Quy Mô Mạng Lưới Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Mèo Vạc, Tỉnh Hà Giang

biến rõ nét và toàn diện ở tất cả các cấp học; có nhiều mô hình và giải pháp đặc thù nâng cao chất lượng giáo dục. Công tác lãnh đạo, quản lý giáo dục có nhiều đổi mới; chất lượng và cơ cấu đội ngũ cơ bản đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học.

* Quy mô mạng lưới các trường THPT trên địa bàn huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang

Bảng 2.1. Quy mô mạng lưới các trường THPT trên địa bàn huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang

Stt

Trường THPT

Tổng số Giáo viên

Tổng số HS

1

Trung tâm GDNN- GDTX

20

144

2

Trường THPT

33

686

Tổng

02

53

830

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho giáo viên ở các trường trung học phổ thông huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang - 7

(Nguồn - Thống kê của Sở Giáo dục – Đào tạo tỉnh Hà Giang)

Bảng 2.2: Kết quả học tập của HS các trường THPT huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang



Năm học

Tổng số HS

Kết quả rèn luyện

Tốt

Khá

Trung bình

Yếu kém

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

2016 - 2017

753

5

0,66

235

31,21

465

61,75

48

6,38

2017 - 2018

673

8

1,19

217

32,24

389

57,80

59

8,77

2018 - 2019

607

11

1,81

131

21,58

382

62,93

83

13,67

2019- 2020

586

20

3,41

198

33,79

347

59,21

21

3,59

Tổng

2.619

44

1,68

781

29,82

1.583

60,44

211

8,06

Từ kết quả học lực của HS THPT huyện Mèo vạc, tỉnh Hà Giang, chúng ta nhận thấy kết quả học lực của HS nhìn chung chưa cao, tỷ lệ học sinh khá, giỏi còn chiếm tỷ lệ ít, chủ yếu tập trung ở kết quả học tập trung bình. Số học sinh có học lực yếu kém vẫn còn, đặc biệt là năm học 2018 - 2019 còn có 83 em, chiếm 14%. Do vậy việc bồi dưỡng đội ngũ GV THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới, đặc biệt là các kỹ năng dạy học là điều rất cần thiết được đặt ra đối với các trường THPT trên địa bàn huyện.

Những khó khăn khi thực hiện chương trình GDPT mới như: Khó khăn về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên hiện tại để triển khai chương trình ở địa phương.

Trách nhiệm cụ thể đối với địa phương, nhà trường, giáo viên và học sinh khi thực hiện chương trình mới. Một số nội dung liên quan đến môn học giáo dục địa phương; phương pháp giảng dạy môn học tích hợp và việc sắp xếp giáo viên khi tích hợp liên môn; công tác tuyển giáo viên mới đảm bảo các tiêu chí, phù hợp cũng như công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên

2.2. Mục đích, nội dung và phương pháp khảo sát thực trạng

2.2.1. Mục đích khảo sát

Khảo sát nhằm thu thập số liệu, phân tích số liệu và đánh giá đúng thực trạng năng lực dạy học và hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV THPT huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang cũng như thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

2.2.2. Nội dung khảo sát

Để phân tích và giải quyết các nội dung, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đã khảo sát các khách thể nghiên cứu về các nội dung sau:

Thực trạng năng lực dạy học của giáo viên THPT huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang và công tác BD NLDH cho giáo viên THPT huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Thực trạng về QL BD NLDH cho giáo viên THPT huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến QL BD NLDH cho giáo viên THPT huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất trong đề tài.

2.2.3. Phương pháp khảo sát và phương thức xử lý số liệu

2.2.3.1. Phương pháp khảo sát

Chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp điều tra bằng Anket (bảng hỏi), phương pháp phỏng vấn, phương pháp chuyên gia, phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động.

Luận văn khảo sát trên 9 CBQL cấp Sở, phòng và cấp Trường cùng 53 giáo viên THPT trên địa bàn huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.

