Các Biến Số Về Kiến Thức, Thái Độ, Thực Hành Phòng Chống Sốt Rét

2.4.5.2. Kỹ thuật sinh học phân tử (PCR)

Kỹ thuật PCR là kỹ thuật sinh học phân tử [114], có độ nhạy (>90%) và độ đặc hiệu (100%), chính xác cao, có khả năng phát hiện được những trường hợp có mật độ nhiễm KST thấp (<1KST/l máu), có thể phân tích được tất cả các mẫu thu lượm từ thực địa [46].

Máy và kỹ thuật phân tích PCR: các máy móc, kỹ thuật chuẩn của Nhật Bản.


Mẫu phân tích PCR được gửi sang Trung tâm y học nhiệt đới, trường Đại học Nagasaki (Nhật Bản) và được các giáo sư theo dõi, phân tích.

2.4.5.3. Khám lâm sàng


Thăm khám lâm sàng: phát hiện sốt, lách sưng theo hướng dẫn chẩn đoán và

điều trị của Bộ Y tế năm 2009 [3].


Thành viên: thành lập các đội điều tra gồm có cán bộ y tế tỉnh, huyện, xã. Các thành viên được huấn luyện phương pháp thống kê và nội dung, kỹ thuật điều tra, phân tích số liệu. Mỗi đoàn có 1 bác sĩ, 1 kỹ thuật viên, 1 điều dưỡng.

Nội dung khám: phát hiện bệnh nhân có sốt, phân loại sốt theo nguyên nhân bệnh lý, ghi nhận bệnh nhân có triệu chứng bị sốt rét lâm sàng.

- Lấy lam máu tất cả những người có sốt và không sốt.


- Người có sốt được xét nghiệm và điều trị theo kết quả.


2.4.5.4. Điều tra muỗi truyền bệnh sốt rét


Theo kỹ thuật chuẩn của TCYTTG và của Viện Sốt rét-KST-CT Trung ương bằng 7 phương pháp [69]:

Mồi người trong nhà, mồi người ngoài nhà; Bẫy đèn trong và ngoài nhà;


Soi trong nhà ngày, soi trong nhà đêm, soi chuồng gia súc bằng đèn pin để bắt.

Tính mật độ muỗi: con/giờ/người và con/đèn/đêm.


Điều tra mỗi năm 2 đợt liên tục trong các năm nghiên cứu vào đầu và cuối mùa mưa vào tháng 3-4 và tháng 9-10. Tại xã can thiệp và xã chứng


2.4.5.5. Vật liệu và công cụ thu thập số liệu

Kính hiển vi, lam kính, kim chích máu, bông, cồn, nhiệt kế, Giemsa, dầu soi.

Test chẩn đoán nhanh sốt rét: nhiệt kế, máy đo huyết áp, ống nghe; Thuốc sốt rét các loại. Tuýp bắt muỗi, đèn pin, bẫy đèn;

Phiếu theo dõi tình hình bệnh nhân sốt rét hàng tháng tại thôn bản, xã; Phiếu theo dõi tình hình di biến động dân cư tại thôn bản, xã;

Phiếu điều tra KAP. Phiếu điều tra côn trùng. Phiếu hồi cứu số liệu sốt rét.

2.4.6. Định nghĩa các biến số nghiên cứu

2.4.6.1. Bệnh nhân sốt rét

Bệnh nhân xác định là mắc sốt rét và BNSR lâm sàng được xác định và thống kê theo “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sốt rét” của Bộ Y tế năm 2009 [3].

- Bệnh nhân xác định là mắc sốt rét: Xét nghiệm lam máu có ký sinh trùng sốt rét hoặc các que thử tét nhanh dương tính.

- Bệnh nhân sốt rét lâm sàng: có 4 tiêu chuẩn sau:

Hiện có sốt ( 37,50C) hoặc sốt trong vòng 3 ngày gần đây. Không giải thích được nguyên nhân gây sốt khác

Đang ở hoặc qua lại vùng sốt rét trong vòng 2 năm gần đây. Có cơn sốt rét.

Điều trị bằng thuốc sốt rét có đáp ứng tốt trong vòng 3 ngày.

Bệnh nhân sốt rét ác tính: Là bệnh nhân sốt rét có 1 hay các biến chứng: hôn mê, co giật, xuất huyết dưới da, đái huyết cầu tố, vàng da vàng mắt [3].

- Người có ký sinh trùng sốt rét:

Là những người có hoặc không có SRLS nhưng xét nghiệm có ký sinh trùng sốt rét trong máu.

- Lách sưng do sốt rét:

Lách sưng do sốt rét được đánh giá từ độ I đến độ IV theo phương pháp khám lách thường quy [3], [4].

- Bệnh nhân mắc sốt rét có tiền sử đi Lào: Là những người có quốc tịch Việt Nam ở tại các xã nghiên cứu sang Lào: Trước khi đi họ không bị sốt, KSTSR (-); Khi trở về cách ngày đi ít nhất 8 ngày họ bị sốt và được xét nghiệm có KSTSR (+).

2.4.6.2. Các biến số về véc tơ sốt rét

Muỗi thu thập được xác định thành phần loài.

Tính mật độ là: số muỗi (con)/giờ/người, cả mồi người hoặc soi bắt; nếu bẩy

đèn thì tính mật độ con/đèn/đêm.

2.4.6.3. Các biến số về kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống sốt rét

- Kiến thức đúng: người dân trả lời đúng theo nội dung sau:

+ Về nguyên nhân gây bệnh sốt rét: Bệnh sốt rét là do muỗi truyền

+ Về tác hại của bệnh sốt rét: Thiếu máu, sẩy thai, chết

+ Về cách phòng chống bệnh sốt rét: Phun thuốc diệt muỗi, ngủ màn

+ Người dân có kiến thức chung đúng: trả lời đúng, đủ 3 nội dung trên

- Kiến thức chưa đúng về phòng chống sốt rét:

Về nguyên nhân gây bệnh sốt rét: Do ruồi, nước độc, do đi rừng

- Thái độ đúng về phòng chống sốt rét: Người dân trả lời đồng ý thực hiện về ngủ màn, phun thuốc diệt muỗi.

- Thái độ chưa đúng về phòng chống sốt rét:

Người dân chưa trả lời đồng ý thực hiện về ngủ màn, phun thuốc diệt muỗi.

- Thực hành đúng 4 nội dung về phòng chống sốt rét:

+ Người dân có ngủ màn thường xuyên;

+ Trong nhà có phun hoá chất diệt muỗi;

+ Và/ hoặc Khi bị sốt thì họ đi đến cơ sở y tế để khám;

+ Và/ hoặc có uống thuốc điều trị sốt rét đúng liều, khi mắc sốt rét

- Thực hành về phòng chống sốt rét chưa đúng: Người dân tự ra các hiệu thuốc để mua thuốc uống khi bị sốt, không ngủ màn, không cho phun hoá chất, số người sang Lào nhưng không hoặc ít ngủ màn, ngủ đêm ở rừng không ngủ màn.

- Người giao lưu: là những người đi vào rừng, qua lại biên giới có ở lại.

2.4.6.4. Các biến số về yếu tố môi trường

Các yếu tố môi trường trong khu vực liên quan đến bệnh sốt rét được nghiên cứu là: yếu tố sinh địa cảnh, các yếu tố thời tiết.

- Yếu tố sinh địa cảnh: dựa theo phân vùng sốt rét [34], [44]. Xác định vùng sinh địa cảnh theo các yếu tố: sinh cảnh, độ cao, khe suối.

- Khoảng cách từ nhà đến rừng: Chia 2 mức <500 m và ≥500 m. Rừng càng gần nhà thì muỗi sốt rét (An.dirus) càng nhiều và tỷ lệ mắc sốt rét càng cao. Chúng tôi thực hiện bằng quan sát của nhóm điều tra và đánh giá bằng số liệu thực tế chứ không qua phỏng vấn; Ước lượng khoảng cách bằng: chiều dài của ngôi nhà = 1 lần x số lần = số m

- Các yếu tố thời tiết: mô tả yếu tố thời tiết theo các tháng trong năm bằng các chỉ số: lượng mưa (tính bằng mm), độ ẩm (tính bằng %), nhiệt độ (0C)

Các chỉ số là trị số trung bình 12 tháng trong 3 năm (2009-2011).

2.4.6.5. Các biến số về xã hội có liên quan đến bệnh sốt rét

Qui định chung về vệ sinh môi trường:

- Hộ có chuồng gia súc xa nhà: Chuồng gia súc thường là nơi tập trung muỗi đến đốt gia súc, càng gần nhà thì càng có nguy cơ muỗi đốt người. Tiêu chí chuồng gia súc phải cách nhà >50m. Chúng tôi thực hiện bằng quan sát của nhóm điều tra và đánh giá bằng số liệu thực tế chứ không qua phỏng vấn.

Ước lượng khoảng cách bằng: chiều dài của ngôi nhà = 1 lần x số lần = số m

- Hộ không có bụi rậm, nước đọng: Là nơi muỗi trú đậu và sinh sản. Tiêu chí hộ không có bụi rậm, nước đọng gần nhà, cách nhà >50m. Thực hiện như trên.

2.4.7. Đạo đức nghiên cứu

Đối tượng tham gia trong nghiên cứu (cả 2 nhóm) sẽ được khám, xét nghiệm chẩn đoán sốt rét và được điều trị miễn phí khi bị mắc sốt rét.

2.4.8. Phân tích xử lý số liệu

Số liệu thu thập được trong nghiên cứu sẽ được nhập và phân tích theo phương pháp thống kê sinh y học. Mô tả mối liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ và bệnh sốt rét bằng test 2, giá tri p chọn ngưỡng p<0,05.

Xử lý bằng phần mềm SPSS 14.5, EPI-INFO 7.0.

Vẽ biểu đồ ca bệnh bằng GIS, bản đồ địa điểm nghiên cứu bằng Google.

2.5. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CAN THIỆP

2.5.1. Phương pháp, đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.5.1.1. Phương pháp nghiên cứu can thiệp

Nghiên cứu can thiệp cộng đồng có đối chứng, gồm

So sánh trước can thiệp của nhóm can thiệp và nhóm chứng. So sánh trước và sau can thiệp của nhóm chứng.

So sánh trước và sau can thiệp của nhóm can thiệp.

So sánh sau can thiệp của nhóm can thiệp và nhóm chứng.

2.5.1.2. Đối tượng nghiên cứu

Người dân sinh sống tại 4 xã vùng biên giới được chia thành 2 nhóm:

Nhóm can thiệp: đối tượng là người dân tại xã biên giới, nam và nữ, đủ mọi lứa tuổi, các dân tộc Vân Kiều, Pa Kô và Kinh,....sinh sống liên tục trong 3 năm (trong thời gian nghiên cứu).

Nhóm chứng: đối tượng là người dân tại xã biên giới cùng các đặc điểm trên

2.5.1.3. Địa điểm nghiên cứu

Tại 4 xã biên giới: xã Xy, xã Thuận; xã Thanh và xã A Xing, huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị.

2.5.1.4. Thời gian nghiên cứu

Điều tra ngang xác định tỷ lệ hiện mắc sốt rét, kiến thức thái độ, thực hành phòng chống sốt rét trước can thiệp là tháng 1/2010 và sau can thiệp tháng 1/2012

Điều tra qua theo dõi dọc trong quá trình can thiệp thực hiện mô hình phát hiện điều trị sốt rét và quản lý người dân đi rừng ngủ rẫy, giao lưu biên giới tại hộ gia đình của 2 xã can thiệp từ tháng 1/2010 - tháng 1/2012

2.5.2. Cỡ mẫu nghiên cứu can thiệp

Cỡ mẫu được tính theo công thức ước lượng sự khác biệt của 2 tỷ lệ [21].

p1 (1- p1) + p2 (1- p2)

n = (α, )


(p1- p2)2

Trong đó: n là cỡ mẫu của mỗi nhóm


= 0,05 tương ứng với độ tin cậy 95%.


= 0,20 tương ứng với hiệu lực mẫu 80%.


, ) = 7,9 là giá trị tương ứng với các giá trị α và β ở trên.


p1: Tỷ lệ sốt rét của nhóm can thiệp vào cuối thời điểm nghiên cứu. p2: Tỷ lệ sốt rét của nhóm đối chứng vào cuối thời điểm nghiên cứu. Dự kiến sau hai năm nghiên cứu.

p1 = 0,01 nhóm can thiệp sẽ giảm tỷ lệ 3,3% xuống còn 1% và p2 = 0,02 nhóm đối chứng sẽ giảm từ 3,3% xuống còn 2%.

Tính ra n = 2.330, thêm 10% sai số và làm tròn số ta có cỡ mẫu nghiên cứu cho mỗi nhóm là n1 = n2 = 2.600 người. Thực tế nghiên cứu được thực hiện trên toàn bộ dân số của nhóm can thiệp (4.271 người) và nhóm chứng (5.150 người).

2.5.3. Kỹ thuật chọn mẫu


Qua điều tra ngang, đã chọn 4 xã biên giới có tỷ lệ mắc sốt rét cao nhất trong số 12 xã biên giới và theo các tiêu chí của xã biên giới trên.

Chọn 2 xã can thiệp và 2 xã chứng, như sau: bốc thăm ngẫu nhiên 2 xã có tỷ lệ mắc sốt rét cao nhất và 2 xã có tỷ lệ mắc sốt rét thấp hơn. Kết quả: nhóm can thiệp: Xã Thuận, xã Xy; nhóm chứng: xã Thanh, xã A Xing.

Nhóm can thiệp là 2 xã Thuận, xã Xy: gồm 17 thôn của với 823 hộ, dân số là

4.271 người và phòng chống sốt rét mở rộng tương ứng sang 7/7 thôn của 2 huyện Sê Pôn, Nòng, tỉnh Savannakhet (Lào) đối diện với 2 xã.

Nhóm chứng là xã Thanh, xã A Xing với 17 thôn, 996 hộ, dân số 5.150 người.

Chỉ PCSR cho 3/5 thôn đối diện của huyện Sê Pôn, tỉnh Savannakhet (Lào).


Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống SR:

- Tỷ lệ có kiến thức

đúng

- Tỷ lệ có thái độ đúng

- Tỷ lệ có thực hành

đúng về PCSR


Tỷ lệ mắc sốt rét

2.4.3.4. Các biến số trong nghiên cứu can thiệp


BIẾN ĐỘC LẬP

BIẾN TRUNG GIAN

BIẾN PHỤ THUỘC


Người dân


- Tuổi

- Giới

- Dân tộc


- Trình độ học vấn

- Nghề nghiệp

- Khí hậu, thời tiết

- Giao lưu biên giới.

- Đi rừng ngủ rẫy.

- Kiến thức, thái độ, thực

hành PCSR


Tình hình mắc bệnh SR


- BNSR, SRAT, lách sưng,

- KSTSR.


- Tình hình mắc sốt rét do

giao lưu biên giới


Mật độ, loài véc tơ sốt rét




Tổ chức quản lý tại trạm y tế


xã PCSR thường quy

- XN lam máu, điều trị tại

trạm y tế

- Phun hoá chất


- Cấp màn toàn dân.

- Truyền thông GDSK,

VSMT PCSR

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

Nghiên cứu thực trạng sốt rét và đánh giá kết quả can thiệp phòng chống sốt rét tại một số xã biên giới của huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị - 6

Sơ đồ 2.2. Các biến số nghiên cứu can thiệp phòng chống sốt rét tại hộ gia đình

2.5.5. Xây dựng mô hình phòng chống sốt rét tại hộ gia đình vùng biên giới và mở rộng phối hợp phòng chống sốt rét 2 bên biên giới

2.5.5.1. Căn cứ xây dựng mô hình

Theo kế hoạch của chương trình phòng chống sốt rét quốc gia.

Căn cứ tình hình mắc sốt rét tại các xã vùng biên giới của huyện Hướng Hoá.

Căn cứ khả năng nguồn lực và năng lực tổ chức quản lý PCSR của ngành y tế tỉnh, huyện, trạm y tế các xã và nhân viên y tế thôn bản.

Căn cứ khả năng phối hợp xã hội hoá nguồn lực của các tổ chức đoàn thể, quân y bộ đội biên phòng; các cơ sở y tế phía Lào.

Phù hợp với nhu cầu thực tế của các xã biên giới: cần thực hiện các hoạt động quản lý, theo dõi, phát hiện điều trị và phòng sốt rét tại hộ gia đình người dân ở các xã biên giới; qua thực tế Dự án PCSR quốc gia khi thực hiện tại các trạm y tế xã chưa quan tâm, chưa giao nhiệm vụ rõ ràng và chưa triển khai thực hiện nhân viên YTTB quản lý sốt rét tại hộ gia đình một cách hợp lý và khoa học.

Căn cứ văn bản pháp lý ký kết hợp tác giữa 2 Sở Y tế Quảng Trị, Việt Nam và Savannakhet, Lào về việc phối hợp các hoạt động y tế giữa 2 tỉnh, điều trị cho bệnh nhân là người Lào sang Quảng Trị để khám và chữa bệnh.

2.5.5.2. Nguyên tắc thực hiện mô hình can thiệp

- Hoạt động can thiệp với vai trò chỉ đạo (không làm thay)

- Can thiệp theo hướng dự phòng (các hoạt động đáp ứng được nhu cầu thực tế đặc trưng của người đồng bào dân tộc xã biên giới về quản lý, theo dõi giám sát về phát hiện sớm, điều trị sớm và chủ động tại hộ gia đình).

- Có đủ nguồn lực để thực hiện các hoạt động của YTTB tại hộ gia đình như: Tổ chức quản lý mạng lưới nhân viên YTTB, kinh phí, phương tiện kỹ thuật cơ bản: lam kính, kim chích máu, test chẩn đoán nhanh, các loại sổ sách biểu mẫu báo cáo.

- Phù hợp với năng lực và tinh thần trách nhiệm của cán bộ trạm y tế xã, nhân viên YTTB và sự quan tâm của chính quyền, đoàn thể về xã hội hoá công tác y tế.

- Các hoạt động của mô hình có tính khả thi và duy trì, nhân rộng mô hình cho các xã khác có cùng điều kiện.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/11/2022