Kiến Nghị Các Giải Pháp Bảo Đảm Áp Dụng Đúng Pháp Luật Hình Sự Về Tội Hiếp Dâm Người Dưới 16 Tuổi

Trăng cho thấy việc áp dụng hình phạt đối với tội này phổ biến là hình phạt tù có thời hạn, mức án chiếm đa số là từ 7 năm đến 15 năm tù.

Thông quá kết quả đã đạt được đối với công tác xét xử loại tội phạm xam hại người dưới 16 tuổi liên quan đến việc áp dụng mức hình phạt theo quy định của pháp luật đối với một số bị cáo còn có hạn chế nhất định dẫn đến việc quyết định hình phạt còn nhiều ý kiến trái chiều. Qua đó nhận thấy một số vấn đề cần phải lưu ý khi áp dụng mức hình phạt sao cho phù hợp nhất để thể hiện tính nghiêm minh, răn đe, giáo dục ngươi làm tội và điều đó cũng làm giảm việc các bản án sơ thẩm hạn chế bị cấp xét xử phúc thẩm hủy, sửa.

Thứ nhất, về việc phân biệt rò cấu thành Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi với các tội phạm khác thông qua cấu thành tội phạm và các dấu hiệu đặc trưng của các tội phạm cụ thể, ranh giới giữa hành vi hiếp dâm, giao cấu, dâm ô giữa các tội về xâm hại tình dục là rất mong manh, đôi khi chỉ phụ thuộc vào một lời khai “trái với ý muốn” hoặc “không trái ý muốn” của bị hại là có thể chuyển tội danh này thành tội danh khác, việc đó đi kèm với trách nhiệm hình sự khác nhau. Hoặc kết quả giám định độ tuổi của nạn nhân có thể khác xa với các giấy tờ nhân thân của nạn nhân cũng quyết định đến việc định tội danh và quyết định hình phạt đối với người thực hiện hành vi phạm tội cũng khác nhau. Qua đó, việc giám định tuổi của người phạm tội là cần thiết giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình từ đó hạn chế tốt nhất việc xử oan người vô tội và không bỏ lọt tội phạm.

Thứ hai, trong thực tiễn xét xử Tòa án it áp dụng hình phạt bổ sung mà chỉ áp dụng hình phạt chính và bên cạnh đó là khả năng chấp hành các hình phạt bổ sung của người bị tuyên án là rất thấp nhất là đối với các ngành nghề không cần điều kiện, nên khi nhận định các tình tiết của vụ án thường tòa án không đề cập đến việc có cần thiết hay không cần thiết áp dụng hình phạt bổ sung. Hình phạt bổ sung của Tội hiếp dâm trẻ em được quy định như sau: “Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ

một năm đến năm năm”. Đây là quy định tùy nghi, cho nên việc Tòa án có áp dụng hay không áp dụng cũng không làm thay đổi bản chất vụ án nên Tòa án hầu như không quan tâm áp dụng, làm giảm hiệu quả đấu tranh phòng ngừa tội phạm.

Thứ ba, trong việc áp dụng tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng: Thực tiễn xét xử cho thấy có rất nhiều trường hợp người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ và cả tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, nhưng do không đánh giá toàn diện và đầy đủ các tình tiết nên khi tuyên án có thể mức án cao hoặc thấp hơn mức án mà bị cáo được nhận, Tòa án thường chỉ cân nhắc đến tình tiết giảm nhẹ mà bỏ qua tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nếu thấy có nhiều tình tiết giảm nhẹ hơn tình tiết tăng nặng nhằm mục đích xem xét theo hướng có lợi cho bị cáo, có Tòa còn áp dụng theo đối trừ giữa tăng nặng và giảm nhẹ để tuyên án. Hoặc có trường hợp, do cân nhắc đến tình tiết tăng nặng là tình tiết định khung hình phạt, không cân nhắc các tình tiết giảm nhẹ mà người phạm tội đáng được xem xét, Tòa án khi xét xử ra quyết định mức hình phạt chưa phù hợp, không áp dụng nguyên tắc nhân đạo mà tuyên mức hình phạt nghiêm khắc đối với người phạm tội. Việc áp dụng quy định tại Khoản 2 Điều 52 BLHS 2015 còn mang tính chủ quan của người tiến hành tố tụng khi giải quyết vụ án. Cùng một tình tiết như nhau nhưng có bản án Tòa án áp dụng và cũng có bản án Tòa án không xem đó là tính giảm nhẹ khi quyết định hình phạt cho người phạm tội.

Từ việc áp dụng các quy phạm pháp luật tùy nghi dẫn đến các vụ án bị cấp phúc thẩm sửa từ việc áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ cho bị cáo chưa phù hợp hoặc việc đánh giá các tình tiết chưa khách quan.

Những thiếu sót khi đánh giá chứng cứ và các tình tiết khách quan của vụ ấn trong việc định tội danh và áp dụng hình phạt nêu trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Có thể là khách quan và chủ quan của người áp dụng pháp luật.

Tuy nhiên, nguyên nhân khách quan là chủ yếu dẫn đến những hạn chế, thiếu sót trong định tội danh và áp dụng hình phạt từ đó cho thấy việc áp dụng các quy định tùy nghi được áp dụng chưa thống nhất. Còn nguyên nhân chủ quan là những nguyên nhân thuộc về người tiến hành tố tụng mà cụ thể là Cơ quan điều tra xác lập hồ sơ điều tra ban đầu đã nghiên về một ý nghĩ chủ quan của Điều tra viên thì dẫn đến hướng điều tra hồ sơ sẽ sai lệch theo ý nghĩ chủ quan đó, Viện kiểm sát, Tòa án xét xử thực hiện không đúng các yêu cầu của pháp luật khi định tội danh cũng như khi áp dụng các biện pháp trách nhiệm hình sự đối với tội danh này.

Thứ nhất, do trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ hạn chế, trách nhiệm của người thực hiện nhiệm vụ. Người tiến hành tố tụng là người áp dụng pháp luật nhân danh Nhà nước đưa các quy định của pháp luật vào thực tiễn. Từ đó, việc áp dụng pháp luật có hiệu quả hay không phụ thuộc lớn vào trình độ, chuyên môn cũng như đạo đức của của người tiến hành hành tố tụng. Thực tế cho thấy, một số không ít Thẩm phán chưa thật sự nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác, chưa nghiên cứu kỹ hồ sơ của vụ án, Hội thẩm nhân dân còn mang tính hình thức, ít có Hội thẩm được trang bị kiến thức pháp luật bài bản, chưa thể hiện hết trách nhiệm được pháp luật quy định không được thể hiện vai trò ngang với Thẩm phám trong xét xử vì không nắm vững các quy định của pháp luật dẫn đến khi xét xử thường đại đa số biểu quyết theo quyết định của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Thứ hai, do các quy định của pháp luật hình sự còn nhiều điểm bất cập, hạn chế, chưa rò ràng đối với các loại tội phạm và hình phạt nói chung, về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi nói riêng. Nếu các cơ quan cấp trên không có hướng dẫn, giải thích pháp luật một cách cụ thể dẫn đến các cơ quan tiến tụng ở các nơi có cách hiểu khác nhau không thống nhất dẫn đến việc áp dụng pháp luật chưa được chính xác, đầy đủ và toàn diện.

Thứ ba, việc điều tra, truy tố, xét xử còn phiến diện và không đầy đủ. Tranh tụng tại phiên tòa, quá tập trung vào những chứng cứ buộc tội, tập trung vào việc xem xét những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, ít khi quan tâm đến những chứng cứ gỡ tội, không đánh giá đầy đủ, toàn diện những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự dẫn đến tâm lý của ngươi tham gia phiên tòa hiểu án tại hồ sơ; hoặc bỏ qua những tình tiết và chứng cứ mà theo quy định của pháp luật phải được xem xét, đánh giá tại phiên tòa; một số phán quyết của Hội đồng xét xử chủ yếu chỉ dựa vào tài liệu, chứng cứ sẵn có trong hồ sơ vụ án, kết quả tranh tụng tại phiên tòa ít được quan tâm, gần như đã mặc định có tội từ trước khi xét xử còn việc xét xử chỉ để đảm bảo tính hình thức. Trong thực tế, không loại trừ khả năng có tiêu cực trong các cơ quan tiến hành tố tụng.

Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi từ thực tiễn tỉnh Sóc Trăng - 9

2.2 Kiến nghị các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi

2.2.1 Yêu cầu bảo vệ đối với quyền con người, quyền trẻ em

Theo Công ước quốc tế về quyền trẻ em thì “Trẻ em là những người dưới 18 tuổi”. Trẻ em cũng là một con người, là công dân của một quốc gia nên có đầy đủ các quyền cơ bản của con người, nhưng “là còn non nớt về thể chất và trí tuệ, cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý, trước cũng như sau khi ra đời”. Pháp luật quốc tế hiện nay có khoảng hơn 80 văn kiện quốc tế (Công ước, tuyên ngôn, chương trình…) trực tiếp hoặc gián tiếp quy định hoặc có liên quan đến việc bảo vệ quyền trẻ em.

Theo Công ước quốc tế về quyền trẻ em thì trẻ em là những người dưới 18 tuổi, trừ khi luật pháp quốc gia công nhận tuổi thành niên sớm hơn. Phù hợp với nguyên tắc này mà Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định “Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”. [58].

Tất cả các quyền đều áp dụng cho tất cả trẻ em, không phân biệt đối xử. Tất cả các quyền đều áp dụng cho tất cả trẻ em, không có ngoại lệ. Nhà nước

có nghĩa vụ bảo vệ trẻ em chống lại bất kỳ hình thức phân biệt, đối xử nào và có những biện pháp tích cực để đẩy mạnh quyền trẻ em. “Các quốc gia thành viên khi tham gia công ước đểu phải tôn trọng và bảo đảm những quyền của trẻ em mà không có bất cứ một sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, nguồn gốc quốc gia, dân tộc hay xã hội, tài sản, khuyết tật, xuất thân gia đình và những mối tương quan khác”.

Mọi hoạt động có liên quan đến trẻ em đều vì lợi ích tốt nhất của trẻ em: Tất cả các hành động của cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, tổ chức, cá nhân có liên quan đến trẻ em cần tính đến đầy đủ lợi ích tốt nhất của trẻ em. Nhà nước phải đem lại cho trẻ em sự chăm sóc đầy đủ trong trường hợp cha mẹ hoặc những người khác có trách nhiệm không làm được việc ấy. Các quốc gia thành viên phải thi hành tất cả những biện pháp lập pháp, hành pháp chính thích hợp để thực hiện những quyền của trẻ em được thừa nhận trong Công ước.

2.2.2 Giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật.

Những thiếu sót trong áp dụng pháp luật khi định tội danh và quyết định hình phạt trong có nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm khách quan và chủ quan. Trong đó nguyên nhân khách quan là chủ yếu dẫn đến những hạn chế, thiếu sót trong định tội danh cũng như áp dụng hình phạt từ các quy định tùy nghi được áp dụng chưa phù hợp và chưa thống nhất ở nhiều nơi. Còn nguyên nhân chủ quan là những nguyên nhân thuộc về người tiến hành tố tụng mà cụ thể là Tòa án xét xử thực hiện không đúng các yêu cầu của pháp luật khi định tội danh cũng như khi quyết định hình phạt.

Do đó cần sớm ban hành các hướng dẫn áp dụng các tình tiết định tội đã quy định tại Điều 142 BLHS 2015 mà hiện tại vào ngày 01 tháng 10 năm 2019, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao ban hành Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐTP về hướng dẫn áp dụng một số quy định tại các Điều 141,142, 143, 144, 145, 146, 147 của Bộ luật Hình sự và việc xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi đã phần nào góp phần hạn chế việc định

tội danh sai trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử nhóm tội phạm xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi.

Tuy nhiên tại Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐTP lại chưa có hướng dẫn về tình tiết định khung quy tại điểm e khoản 3 Điều 142 BLHS 2015 “Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội”, nên khi áp tình tiết định khung này sẽ gặp khó khăn trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử. Bởi lẽ, hành vi việc biết mình bị nhiễm HIV trên thực tiễn không có cơ sở pháp lý xác định thế nào là “biết mình bị nhiễm HIV” khi chưa được cơ quan có thẩm quyền khẳng định bằng các xét nghiệm y khoa.Tình tiết này nếu nhìn dưới góc độ xã hội thì chúng ta có thể quan sát bằng mắt thường trong quá trình sinh hoạt của người phạm tội và từ đó có thể nhận định gần như chính xác các đối tượng có khả năng bị nhiễm HIV mà không cần có kết luận y tế, nếu các cơ quan có thẩm quyền không sớm có văn bản hướng dẫn cụ thể chi tiết rò ràng thì dễ dẫn đến áp dụng không đúng tình tiết này khi xử lý các đối tượng phạm tội.

Bên cạnh đó, từ việc theo dòi thông tin từ thực tiễn không thống nhất giữa các lần xét nghiệm, thậm chí là trái ngược nhau vì có những trường hợp người bị nhiễm HIV còn trong giai đoạn cửa sổ (Giai đoạn cửa sổ của HIV là khoảng thời gian giữa thời điểm phơi nhiễm HIV - virus xâm nhập vào cơ thể, cho đến khi phát hiện HIV bằng các xét nghiệm. Hầu hết có thể phát hiện ra sự phát triển của kháng thể HIV trong vòng 23-90 ngày sau khi nhiễm bệnh) thì thường chưa xét nghiệm ra đã nhiễm HIV hay không. Thực tiễn có nhiều trường hợp khi làm các xét nghiệm y khoa có thể do nhầm lẫn hoặc vài nguyên nhân khác nhau dẫn đến kết quả xét nghiệm sai làm cho người phạm tội sau khi xét nghiệm có kết quả dương tính dẫn đến sự bất cần và sống buông thả sa vào con đường tệ nạn. Đặc biệt nảy sinh ý định mong muốn ai cũng như mình nên thực hiện hành vi hiếp dâm mà nạn nhân dưới 16 tuổi, sau khi bản án tuyên xử với tình tiết định khung “biết mình nhiễm HIV” đã có hiệu lực và các lần xét nghiệm sau đó đều âm tính thì hậu quả pháp lý của

người phạm tội này sẽ xử lý như thế nào. Hoặc trường hợp hung thủ bằng cách nào đó mà biết mình nhiễm HIV, sau đó thực hiện hành vi hiếp dâm. Nhưng trong suốt quá trình điều tra, truy tố, xét xử đối tượng vẫn không thừa nhận biết mình bị nhiễm HIV trước khi phạm tội, kết quả xét nghiệm dương tính với HIV là do cơ quan tố tụng trưng cầu giám định sau khi hành vi đã thực hiện, điều này sẽ gây khó khăn khi xử lý người làm tội.

Bên cạnh đó Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐTP chưa hướng dẫn cụ thể độ tuổi. Bởi độ tuổi của bị hại chính là dấu hiệu bắt buộc đối với cấu thành Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi vì tội danh này là trường hợp đặc biệt của Tội hiếp dâm, nên cùng một hành vi mà nạn nhân khác nhau về độ tuổi dưới 16 hoặc từ đủ 16 thì tội danh sẽ khác nhau. Bên cạnh đó vấn đề độ tuổi của người thực hiện hành vi hiếp dâm cũng rất quan trọng và dẫn đến oan sai trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Độ tuổi chịu TNHS của tội danh này là từ đủ 14. Thực tiễn các cơ quan tiến hành tố tụng thường quan tâm đến việc xác định tuổi của bị hại, mà ít lưu tâm đến việc xác định độ tuổi thật của người phạm tội, việc căn cứ vào giấy khai sinh hoặc các giấy tờ khác để xác định tuổi sẽ không đame bảo tính khác quan.

Cũng không loại trừ trường hợp cha mẹ sinh con ra được một vài tuổi thì bé chết trong khi giấy của bé vẫn còn, sau đó nhặt được trẻ sơ sinh bỏ rơi hoặc có người vừa sinh con ra không đủ điều kiện nuôi rồi đem cho cha mẹ này để nuôi dưỡng, sẵn có giấy tờ và tình thương đứa con vừa chết, nên cha mẹ này dùng giấy tờ của đứa con đã chết sử dụng cho đứa con nuôi, những người xung quanh không biết sự thật bên trong mà chỉ biết bé là con ruột cha mẹ này. Đến khi lớn lên người này thực hiện hành vi phạm tội và trong quá trình quá trình điều tra, truy tố, xét xử chỉ căn cứ vào giấy tờ thì đủ 14 tuổi, nhưng thực tế dưới 14 tuổi có khi đến 1, 2 năm.

Vì vậy, nếu căn cứ độ tuổi theo điều 417 BLTTHS năm 2015 và Thông tư số 06/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH để xác định

độ tuổi sẽ không chính xác cho tất cả các trường hợp khi có hành vi vi phạm pháp luật phát sinh .

Do đó việc quy định như khoản 2 Điều 417 nêu trên chỉ được áp dụng đối với người bị buộc tội, vì theo nguyên tắc có lợi cho họ và vấn đề này đối với cách xác định ngày, tháng năm sinh của người bị hại, nếu quy định chung trong cùng khoản 2, Điều 417 BLTTHS năm 2015 sẽ gây bất lợi cho người bị buộc tội trong một số trường hợp cụ thể mà tuổi của người bị hại sẽ quyết định là có tội hay không có tội.

Theo quan điểm của tác giả cho rằng quy định tại khoản 2 Điều 417 BLTTHS năm 2015 là bất lợi cho người bị buộc tội. Bởi lẽ, giả sử như trên thực tế người bị hại có ngày sinh trước ngày của ngày cuối cùng của tháng (hoặc của tháng trong quý…), nhưng do cơ quan chức năng không xác định được chính xác trên thực tế; trong khi đó, vì muốn người bị buộc tội phải chịu khả năng hình phạt cao hơn mà bị hại hoặc người có liên quan không trung thực trong việc khai báo ngày sinh, thì điều đó sẽ gây khả năng nguy cơ bất lợi cao hơn cho người bị buộc tội. Đây là một trường hợp hoàn toàn có thể xảy ra trên thực tế. Còn nếu đã xác định ngày, tháng năm sinh của người bị buộc tội mà lại xác định ngày, tháng sinh của người bị hại, ngược lại so với quy định tại khoản 2 Điều 417, thì người bị hại cũng sẽ bị thiệt thòi.

Do vậy, theo tác giả cho rằng nếu áp dụng khoản 2 Điều 417 của BLTTHS năm 2015 thì cần lưu ý đến 03 trường hợp có thể xảy ra như sau:

Thứ nhất, trường hợp không xác định được rò, ngày, tháng sinh của người bị buộc tội, thì sẽ có lợi hơn cho người bị buộc tội.

Thứ hai, trường hợp không xác định được rò, ngày, tháng sinh của bị hại, thì sẽ bất lợi hơn cho người bị buộc tội. Còn giả sử, nếu áp dụng như Điều 12 Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-VKSTC-TANDTC-BCA-BTP- BLĐTBXH ngày 12/7/2011, thì sẽ gây thiệt thòi hơn cho bị hại.

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 25/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí