Tổng Hợp Dấu Kết Quả Nghiên Cứu Tác Động Của Chính Sách Tiền Tệ Và Các Yếu Tố Khác Đến Mức Độ Chấp Nhận Rủi Ro.

ra rằng khi kinh tế trong giai đoạn tăng trưởng, các ngân hàng có xu hướng chấp nhận rủi ro ít hơn từ đó làm giảm tỷ lệ nợ xấu. Anjom and Karim (2015) tìm thấy bằng chứng quan hệ nghịch biến giữa GDP, tỷ suất sinh lợi và nợ xấu. Hanifan Fajar and Umanto (2017) trong một nghiên cứu cho 20 ngân hàng tại Indonesia từ quý 1 năm 2005 đến quý 4 năm 2014 đã kết luận về mối quan hệ nghịch biến giữa GDP và tỷ lệ nợ xấu, trong khi đó ROE lại có tác động tích cực. Các nghiên cứu thực nghiệm đánh giá tác động của các nhân tố đến nợ xấu khi GDP tăng thường đem lại tín hiệu trong gia tăng thu nhập của người đi vay giúp cải thiện chất lượng các khoản vay, mặt khác khi nền kinh tế suy thoái, tỷ lệ nợ xấu tăng vì tác động của tỷ lệ thất nghiệp cũng như sự sụt giảm trong khả năng trả nợ (Salas and Suarina, 2002; Ranjan and Dhal, 2003; Fofack, 2005; Jimenez and Saurina, 2005; Thalassinos và cộng sự, 2015).

Các yếu tố kinh tế vĩ mô có thể ức chế hành vi bầy đàn chủ ngân hàng liên quan đến rủi ro tín dụng trong tương lai. Rajan (1994) giải thích rằng hành vi bầy đàn của các nhà quản lý ngân hàng trong thời kỳ tăng trưởng có thể là một trong những lý do khiến các loại tài sản xấu (NPA – Non-Performing Assets) tích lũy ngay sau thời kỳ bùng nổ vì áp lực cạnh tranh. Trong chu kỳ kinh doanh phát triển, chất lượng cho vay có xu hướng tốt hơn và cạnh tranh về tiếp thị cho vay cao đến mức các ngân hàng giảm yêu cầu chất lượng. Khi chu kỳ kinh doanh chuyển từ bùng nổ sang phá sản, chất lượng cho vay giảm sút nhanh hơn. Koopman và Lucas (2004) đã sử dụng mô hình đa biến để phân tích các chu kỳ tín dụng và kinh doanh. Rủi ro tín dụng trong nghiên cứu Koopman và Lucas được định nghĩa là thất bại kinh doanh nên khi kinh doanh thất bại nhiều, ngân hàng sẽ gặp rủi ro tín dụng cao. Koopman và Lucas đã sử dụng mô hình này để mô tả mối liên hệ của các yếu tố rủi ro tín dụng liên quan đến nền kinh tế thực. Koopman và Lucas đã sử dụng dữ liệu về GDP thực tế, chênh lệch tín dụng và phá sản cho nền kinh tế Mỹ, nghiên cứu cho thấy một mối quan hệ tích cực giữa tăng lãi suất và tỷ lệ phá sản cũng như tiêu cực giữa tỷ lệ phá sản và GDP, có nghĩa là lãi suất cao làm tăng tỷ lệ phá sản và tăng trưởng kinh tế cao, làm giảm tỷ lệ phá sản.

Laeven và Majnoni (2003) và Floro (2010) tìm thấy mối quan hệ tiêu cực của dự phòng cho vay với tăng trưởng GDP cho các ngân hàng ở Hoa Kỳ, Nhật Bản

và châu Á. Điều này hàm ý dự phòng cho vay ít hơn trong giai đoạn tăng trưởng GDP.

Laeven và Majnoni (2003) và Bikker và Metzemakers (2005) đồng ý rằng dự phòng cho vay mang tính chất chu kỳ vì nó giúp củng cố sự ổn định của nền kinh tế. Các ngân hàng giữ các khoản dự phòng rủi ro cho vay tương đối cao hơn trong thời kỳ kinh tế suy thoái vì các khoản vay xấu xuất hiện nhiều hơn giai đoạn đó và ngược lại giữ ít các khoản dự phòng trong thời kỳ kinh tế phát triển. Điều này ngụ ý rằng biến động kinh tế là yếu tố quan trọng tác động dự phòng tổn thất cho vay ngân hàng. Pain (2003) điều tra các yếu tố giải thích sự gia tăng của các khoản dự phòng rủi ro cho vay của các ngân hàng lớn ở Anh và thấy rằng tăng trưởng GDP, lãi suất thực và tăng trưởng cho vay là những yếu tố dự báo quan trọng về mức độ dự phòng của các ngân hàng Anh.

Pool et al (2015) xem xét rủi ro tín dụng ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của ngân hàng và chu kỳ kinh doanh của các ngân hàng tại 12 quốc gia OECD và thấy rằng biến động chu kỳ kinh tế và cho vay ngân hàng là động lực quan trọng tác động đến dự phòng rủi ro cho vay. Ozili (2015) tìm thấy bằng chứng ủng hộ quan điểm theo chu kỳ, cho thấy mối quan hệ tiêu cực giữa các điều khoản ngân hàng và biến động kinh tế giữa các ngân hàng Nigeria.

Hasni Abdullah (2014) nghiên cứu các nhân tố tác động đến khả năng chấp nhận rủi ro (dự phòng cho vay) cho các ngân hàng thương mại tại Malaysia chỉ ra mối quan hệ nghịch biến giữa GDP và tỷ lệ dự phòng cho vay; ngoài ra, các ngân hàng có tỷ suất sinh lợi ROA cao có tỷ lệ dự phòng cho vay thấp hơn các ngân hàng khác. Kết quả tương tự được tìm thấy trong nghiên cứu của Ozili (2018) Suhartono (2012), Ibish Mazreku và cộng sự (2018).

Các nghiên cứu gần nhất của Montes và cộng sự (2014), De Moraes và cộng sự (2016) đều cho thấy nhận thức rủi ro mang tính đồng chu kỳ với tăng trưởng kinh kế. Trong các nghiên cứu này, chu kỳ kinh tế được tính dựa trên khe hở sản lượng (OUTPUT_GAP), kết quả là trong thời kỳ suy thoái, các ngân hàng có mức trích lập rủi ro cao hơn và ngược lại.

Thay vì lấy tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm đại diện cho chu kỳ kinh tế, cách đo lường mới xây dựng từ chênh lệch giữa chuỗi GDP và xu hướng dài hạn

của GDP (tính theo bộ lọc Hodrick – Prescott, còn gọi là GDP tiềm năng, thể hiện công suất tối đa của nền kinh tế) dựa trên nghiên cứu De Moraes và cộng sự (2016), đây cũng chính là các tác giả đo lường biến chu kỳ kinh tế sử dụng trong bài nghiên cứu này. Cụ thể khe hổng sản lượng (OUTPUT_GAP), một số nguồn còn gọi là lỗ hổng sản lượng, là sự chênh lệch giữa GDP thực và GDP tiềm tăng, nhằm xác định vị trí của nền kinh tế hiện tại trong chu kỳ kinh doanh. Thước đo chênh lệch sản lượng chủ yếu được sử dụng trong chính sách kinh tế vĩ mô (đặc biệt trong bối cảnh tuân thủ các quy tắc tài khóa của EU). Chênh lệch sản lượng âm cho thấy sản lượng kinh tế thực tế (GDP thực) thấp hơn công suất đầu ra đầy đủ (GDP tiềm năng) của nền kinh tế. Chênh lệch sản lượng âm là dấu hiệu của một nền kinh tế chậm chạp và biểu hiện tốc độ tăng trưởng GDP đang giảm và khả năng suy thoái do tiền lương và giá cả hàng hóa thường giảm khi nhu cầu kinh tế tổng thể thấp. Chênh lệch sản lượng dương cho thấy nhu cầu cao về hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế, điều này có thể được coi là có lợi cho nền kinh tế. Tuy nhiên, ảnh hưởng của nhu cầu quá cao là các doanh nghiệp và nhân viên phải làm việc vượt quá mức hiệu quả tối đa của họ để đáp ứng mức nhu cầu. Chênh lệch sản lượng dương thường thúc đẩy lạm phát trong nền kinh tế vì cả chi phí lao động và giá cả hàng hóa đều tăng để đáp ứng với nhu cầu tăng lên. O_GAP được đo lường dựa trên công thức như sau:

Trong đó Y đại diện cho GDP thực Y đại diện cho GDP xu hướng GDP tiềm 1

Trong đó Y đại diện cho GDP thực, Y* đại diện cho GDP xu hướng (GDP tiềm năng) đo lường bằng bộ lọc Hodrick – Prescott (HP). Dựa trên bằng chứng từ các nghiên cứu trước, tác giả đưa ra kỳ vọng giả thuyết như sau:

Giả thuyết H2-2: Có mối quan hệ nghịch biến giữa khe hở sản lượng và mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

3.2.3.3 Tỷ lệ nợ xấu.

Nghiên cứu của Hasan và Wall (2003) cho các ngân hàng tại Châu Âu cho thấy tỷ lệ nợ xấu có tác động cùng chiều lên dự phòng rủi ro cho vay. Nguyễn Thị Thu Hiền và Phạm Đình Tuấn (2014) nghiên cứu cho các ngân hàng tại Việt Nam từ năm 2008 – 2012 cho thấy kết quả tác động đồng biến của tỷ lệ nợ xấu đến dự phòng rủi ro. Gần đây, theo De Moraes và cộng sự (2016), tỷ lệ nợ xấu của ngân

hàng thương mại có tác động cùng chiều đến tỷ lệ dự phòng cho vay PROV. Dự kiến rằng tỷ lệ nợ xấu sẽ có tác động cùng chiều lên tỷ lệ dự phòng cho vay PROV nhưng lại có tác động ngược chiều lên hệ số an toàn vốn tối thiểu CAR. Tương tự, kết quả nghiên cứu của Montes và cộng sự (2014) chỉ ra rằng khi nợ xấu tăng sẽ làm tăng nhận thức rủi ro của các ngân hàng thương mại, từ đó tăng dự phòng rủi ro cho vay. Nghiên cứu tại Malaysia của Hasni Abdullah (2014) tìm thấy bằng chứng về tác động cùng chiều của nợ xấu đến dự phòng cho vay; rộng hơn, Ozili (2018) thực hiện cho 19 quốc gia tại Châu Phi khẳng định rằng các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao đồng nghĩa với trích lập dự phòng cho vay nhiều hơn.

DEFAULT = Giả thuyết H2 3 Có mối quan hệ đồng biến giữa nợ xấu và mức độ chấp 2

Giả thuyết H2-3: Có mối quan hệ đồng biến giữa nợ xấu và mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

3.2.3.4 Tỷ suất sinh lợi.

Nhiều bằng chứng cho thấy các nhà quản trị có thể sử dụng dự phòng cho vay để làm mượt thu nhập. Ma (1988) cho rằng nhà quản trị điều chỉnh lợi nhuận kế toán không tăng (giảm) quá mức bằng công cụ dự phòng cho vay. Đồng quan điểm, Fudenberg & Jean (1995) khẳng định các nhà quản lý có thể đạt được dòng thu nhập ít biến động dựa trên thời gian tạo ra thu nhập hoặc kỳ báo cáo, hàm ý có thể xem xét lợi nhuận để quyết định mức lập dự phòng cho năm tài chính. El Sood (2012) cung cấp bằng chứng thực nghiệm về sử dụng dự phòng để điều chỉnh thu nhập ngân hàng. Nghiên cứu tại Indonesia dựa trên mẫu các ngân hàng thương mại bằng hồi quy GLS của Suhartono (2012) cho kết quả về quan hệ cùng chiều giữa ROA và dự phòng cho vay. Nghiên cứu của Dang & Dang (2020) cũng chỉ ra rằng các ngân hàng có lợi nhuận cao có xu hướng chấp nhận rủi ro cao hơn.

Như vậy, theo hành vi nhà quản trị, tỷ suất dinh lợi và dự phòng cho vay có tương quan cùng chiều. Điều này thể hiện khi lợi nhuận của ngân hàng cao (thấp) các ngân hàng thường có xu hướng tăng (giảm) dự phòng cho vay để giảm thiểu sự biến động của thu nhập hoặc để tránh sự giám sát pháp lý (Wall & Koch, 2000).

Giả thuyết H2 4 Các ngân hàng có tỷ suất sinh lợi cao có xu hướng chấp nhận 3

Giả thuyết H2-4: Các ngân hàng có tỷ suất sinh lợi cao có xu hướng chấp nhận rủi ro cao hơn.

Bảng 3.1. Tổng hợp dấu kết quả nghiên cứu tác động của chính sách tiền tệ và các yếu tố khác đến mức độ chấp nhận rủi ro.


Yếu tố


Nghiên cứu


Kết quả

Dấu nghiên

cứu


Lãi suất

Changjun Zheng và cộng sự (2019)

Tăng lãi suất sẽ làm các ngân hàng có xu hướng tăng mức độ chấp nhận rủi ro thông qua việc thực hiện các khoản cho vay với

rủi ro cao


+


Ombunya (2017)

Kết quả bằng chứng thống kê cho thấy tác động cùng chiều của lãi suất đến tỷ lệ nợ

xấu


+

De Moraes và

cộng sự (2016)

Tác động cùng chiều giữa lãi suất và dự

phòng cho vay

+

Montes và Peixoto (2014)

Trong môi trường chính sách tiền tệ nới lỏng, các ngân hàng chấp nhận rủi ro cao

hơn.


+

Jiménez và cộng sự (2014)

Nghiên cứu thực hiện tại Tây Ban Nha kết luận về mối quan hệ đồng biến giữa lãi suất

và mức độ chấp nhận rủi ro


+

Altunbas và cộng

sự (2014)

Kết quả tìm thấy gia tăng lãi suất có quan hệ

cùng chiều với rủi ro vỡ nợ.

+


Tabak và cộng sự (2013)

Họ nhận thấy rằng trong thời gian tăng/giảm lãi suất làm các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu tăng trưởng cao hơn/thấp hơn và cũng làm

tăng/giảm hiệu quả hoạt động


+

Borio và Zhu (2012)

lãi suất thấp tác động đến giá trị, thu nhập và dòng tiền, đến lược mình các nhân tố này

có thể ảnh hưởng đến việc ngân hàng đo


+

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.

Tác động của chính sách tiền tệ đến tính ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam thông qua mức độ chấp nhận rủi ro - 11


lường rủi ro như thế nào


Gambacorta

(2009)

Lãi suất thấp có tác động làm gia tăng mức

chấp nhận rủi ro của ngân hàng.

+


Mức dự trữ bắt buộc

De Moraes và cộng sự, 2016; Montes&Peixoto, 2014;

Tabak và cộng

sự, 2011


Tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa mức dự trữ bắt buộc và dự phòng cho vay


+

Ombunya (2017)

Mức dự trữ tiền mặt cao sẽ làm giảm nợ xấu

-


Khe hở sản lượng


Bikker & Metzemakers (2005)

Nhà quản trị ngân hàng có tầm nhìn sẽ tìm cách ứng phó với rủi ro này bằng cách tăng mức dự phòng ngay trong thời kỳ tăng trưởng tín dụng để ứng phó với rủi ro trong

giai đoạn suy giảm sau đó


+

Clichici and

Colesnicova (2014)

Kết luận về mối quan hệ tích cực giữa GDP, xuất khẩu và tỷ lệ nợ xấu


+

Perez, Salas- Fumasand Saurina (2006)

Kết luận rằng các khoản dự phòng chung thường tăng trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng, do các ngân hàng cho vay nhiều hơn

và nhu cầu tín dụng cao trong giai đoạn này


+

Laeven và Majnoni (2003) Bikker và Hu

(2002)


Dự phòng sẽ có mối tương quan ngược chiều với chu kỳ kinh tế


-

Quagliariello

(2008)

Khi tình hình kinh tế xấu đi, chất lượng các

khoản vay của ngân hàng giảm xuống

-

Salas và Saurina

(2002)

Tìm thấy tác động tiêu cực của tăng trưởng

GDP đối với tỷ lệ nợ xấu.

-


Ibish Mazreku và cộng sự (2018)

Tìm thấy một mối quan hệ nghịch biến giữa tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ nợ xấu tại

10 quốc gia từ năm 2006 đến năm 2016


-

Anjom and

Karim (2015)

Tìm thấy bằng chứng quan hệ nghịch biến

giữa GDP, tỷ suất sinh lợi và nợ xấu

-

Hanifan Fajar and Umanto

(2017)

Quan hệ nghịch biến giữa GDP và tỷ lệ nợ xấu


-

Laeven và Majnoni (2003)

và Floro (2010)

Tìm thấy mối quan hệ tiêu cực của tỷ lệ dự phòng với tăng trưởng GDP cho các ngân

hàng ở Hoa Kỳ, Nhật Bản và Châu Á


-


Ozili (2015)

Cho thấy mối quan hệ tiêu cực giữa dự phòng cho vay và biến động kinh tế giữa

các ngân hàng Nigeria


-

Hasni Abdullah (2014), Ozili

(2018) Suhartono

(2012), Ibish Mazreku và cộng sự (2018)


Chỉ ra mối quan hệ nghịch biến giữa GDP và tỷ lệ dự phòng cho vay


-

Montes và cộng sự (2014), De Moraes và cộng

sự (2016)

Trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng, các ngân hàng có xu hướng chấp nhận rủi ro thấp hơn.


-


Nợ xấu

Malaysia của Hasni Abdullah (2014), Ozili

(2018)


Tìm thấy bằng chứng về tác động cùng chiều của nợ xấu đến dự phòng cho vay


+

De Moraes và cộng sự (2016)

Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng thương mại có tác động cùng chiều đến tỷ lệ dự phòng cho

vay PROV


+


Nguyễn Thị Thu Hiền và Phạm Đình Tuấn

(2014)


Kết quả tác động đồng biến của tỷ lệ nợ xấu đến dự phòng rủi ro


+

Montes và cộng sự (2014)

Chỉ ra rằng khi nợ xấu tăng sẽ làm tăng nhận thức rủi ro của các ngân hàng thương

mại, từ đó tăng dự phòng rủi ro cho vay


+

Hasan và Wall (2003)

Nghiên cứu cho các ngân hàng tại Châu Âu

cho thấy tỷ lệ nợ xấu có tác động cùng chiều lên dự phòng rủi ro cho vay


+


Tỷ suất sinh lợi

Changjun Zheng và cộng sự

(2019)

Cho thấy tác động ngược chiều của tỷ suất sinh lợi đến dự phòng cho vay


-

Hasni Abdullah (2014)

Lợi nhuận trước thuế và trích lập dự phòng tác động cùng chiều đến tỷ lệ dự phòng cho

vay


+


Suhartono (2012)

Những ngân hàng có tỷ suất sinh lợi ROA cao cũng có xu hướng chấp nhận nhiều rủi

ro hơn


+


Wall & Koch (2000)

Lợi nhuận của ngân hàng cao (thấp) các ngân hàng thường có xu hướng tăng (giảm) tỷ lệ dự phòng để giảm thiểu sự biến động của thu nhập hoặc để tránh sự giám sát pháp

lý.


+


(Nguồn: tác giả tổng hợp)

3.3 Xây dựng mô hình tác động của mức độ chấp nhận rủi ro đến tính ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Mục tiêu thứ ba trong bài luận án là đánh giá tác động của mức độ chấp nhận rủi ro đến tính ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Để đạt được mục tiêu này tác giả cần xây dựng mô hình nghiên cứu dựa trên các nghiên cứu đi trước và các cơ sở lý thuyết được minh chứng bằng các bằng chứng khoa

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/10/2022