Qua hai biểu đồ 2.4 và 2.5 cho thấy:
- Các loại hình đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP đều được sử dụng (ĐG quá trình/thường xuyên, ĐG tổng kết và ĐG định kỳ), tuy vậy, các nhà trường thường tập trung vào loại hình ĐG tổng kết và ĐG định kỳ (mức độ thường xuyên sử dụng chiếm tỷ lệ cao trên 53.7% do CBQL, giảng viên đánh giá và 53.38% do sinh viên đánh giá đối với ĐG tổng kết và 55.4% đối với ĐG định kỳ). Việc ĐG năng lực của sinh viên chủ yếu dựa vào điểm số các bài thi, trong khi có những tiêu chí rất quan trọng như hệ giá trị: phẩm chất (phẩm chất xã hội, phẩm chất cá nhân, phẩm chất ý chí), thì lại rất ít được đưa vào ĐG. Thực tiễn với cách đánh giá chấm điểm chủ yếu là để có căn cứ phân loại SV trong từng năm học, cuối khóa xét học bổng, khen tthưởng…
- Hình thức ĐG quá trình/thường xuyên ít được sử dụng, mức độ không thường xuyên hoặc bình thường chiếm tỷ lệ cao. Điều này cho thấy, ĐG quá trình/thường xuyên vẫn là một khó khăn trong trường ĐHSP.
Từ thực trạng về mức độ thực hiện các loại hình đánh giá KQHT, chúng tôi nhận thấy, nếu không sử dụng một cách thường xuyên hình thức ĐG quá trình/thường xuyên sẽ không thể đánh giá được sinh viên đã đạt được kiến thức, kỹ năng nào ở môn học trước, đã đạt được kết quả gì ở từng giai đoạn học tập. Đây là cơ sở chúng tôi tiếp tục nghiên cứu để xây dựng giải pháp ở Chương 3.
Chúng tôi đã xây dựng câu hỏi số 08, phần B của phiếu khảo sát (Phụ lục 5 và Phụ lục 6) để đo sự phù hợp của các hình thức đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP.
Biểu đồ 2.6. Thực trạng về sự phù hợp của các hình thức đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP qua khảo sát CBQL, giảng viên
50
45
40
35
30
25
20
15
10
5
0
ĐG quá trình/thường xuyên
ĐG định kỳ
ĐG tổng kết
Hoàn toàn không phù hợp Không phù hợp Bình thường Phù hợp Hoàn toàn phù hợp
0
20.9
35.21
43.89
0.68
32.38
37.83
29.11
0.38
42.99
33.1
23.53
Biểu đồ 2.7. Thực trạng về sự phù hợp của các hình thức đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP qua khảo sát sinh viên
Từ khảo sát thực trạng cho thấy các hình thức ĐG trong trường ĐHSP mà chúng tôi khảo sát được ĐG cao ở mức bình thường có tỷ lệ cao (CBQL, giảng viên) ĐG với tỷ lệ từ 36.07% đến 43.09%; còn sinh viên ĐG với tỷ lệ từ 20.9% đến 42.99%). Điều đó cho thấy các hình thức đánh giá KQHT trong trường ĐHSP rất đa dạng, và mỗi hình thức là cơ sở cho việc kiến tạo các NL của sinh viên ĐHSP. Qua thực tế công tác và quan sát trong các trường ĐHSP, vì tính chất của nghề giáo, nhiệm vụ bồi dưỡng, đào tạo SV nhằm hình thành, kiến tạo các NL của sinh viên ĐHSP đòi hỏi khắt khe và có tính chất đặc thù. Chính vì vậy, các hình thức ĐG cần được triển khai đa dạng và phổ biến.
2.3.5. Thực trạng quy trình đánh giá kết quả học tập của sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát về quy trình đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL với nội dung câu hỏi số 09 của phần B phiếu khảo sát (Phụ lục 5 và phụ lục 6). Kết quả được thể hiện qua bảng 2.12 sau:
Bảng 2.12. Thực trạng quy trình đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL
Nội dung | CBQL, GV | SV | |||
X | Mức độ đánh giá | X | Mức độ đánh giá | ||
1 | Xác định CĐR, các NL mà SV cần biết và có thể thực hiện | 4.26 | 5 | 4.24 | 5 |
2 | Xác định các nhiệm vụ dựa theo nội dung môn học | 2.40 | 2 | 2.48 | 2 |
3 | Xác định các tiêu chí đánh giá (rubric) việc hoàn thành nhiệm vụ | 2.45 | 2 | 2.54 | 2 |
4 | Xây dựng thang điểm đối với các nhiệm vụ | 2.44 | 2 | 2.55 | 2 |
5 | Tổ chức đánh giá và phản hồi | 2.18 | 2 | 2.18 | 2 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phân Bổ Phiếu Theo Đối Tượng Khảo Sát Ở Các Đơn Vị Khảo Sát
- Thực Trạng Hoạt Động Đánh Giá Kết Quả Học Tập Của Sinh Viên Đại Học Sư Phạm Theo Tiếp Cận Năng Lực
- Thực Trạng Phương Pháp, Hình Thức Đánh Giá Kết Quả Học Tập Của Sinh Viên Đại Học Sư Phạm Theo Tiếp Cận Năng Lực
- Thực Trạng Chỉ Đạo Hoạt Động Đánh Giá Kết Quả Học Tập Của Sinh
- Một Số Giải Pháp Quản Lý Hoạt Động Đánh Giá Kết Quả Học Tập Của Sinh Viên Đại Học Sư Phạm Theo Tiếp Cận Năng Lực
- Xây Dựng Kế Hoạch Đánh Giá Kết Quả Học Tập Của Sinh Viên Theo Tiếp Cận Năng Lực Phù Hợp Với Hoạt Động Đào Tạo Của Từng Trường Đại Học Sư
Xem toàn bộ 236 trang tài liệu này.
Qua bảng 2.12 cho thấy trong quy trình đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP
theo TCNL:
- Việc xác định CĐR, các NL mà sinh viên cần biết và có thể thực hiện đạt hiệu quả cao. CBQL, giảng viên và sinh viên đều đánh giá ở mức độ tốt (mức 5).Việc hướng dẫn cho sinh viên biết về CĐR, năng lực và các mức NL mà sinh viên cần đạt được được thể hiện trong CTĐT, đề cương chi tiết môn học, giúp GV và sinh viên nhận thức rõ về CĐR và các NL đó, định hướng phương pháp giảng dạy và học tập nhằm đáp ứng yêu cầu của đào tạo theo TCNL.
- Nội dung “Xác định các nhiệm vụ dựa theo nội dung môn học” đã được thực hiện, tuy nhiên vẫn được ĐG ở mức độ không tốt. Cụ thể, CBQL, giảng viên và sinh viên đều đánh giá ở mức 2. Các dạng nhiệm vụ gồm câu hỏi, bài tập nhóm, bài tập lớn cá nhân, thực hiện đồ án, dự án, báo cáo thực hành, thí nghiệm, rèn nghề, học tập trải nghiệm… đều được xác định rõ trong các môn học và xác định các phương pháp, kỹ thuật và hình thức ĐG phù hợp, tuy nhiên, hiệu quả việc vận dụng các phương pháp, hình thức ĐG thực sự chưa đạt đến mục tiêu đề ra và chưa thúc đẩy tốt cho sinh viên phát triển NL của mình trong quá trình học tập.
- Trong quá trình dạy học, qua trao đổi phỏng vấn trực tiếp với một số GV trực tiếp giảng dạy, các GV đã thể hiện quan điểm của họ rằng việc xác định các tiêu chí ĐG (rubric) việc hoàn thành nhiệm vụ của SV là rất cần thiết, tuy nhiên, không phải GV hay SV nào cũng nhận thức rõ về điều này. Các tiêu chí ĐG còn
chưa thực sự rõ ràng, công khai và chưa thành cơ sở ĐG, nhận xét kết quả SV đạt được. Điều này đúng với kết quả khảo sát, các nhận xét được ĐG ở mức độ không tốt, các ý kiến đều cho rằng cách làm trên chưa thực sự mang lại hiệu quả cao trong việc ĐG năng lực của sinh viên ĐHSP.
- Việc xây dựng thang điểm đối với các nhiệm vụ đã được thực hiện, bao gồm xác định các chỉ số thực hiện, các mức độ hoàn thành nhiệm vụ tương ứng với các tiêu chí và thang đo NL. Thang điểm ĐG giúp GV phân loại SV theo các mức đạt, tốt hoặc không đạt. Tuy nhiên, qua khảo sát lại cho thấy rằng việc thực hiện theo thang điểm còn chưa cao, vẫn còn mang nặng “cảm tính” và chưa khách quan.
- Việc tổ chức ĐG và phản hồi được ĐG ở mức độ không tốt (mức 2) đối với các đối tượng khảo sát. Các thông tin ĐG và phản hồi chưa thực sự có hiệu quả trong việc điều chỉnh chất lượng đào tạo trong trường ĐHSP, chưa thực sự được chú trọng và chưa được thực hiện bằng nhiều phương pháp, hình thức phù hợp.
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực
2.4.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực
Để đánh giá thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của quản lý hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên theo TCNL, chúng tôi đã xây dựng bảng câu hỏi số 10 phần C của phiếu khảo sát (Phụ lục 5 và Phụ lục 6) và thu được kết quả như sau:
Bảng 2.13. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của quản lý hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo tiếp cận năng lực
Nội dung | CBQL, GV | SV | |||
X | Mức độ đánh giá | X | Mức độ đánh giá | ||
1 | Đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ bản, toàn diện GDĐH | 3.38 | 3 | 3.35 | 3 |
2 | Đáp ứng yêu cầu phát triển các trường ĐHSP | 4.41 | 5 | 4.22 | 5 |
3 | Nâng cao chất lượng đào tạo của các trường ĐHSP | 3.49 | 3 | 3.31 | 3 |
X | 3.76 | 4 | 3.63 | 4 |
Kết quả khảo sát ở bảng 2.13 cho thấy các đối tượng được khảo sát đã bước dầu có nhận thức đúng về tầm quan trọng của quản lý hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL. Cụ thể:
- Ở nội dung “Đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ bản, toàn diện GDĐH” có điểm trung bình là ở CBQL, giảng viên và SV là 3.38 và 3.35, đều ở mức độ 3.
- Ở nội dung “Đáp ứng yêu cầu phát triển các trường ĐHSP” có điểm
trung bình là ở CBQL, giảng viên và SV là 4.41 và 4.22, đều ở mức độ 5.
- Ở nội dung “Nâng cao chất lượng đào tạo của các trường ĐHSP” kết quả khảo sát cho thấy điểm trung bình là ở CBQL, giảng viên và SV là 3.49 và 3.31, đều ở mức độ 3.
Việc quản lý hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL nhằm đảm bảo cho hoạt động ĐG đạt đúng mục tiêu khi chuyển sang đào tạo theo TCNL là việc làm cần thiết và có ý nghĩa đối với đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo của trường ĐHSP.
2.4.2. Thực trạng lập kế hoạch đánh giá kết quả học tập của sinh viên đại
học sư phạm theo tiếp cận năng lực
Chúng tôi đã tiến hành xây dựng câu hỏi số 11 phần C của phiếu khảo sát (Phụ lục 5) nhằm khảo sát thực trạng lập kế hoạch đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL và thu được kết quả cụ thể như sau:
Bảng 2.14. Thực trạng lập kế hoạch đánh giá KQHT của sinh viên
đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực qua khảo sát của CBQL, giảng viên
Nội dung | X | Mức độ đánh giá | |
1 | Thiết lập các mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể đánh giá KQHT của SV theo TCNL | 3.56 | 3 |
2 | Dự kiến các nội dung, phương pháp, hình thức đánh giá KQHT của sinh viên | 4.06 | 4 |
3 | Xây dựng lộ trình hoạt động đánh giá KQHT thường xuyên và định kỳ cho từng học phần và toàn khóa học dựa trên chương trình của học phần, ngành học | 4.11 | 4 |
X | 3.91 | 4 |
Qua khảo sát và phỏng vấn trực tiếp với các cán bộ trợ lý trong bộ phận đào tạo của các trường ĐHSP về việc lập kế hoạch đánh giá KQHT của SV trong nhà trường, kết quả phản hồi thu được là “thường chưa thực hiện” hay còn chưa được xây dựng (với giá trị = 3.91, xem bảng 2.14). “Việc thiết lập các mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể đánh giá KQHT của sinh viên theo TCNL” đã được thực hiện, tuy nhiên hiệu quả của việc đó chưa thực sự đáp ứng được đào tạo theo TCNL, cán bộ quản lý và GV đánh giá không cao, = 3.56 ở mức 3 . CTĐT và các học phần đã xây dựng được CĐR (bao gồm kiến thức, kĩ năng và thái độ) tuy nhiên, việc xác định chỉ đang tập trung nhiều vào ĐG về kiến thức chứ chưa thực sự chú trọng toàn diện.
Trong CTĐT và các học phần đều mô tả dự kiến các nội dung, phương pháp,
hình thức đánh giá, CBQL và giảng viên ĐG cao nội dung này với = 4.06 ở mức
4. Điều đó cho thấy, CBQL và GV đã có sự thực hiện đúng theo sự chỉ đạo của nhà trường nhằm đáp ứng được đào tạo theo TCNL.
Việc lập kế hoạch ĐG dựa trên cơ sở kế hoạch chung và lịch trình hoạt động của nhà trường theo từng năm học, hoặc được thể hiện trong CTĐT, đề cương chi tiết môn học, bài giảng… ĐG được thực hiện thông qua hệ số tiêu chí về điểm số đối với các hình thức đánh giá: “ĐG định kỳ”, “ĐG tổng kết”. CBQL, giảng viên ĐG cao ở = 4.11 ở mức 4, tuy nhiên, các ý kiến cũng khẳng định trong hoạt động ĐG chưa có kế hoạch cụ thể thực hiện hình thức ĐG thường xuyên/quá trình, do vậy kế hoạch ĐG chưa phù hợp với mục tiêu của đánh giá KQHT của SV theo TCNL. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tiến hành phỏng vấn một số GV trong trường ĐHSP và họ đều có nhận xét chung “vẫn còn chưa xác định mục tiêu của đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL cho phù hợp”, chưa thực sự tập trung vào ĐG quá trình theo TCNL. Việc xác định kế hoạch ĐG vẫn tập trung chủ yếu vào các nội dung đơn thuần của hoạt động ĐG tổng kết như: các nội dung của việc tổ chức thi kết thúc môn học, coi thi, chấm thi… và cuối cùng thông báo điểm số, giải quyết khiếu nại thắc mắc. Do đó, các nội dung của kế hoạch ĐG chưa thể hiện theo đúng hướng đào tạo TCNL.
Từ những thực trạng trên cho thấy: việc xác định và thiết lập mục tiêu của đánh giá KQHT chưa đúng hoặc chưa sát với yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT hiện nay, trong đó việc xác định các NL cần có của SV các ngành đào tạo SP vẫn còn bất cập khi xây dựng CTĐT. Việc lập kế hoạch đánh giá KQHT của SV
theo TCNL trong trường ĐHSP còn chung chung, chưa cụ thể, chi tiết hóa các hoạt động, mục tiêu, chỉ số chưa rõ ràng, do vậy chưa phát huy được mục đích ý nghĩa và tầm quan trọng của nó. Khi lập kế hoạch chưa thực sự xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, nội dung công việc của các chủ thể QL trong nhà trường như ban giám hiệu, các phòng ban liên quan, GV, sinh viên, còn có sự chồng chéo lẫn nhau trong quản lý hoạt động đánh giá KQHT trong trường ĐHSP.
2.4.3. Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động đánh giá kết quả học tập
của sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực
Để làm rõ thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL, chúng tôi đã tiến hành xây dựng câu hỏi số 12 của phần C của phiếu khảo sát Phụ lục 5 và câu hỏi số 11 của phần C của phiếu khảo sát Phụ lục 6 và thu được kết quả qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.8. Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động đánh giá KQHT
của sinh viên ĐHSP theo tiếp cận năng lực qua khảo sát của CBQL, giảng viên
Qua nghiên cứu thực trạng, cùng với các ghi chép lại trong quá trình khảo sát phiếu hỏi và trao đổi phỏng vấn trực tiếp với CBQL, giảng viên trong trường ĐHSP, chúng tôi thu được kết quả đạt được như sau:
- Việc ĐG, tổ chức bồi dưỡng NL thiết kế, cách sử dụng các bài ĐG của các môn học cho các mục đích khác nhau trong quá trình dạy học của GV chưa được thực hiện tốt. Chỉ có 49.84% ý kiến cho rằng nội dung này đã được thực hiện “Tốt”
và “hoàn toàn rất tốt”. Tuy nhiên, có 12.54% ý kiến ĐG ở mức “hoàn toàn không tốt” và “không tốt”. Điều đó cho thấy, tuy việc ĐG, tổ chức bồi dưỡng NL thiết kế cho CBQL, giảng viên đã diễn ra nhưng hiệu quả đạt lại vẫn chưa thực sự như mục tiêu mong đợi, và chưa thực sự đáp ứng được đào tạo theo TCNL.
Qua khảo sát, phỏng vấn trao đổi với 30 GV trong trường ĐHSP có 83.33% (25/30) cho rằng GV chỉ cho “điểm”, không đưa ra “nhận xét” đối với những bài thi chấm tập trung (chấm chung). Nội dung thực hiện “chấm điểm” các bài thi kết thúc môn học chủ yếu do GV có kinh nghiệm truyền thụ lại cho GV mới. Các bài kiểm tra trên lớp học chủ yếu là các câu hỏi vấn đáp, phỏng vấn ngắn, và mức độ được thực hiện không thường xuyên. Như vậy, thực hiện kỹ năng chấm bài, cách chấm điểm, cho nhận xét… của từng GV vẫn còn ở mức độ yếu. Do đó, cần có tập huấn kỹ năng chấm bài, chấm điểm, viết nhận xét cho từng bài, cách trả bài nhận xét cho từng SV, cách công bố điểm, cách sử dụng điểm cho các loại hình ĐG.
- Tổ chức xây dựng ngân hàng câu hỏi thi, kiểm tra, đáp án theo TCNL: Qua kết quả khảo sát cho thấy, việc thực hiện xây dựng câu hỏi, đáp án theo NL trong trường ĐHSP cơ bản đã đạt được các yêu cầu đặt ra. Có tới 62.70% ý kiến ĐG ở mức “Tốt” và “Hoàn toàn rất tốt”; 32.48% ĐG ở mức “bình thường”. Tuy nhiên, qua kết quả khảo sát cho thấy khả năng thực hiện còn thấp ở một số nội dung. Tỷ lệ ĐG ở mức “Hoàn toàn không tốt” và “Không tốt” chiếm 4.83%. Theo ĐG của CBQL, giảng viên về mức độ QL xây dựng ngân hàng câu hỏi, đáp án đánh giá KQHT theo TCNL vẫn ở mức chưa phù hợp với đánh giá NL của người học. Các ý kiến ĐG của GV với tỷ lệ 83.33% (25/30) mức độ nội dung của đề thi là cơ bản vẫn xây dựng theo hướng ‘tiếp cận nội dung”. Bên cạnh đó, việc thẩm định, thử nghiệm câu hỏi, đáp án trước khi đưa vào sử dụng có tới 19/30 GV (chiếm 63.33%) trả lời: “đề thi trước khi đưa ra sử dụng chưa được thẩm định”, hoặc mức độ thẩm định đề thi rất hạn chế và việc thẩm định đề thi chủ yếu do người ra đề thực hiện. Điều đó cho thấy việc xây dựng ngân hàng câu hỏi, đáp án đề thi, kiểm tra còn phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của người ra đề, mà ở đây chủ thể là GV. Các chủ thể QL là trưởng khoa/bộ môn chưa có nhiều hoạt động thẩm định ngân hàng câu hỏi, đáp án. Một số CBQL trong trường ĐHSP có ý kiến cho rằng: ngân hàng câu hỏi, đáp án còn quá ít, chủ yếu câu hỏi theo hướng ĐG kiến thức, kỹ năng. GV lại có tâm lý “thương học trò” đã cung cấp hầu hết số lượng câu hỏi trong ngân hàng cho SV dẫn đến tình trạng SV ỷ lại vào việc nghiên cứu toàn bộ nội dung môn học, chỉ tập trung vào các vấn đề