Ngoài ra tiến hành phỏng vấn, nghiên cứu sản phẩm quản lý của Phòng, Trường THPT trên địa bàn huyện.

2.2.3.2. Phương thức xử lý số liệu

Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý kết quả thu được qua các phương pháp nghiên cứu thực tiễn.

+ Kết quả thu được bằng phương pháp Anket, đối với những câu hỏi tính tỉ lệ

%, được tính như sau:


Tỷ lệ % =

Số lượng ý kiến (theo mức độ)

x 100

Số khách thể

+ Đối với những câu hỏi có 3 mức độ, cách tính ĐTB như sau: Tổng điểm = M1 x 3 + M2 x 2+ M3 x 1

Trong đó: M1, M2, M3 là số lượng lựa chọn ở các mức độ

M1 là mức cao nhất (Rất thường xuyên, Rất phù hợp, Rất cần thiết, Rất hiệu quả, Ảnh hưởng nhiều, Rất khả thi…)

M2 là mức thứ hai (Đôi khi, Ít phù hợp, Ít cần thiết, Ít hiệu quả, Ít ảnh hưởng, Ít khả thi)

M3 là mức thấp nhất (Không bao giờ, Không hiệu quả, Không cần thiết, Không ảnh hưởng, Không khả thi…).

ĐTB =

Tổng điểm

x 100

Số khách thể

Tương ứng với các mức độ ĐTB như sau: Mức độ I (Cao): 2.41 - 3.0

Mức độ II (TB): 1.71 - 2.4

Mức độ III (Thấp): 1- 1.7

* Đối với câu hỏi 5 mức độ, chúng tôi quy ước điểm từ 5- 1 tương ứng với mức độ từ Tốt đến kém. Cụ thể:

Mức tốt: 4.21- 5

Mức khá: 3.41- 4.20

Mức trung bình: 2.61- 3.40

Mức yếu: 1.81- 2.60

Mức kém: 1.00- 1.80

2.3. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường trung học phổ thông huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới

2.3.1. Thực trạng năng lực dạy học của giáo viên các trường Trung học phổ thông huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang

Chúng tôi sử dụng câu hỏi 1 phụ lục I và II để khảo sát, đánh giá thực trạng năng lực dạy học của giáo viên THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.3. Thực trạng năng lực dạy học của giáo viên THPT huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới

TT

Nội dung

CBQL

GV

ĐTB

TB

ĐTB

TB


1

Năng lực thiết kế, quản lý và thực hiện kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất,

năng lực học sinh


34


3.83


3


212


4.0


3


2

Năng lực sử dụng PPDH và GD theo hướng phát triển phẩm chất,

năng lực học sinh


35


3.9


2


217


4.1


2


3

Năng lực kiểm tra, đánh giá theo

hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh


30


3.3


4


201


3.8


5

4

Năng lực tư vấn và hỗ trợ học sinh

17

1.87

10

106

2.0

10

5

Năng lực nhận thức

37

4.1

1

222

4.18

1

6

Năng lực thực hiện DH tích hợp

29

3.2

5

206

3.88

4

7

Năng lực dạy học phân hóa

28

3.1

6

190

3.58

6

8

Năng lực sử dụng công nghệ thông

tin trong dạy học.

27

3.0

7

175

3.3

7

9

Năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề

giáo dục bằng nghiên cứu khoa học.

15

1.7

11

95

1.79

11

10

Năng lực tự phát triển nghề nghiệp

bằng tự học, tự nghiên cứu.

26

2.9

9

159

3.0

9

11

Năng lực dạy học trải nghiệm

25

2.8

8

164

3.09

8

Trung bình tổng


3.06



3.33


Kết quả bảng 2.3 cho thấy cả giáo viên và cán bộ quản lý đều đánh giá năng lực dạy học của giáo viên THPT huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang ở mức trung bình (CBQL: 3.06; GV: 3.33); Có sự chênh lệch trong đánh giá về năng lực dạy học giữa giáo viên và cán bộ quản lý, tuy nhiên sự chênh lệch này không nhiều. Đi sâu vào từng biểu hiện của NLDH của GVTHPT huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang cho thấy những năng lực được cả giáo viên và CBQL đánh giá ở mức tốt và khá gồm:

Xếp ở vị trí số 1 là Năng lực nhận thức (CBQL: 4.1; GV: 4.18); Năng lực sử dụng PPDH và GD theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh (CBQL:3.9; GV: 4.1) xếp thứ bậc 2; ở vị trí thứ ba là Năng lực thiết kế, quản lý và thực hiện kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh (CBQL: 3.8; GV: 4.0).

Những năng lực được đánh giá ở mức yếu gồm: Năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề giáo dục bằng nghiên cứu khoa học (CBQL: 1.7; GV: 1.7) và Năng lực tư vấn và hỗ trợ học sinh (CBQL: 1.8; GV: 2.0).

Những năng lực còn lại được cả CBQL và GV đánh giá ở mức trung bình gồm: Năng lực tự phát triển nghề nghiệp bằng tự học, tự nghiên cứu (CBQL: 2.0; GV: 3.0); Năng lực sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học (CBQL: 3.0; GV: 3.3). Năng lực thực hiện DH tích hợp (CBQL: 3.2; GV: 3.88); Năng lực dạy học phân hóa (CBQL: 3.1; GV: 3.58).

Để làm rõ hơn về vấn đề này chúng tôi có cuộc trao đổi với thầy giáo Trần Bách Tùng, Hiệu trưởng trường THPT Mèo Vạc về nguyên nhân của những yếu kém của năng lực Tư vấn hỗ trợ học sinh và năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề giáo dục bằng nghiên cứu khoa học. Câu trả lời chúng tôi nhận được là: ”Năng lực tư vấn, hỗ trợ học sinh hiện đã được triển khai về trường; Nhà trường cũng đã cử giáo viên đi tập huấn, song do các thầy cô đều không được đào tạo bài bản về chuyên môn này nên khi gặp tình huống cần hỗ trợ, bản thân thầy cô cũng lúng túng; Đối với năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề giáo dục bằng nghiên cứu khoa học thì thực sự yếu vì mỗi năm giáo viên đều phải có sáng kiến kinh nghiệm như một yêu cầu tất yếu, song còn nặng về hình thức, chưa thực sự hiệu quả nhất là kĩ năng nghiên cứu khoa học của giáo viên còn hạn chế.”.

Có thể thấy rằng, để đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới, đòi hỏi ở mỗi giáo viên THPT phải có sự thích nghi và dịch chuyển chuyên môn linh hoạt. Tuy nhiên, bên cạnh một số năng lực đáp ứng được yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới thì một số biểu hiện năng lực thành phần trong năng lực dạy học của giáo viên còn hạn chế, cần được quan tâm bồi dưỡng.

2.3.2. Thực trạng nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên Trung học phổ thông huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Để đánh giá thực trạng nội dung bồi dưỡng năng lực DH cho GV THPT huyện Mèo vạc, tỉnh Hà Giang, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 2, phụ lục 2. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.4. Thực trạng nội dung bồi dưỡng NLDH cho GV THPT huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới


TT


Nội dung

Mức độ thực hiện

Mức độ hiệu quả

CBQL

GV

CBQL

GV

ĐTB

ĐTB

ĐTB

ĐTB


1

Năng lực thiết kế, thực hiện kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực

học sinh


24


2.66


148


2.8


23


2.55


138


2.6


2

Năng lực sử dụng PPDH và GD theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực

học sinh


23


2.55


143


2.7


22


2.44


132


2.5


3

Năng lực kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng

lực học sinh


20


2.2


137


2.58


18


2.0


127


2.4

TT


Nội dung

Mức độ thực hiện

Mức độ hiệu quả

CBQL

GV

CBQL

GV

ĐTB

ĐTB

ĐTB

ĐTB

4

Năng lực tư vấn và hỗ trợ

học sinh

19

2.1

90

1.7

17

1.88

85

1.6

5

Năng lực nhận thức

22

2.44

132

2.5

22

2.44

122

2.3

6

Năng lực thực hiện DH

tích hợp

21

2.3

127

2.4

19

2.1

116

2.18

7

Năng lực dạy học phân hóa

18

2.0

101

1.9

18

2.0

90

1.7

8

Năng lực sử dụng công nghệ

thông tin trong dạy học

21

2.3

133

2.5

17

1.9

111

2.1


9

Năng lực phát hiện, giải

quyết vấn đề giáo dục bằng nghiên cứu khoa học


13


1.44


80


1.5


12


1.33


74


1.4


10

Năng lực tự phát triển nghề nghiệp bằng tự học,

tự nghiên cứu


18


2.0


111


2.1


16


1.87


106


2.0

11

Năng lực dạy học trải

nghiệm

20

2.2

122

2.3

19

2.1

111

2.1




2.19


2.27


2.05


2.28



Kết quả bảng 2.4 cho thấy các nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT ở huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đã được triển khai tương đối đa dạng và khá thường xuyên (CBQL: 2.19; GV: 2.27); Hiệu quả bồi dưỡng được cả CBQL và GV đánh giá ở mức trung bình với điểm trung bình 2.05 (CBQL) và

2.28 (GV). Không có sự chênh lệch nhiều giữa ý kiến đánh giá của CBQL và GV. Tuy nhiên, ở từng nội dung có sự khác biệt khá rõ trong đánh giá về mức độ thực hiện cũng như hiệu quả thực hiện. Cụ thể:

Những nội dung được CBQL và GV đánh giá thực hiện ở mức thường xuyên hơn là Năng lực thiết kế, thực hiện kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh (CBQL: 2.66; GV; 2.8); Năng lực sử dụng PPDH và GD theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh (CBQL: 2.55; GV: 2.5). Đây cũng là hai nội dung được đánh giá cao nhất về hiệu quả bồi dưỡng.

Những nội dung bồi dưỡng được đánh giá thấp cả về mức độ bồi dưỡng và hiệu quả bổi dưỡng là: Năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề giáo dục bằng nghiên cứu khoa học với điểm trung bình về mức độ thực hiện là 1.44 (CBQL) và 1.5 (GV); HQTH là 1.33 (CBQL) và 1.4 (GV).

Những nội dung được đánh giá ở mức trung bình về mức độ thực hiện nhưng hiệu quả thực hiện chỉ được đánh giá ở mức thấp là: Năng lực tư vấn và hỗ trợ học sinh với điểm trung bình MĐTH là 2.1 (CBQL) và 1.7 (GV); HQTH là 1.8 (CBQL) và 1.6 (GV), Năng lực dạy học phân hóa với điểm trung bình về MĐTH là 2.0 (CBQL), 1.9 (GV) và HQTH là 2.0 (CBQL) và 1.7 (GV).

Những nội dung bồi dưỡng còn lại được cả CBQL và GV đánh giá ở mức trung bình cả về mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện gồm: Năng lực kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; Năng lực nhận thức; Năng lực thực hiện DH tích hợp; Năng lực sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học; Năng lực tự phát triển nghề nghiệp bằng tự học, tự nghiên cứu; Năng lực dạy học trải nghiệm.

Trao đổi với cô giáo Lù Thị Ngân trường THPT Mèo Vạc, chúng tôi được biết: ”Khi có công văn triển khai về việc áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới, đa số giáo viên đều có tâm thế là sẽ được tham gia bồi dưỡng một số nội dung để có thể đáp ứng được yêu cầu của việc dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Trong hai năm qua, chúng tôi được tham gia một số lớp bồi dưỡng về nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên. Tuy nhiên, vẫn còn một số nội dung giáo viên thậm chí chưa từng được tập huấn như: Năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề giáo dục bằng nghiên cứu khoa học hay Năng lực tư vấn và hỗ trợ học sinh

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 22/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí