Quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk - 14


quyền chịu trách nhiệm phần hội, bảo đảm an ninh trật tự, không để xảy ra hiện tượng mê tín, dị đoan, cờ bạc...làm mất đi tính văn hóa của lễ hội. Mặt trận Tổ quốc huyện tranh thủ chức sắc, chức việc tôn giáo, cốt cán, người uy tín trong cộng đồng tôn giáo tham gia vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng vững mạnh, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, trong đó có tín đồ tôn giáo.


KẾT LUẬN

Tôn giáo trên địa bàn huyện trải qua nhiều thăng trầm, khó khăn, thách thức, nhất là trong thời kỳ mới truyền giáo; Đến nay, với những chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước, các tôn giáo trên địa bàn huyện đã không ngừng lớn mạnh và phát triển, có những ảnh hưởng nhất định đến văn hóa, đạo đức và đời sống xã hội, các lễ hội tôn giáo đã trở thành ngày hội chung, tạo sự gắn kết trong cộng đồng dân cư.

Là địa phương có nhiều tôn giáo và đa tín ngưỡng dân gian, bởi sự giao thoa văn hóa truyền thống của 46 dân tộc anh em và các vùng miền trong cả nước cùng sinh sống; việc đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Nhân dân; tạo thuận lợi để các tôn giáo hoạt động và và phát đúng quy định của pháp luật, đồng thời phải đảm bảo bảo tồn, phát huy tín ngưỡng dân gian, các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Cư M’gar phục vụ phát triển bền vững luôn là thách thức lớn trong hoạt động quản lý nhà nước của các cấp chính quyền. Mặt khác, Huyện Cư M’gar là địa bàn có vị trí chiến lược của tỉnh Đắk Lắk, do vậy các thế lực thù địch chưa bao giờ từ bỏ âm mưu lợi dụng đạo Công giáo để gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự xã hội, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, chống phá Đảng và Nhà nước. Do vậy, tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động của tôn giáo trên địa bàn huyện Cư M’gar là việc làm mang tính cấp thiết, khách quan.

Đề tài “Quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện Cư Mgar”, tác giả nghiên cứu, hệ thống hóa cơ sở lý luận quản lý Nhà nước về hoạt động tôn giáo, vận dụng vào quản lý nhà nước về về tôn giáo trên địa bàn tình huyện Cư M’gar và tổng kết, đánh giá thực trạng hoạt động của tôn giáo và quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện. Qua đó, nhận định: Để thực hiện có hiệu quả hơn nhiệm vụ quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện, trong thời gian tới các cấp chính quyền của huyện cần tiếp tục hoàn thiện thể chế;


thực hiện tốt công tác tuyên truyền và phổ biến chính sách, pháp luật cho đồng bào giáo dân; hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tôn giáo ở các cấp chính quyền của huyện; không ngừng nâng cao trình độ và chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ; hoàn thiện các cơ chế chính sách có liên quan đến tôn giáo; Tăng cường thanh tra, kiểm tra, phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, đoàn thể trong công tác quản lý nhà nước và giải quyết những vấn đề nhạy cảm liên quan đến hoạt động của tôn giáo trên địa bàn huyện; góp phần thực hiện quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về tự do tín ngưỡng, tôn giáo; tạo điều kiện cho các tôn giáo hành đạo theo đường hướng “tốt đời, đẹp đạo”.

Nội dung Quản lý nhà nước về tôn giáo có nhiều vấn đề mới, nhạy cảm; Những vấn đề rút ra từ thực tiễn quản lý nhà nước về hoạt động của các tôn giáo trên địa bàn huyện Cư M’gar trên đây của tác giả chỉ là những nhận định và giải pháp bước đầu, chắc chắn còn không ít nội dung của Luận văn cần được bổ sung, hoàn thiện trong thời gian tới./.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk - 14

-----

1. Bộ Nội vụ (2015), Thông tư số 04/2016/TT-BN, Hướng dẫn một số nội dung về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực tôn giáo, Hà Nội.

2. Bộ Nội vụ (2015), Báo cáo 10 năm tổng kết thực hiện Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo, Hà Nội. Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch và Bộ Nội vụ (2014).

3. Bộ Nội vụ (2004), Thông tư 25/2004/TT-BNV, Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức cơ quan chuyên môn giúp ủy ban nhân dân quản lý nhà nước về công tác tôn giáo ở địa phương, Hà Nội.

4. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2003), Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 12/3/2003 của về công tác tôn giáo, Hà Nội

5. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2002), Vấn đề tôn giáo và chính sách tôn giáo của Đảng cộng sản Việt Nam của, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Ban Tuyên giáo Trung ương (2018), Vấn đề tôn giáo và chính sách tôn giáo, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

7. Ban Tôn giáo Chính phủ (2001), Các văn bản pháp luật liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo, NXB Tôn giáo, Hà Nội.

8. Ban Tôn giáo Chính phủ (2004), Báo cáo tổng kết công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, Hà Nội.

9. Ban Tôn giáo Chính phủ (2005), Báo cáo tổng kết công tác Nhà nước về tôn giáo, Hà Nội.

10. Ban Tôn giáo Chính phủ (2011), Văn bản pháp luật về đất đai, xây dựng có liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo, NXB Tôn giáo, Hà Nội.

11. Ban Tôn giáo Chính phủ (2012), Tài liệu hỏi - đáp pháp luật liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo, NXB Tôn giáo, Hà Nội.


12. Ban Tôn giáo Chính phủ (2017), Tài liệu hỏi - đáp pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, NXB Tôn giáo, Hà Nội.

13. Ban Tôn giáo Chính phủ (2012), Văn bản của Đảng và Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo, NXB Tôn giáo, Hà Nội.

14. Ban Chỉ đạo Tây Nguyên (2010), Công tác vận động, xây dựng lực lượng cốt cán trong đồng bào dân tộc thiểu số theo đạo Tin lành ở Tây Nguyên, Đắk Lắk.

15. Ban Chỉ đạo Tây Nguyên (2011), Thực trạng đồng bào dân tộc thiểu số theo đạo Công giáo và công tác quản lý nhà nước đối với đạo Công giáo ở Tây Nguyên, Đắk Lắk.

16. Ban Tôn giáo tỉnh Đắk Lắk (2010), “Nghiên cứu thực trạng đạo Công giáo và Tin Lành trong cộng đồng DTTS để xây dựng hệ thống giải pháp thực hiện tốt chính sách tôn giáo ở tỉnh Đắk Lắk”, Đề tài khoa học cấp tỉnh, Đắk Lắk.

17. Chủ tịch nước (1955), Sắc lệnh 234/SL, ngày 14/6/1955 về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, Hà Nội.

18. Chính phủ (2003), Nghị định 91/2003/NĐ-CP, ngày 13/8/2003 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Tôn giáo Chính phủ, Hà Nội.

19. Chính phủ (2004), Nghị định số 22/2004/NĐ-CP, ngày 2/01/2004 về việc kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác tôn giáo thuộc ủy ban nhân dân các cấp, Hà Nội.

20. Chính phủ (2014), Nghị định số 37/2014/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Hà Nội

21. Chính phủ (2012), Nghị định số 92/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo, Hà Nội.


22. Chính phủ (2017), Nghị định số: 162/2017/NĐ-CP của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, Hà Nội.

23.C. Mác, Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 1, NXB. Chính trị

24. C. Mác, Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 20, NXB. Chính trị

25. Đảng Cộng sản Việt nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

26. Đảng Cộng sản Việt nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

27. Đảng Cộng sản Việt nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

28. Đảng Cộng sản Việt nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

29. Đảng Cộng sản Việt nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

30. Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk (2020), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Đắk Lắk.

31. Đảng bộ huyện Cư Mgar (2020), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Cư M’gar lần thứ IX, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Cư M’gar.

32. Đỗ Quang Hưng (2003), Bước đầu tìm hiểu mối quan hệ Nhà nước và Giáo hội, NXB Tôn giáo, Hà Nội.

33. Đặng Nghiêm Vạn (2003), Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

34. Đoàn Quốc Thư (2013), Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đảm bảo an ninh cơ sở trên địa bàn Tỉnh Đăk Lăk, Đề tài khoa học cấp tỉnh, Đắk Lắk.

35. Hồ Chí Minh (1995) Toàn tập, tập 4, tập 5, tập 6, tập 9, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.


36. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Trung tâm, khoa học về Tín ngưỡng và Tôn giáo (1998), Trích tác phẩm Kinh điển Chủ nghĩa Mác - Lênin về Tôn giáo, Tài liệu lưu hành nội bộ, Hà Nội.

37. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh về Tôn giáo và công tác tôn giáo, NXB Tôn giáo, Hà Nội

38. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung tâm khoa học về Tín ngưỡng và Tôn giáo (2004), Tập bài giảng lý luận về tôn giáo và chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội.

39. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2008), Lý luận về tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam, NXB Tôn giáo, Hà Nội

40. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2014), Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

41. Học viện Hành chính Quốc gia (2002), Giáo trình QLNN về dân tộc, tôn giáo, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

42. Hoàng Quốc Bảo (2009), Quản lý xã hội về tôn giáo, NXB Chính trị

- Hành chính, Hà Nội.

43. Hoàng Văn Chức (2009), Giáo trình quản lý nhà nước về tôn giáo và dân tộc, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

44. Huyện ủy Cư M’gar (1999), Lịch sử Đảng bộ và Nhân dân huyện Cư M’gar trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), Cư M’gar.

45. Huyện ủy Cư M’gar (2014), Báo cáo kết quả 10 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 25/3/2003 của Ban Chấ hành Trung ương (khoá

IX) về công tác tôn giáo, Cư M’gar.

46. Huyện ủy Cư M’gar (2019), Báo cáo kết quả 15 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 25/3/2003 của Ban Chấ hành Trung ương (khoá


IX) về công tác tôn giáo và 05 năm thực hiện Kết luận số 101-KL/TW, ngày 03/9/2015 của Ban Bí thư khoá XI về chủ trương công tác đối với đạo Tin lành trong tình hình mới, Cư M’gar.

47. Lê Thị Liên (2018), Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên hiện nay, Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

48. Mai Thanh Hải (1998), Tôn giáo thế giới và Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

49. Ngô Hữu Thảo (1998), Mối quan hệ giữa chính trị và tôn giáo trong thời kỳ mở rộng giao lưu quốc tế và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội.

50. Nguyễn Hữu Khiển (2001), Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trong điều kiện xây dựng nhà nước dân chủ, pháp quyền Việt Nam hiện nay, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

51. Nguyễn Đức Lữ (2002), Đổi mới chính sách tôn giáo và Nhà nước quản lý tôn giáo hiện nay - Những bài học kinh nghiệm và kiến nghị cụ thể, Đề tài nhánh thuộc đề tài cấp Nhà nước, chủ nhiệm đề tài, Hà Nội.

52. Nguyễn Đức Lữ (2009), Tôn giáo, quan điểm, chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

53. Nguyễn Thị Hồng Hải (2009), Quản lý nhà nước về tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, Luận văn Cao học, Học viện Hành chính, Hà Nội.

54. Nguyễn Đăng Bản (2013), Công tác đấu tranh chống lợi dụng đạo Tin Lành Đê-Ga ở Tây nguyên hiện nay, Luận văn Cao học, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 01/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí