Thực Trạng Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Cho Giáo Viên Thpt Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới, Huyện Mèo Vạc,


Bảng 2.11. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang


TT

Kiểm ra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới, huyện Mèo Vạc,

tỉnh Hà Giang

Mức độ thực hiện

Mức độ hiệu quả

CBQL

GV

CBQL

GV

ĐTB

ĐTB

ĐTB

ĐTB

1

Kiểm tra mức độ thực hiện tiến trình bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo

viên THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới

23

2.56

128

2.4

22

2.4

123

2.3

2

Kiểm tra mức độ thực hiện nội dung, chương trình bồi dưỡng năng lực dạy học

cho giáo viên THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

24

2.67

115

2.16

23

2.56

111

2.09

3

Kiểm tra đánh giá về tinh thần, thái độ, ý thức của khi tham gia bồi dưỡng

năng lực dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

22

2.4

118

2.2

20

2.2

106

2.0

4

Kiểm tra kết quả thực hiện các phương pháp, hình thức bồi dưỡng

20

2.2

114

2.1

18

2.0

109

2.05

5

Kiểm tra kết quả đạt được sau bồi dưỡng so với dự kiến ban đầu

21

2.3

110

2.07

19

2.1

108

2.03

6

Kiểm tra mức độ hài lòng của giáo viên sau bồi dưỡng

21

2.3

107

2.01

20

2.2

102

1.9

7

Kiểm tra công tác quản lý bồi dưỡng

17

1.89

80

1.5

16

1.78

77

1.45


Trung bình chung


2.33


2.06


2.17


1.97

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.


61

2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên Trung học phổ thông huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Để tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đối với việc quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên Trung học phổ thông huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 12, phụ lục 1,2. Kết quả thu được như sau:

Biểu đồ 2 3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực dạy 1

Biểu đồ 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên Trung học phổ thông huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đối với thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, theo chương trình giáo dục phổ thông mới chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi yếu tố động cơ, hứng thú, tính tích cực tham gia bồi dưỡng của đội ngũ giáo viên THPT (ĐTB: 2.75); Xếp ở vị trí thứ hai là yếu tố Các điều kiện môi trường làm việc, cơ sở vật chất phục vụ bồi dưỡng (ĐTB:2.6); Tiếp đến là yếu tố Năng lực của đội ngũ CBQL (ĐTB: 2.5); Ở vị trí thứ tư là yếu tố thuộc về các chủ trương, chính sách đối với giáo viên tham gia bồi dưỡng (ĐTB: 2.43). Yếu tố có ảnh hưởng ở mức thấp nhất là Năng lực của báo cáo viên (ĐTB: 2.37).

Có thể thấy rằng hiệu quả quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT huyện Mèo vạc, tỉnh Hà Giang chịu ảnh hưởng của cả yếu tố chủ quan và khách quan, trong đó yếu tố thuộc về tinh thần, thái độ tham gia bồi dưỡng của giáo viên THPT có ảnh hưởng nhiều nhất đến hiệu quả quản lý hoạt động này. Thực tế cho thấy CBQL là lực lượng nòng cốt trong xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện và quyết định đến hiệu quả công tác BD giáo viên theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Tuy nhiên, để việc quản lý công tác bồi dưỡng được thuận lợi, rất cần có sự hợp tác từ bản thân giáo viên, những người tham gia bồi dưỡng. Sự tích cực, tự giác của đội ngũ giáo viên tham gia bồi dưỡng giúp cán bộ quản lý dễ dàng hơn rất nhiều trong việc triển khai thực hiện nội dung bồi dưỡng, từ công tác tổ chức thực hiện đến chỉ đạo thực hiện.

Môi trường, điều kiện vật chất phục vụ bồi dưỡng cũng là yếu tố được đánh giá ảnh hưởng ở mức cao đối với công tác bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT ở huyện Mèo vạc, tỉnh Hà Giang. Trên thực tế, công tác bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tại huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang gặp phải một số khó khăn về cơ sở vật chất như địa điểm bồi dưỡng, điều kiện máy móc, hệ thống mạng phục vụ bồi dưỡng đều có những bất cập. Hiện nay các khóa bồi dưỡng thường được tổ chức tập trung theo đợt tại trung tâm huyện, song do địa bàn Mèo Vạc, việc đi lại của giáo viên gặp nhiều khó khăn, điều này khiến công tác tổ chức lớp cũng bị ảnh hưởng.

Đội ngũ cán bộ quản lý cấp Sở, Trường, đa số đều qua các lớp đào tạo về nghiệp vụ quản lý, song vẫn còn một bộ phận CBQL năng lực quản lý còn bộc lộ những yếu kém như: Khả năng tổ chức lớp, khả năng lập kế hoạch, khả năng chỉ đạo thực hiện... Do vậy, việc tìm ra biện pháp để tăng cường năng lực cho đội ngũ CBQL cũng là vấn đề then chốt hiện nay.

Hơn nữa trong công tác quản lý BD NLDH cho giáo viên THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang cần có các giải pháp đồng bộ để phát huy những mặt mạnh của địa phương và hạn chế những nguyên nhân ảnh hưởng một cách toàn diện là bài toán cần có sự giải đáp đối với giáo dục của huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang trong tình hình hiện nay. Đặc biệt, là việc xây dựng chính sách hỗ trợ đối với giáo viên tham gia bồi dưỡng. Huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang nói chung, các trường THPT trên địa bàn huyện Mèo Vạc nói riêng cần có

những chính sách hỗ trợ giáo viên tham gia bồi dưỡng năng lực dạy học một cách phù hợp, tạo động lực để giáo viên tích cực ứng dụng những kiến thức, kỹ năng đã được bồi dưỡng vào thực tiễn dạy học và giáo dục.

Tóm lại: Công tác quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT huyện Mèo vạc, tỉnh Hà Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới chịu ảnh hưởn của cả yếu tố chủ quan và khách quan, trong đó tinh thần, thái độ tham gia bồi dưỡng của giáo viên THPT; cơ sở vật chất, điều kiện phục vụ bồi dưỡng và năng lực quản lý của CBQL là ba yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất.

2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý bồi dưỡng giáo viên THPT theo chuẩn nghề nghiệp

Trong những năm gần đây, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đã triển khai các hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới theo nghị quyết số 29 TW và đã đạt được một số kết quả nhất định, đặc biệt là sự đổi mới về nội dung, hình thức và phương pháp bồi dưỡng. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế như:

Việc triển khai nội dung bồi dưỡng đôi khi vẫn mang tính áp đặt, chủ quan từ cán bộ quản lý, chưa dựa trên việc khảo sát nhu cầu của giáo viên.

Việc thay đổi hình thức bồi dưỡng như: Tăng cường bồi dưỡng trực tuyến, kết hợp bồi dưỡng trực tiếp và trực tuyến, bồi dưỡng thông qua sinh hoạt chuyên môn đã bắt đầu tạo ra được những dấu ấn tốt, song do điều kiện về địa bàn, hệ thống mạng Internet, trình độ tin học của một số giáo viên đã khiến những hình thức bồi dưỡng này chưa phát huy được hết hiệu quả của nó.

Phương pháp bồi dưỡng cũng được đa dạng hóa song một số phương pháp mới chưa thực sự được học viên đón nhận như phương pháp dạy học trải nghiệm, dạy học dự án...

Công tác lập kế hoạch quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT đã được quan tâm nhưng vẫn bộc lộ hạn chế về sự thiếu bao quát, đặc biệt là với các nội dung bồi dưỡng. Nguyên nhân sâu xa là do một số nội dung bồi dưỡng không dựa trên kết quả khảo sát nhu cầu, mong muốn của giáo viên THPT, vẫn mang tính áp đặt. Việc Xác định các nguồn lực cần huy động phục vụ công tác bồi dưỡng năng lực DH cho GV THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới; Xác định sản phẩm cần đạt

được sau bồi dưỡng năng lực DH cho GV THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới; Xác định những yêu cầu đối với báo cáo viên là những nội dung được cả CBQL và GV đánh giá ở thấp về cả mức độ thực hiện và nội dung thực hiện.

Công tác tổ chức bồi dưỡng NLDH cho GVTHPT huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới đã được thực hiện khá thường xuyên và đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, Huy động các nguồn lực thực hiện chế độ chính sách cho giáo viên và đảm bảo các điều kiện bồi dưỡng; Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới là hai nội dung được đánh giá chưa cao đặc biệt về hiệu quả thực hiện. Nguyên nhân được xác định theo ý kiến của Thầy giáo Trần Bách Tùng, Hiệu trưởng trường THPT Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang là do: Một số nội dung Sở giáo dục triển khai trực tiếp, không thông qua khảo sát nhu cầu của giáo viên trong huyện; Việc huy động nguồn lực thực hiện chế độ chính sách cho giáo viên tham gia bồi dưỡng chưa hiệu quả bởi Mèo Vạc là một trong những tỉnh nghèo của Hà Giang, do đó việc huy động nguồn lực đặc biệt là sự hỗ trợ về kinh tế để đảm bảo chính sách cho giáo viên tham gia bồi dưỡng là một trong những vấn đề hiện chưa có phương án giải quyết.

Việc chỉ đạo bồi dưỡng NLDH cho GVTHPT huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đã bước đầu được đánh giá cao song chưa thực sự đồng bộ ở các nội dung chỉ đạo như: Chỉ đạo nâng cao năng lực và ý thức trách nhiệm cho báo cáo viên; Chỉ đạo đánh giá kết quả bồi dưỡng; Chỉ đạo huy động nguồn lực phục vụ bồi dưỡng.

Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng NLDH cho GVTHPT huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới đã được thực hiện khá thường xuyên. Tuy nhiên, cán bộ quản lý bồi dưỡng thường tập trung nhiều hơn vào việc kiểm tra kết quả trong quá trình bồi dưỡng, thông qua phản hồi của giáo viên, qua kết quả học tập của học viên, qua ý kiến của báo cáo viên. Công tác kiểm tra kết qủa sau bồi dưỡng, cụ thể là việc giáo viên THPT vận dụng kết quả bồi dưỡng vào thực tế hoạt đọng dạy học như thế nào vẫn là một khoảng trống.

Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên được xác định là do:

Một bộ phận giáo viên chưa thực sự nhận thức được sự cần thiết của việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng năng lực dạy học trong bối cảnh hiện tại của việc áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới.

Một số cán bộ quản lý năng lực còn hạn chế, chưa dám đột phá trong việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng. Việc triển khai nội dung bồi dưỡng đôi khi vẫn thụ động, dựa theo văn bản của cấp trên, chưa gắn với nhu cầu của đội ngũ giáo viên nhà trường.

Cơ chế, chính sách cho giáo viên tham gia bồi dưỡng chưa đủ sách mạnh để tạo động lực, khuyến khích giáo viên tích cực hơn khi tham gia bồi dưỡng để từ đó xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho bản thân


Kết luận chương 2


Hoạt động bồi dưỡng NLDH cho GV THPT huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới đã đạt được một số kết quả nhất định song bên cạnh đó vẫn bộc lộ một số hạn chế về cả nội dung bồi dưỡng, hình thức bồi dưỡng, phương pháp bồi dưỡng. Trong đó, điểm hạn chế lớn nhất là việc lựa chọn một số nội dung bồi dưỡng chưa thực sự sát với nhu cầu của giáo viên. Một số hình thức và phương pháp bồi dưỡng mới như dạy học dự án, dạy học trải nghiệm, bồi dưỡng trực tuyến..chưa được giáo viên đón nhận và đánh giá cao về hiệu quả sử dụng.

Công tác quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới đã được triển hai ở tất cả các khâu từ Lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học, tổ chức thực hiện bồi dưỡng năng lực dạy học, chỉ đạo thực hiện hoạt động bồi dưỡng đến kiểm tra, đánh gia kết quả bồi dưỡng. Đánh giá chung của cán bộ quản lý và giáo viên THPT, các nội dung quản lý đều đã được thực hiện khá thường xuyên và có kết quả nhất định. Tuy nhiên, trong từng khâu của quá trình quản lý vẫn bộc lộ những hạn chế nhất định như: Xác định nhu cầu bồi dưỡng, huy động nguồn lực tham gia bồi dưỡng, xác định yêu cầu đối với báo cáo viên, đảm bảo các điều kiện phục vụ bồi dưỡng, việc kiểm tra kết quả bồi dưỡng sau khi khóa bồi dưỡng kết thúc cũng … chưa thực hiện tốt. Một số nguyên nhân đã được chỉ ra, bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và khách quan, trong đó ba nguyên nhân có ảnh hưởng nhiều nhất đến thực trạng quản lý bồi dương năng lực dạy học cho giáo viên THPT huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang gồm: Động cơ, hứng thú, tính tích cực tham gia hoạt động bồi dưỡng của đội ngũ GVTHPT, Các điều kiện môi trường làm việc, cơ sở vật chất phục vụ bồi dưỡng, Năng lực của đội ngũ CBQL.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN MÈO VẠC, TỈNH HÀ GIANG THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI

3.1. Nguyên tắc lựa chọn các biện pháp

3.1.1. Đảm bảo tính mục đích

Xác định đúng mục đích bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV THPT là nhằm nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới, do đó khi xây dựng biện pháp quản lí bồi dưỡng cần lấy mục đích bồi dưỡng làm căn cứ để đề xuất biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng NLDH cho giáo viên THPT. Đồng thời cần phải quán triệt những mục đích đó trong toàn bộ hoạt động bồi dưỡng.

Mục đích bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT là giúp giáo viên THPT nâng cao năng lực dạy học đáp ứng những yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới. Do đó, khi xác định nội dung bồi dưỡng để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cần phải dựa vào yêu cầu về năng lực cần có của giáo viên THPT để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới; đồng thời đối chiếu với năng lực hiện tại của giáo viên để xác định biện pháp tổ chức bồi dưỡng cho phù hợp.

Phải căn cứ vào tính đặc thù của đối tượng bồi dưỡng như trình độ, đặc trưng vùng miền, nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên...để đề xuất biện pháp tổ chức bồi dưỡng sao cho phù hợp, đáp ứng được mục đích bồi dưỡng đã đề ra.

3.1.2. Đảm bảo tính toàn diện, đồng bộ và thống nhất

Biện pháp đưa ra phải mang tính đồng bộ, toàn diện, tạo thành một chỉnh thể thống nhất. Thiếu sự toàn diện và đồng bộ sẽ không đem lại kết quả như mong muốn.

Sự toàn diện, đồng bộ thống nhất không chỉ thể hiện trong các khâu của quy trình quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT ở huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang cần đảm bảo tính toàn diện về nội dung triển khai ở tất cả khâu: từ lập kế hoạch quản lý hoạt động bồi dưỡng đến tổ chức chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá các hoạt động bồi dưỡng; giữa bồi dưỡng và tự bồi dưỡng… Đồng thời còn thể hiện ở việc các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng cũng phải nhất quán, liên quan chặt chẽ với nhau, tương tác, hỗ trợ, thúc đẩy nhau, cái này là cơ sở, là nền tảng, là động lực để cái kia phát triển và ngược lại kết quả của yếu tố này là tiền đề, là điều kiện để yếu tố kia hoàn thiện và phát triển.

Đảm bảo tính toàn diện còn thể hiện ở việc đảm bảo 100% giáo viên THPT được tham gia bồi dưỡng năng lực dạy học để có thể có đủ năng lực triển khai hoạt động dạy học theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới.

3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn

Các biện pháp quản lý BD năng lực dạy học cho giáo viên THPT là giúp giáo viên THPT theo chương tình giáo dục phổ thông mới phải xuất phát từ tình hình thực tiễn và phải dựa trên những yêu cầu của đổi mới giáo dục và yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của ngành giáo dục trong giai đoạn tới. Biện pháp phải phù hợp với đặc điểm, trình độ giáo viên, khả năng, nhu cầu, nguyện vọng bồi dưỡng của đội ngũ giáo viên và trình độ, kỹ năng quản lý của người quản lý.

Tính thực tiễn của các biện pháp quản lý BD năng lực dạy học cho giáo viên THPT là giúp giáo viên THPT theo chương tình giáo dục phổ thông mới đề ra phải sát hợp với đối tượng giáo viên, điều kiện cụ thể của từng nhà trường; Trong xây dựng, tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng cần xác định được nội dung bồi dưỡng nào cần thiết và đáp ứng được thực tiễn công việc hàng ngày của giáo viên, nội dung bồi dưỡng, cần linh hoạt, đa dạng liên hệ với các sự kiện thực tiễn phải mang tính thời sự, đang được giáo viên và xã hội quan tâm nhiều. Trong lựa chọn giảng viên bồi dưỡng cần quan tâm đến những giảng viên có kinh nghiệm thực tiễn trong giảng dạy và quản lý. Ngoài ra trong quá trình tổ chức bồi dưỡng cần đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng, quan tâm đầu tư tổ chức các hình thức bồi dưỡng gắn với thực tiễn giảng dạy như tham quan học tập, dự giờ rút kinh nghiệm. Quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả của hoạt động bồi dưỡng cũng cần phải chú ý đến các tiêu chí đánh giá mang tính thực tiễn trong giảng dạy.

3.1.4. Đảm bảo tính khả thi, tính hiệu quả

Một biện pháp đề xuất có tính khả thi tức là biện pháp quản lý đó phải có khả năng thực hiện trên thực tế, có khả năng tác động vào hoạt động của hệ thống chứ không chỉ dừng lại trên cơ sở lý thuyết. Việc bảo đảm tính khả thi, hiệu quả của các biện pháp quản lý là một yêu cầu rất quan trọng được đặt ra trong suốt quá trình quản lý.

Biện pháp quản lý BD năng lực dạy học cho giáo viên THPT là giúp giáo viên THPT theo chương tình giáo dục phổ thông mới phải dựa trên khoa học của quản lý và yêu cầu của hoạt động bồi dưỡng trong từng năm học. Biện pháp đó phải phù hợp với nhu cầu của giáo viên, phù hợp với trình độ nhận thức, hiểu biết của giáo viên.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/05/2023