Thực Trạng Quản Lý Các Hình Thức Tổ Chức Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học

hoặc nhóm trưởng các bộ môn. Đây là những GV đạt GV giỏi, có trình độ tay nghề và kinh nghiệm vững vàng hơn so với các GV khác trong các nhóm bộ môn. Họ là những người tâm huyết, nhiệt tình, tích cực với công việc khi được nhà trường phân công. Tuy nhiên, hầu hết các đồng chí báo cáo viên tại các trường THPT huyện Lý Nhân đều dừng ở trình độ đại học, họ phải đứng lớp gồm các đồng chí học viên có trình độ học vấn tương đương, thậm chí có cả thạc sĩ nên họ chưa thực sự tự tin, chưa thuyết phục được tất cả các GV trong nhà trường. Chính vì vậy hiệu quả của công tác bồi dưỡng năng lực cho GV cũng chưa đạt kết quả như mong muốn.

2.5.4. Thực trạng quản lý các hình thức tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học

Bảng 2.25. Khảo sát thực trạng quản lý các hình thức tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học

TT

Nội dung

Mức độ nhận thức

Mức độ thực hiện


1

Thứ bậc


2

Thứ bậc


1

Thực hiện kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên theo chu kì hàng năm của Bộ


113


2,26


4


81


1,62


4


2

Tổ chức theo chuyên đề hội thảo trong tổ chuyên môn, trong trường hoặc cụm trường.


124


2,48


2


98


1,96


1


3

Tổ chức bồi dưỡng thông qua

các cuộc thi: thi GVG, thi dạy học theo chủ đề tích hợp, xây dựng bài giảng điện tử …


117


2,34


3


84


1,68


2

4

Tham gia các lớp bồi dưỡng dài

hạn (học cao học…)

106

2,12

6

81

1,62

4

5

Tham gia bồi dưỡng qua mạng (truonghocketnoi.edu.vn)

109

2,18

5

78

1,56

6

6

GV tự bồi dưỡng

127

2,54

1

82

1,64

3

Điểm trung bình của các mức độ


2,32



1,68


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông ở huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam theo chuẩn nghề nghiệp để phát triển năng lực dạy học - 9

Qua bảng 2.25 chúng tôi thấy:

Về mức độ nhận thức: các nội dung số 1, 3, 4 và 5 được cán bộ, GV nhận thức là cần thiết, các nội dung số 2 và 6 được cán bộ, GV nhận thức là rất cần thiết, qua đó nhận thấy công tác nâng cao nhận thức cho GV về các hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học được nhà trường được quan tâm và triển khai đạt hiệu quả tốt.

Về mức độ thực hiện: nội dung số 5 được cán bộ, GV đánh giá ở mức độ thực hiện không tốt, các nội dung c̣n lại ở mức độ khá tốt. Được đánh giá có mức độ thực hiện tốt nhất là Tổ chức theo chuyên đề hội thảo trong tổ chuyên môn, trong trường hoặc cụm trường. Điều đó là hợp lý bởi vì trong hình thức bồi dưỡng này, vai trò trung tâm của người được bồi dưỡng được đặt đúng vị trí, phát huy được

năng lực của bản thân. Đó cũng là hình thức GV có thể tiến hành thường xuyên, chất lượng, gắn với công việc giảng dạy hàng ngày có tính cập nhật cao mà tiết kiệm hiệu quả.

Qua điều tra và khảo sát thực tiễn chúng tôi thấy: các trường THPT huyện Lý Nhân rất chú trọng việc tuyên truyền nâng cao nhận thức và tổ chức bồi dưỡng GV theo các chuyên đề trong tổ chuyên môn, trong trường và cụm trường; tổ chức thi GV giỏi, tham gia các cuộc thi do Bộ GD&ĐT phát động như dạy học theo chủ đề tích hợp, xây dựng bài giảng điện tử…; chú ý tạo điều kiện về thời gian, bố trí công việc cho các đồng chí GV đi học cao học. Tuy nhiên các trường vẫn còn chưa chủ động thực hiện kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên theo chu kì hàng năm của Bộ; tham gia các kì thi như dạy học theo chủ đề tích hợp, xây dựng bài giảng điện tử… chỉ chú trọng đến sản phẩm, chưa chú ý đến quá trình thực hiện; việc tham gia bồi dưỡng qua trang trường học kết nối còn mang tính hình thức, chỉ quan tâm đến số bài GV tự đăng lên trang này mà chưa kiểm soát được chất lượng của các bài đăng và tác dụng của việc đăng bài lên mạng. Hình thức GV tự bồi dưỡng chưa được sự định hướng của nhà trường và chưa có biện pháp đôn đốc, thúc đẩy hoạt động này.

2.5.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡngnăng lực dạy học

Bảng 2.26. Khảo sát thực trạng kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng năng lực dạy học

TT

Nội dung

Mức độ nhận thức

Mức độ thực hiện


1

Thứ bậc


2

Thứ bậc

1

Kiểm tra, đánh giá hồ sơ sổ sách, kế hoạch bài dạy, ...

109

2,18

4

82

1,64

3


2

Kiểm tra, đánh giá qua các tiết dự giờ đột xuất, thanh tra toàn diện, thi GV giỏi các cấp…


120


2,40


2


84


1,68


2


3

Kiểm tra, đánh giá GV qua chất

lượng HS trong các đợt kiểm tra định kì, thi HSG…


122


2,44


1


91


1,82


1


4

Kiểm tra, đánh giá thông qua sự tín nhiệm của đồng nghiệp, tổ chuyên môn, uy tín đối với phụ

huynh.


113


2,26


3


81


1,62


4

5

Kiểm tra, đánh giá thông qua viết bài thu hoạch.

97

1,94

5

80

1,60

5

Điểm trung bình của các mức độ


2,24



1,67


Nhận xét: Qua bảng 2.26, ta thấy:

Về mức độ nhận thức: các nội dung số 1, 3 và 5 của kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học được cán bộ, GV nhận thức là cần thiết. Các nội dung Kiểm tra đánh giá GV qua các tiết dự giờ đột xuất, thanh tra toàn diện, thi GV giỏi các cấp cũng như việc Kiểm tra đánh giá GV qua chất lượng HS trong các đợt kiểm tra định kì, thi HSG được cán bộ, GV nhận thức là rất cần thiết, chứng tỏ cán bộ, GV các trường THPT huyện Lý Nhân nhận thức được tầm quan trọng của nội dung kiểm tra này sẽ góp phần giúp họ hoàn thiện hơn về chuyên môn nghiệp vụ.

Về mức độ thực hiện: các nội dung trong việc kiểm tra kết quả bồi dưỡng GV đã thực hiện khá thành công, được đông đảo đội ngũ cán bộ, GV đánh giá ở mức độ khá tốt. Nổi trội trong kiểm tra kết quả hoạt động bồi dưỡng GV về mức độ thực hiện là Kiểm tra, đánh giá GV qua chất lượng HS trong các đợt kiểm tra định kì, thi HSG… Điều này là hợp lí, bởi năng lực GV tốt cũng phải hướng tới đích cuối cùng là kết quả dạy học tốt.

Qua điều tra và khảo sát thực tế, chúng tôi thấy: các trường trung học phổ thông huyện Lý Nhân đã chú ý tuyên truyền và thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học; các trường thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ, sổ sách, kế hoạch bài dạy theo quy định mà các trường tự thống nhất; tiến hành thanh tra toàn diện GV, thi GV giỏi theo kế hoạch; thống kê kết quả thi của HS để đánh giá kết quả dạy học của GV; yêu cầu GV viết bài thu hoạch sau các đợt bồi dưỡng chuyên môn. Tuy nhiên, việc đánh giá hồ sơ sổ sách còn mang tính hình thức, mới dừng ở mức độ có hay không có, chưa đánh giá được chất lượng ; việc dự giờ đột xuất rất ít được thực hiện; giờ dạy trong các đợt thi GV giỏi mang tính chất ‘‘biểu diễn’’; kiểm tra, đánh giá thông qua viết bài thu hoạch cũng rất hình thức, GV viết bài thu hoạch cho có, không bị phê bình, chưa chú trọng đến chất lượng bài viết… nhiều GV trong quá trình tự nhận xét bản thân hầu hết là định tính, chưa quy chiếu được mức độ đạt được của các tiêu chí theo định lượng cụ thể dẫn đến kết quả đánh giá xếp loại năng lực dạy học theo Chuẩn nghề nghiệp còn chưa khách quan, chưa phản ánh đúng thực trạng. Vì thế cần xây dựng hệ tham chiếu mang tính định lượng của từng tiêu chí trong tiêu chuẩn năng lực dạy học của Chuẩn nghề nghiệp giúp cho GV tự kiểm tra đánh giá bản thân, từ đó có kế hoạch tự bồi dưỡng năng lực dạy học đạt Chuẩn nghề nghiệp.

2.5.6. Thực trạng quản lý CSVC và chế độ chính sách phục vụ bồi dưỡng năng lực dạy học

Bảng 2.27. Khảo sát thực trạng các điều kiện hỗ trợ hoạt động bồi dưỡng GV

TT

Nội dung

Mức độ nhận thức

Mức độ thực hiện


1

Thứ bậc


2

Thứ bậc


1

Điều kiện CSVC của nhà trường đảm bảo phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng GV


115


2,30


3


82


1,64


2

2

Sự quan tâm về CSVC cho hoạt động bồi dưỡng của BGH

128

2,56

1

81

1,62

3


3

Huy động nguồn lực vật chất để

thực hiện các chính sách ưu đãi đối với hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học


114


2,28


4


85


1,70


1


4

Xây dựng được các chính sách riêng đối với hoạt động bồi

dưỡng năng lực dạy học


110


2,20


5


76


1,52


5


5

Thực hiện thường xuyên, kịp thời các chính sách ưu đãi, việc khen thưởng cho các lực lượng tham gia hoạt động bồi dưỡng


126


2,52


2


80


1,60


4

Điểm trung bình của các mức độ


2,37



1,71


Nhận xét: qua bảng 2.27 ta thấy:

Về nhận thức: các nội dung của điều kiện CSVC, chế độ chính sách hỗ trợ hoạt động bồi dưỡng GV được cán bộ, GV nhận thức là cần thiết và rất cần thiết. Hầu hết các cán bộ, GV của các trường THPT huyện Lý Nhân đều cho rằng Sự quan tâm về CSVC cho hoạt động bồi dưỡng của BGH Thực hiện thường xuyên, kịp thời các chính sách ưu đãi, việc khen thưởng cho các lực lượng tham gia hoạt động bồi dưỡng có vai trò quan trọng thúc đẩy GV tự học, trao đổi kinh nghiệm … góp phần vào việc bồi dưỡng GV đạt hiệu quả hơn.

Về mức độ thực hiện:các nội dung số 1, 2, 3 và được cán bộ, GV đánh giá có mức độ thực hiện khá tốt, riêng nội dung số 4 Xây dựng được các chính sách riêng đối với hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học được đánh giá với mức độ thực hiện chưa tốt.

Qua khảo sát và điều tra thực tiễn, chúng tôi thấy: các trường THPT của huyện Lý Nhân có CSVC trường lớp khang trang, có phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm, phòng ứng dụng công nghệ thông tin được trang bị tương đối đầy đủ. Hệ thống máy chiếu, máy tính, tăng âm loa đài, đồ dùng trực quan, phòng tổ chức bồi dưỡng cho GV cơ bản đảm bảo đủ số lượng phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV. Tuy nhiên các thiết bị này chủ yếu từ dự án giáo dục của những năm 2005, đã quá cũ và quá lỗi thời, làm giảm hứng thú học tập của GV. Về cơ chế chính sách, mặc dù đã có phần quan tâm, động viên đối với đội ngũ cốt cán

và GV tham gia hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học GV cũng như đã có dự chi phần kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng. Tuy nhiên hiện nay các chính sách cho hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học GV còn chưa rõ ràng và chưa mang tính khích lệ động viên, chưa có quy định cụ thể về quyền lợi và nghĩa vụ đối với những GV tham gia hoạt động bồi dưỡng, chưa tạo thuận lợi về thời gian cũng như phần kinh phí hỗ trợ để lực lượng tham gia hoạt động bồi dưỡng được tập trung hơn và có sự động viên kịp thời.

2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên các trường THPT huyện Lý Nhân

Qua nghiên cứu thực trạng các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV ở các trường THPT huyện Lý Nhân, có thể thấy một số ưu điểm và tồn tại sau đây:

2.6.1. Ưu điểm

Đội ngũ cán bộ quản lý và GV của các trường THPT huyện Lý Nhân có nhận thức tốt về tầm quan trọng và ý nghĩa của hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học, có quyết tâm thực hiện tốt hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học coi đây là nhiệm vụ tất yếu thường xuyên của các nhà trường.

GV của các trường THPT huyện Lý Nhân có nhu cầu bồi dưỡng, họ rất mong muốn có thêm kiến thức và kỹ năng mới để làm tốt hơn công việc dạy học, đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT hiện nay.

Việc đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp được tổ chức hàng năm, bước đầu có tác dụng tạo động lực cho GV có ý thức giữ gìn phẩm chất đạo đức và phát triển năng lực nghề nghiệp. Kết quả đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp được sử dụng vào việc bình xét thi đua cuối năm của GV, có tác dụng động viên GV có gắng hơn trong quá trình công tác

Những nội dung bồi dưỡng đã được xây dựng, đội ngũ báo cáo viên của các trường có đủ năng lực để triển khai hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV với một số hình thức bồi dưỡng truyền thống, giúp cho GV có thêm kiến thức, kĩ năng dạy học cần thiết đáp ứng được các tiêu chí của Chuẩn nghề nghiệp GV THPT.

Việc kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng đã được tiến hành với

một số nội dung, hình thức đã phản ánh được chất lượng hoạt động bồi dưỡng giáo viên trong nhà trường.

Việc huy động các nguồn lực CSVC, chế độ chính sách hỗ trợ cho hoạt động bồi dưỡng giáo viên cũng được quan tâm, thực hiện, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng GV.

2.6.2. Mặt hạn chế

Việc đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp của các trường THPT của huyện Lý Nhân vẫn còn mang tính hình thức, hoàn thiện hồ sơ GV, chưa sử dụng kết quả đánh giá GV vào việc bồi dưỡng GV.

Nội dung bồi dưỡng vẫn còn hạn chế, còn thiếu những nội dung cần thiết đảm bảo cho việc phát triển toàn diện năng lực dạy học của GV.

Năng lực của đội ngũ báo cáo viên chỉ đảm bảo triển khai các nội dung bồi dưỡng theo kế hoạch của sở GD&ĐT, chưa có đủ năng lực đề xuất nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học phù hợp với nhu cầu của GV trong trường.

Hình thức tổ chức bồi dưỡng GV chưa phong phú, chủ yếu là các hình thức bồi dưỡng truyền thống, các hình thức bồi dưỡng qua mạng, tự bồi dưỡng … chưa được thể hiện rõ ràng.

Việc kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng GV vẫn còn mang tính chất thời điểm, đối phó, chưa triệt để, chưa sâu sát, chưa đánh giá chính xác kết quả sau mỗi đợt bồi dưỡng năng lực cho GV. Kết quả đánh giá chưa được sử dụng làm căn cứ để bồi dưỡng, động viên khen thưởng.

Các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV đã xuống cấp, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới trong giáo dục hiện nay. Kinh phí phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV đã được quan tâm xong chưa đáp ứng đủ nhu cầu bồi dưỡng hàng năm.

2.6.3. Nguyên nhân hạn chế

Khách quan:

Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ tác động không nhỏ đến GD&ĐT, đặt ra yêu cầu mới đối với đội ngũ GV về phẩm chất và năng lực dạy học để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục, thực tế sự đáp ứng đó còn nhiều bất cập.

Nhu cầu được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức để nâng cao năng lực dạy học của GV và khả năng đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng chưa cao nên hạn chế trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ.

Kinh tế - xã hội của địa phương còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn thấp, sự quan tâm của phụ huynh đến việc giáo dục chưa nhiều, điều kiện học tập của HS còn gặp nhiều khó khăn, các nguồn lực đầu tư cho giáo dục còn hạn chế.

Chủ quan:

Còn có một số GV năng lực chuyên môn chưa vững vàng, chưa có ý thức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao còn hạn chế. Một số GV có năng lực chuyên môn nhưng nhiều khi chưa nhiệt tình và sáng tạo trong công việc, đặc biệt với GV lớn tuổi có sức ì lớn ngại thay đổi phương pháp dạy học, mang nặng chủ nghĩa kinh nghiệm.

Kinh nghiệm của đội ngũ CBQL các trường THPT trong huyện Lý Nhân không đồng đều, một số CBQL còn non trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV.

Sự phản hồi của GV chưa nhiều, chưa cụ thể nên khó khăn trong việc tiếp thu, xây dựng hoàn chỉnh nội dung chương trình bồi dưỡng.

Đội ngũ CBGV đa số là kiêm nhiệm. Cơ chế chính sách chưa thỏa đáng, chưa có nguồn kinh phí đúng mức cho việc tổ chức các hội nghị chuyên đề; tập huấn bồi dưỡng cho GV; chưa động viên kịp thời GV tìm tòi sáng tạo trong dạy học.

Một số GV chưa có sự tìm tòi, tự học, tự nghiên cứu trong bồi dưỡng năng lực dạy học, thiếu tư liệu và tài liệu trong học tập.


Tiểu kết chương 2

Trong nhà trường, hoạt động BDGV và quản lý hoạt động BDGV được xác định là nhiệm vụ nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ GV, đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực nghề nghiệp của GV trước đòi hỏi của việc đổi mới GD&ĐT trong giai đoạn hiện nay. Hoạt động BDGV và quản lý hoạt động BDGV ở các trường THPT của huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam trong những năm qua đã đạt được những kết quả nhất định góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ GV trường THPT.

Việc khảo sát được tiến hành ở tất cả các trường THPT huyện Lý Nhân, với một số CBQL và GV của mỗi trường. Việc khảo sát được tiến hành bằng cách sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến kết hợp với phỏng vấn, sau đó xử lí và phân tích số liệu một cách khoa học.

Kết quả khảo sát với những số liệu và phân tích khoa học cho thấy cả những ưu điểm và những hạn chế của hoạt động BDGV và quản lý hoạt động BDGV ở các trường THPT. Trên cơ sở kết quả khảo sát với những ưu điểm và hạn chế, kết hợp với những lí luận của khoa học quản lý và quản lý giáo dục, những yêu cầu nhiệm vụ đặt ra cho sự nghiệp GD&ĐT đã được các cấp xác định, chúng tôi sẽ đưa ra những biện pháp quản lý hoạt động BDGV THPT ở huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam theo Chuẩn nghề nghiệp để phát triển năng lực dạy học.


CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN THPT

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2022