Một Số Vấn Đề Tồn Tại Và Nguyên Nhân

chiều sâu và mở rộng sản xuất, phân chia lợi nhuận,.... Nhờ đó, họ nâng cao được tính chủ động, ý thức kỷ luật, tinh thần tự giác, tiết kiệm trong sản xuất kinh doanh, góp phần làm cho hiệu quả doanh nghiệp ngày càng tăng.

Việc kiểm tra, giám sát của người lao động-cổ đông và xã hội đối với Công ty Cổ phần, nhất là những Công ty niêm yết, thực sự có hiệu quả, tài chính của Công ty Cổ phần được minh bạch, công khai, cùng với những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của cổ đông nói trên, tạo điều kiện cho việc thực hiện quy chế dân chủ trong doanh nghiệp một cách đầy đủ và khá triệt để.

- Về hiệu quả sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp sau CPH [36]:

Nhìn chung, đại đa số các doanh nghiệp sau CPH hoạt động có hiệu quả hơn. Theo báo cáo của các bộ, ngành, địa phương về tình hình doanh nghiệp của 850 DNNN hoàn thành CPH đã hoạt động trên một năm cho thấy các doanh nghiệp này hoạt động có hiệu quả hơn theo tất cả các chỉ tiêu chủ yếu. Cụ thể là:

+ Vốn điều lệ tăng bình quân 44%.

+ Doanh thu tăng bình quân 23,6%, trong đó 71,4% số doanh nghiệp có doanh thu tăng.

+ Lợi nhuận tăng bình quân 39,7%; trên 90% số doanh nghiệp sau khi Cổ phần hoạt động kinh doanh có lãi.

+ Nộp ngân sách tăng bình quân 24,9%, mặc dù các doanh nghiệp này được hưởng các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế sử dụng đất, tiền thu sử dụng vốn Nhà nước.

+ Thu nhập bình quân của người lao động tăng 12%.

+ Số lao động bình quân tăng 6,6% do các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng việc làm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

+ Cổ tức bình quân đạt 17,11%, cao hơn nhiều so với lãi suất tiền gửi ngân hàng. Tính chung tới 71,4% số doanh nghiệp có cổ tức cao hơn lãi

suất tiền gửi ngân hàng.

Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 9

Tóm lại, những kết quả đạt được nêu trên đã khẳng định chủ trương CPH DNNN của Đảng và Nhà nước là hoàn toàn đúng đắn. CPH là giải pháp cơ bản, là nội dung quan trọng và chủ yếu nhất của tiến trình sắp xếp, đổi mới và phát triển DNNN ở nước ta.

3. Một số vấn đề tồn tại và nguyên nhân

3.1. Một số vấn đề tồn tại

Trong hơn 15 năm vừa qua, khung pháp luật về CPH doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước và pháp luật có liên quan đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần nên đã khắc phục được nhiều hạn chế, bất cập và đã có tác động tích cực đến tiến độ và chất lượng CPH Công ty Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện mục tiêu cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả hoạt động, sức cạnh tranh của khu vực DNNN và thúc đẩy sự phát triển thị trường chứng khoán ở nước ta. Tuy nhiên, cho đến nay, CPH Công ty Nhà nước nói chung và nhất là CPH các doanh nghiệp quy mô lớn, Tổng công ty Nhà nước vẫn còn một số bất cập, hạn chế cần được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện theo tinh thần đổi mới mạnh mẽ của Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khoá IX và Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng [15]:

Thứ nhất, quy mô CPH còn nhỏ, tốc độ chậm và còn nhiều bất cập. Hầu hết các DNNN được CPH trong thời gian qua là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong số 3.756 doanh nghiệp đã được CPH, chỉ có khoảng hơn 20% là có quy mô vốn trên 10 tỷ đồng. Như vậy, rõ ràng là tình trạng độc quyền của Nhà nước trong quản trị doanh nghiệp về cơ bản vẫn chưa được xoá bỏ. Đây là nguyên nhân chính tiếp tục kìm hãm sức phát triển của nền kinh tế, làm giảm hiệu quả đầu tư.

Việc huy động vốn trong quá trình CPH DNNN còn hạn chế. Thời kỳ đầu, do chưa khuyến khích việc bán Cổ phần ra bên ngoài nên số vốn huy

động ngoài xã hội vào sản xuất-kinh doanh chưa cao. Chưa có doanh nghiệp nào tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp khi CPH.

Tiến trình CPH ở hầu hết các lĩnh vực then chốt, những Tổng công ty "đỉnh", nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng vẫn khá ỳ ạch. Kế hoạch CPH của nhiều Công ty, Tổng công ty lớn liên tiếp bị trì hoãn từ năm này qua năm khác với nhiều lý do khác nhau. Bên cạnh đó, CPH các Công ty "màu mỡ" hầu như vẫn là cuộc "độc diễn" của các đại gia, chưa có "đất" cho các nhà đầu tư đại chúng. Nói cách khác là có tình trạng CPH "khép kín" ở một số đơn vị.

Thứ hai, một bộ phận DNNN sau khi được CPH vẫn chưa thoát khỏi cơ chế tập trung quan liêu cả về tài chính, tổ chức bộ máy và cơ chế quản lý, nghĩa là, chưa hẳn là một tổ chức hoạt động tuân theo quy luật khách quan của kinh tế thị trường. Có tới gần 10% doanh nghiệp hậu CPH tiếp tục nằm trong tình trạng thua lỗ,....

Trong một số Công ty Cổ phần, người lao động-cổ đông do nhận thức chưa đầy đủ về quyền, nghĩa vụ của mình và về pháp luật đối với Công ty Cổ phần nên có nơi quyền làm chủ chưa được phát huy. Họ hầu như không có thực quyền trong việc kiểm soát phần vốn của mình cũng như trong việc thực thi đầy đủ các quyền cơ bản của cổ đông. Thực quyền chi phối doanh nghiệp nằm trong tay một số ít người có trách nhiệm và nắm được thông tin. Vì thế, xảy ra hiện tượng lạm dụng quyền lực vì lợi ích cá nhân. Nhiều Công ty Cổ phần nhiều năm không tiến hành Đại hội cổ đông, không công khai báo cáo tài chính,.... Ngược lại, có nơi lạm dụng quy định của pháp luật gây khó khăn cho công tác quản lý của Hội đồng quản trị, sự điều hành của Giám đốc. Nhiều nội dung của cơ chế, chính sách quản lý Công ty Cổ phần như: chính sách tiền lương, tiền thưởng,... vẫn áp dụng như DNNN.

Thứ ba, chính sách và quy trình CPH ở nước ta, trên thực tế, vẫn dựa trên tư duy cũ. Chúng ta còn chậm trễ trong việc tiếp tục "đổi mới tư duy kinh tế"

khi chuyển sang kinh tế thị trường và trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng. Vì vậy, từ khâu định giá tài sản doanh nghiệp cho đến tổ chức quản lý sau khi doanh nghiệp đã CPH đều tồn tại nhiều vấn đề: việc giải quyết vấn đề tài chính trước, trong và sau khi CPH còn nhiều bất cập như: xác định giá trị doanh nghiệp để CPH chưa đúng, gây thất thoát và lãng phí tài sản Nhà nước. Việc xác định giá trị doanh nghiệp trải qua hai giai đoạn khác nhau: trong giai đoạn chưa có Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 11/6/2004 của Chính phủ về việc chuyển Công ty Nhà nước thành Công ty Cổ phần, việc xác định giá trị doanh nghiệp do một Hội đồng hoặc doanh nghiệp tự đảm nhận, dẫn đến việc xác định thấp hoặc quá thấp giá trị doanh nghiệp nên phần lớn Cổ phần rơi vào tay một nhóm người. Trong giai đoạn sau khi có Nghị định số 187/2004/NĐ-CP: sự thất thoát tài sản Nhà nước đã được hạn chế nhưng lại nảy sinh tình trạng liên kết, gian lận trong đấu thầu. Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 về chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành Công ty Cổ phần để thay thế Nghị định số 187/2004/NĐ-CP.

Việc xử lý các khoản nợ tồn đọng cũng còn nhiều khó khăn. Bởi khi CPH, vì một lý do nào đó, các khoản nợ của DNNN được CPH không được bàn giao cho Công ty Cổ phần tại thời điểm CPH thì sau khi đã chuyển thành Công ty Cổ phần, ngân hàng rất khó thực hiện thu hồi khoản nợ này do không xác định được ai phải chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ. DNNN thì đến thời điểm đó không còn tồn tại, trong khi Công ty Cổ phần lại không chịu nhận trách nhiệm do không được bàn giao. Hơn nữa, việc xử lý nợ xấu mất rất nhiều thời gian do thiếu sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các ngành ngân hàng, thuế, tài chính. Tính đến ngày 31/12/2005, dư nợ cho vay đối với các Công ty Cổ phần vào khoảng 51.603 tỷ đồng.

Thứ tư, chất lượng định giá doanh nghiệp của nhiều tổ chức cung ứng dịch vụ thẩm định giá trị có độ tin cậy thấp do các tổ chức định giá xác định

giá trị doanh nghiệp chưa sát với thị trường, làm hạn chế sự thành công của các phiên đấu giá Cổ phần qua các trung tâm giao dịch chứng khoán. Bên cạnh đó, các tổ chức tư vấn chưa gắn kết hoạt động xác định giá trị doanh nghiệp, tư vấn xây dựng phương án CPH, bán đấu giá Cổ phần và niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán với nhau. Hiện nay, các tổ chức tư vấn chủ yếu chỉ thực hiện nghiệp vụ định giá, tư vấn CPH, còn quá trình sau CPH thuộc về doanh nghiệp trong khi khả năng của doanh nghiệp lại rất hạn chế đối với quá trình này và bản thân lãnh đạo các doanh nghiệp cũng chưa được cập nhật kiến thức về thị trường chứng khoán. Quy chế lựa chọn, giám sát hoạt động tư vấn và xác định giá trị doanh nghiệp chưa được quy định rõ, chưa gắn trách nhiệm của tổ chức tư vấn, định giá với việc bán Cổ phần.

Mặt khác, trên thị trường chứng khoán, việc rò rỉ thông tin từ những nhân vật có trách nhiệm của các Công ty sắp niêm yết đang trở thành một vấn nạn nhức nhối. Hiện tượng "làm giá" đối với các chứng khoán đang và sắp niêm yết cũng là một vấn đề. Thực trạng đó đòi hỏi phải gióng lên một hồi chuông về quy chuẩn đạo đức cho thị trường chứng khoán Việt Nam cũng như phải tiếp tục hoàn thiện các chế tài quản lý.

Thứ năm, quy trình CPH (từ xây dựng đề án đến thực hiện đề án) chưa sát thực tế, còn rườm rà, phức tạp nên đã kéo dài thời gian CPH. Bình quân thời gian để thực hiện CPH một doanh nghiệp mất khoảng 260 ngày. Sau khi CPH, nhiều doanh nghiệp vẫn hoạt động như cũ; quản lý Nhà nước vẫn chi phối mọi hoạt động, kể cả trong các doanh nghiệp mà vốn Nhà nước chưa tới 30% vốn điều lệ doanh nghiệp; bộ máy quản lý cũ trong nhiều doanh nghiệp vẫn chiếm giữ đến 80%.

Như vậy, DNNN do chế độ công hữu hoá xã hội chủ nghĩa trước đây để lại đang là một bài toán khó khi chúng ta chuyển sang kinh tế thị trường.

Những vấn đề này đang trở thành một thách thức đối với công tác lý luận, đổi mới tư duy, công tác tổ chức và quản lý nền kinh tế quốc dân.

3.2. Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế trên là do nhận thức về chủ trương CPH DNNN chưa thống nhất nên các đơn vị còn thiếu quyết tâm. Vẫn còn tình trạng chưa chấp hành nghiêm quyết định của Nhà nước, chưa tích cực, kiên quyết trong tổ chức thực hiện; chưa chú trọng đúng mức CPH DNNN không cần giữ 100% vốn.

- Về chính sách CPH, xét cả quá trình thì có những quy định ban hành chậm, thiếu đồng bộ, hoặc thay đổi, bổ sung nhiều lần gây khó khăn, vướng mắc trong thực hiện CPH. Quy trình CPH còn phức tạp, một số nội dung chưa cụ thể, thủ tục rườm rà như: xác định giá trị doanh nghiệp nói chung và xác định giá trị quyền sử dụng đất nói riêng, trình tự, thủ tục chuyển giao quyền sử dụng đất; xác lập quyền sở hữu tài sản cho Công ty Cổ phần; xử lý công nợ ở các tổ chức tín dụng Nhà nước; tiêu chuẩn và phương pháp cụ thể xác định giá trị thương hiệu, giá trị tiềm năng, lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp; tiêu chí xác định cổ đông chiến lược,....

Chưa chủ động xử lý dứt điểm các tồn đọng trước khi CPH. Các ngân hàng không muốn chuyển nợ vay thành vốn góp. Nhiều khoản nợ không hấp dẫn Công ty mua bán nợ mua theo giá thoả thuận. Các tổ chức tài chính trung gian, các định chế tài chính chưa đóng vai trò là "nhà môi giới" để đưa Cổ phần các doanh nghiệp đến với các nhà đầu tư. Công tác giám sát, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện các đề án CPH đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt chưa thường xuyên, thiếu kiên quyết,....

Sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương trong chỉ đạo, hướng dẫn CPH, giải quyết tồn tại về tài chính, về quyền sử dụng đất đai,... còn thiếu đồng bộ và chưa kịp thời.

- Vốn Nhà nước trong các DNNN đã CPH còn quá nhỏ và việc huy động vốn trong quá trình CPH chưa nhiều.

Kết quả CPH cho thấy, mặc dù đã CPH được khoảng trên 60% số DNNN (tính đến hết năm 2004) song số vốn Nhà nước được CPH còn quá nhỏ bé, mới được 17,7 ngàn tỷ đồng, bằng 8,2% tổng số vốn Nhà nước tại các DNNN. Nhà nước vẫn nắm giữ tỷ lệ vốn quá cao trong tổng vốn điều lệ các doanh nghiệp đã được CPH, bình quân tới 46,5%. Trong khi đó tỷ lệ vốn này của lao động-cổ đông trong doanh nghiệp và của các cổ đông ngoài doanh nghiệp thì thấp, tương ứng là 38,1% và 15,4%. Hầu hết số DNNN được CPH là những doanh nghiệp nhỏ và vừa, mà vốn Nhà nước thường tập trung ở các doanh nghiệp lớn.

Nhà nước cũng còn nắm giữ Cổ phần chi phối ở gần 80% tổng số Công ty Cổ phần và nắm giữ 100% vốn tại 1.200 DNNN. Điều này cho thấy, Nhà nước vẫn còn đầu tư tràn lan, dàn trải ra phần lớn các ngành và lĩnh vực của nền kinh tế. Đồng thời, tình trạng này cũng hạn chế việc mua Cổ phần tham gia đầu tư của công nhân viên trong doanh nghiệp, đặc biệt là của các tổ chức và cá nhân ngoài doanh nghiệp ở trong nước và những nhà đầu tư nước ngoài [35].

- Việc đa dạng hoá sở hữu trong CPH còn hạn chế.

Điều này thể hiện ở tỷ lệ vốn của Nhà nước trong tổng vốn điều lệ còn lớn. Nhiều doanh nghiệp thuộc diện không cần giữ Cổ phần chi phối nhưng Nhà nước vẫn nắm giữ. Nhiều người lao động trong doanh nghiệp chưa đủ khả năng mua Cổ phần với số lượng lớn ngoài số lượng Cổ phần ưu đãi. Trong khi đó, không ít người lao động không những không mua Cổ phần lại bán Cổ phần ưu đãi ngay sau khi mua. Việc thu hút Cổ đông ngoài doanh nghiệp cũng chưa được nhiều (mới chỉ đạt 15,4% vốn điều lệ) và chưa rộng rãi; các cổ đông chiến lược vì thế cũng không có nhiều cơ hội để trở thành những người chủ có vai trò nhất định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp. Rất nhiều doanh nghiệp thực hiện CPH "khép kín", có tới 860 doanh nghiệp (38,4%) không có Cổ phần bán ra ngoài doanh nghiệp. Ở một số nơi có hiện tượng định giá doanh nghiệp thấp hơn so với giá trị trường gây thất thoát tài sản của Nhà nước.

Việc cơ cấu lại DNNN chưa được thực hiện triệt để theo đúng tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 khoá IX và chương trình hành động của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Nhiều doanh nghiệp thuộc diện CPH nhưng vẫn chưa tiến hành, lộ trình CPH ở nhiều bộ, địa phương, Tổng công ty Nhà nước không đảm bảo. Ở nhiều bộ, địa phương, DNNN vẫn còn dàn trải. Tỷ trọng DNNN có vốn dưới 5 tỷ đồng tuy có giảm nhưng vẫn còn quá cao. Tài chính doanh nghiệp còn nhiều tồn tại và lao động dôi dư vẫn đang tiếp tục là trở ngại không nhỏ đối với việc nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của DNNN [13].

- Các DNNN sau CPH chưa có sự đổi mới, chuyển biến thực sự.

Đây là điểm hạn chế nổi bật trong quản lý doanh nghiệp sau CPH. Phương pháp quản lý, lề lối làm việc, tư duy quản lý vẫn tiếp tục duy trì như khi còn là DNNN. Điều này thường tồn tại ở những doanh nghiệp mà Nhà nước còn giữ Cổ phần quá lớn (trên 70%) và chi phối; chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc và các cán bộ quản lý khác đều từ DNNN trước đó chuyển sang; đồng thời sự hiểu biết, nắm vững và áp dụng pháp luật Công ty Cổ phần, quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của cổ đông còn hạn chế. Những thông lệ quản trị doanh nghiệp tốt chưa được áp dụng nhiều trong các Công ty Cổ phần, điều lệ bắt buộc đối với các Công ty niêm yết trên thực tế cũng mới chỉ có tính chất tham khảo. Các Công ty Cổ phần chưa được khuyến khích mạnh mẽ niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Trong một số Công ty Cổ phần, người lao động-cổ đông chưa nhận thức đầy đủ về quyền, nghĩa vụ của mình và về pháp luật đối với Công ty Cổ phần nên có chỗ quyền làm chủ chưa được phát huy đầy đủ. Ngược lại, ở những

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí