câu hỏi đặt ra. Đa số CBQL khi tham gia phỏng vấn trực tiếp đều nhận định: Hoạt động tổ chức xây dựng ngân hàng câu hỏi, đáp án đề thi, kiểm tra thực hiện đảm bảo tiến độ, song nội dung câu hỏi, đáp án cần được xây dựng đáp ứng yêu cầu ĐG theo TCNL; bước thẩm định, thử nghiệm cần thực hiện nghiêm túc và chặt chẽ hơn; quy trình xây dựng bộ câu hỏi, đáp án cần thực hiện theo tiến trình khoa học.
- Từ công tác đề thi và hoạt động tổ chức đánh giá KQHT trong dạy học của trường ĐHSP cho thấy việc hướng dẫn, rèn luyện kỹ năng ĐG cho SV theo TCNL là chưa được quan tâm đúng mức. Bên cạnh đó, CBQL, giảng viên khi được phỏng vấn về tổ chức xây dựng và thực hiện quy trình đánh giá KQHT của SV theo TCNL đều cho rằng các nhà trường chỉ mới nghiên cứu và thực hiện quy trình đánh giá KQHT (Số lượng: 28/30, chiếm tỷ lệ 93.33%). Mức độ thực hiện quy trình đánh giá KQHT tập mới chỉ dừng lại ở việc thực hiện các bước trong quy chế và quy định hướng dẫn từ bộ phận khảo thí và ĐBCL. Quy trình ĐG thực hiện chủ yếu tập trung theo hướng tiếp cận nội dung, ĐG qua “điểm số” và chưa đưa ra một quy trình đúng chuẩn ĐG theo TCNL.
Kết quả khảo sát ở các trường ĐHSP cho thấy rằng chỉ có tỷ lệ 27.27% cán bộ phụ trách khảo thí và ĐBCL được đào tạo về chuyên ngành quản lý GD, đo lường và ĐG trong GD. Tại các trường ĐHSP hiện tại số CBQL, giảng viên được trang bị về kiến thức, kỹ năng chuyên sâu về đánh giá KQHT có số lượng không nhiều, chưa có cán bộ đảm nhiệm chuyên trách hoặc kiêm nhiệm công tác khảo thí, ĐBCL ở các bộ môn, khoa/viện.
- Việc tổ chức ứng dụng CNTT trong hoạt động ĐG và tự ĐG; tổ chức thu thập và xử lí thông tin phản hồi KQHT và tổ chức xây dựng CSVC phục vụ đánh giá KQHT được CBQL, giảng viên ĐG ở mức “bình thường” khá cao, chiếm 60.77% ở mức “Tốt” và “Hoàn toàn rất tốt”; 30.13% ở mức “Bình thường”. Tuy nhiên, có 8.00% ĐG nội dung này chưa thực sự hiệu quả, nhất là việc tổ chức thu thập và xử lí thông tin phản hồi KQHT chưa thực sự đáp ứng được mục tiêu đề ra.
2.4.4. Thực trạng chỉ đạo hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh
viên đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực
Chúng tôi đã tiến hành xây dựng câu hỏi số 13 phần C của phiếu khảo sát (Phụ lục 5) để làm rõ hơn thực trạng chỉ đạo hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL được triển khai như thế nào trong các nhà trường. Kết quả thể hiện qua bảng 2.15 sau:
TT | Nội dung | CBQL, GV | |
X | Mức độ đánh gi | ||
1 | Chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện mục tiêu, nội dung ĐG trên cơ sở các NL đã xây dựng và CĐR của CTĐT | 3.48 | 4 |
2 | Chỉ đạo việc sử dụng phương pháp, kỹ thuật và hình thức đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL | 3.47 | 4 |
3 | Chỉ đạo việc thực hiện biên soạn, xây dựng ngân hàng đề thi theo các mức độ NL đã xác định | 3.46 | 4 |
4 | Chỉ đạo việc tổ chức thi, chấm thi theo đúng kế hoạch dự kiến | 3.44 | 4 |
5 | Chỉ đạo việc phản hồi thông tin về kết quả đánh giá | 3.34 | 3 |
X | 3.44 | 4 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Hoạt Động Đánh Giá Kết Quả Học Tập Của Sinh Viên Đại Học Sư Phạm Theo Tiếp Cận Năng Lực
- Thực Trạng Phương Pháp, Hình Thức Đánh Giá Kết Quả Học Tập Của Sinh Viên Đại Học Sư Phạm Theo Tiếp Cận Năng Lực
- Thực Trạng Về Sự Phù Hợp Của Các Hình Thức Đánh Giá Kqht Của Sinh Viên Đhsp Qua Khảo Sát Cbql, Giảng Viên
- Một Số Giải Pháp Quản Lý Hoạt Động Đánh Giá Kết Quả Học Tập Của Sinh Viên Đại Học Sư Phạm Theo Tiếp Cận Năng Lực
- Xây Dựng Kế Hoạch Đánh Giá Kết Quả Học Tập Của Sinh Viên Theo Tiếp Cận Năng Lực Phù Hợp Với Hoạt Động Đào Tạo Của Từng Trường Đại Học Sư
- Xây Dựng Quy Trình Quản Lí Hoạt Động Đánh Giá Kết Quả Học Tập Của Sinh Viên Đại Học Sư Phạm Theo Tiếp Cận Năng Lực
Xem toàn bộ 236 trang tài liệu này.
Bảng 2.15. Thực trạng chỉ đạo hoạt dộng đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo tiếp cận năng lực
á
Qua kết quả của bảng 2.15 cho thấy:
- Điểm trung bình chung của CBQL, giảng viên đều có sự ĐG thống nhất về
mức độ phù hợp của hoạt động này, X= 3.44, ở mức 4. Tuy nhiên, nội dung “chỉ đạo
việc phản hồi thông tin về kết quả ĐG” thì được ĐG ở mức 3, X = 3.34 cho thấy sự
chỉ đạo chưa thực sự hiệu quả và chưa đạt được mục tiêu để đáp ứng theo TCNL.
- Các nội dung: “Chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện mục tiêu, nội dung ĐG trên cơ sở các NL đã xây dựng và CĐR của CTĐT”, “Chỉ đạo việc sử dụng phương pháp, kỹ thuật và hình thức đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL”, “Chỉ đạo việc thực hiện biên soạn, xây dựng ngân hàng đề thi theo các mức độ NL đã xác định”, “Chỉ đạo việc tổ chức thi, chấm thi theo đúng kế hoạch dự kiến” được thực hiện khá đầy đủ và chặt chẽ trong trường ĐHSP đều được ĐG ở mức 4, với các giá trị trung bình từ 3.44 đến 3.48.
Qua trao đổi phỏng vấn trực tiếp, hoạt động chỉ đạo được chủ thể đặc biệt quan tâm và chú trọng; cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban chức năng và các cá nhân liên quan (giảng viên, SV) trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ đã được phân cấp để hoạt động này diễn ra theo đúng kế hoạch và quy trình dự kiến, góp phần phát triển NL cho SV, nâng cao chất lượng đào tạo. Hiện nay, ở các trường ĐHSP đều có nhiều chỉ đạo về đổi mới trong thi cử bằng nhiều biện pháp và vận dụng nhiều hình thức thi nhằm đánh giá KQHT của SV. Tuy nhiên, sự chỉ đạo
đổi mới chưa có tính đồng bộ, mang tính riêng lẻ ở một số trường ĐHSP. Hoạt động chỉ đạo vẫn theo quan điểm khách quan, công bằng, chính xác theo điểm số, còn chưa có sự chỉ đạo trong ĐG theo phương pháp định tính (bằng nhận xét, động viên). Các trường ĐHSP vẫn chưa có những chỉ đạo có hiệu quả về đổi mới phương pháp ĐG theo NL. Giảng viên trong quá trình giảng dạy vẫn thực hiện ĐG thông qua việc lấy điểm số theo quy định, chưa ĐG thông qua nhận xét, động viên quá trình học tập của sinh viên.
2.4.5. Thực trạng kiểm tra hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh
viên đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực
Chúng tôi đã tiến hành xây dựng câu hỏi số 14 của Phiếu khảo sát Phụ lục 5 để làm rõ hơn thực trạng kiểm tra hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL được triển khai như thế nào trong các nhà trường. Kết quả thể hiện qua bảng 2.16 sau:
Bảng 2.16. Thực trạng kiểm tra hoạt dộng đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo tiếp cận năng lực
Nội dung | CBQL, GV | ||
X | Mức độ đánh giá | ||
1 | Kiểm tra việc thực hiện mục tiêu ĐG theo TCNL trên cơ sở CĐR của CTĐT và từng môn học | 3.31 | 3 |
2 | Kiểm tra việc vận dụng các phương pháp, hình thức ĐG của GV trong quá trình giảng dạy | 2.56 | 2 |
3 | Kiểm tra việc thực hiện quy trình đánh giá KQHT của SV theo TCNL | 3.32 | 3 |
4 | Kiểm tra các điều kiện đảm bảo cho hoạt động đánh giá KQHT của SV theo TCNL | 3.56 | 4 |
X | 2.52 | 2 |
Qua bảng kết quả 2.17, chúng tôi rút ra một số nhận xét như sau:
- Việc “Kiểm tra việc vận dụng các phương pháp, hình thức ĐG của GV trong
quá trình giảng dạy” được CBQL, giảng viên đánh giá ở mức độ không tốt (mức 2);
- “Kiểm tra việc thực hiện mục tiêu ĐG theo TCNL trên cơ sở CĐR của CTĐT và từng môn học” và “Kiểm tra việc thực hiện quy trình dánh giá KQHT của SV theo TCNL” được ĐG ở mức độ “bình thường” (mức 3).
Kiểm tra là một hoạt động không thể thiếu trong quá trình QL hoạt động nhằm phát hiện, phòng ngừa và điều chỉnh những sai sót, hạn chế trong quá trình QL. Do đó, kiểm tra hoạt động đánh giá KQHT của SV trong trường ĐHSP là một hoạt động thường xuyên của các nhà trường này. Công tác thanh tra, kiểm tra ở giai đoạn kết thúc môn học như trong hoạt động đánh giá KQHT đã được CBQL, giảng viên ĐG đạt hiệu quả đảm bảo tốt. Tuy nhiên, trên thực tế các trường ĐHSP chủ yếu quan tâm vào ĐG tổng kết, chưa thực hiện nhiều ĐG quá trình/thường xuyên, nhất là ĐG giờ giảng dạy của GV theo TCNL. Qua trao đổi phỏng vấn với GV có tới 80% (20/25) đều cho rằng hoạt động thanh tra, kiểm tra của nhà trường chủ yếu tập trung vào việc thực hiện đúng quy chế, quy định hay không, chứ chưa thật sự tập trung nhiều vào ĐG quá trình/thường xuyên trong quá trình giảng dạy của GV, nhất là việc ĐG những NL của SV đạt được qua mỗi bài học/môn học.
Qua tìm hiểu chúng tôi nhận thấy hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra chỉ mới dừng lại ở việc đưa ra một số biện pháp chung về việc thực hiện quy chế trong ĐG, chứ chưa đưa ra biện pháp khắc phục, sữa chữa nhằm giúp GV cố gắng vươn lên. Thực trạng trên đòi hỏi các trường ĐHSP cần quan tâm nhiều hơn nữa tới hoạt động kiểm tra giờ giảng và quá trình đánh giá môn học. Cần thanh tra, kiểm tra những NL theo mục tiêu đào tạo và quá trình rèn luyện, kiến tạo NL của SV…
2.4.6. Thực trạng QL các điều kiện đảm bảo cho hoạt động đánh giá kết
quả học tập của sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực
Nguồn tài chính đầu tư, CSVC, hạ tầng CNTT có vai trò quan trọng và là những điều kiện đảm bảo tiên quyết đối với các hoạt động ĐG và QL hoạt động đánh giá KQHT của SV theo TCNL trong các trường ĐHSP. Trong nhiều năm qua các trường ĐHSP đã tăng cường đầu tư kinh phí, xây dựng CSVC và đặc biệt quan tâm phát triển hạ tầng CNTT và triển khai ứng dụng CNTT trong QL hoạt động đào tạo và trong ĐG cũng như QL các hoạt động đánh giá KQHT của SV. Chúng tôi đã tiến hành xây dựng câu hỏi khảo sát số 15 Phụ lục 5 và câu hỏi số 12 Phụ lục 6 để tiến hành khảo sát thực trạng QL các điều kiện đảm bảo cho hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL và thu được kết quả như sau:
Bảng 2.17. Thực trạng QL các điều kiện đảm bảo cho hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo tiếp cận năng lực
Nội dung đánh giá | CBQL, GV | SV | |||
X | Mức độ đánh giá |
X | Mức độ đánh giá | ||
1 | Trang bị hệ thống phòng thi, phòng chấm thi, phòng xử lý và QL dữ liệu kết quả ĐG có đầy đủ máy vi tính. | 3.67 | 4 | 4.16 | 4 |
2 | Trang bị máy chủ và các thiết bị, máy móc chuyên dụng, máy scan phục vụ xử lý đề thi và chấm thi trắc nghiệm. | 3.89 | 4 | 3.92 | 4 |
3 | Xây dựng các phần mềm chuyên dụng LMS với các modun quản trị, QL ngân hàng đề thi, xử lý đề thi, chấm thi trắc nghiệm, QL kết quả thi, kiểm tra, ĐG, kết quả ĐG qua hồ sơ học tập và phản hồi ĐG. | 2.92 | 3 | 3.15 | 3 |
4 | Hệ thống CNTT đảm bảo tính xuyên suốt, kết nối trong các hoạt động ĐG của các cấp quản lý và chủ thể ĐG. | 4.12 | 4 | 3.97 | 4 |
5 | Hệ thống văn bản quy định, hướng dẫn về ứng dụng, sử dụng, bảo vệ, tiết kiệm CSVC, phần mềm, thiết bị máy móc CNTT, và chế độ bảo mật trong QL hoạt động ĐG. | 4.05 | 4 | 3.86 | 4 |
6 | Quản lý nguồn tài chính, cơ chế, chính sách cho việc tổ chức, thực hiện hoạt động đánh giá KQHT của SV theo TCNL | 3.22 | 3 | 3.45 | 4 |
Từ kết quả khảo sát ở bảng 2.17 và tham khảo ý kiến lãnh đạo một số trường, chúng tôi rút ra nhận xét sau:
- Việc đầu tư xây dựng CSVC và trang thiết bị phục vụ cho hoạt động ĐG và QL hoạt động đánh giá KQHT của SV khi áp dụng phương thức đào tạo theo
TCNL được các trường ĐHSP rất quan tâm và đầu tư hiệu quả, được CBQL, giảng viên và SV đánh giá ở mức “tốt” (Nội dung 1: 3.67 và 4.16; Nội dung 2: 3.89 và 3.92); hệ thống phòng thi, phòng chấm thi, phòng xử lý và QL dữ liệu kết quả ĐG có đầy đủ máy vi tính, các trang thiết bị tương đối hiện đại, đủ phục vụ cho các hoạt động ĐG và QL hoạt động ĐG, các trường đều có các phòng thi có máy vi tính riêng, có máy chủ và hệ thống kết nối hiệu quả.
- Kết quả khảo sát ở nội dung 3 với chỉ số (2.92 và 3.15), mức 3 các ý kiến của CBQL, giảng viên và SV cho thấy việc xây dựng các phần mềm, đặc biệt là phần mềm quản trị LMS có các môdun QL ngân hàng đề thi, xử lý đề thi, chấm thi trắc nghiệm, QL kết quả thi, kiểm tra, ĐG, kết quả ĐG qua hồ sơ học tập và phản hồi ĐG chưa được thực hiện đồng đều ở các nhà trường, một số trường đã triển khai LMS nhưng vẫn chưa hoàn thiện quy trình, một số khâu, công đoạn trong thực hiện hoạt động ĐG qua phần mềm QL chưa hiệu quả, chưa thuận lợi đối với GV và SV cần được cải thiện, ví dụ, ĐG và quản lý KQHT qua hồ sơ học tập, chia sẻ phản hồi ĐG chưa thuận lợi cho GV và SV. Số liệu phân tích ở nội dung 4 cho thấy CBQL, giảng viên và SV các trường ĐHSP cũng ĐG cao tính kết nối của hệ thống CNTT ở các nhà trường trong việc chia sẻ thông tin, đảm bảo tính tương tác giữa các chủ thể ĐG, giảng viên và SV, tạo thuận lợi cho việc hướng dẫn, xử lý kết quả ĐG. Chỉ số ĐG tương đối cao (4.12 và 3.97), mức 4.
- Đối với nội dung khảo sát thứ 5, các số liệu thu được (4.05 và 3.86; Mức 4) của CBQL, giảng viên và SV cho thấy các nhà trường ngoài việc quan tâm đến đầu tư tài chính, CSVC, hạ tầng CNTT phục vụ cho các hoạt động ĐG nhưng cũng rất quan tâm tới việc ứng dụng, sử dụng các điều kiện trên một cách hiệu quả. Các trường đã xây dựng được hệ thống văn bản quy định, hướng dẫn về ứng dụng, sử dụng, bảo vệ, tiết kiệm CSVC, phần mềm, thiết bị máy móc CNTT, và chế độ bảo mật trong QL hoạt động ĐG. Song song, nhiều ý kiến cũng ĐG cao công tác bồi dưỡng, nâng cao hiệu quả, chất lượng ứng dụng các thiết bị dạy học, CNTT trong dạy học, kiểm tra, ĐG và đào tạo e-learning đối với CBQL, giảng viên và sinh viên. Khi thay đổi phần mềm ứng dụng, cách thức dạy học, kiểm tra, ĐG, các CBQL, giảng viên và sinh viên đều được tập huấn, hướng dẫn chi tiết cách sử dụng. Do xây dựng được hệ thống văn bản quy định, hướng dẫn nên các hoạt động ĐG và QL hoạt động ĐG ở các nhà trường bước đầu đã chuyển biến tích cực.
- Đối với nội dung khảo sát thứ 6 về QL nguồn tài chính, xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách đối với hoạt động ĐG ở các trường ĐHSP có nhiều ý kiến ĐG. Số liệu phân tích cho thấy các chỉ số và xếp mức thang bậc có sự khác nhau tuy không cách biệt giữa ĐG của CBQL, giảng viên và ĐG của sinh viên.
Đánh giá của CBQL, giảng viên với chỉ số ở mức bình thường (3.22), mức 3.
Tổng hợp ĐG của các đối tượng trên có thể thấy các ý kiến cho rằng:
1). Các trường ĐHSP đã xác định và đã đầu tư các nguồn lực (tài chính, nhân sự), trong đó tập trung cho đổi mới CTĐT, phương pháp dạy học, kiểm tra, ĐG và CSVC khi thực hiện phương thức đào tạo theo TCNL; Các trường ĐHSP là các trường công lập, nguồn thu chủ yếu từ ngân sách, nguồn chi chủ yếu tuân thủ các quy định tài chính của chính phủ do vậy khó có thể đáp ứng được tất cả các nhu cầu đầu tư kinh phí cho các đơn vị chức năng và các hoạt động trong nhà trường, do vậy kinh phí chi cho các hoạt động ĐG cũng phải tuân thủ khuôn khổ các văn bản pháp quy của Nhà nước và nhà trường; Các trường đã xây dựng cơ chế, chính sách đối với hoạt động ĐG được thể hiện trong quy chế chi tiêu nội bộ, phân khai kinh phí trong đó có chế độ thu, chi cho các hạng mục và hoạt động ĐG; 2). Bên cạnh các ý kiến tích cực trên, nhiều ý kiến của CBQL, giảng viên cho rằng vẫn còn những bất cập trong cơ chế, chính sách về kinh phí cho hoạt động ĐG: nhiều nội dung và mức chi vẫn còn thiếu hoặc chưa đầy đủ cho hoạt động ĐG nếu xét trên vị trí việc làm của CBQL, giảng viên; xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ đối với việc phân phối kết quả tài chính cần gắn sự phân phối kết quả tài chính với sự cống hiến của các thành viên, các đơn vị trong nhà trường; Xây dựng và hoàn thiện một số chính sách giao quyền tự chủ về tài chính, tự chủ chi tiêu và tự chịu trách nhiệm với các khoản chi tiêu tại các đơn vị trên cơ sở kế hoạch tài chính đã được duyệt.
Các ý kiến ĐG của sinh viên về nội dung trên đều ở mức cao về chỉ số cũng như thứ bậc (3.45; mức 4). Hầu hết các ý kiến sinh viên cho rằng các em hài lòng về CSVC phục vụ cho hoạt động ĐG, các khoản chi phí cho thi, kiểm tra rõ ràng, phù hợp các quy định về tài chính đối với các hoạt động ĐG công khai và minh bạch.
2.5. Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố đến hoạt động đánh giá
KQHT của sinh viên ĐHSP theo tiếp cận năng lực
Quản lý hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL luôn chịu tác động các yếu tố khách quan và chủ quan. Do đó, để tìm hiểu những yếu tố tác động này, chúng tôi xây dựng câu hỏi khảo sát số 16, phần C của phiếu khảo sát
( Phụ lục 5) và câu hỏi khảo sát số 13 phần C của phiếu khảo sát (Phụ lục 6) và kết quả thể hiện trong bảng 2.18 như sau:
Bảng 2.18. Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố đến hoạt động Đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo tiếp cận năng lực
Nội dung | CBQL, GV | SV | |||
X | Mức độ đánh giá | X | Mức độ đánh giá | ||
Các yếu tố khách quan | |||||
1 | Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ và hội nhập quốc tế | 4.20 | 4 | 4.18 | 4 |
2 | Các qui chế, qui định, hướng dẫn về đánh giá KQHT của SV | 3.97 | 4 | 3.97 | 4 |
3 | Cơ chế QL, môi trường văn hóa của các trường ĐHSP | 4.02 | 4 | 4.00 | 4 |
4 | Yếu tố tài chính, CSVC, kỹ thuật | 4.09 | 4 | 4.10 | 4 |
Các yếu tố chủ quan | |||||
1 | Nhận thức của CBQL, giảng viên về đánh giá KQHT của SV theo TCNL | 4.05 | 4 | 4.05 | 4 |
2 | NL vận dụng các phương pháp, hình thức đánh giá KQHT theo TCNL của GV trường ĐHSP | 3.34 | 3 | 3.56 | 3 |
3 | NL đội ngũ cán bộ chuyên trách về ĐG | 3.32 | 3 | 3.33 | 3 |
4 | Nhận thức và NL tự đánh giá của SV | 3.65 | 4 | 3.78 | 4 |
Kết quả khảo sát ở bảng 2.18 cho thấy các ý kiến đều cho rằng QL hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL chịu tác động bởi các yếu tố khách quan và chủ quan. Cụ thể:
- Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ và hội nhập quốc tế: Các
đối tượng khảo sát đều ĐG cao nội dung này, với giá trị trung bình chung X lần