hóa vùng miền, khách nội địa đến Huế tham gia các chương trình lễ hội đa số đến từ các tỉnh phía Bắc. Đa số thuộc tầng lớp trung niên, đi du lịch lễ hội kết hợp với du lịch tâm linh. Trong những năm gần đây, Huế là một trong 15 tỉnh thành đón nhiều khách nội địa nhất cả nước. Theo thống kê, du lịch Huế tiếp tục thể hiện sự khởi sắc qua lượng khách du lịch đến địa phương trong 10 tháng năm 2015 đạt hơn 2.446.142 lượt, tăng 2,35% so với


cùng kỳ. Trong đó, khách nội địa đạt 1.583.579 lượt, tăng 2,99%. khách quốc tế đạt 862.563 lượt, tăng 1,2%. Riêng tháng 10/2015, lượng khách du lịch đến Huế ước đạt 164.580 lượt; trong đó khách quốc tế ước đạt 65.420 lượt; khách nội địa

99.160 lượt. Khách lưu trú ước đạt 114.729 lượt; trong đó khách quốc tế 55.903 lượt. Khách du lịch nội địa đến Huế chủ yếu là khách tham quan, mong muốn tìm hiểu về lễ hội, tín ngưỡng từ khắp mọi miền đất nước.

Để đánh giá thị trường khách du lịch lễ hội ở Huế, trước hết xem xét số liệu thống kê từ Sở văn hóa Thể thao và Du lịch Huế về lượt khách tham quan đến Huế trong năm 2014 và năm 2015 qua số liệu sau:

Bảng 2.1. Thống kê lượt khách nội địa tham quan Thừa Thiên Huế năm 2014


Tháng

1

2

3

4

5

6

Lượt khách

91.382

131.716

144.665

188.492

145.600

163.833

Tháng

7

8

9

10

11

12

Lượt khách

208.231

157.466

119.093

105.259

173.338

157.362

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 198 trang tài liệu này.

Nghiên cứu phát triển du lịch lễ hội tại Huế - 6

Nguồn: https://svhttdl.thuathienhue.gov.vn

Bảng 2.2. Thống kê lượt khách nội địa tham quan Thừa Thiên Huế năm 2015


Tháng

1

2

3

4

5

6

Lượt khách

131.716

133.198

158.221

159.000

163.280

191.330

Tháng

7

8

9

10

11

12

Lượt khách

202.966

160.430

109.691




Nguồn: https://svhttdl.thuathienhue.gov.vn

Từ bảng thống kê trên cho thấy, khách nội địa thường tập trung cao điểm đến Huế vào các tháng 6, tháng 7, tháng 11 và tháng 12.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/04/2023