Quản Lý Cơ Sở Vật Chất Phục Vụ Hoạt Động Bồi Dưỡng

chất lượng giảng dạy” (3.39 điểm); “Xây dựng kế hoạch kiểm tra việc soạn bài, dự giờ trên lớp của giáo viên để đánh giá chất lượng giảng dạy” (3.39 điểm); “Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức thảo luận các chuyên đề khó” (3.35 điểm); “Trực tiếp kiểm tra, ký duyệt giáo án hoặc ủy quyền cho Phó Hiệu trưởng” (3.21 điểm); Chỉ đạo “Tổ chuyên môn có quy định cụ thể về soạn bài, nội dung bài giảng và công tác chuẩn bị lên lớp” (3.24 điểm). Như vậy, các công việc nêu trên Hiệu trưởng các trường chưa tiến hành thường xuyên, trao đổi với giáo viên, chúng tôi được biết: Việc thảo luận các chuyên đề là hoạt động rất cần thiết để giáo viên trao đổi kinh nghiệm tuy nhiên Tổ trưởng chuyên môn chưa chú trọng thực hiện, Hiệu trưởng trực tiếp kiểm tra hoặc ủy quyền cho Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn ký duyệt giáo án nhưng kiểm tra qua loa nội dung bài dạy.

Về quản lý nề nếp giảng dạy: CBQL đã thực hiện thường xuyên “Ban hành văn bản quy định cụ thể về thời gian lên lớp” (3.47 điểm) và “Nắm bắt thông tin qua báo cáo của Tổ trưởng chuyên môn về hoạt động bồi dưỡng và việc thực hiện nề nếp giảng dạy của giáo viên” (3.55 điểm), tuy nhiên ít thực hiện “Tổ chức kiểm tra định kỳ, thường xuyên, đột xuất giờ lên lớp của GV” (3.36 điểm). Về quản lý nề nếp chuyên môn: CBQL thường xuyên thực hiện “Chỉ đạo

Tổ trưởng chuyên môn xây dựng nề nếp quy định hồ sơ chuyên môn” (3.84 điểm), tuy nhiên giao trách nhiệm cho Tổ trưởng chuyên môn kiểm tra hồ sơ giảng dạy của GV, CBQL ít thực hiện “thường xuyên kiểm tra hồ sơ chuyên môn của GV” (3.31 điểm). Như vậy, công tác quản lý nề nếp chuyên môn của CBQL còn lỏng lẻo, cần thiết phải tăng cường kiểm tra định kỳ, đột xuất để nâng cao chất lượng quản lý.

Về quản lý thời gian bồi dưỡng: CBQL thường xuyên “nắm bắt thông tin về thời gian bồi dưỡng học sinh giỏi của các khối lớp” (3.57 điểm), chưa quan tâm “Bố trí thời gian bồi dưỡng hợp lý tránh tình trạng gây căng thẳng cho học sinh” (3.32 điểm). Trao đổi với một số học sinh, học sinh cho biết thời gian bồi dưỡng gây căng thẳng cho học sinh bởi ngoài thời gian học chính khóa, các em

còn dành 3 buổi/tuần để tham gia lớp bồi dưỡng học sinh giỏi. Vì vậy, CBQL cần quan tâm đến vấn đề này để bố trí thời gian hợp lý cho học sinh, tránh tình trạng căng thẳng, áp lực cho học sinh.

2.4.5. Quản lý hoạt động học tập của học sinh

Tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động học tập của học sinh, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.13. Thực trạng quản lý hoạt động học tập của học sinh

Đánh giá: 1= Không thực hiện; 2= Thỉnh thoảng; 3= Trung bình; 4= Thường xuyên; 5 = Rất thường xuyên


Nội dung quản lý

Mức độ thực hiện


ĐTB

1

2

3

4

5

SL

SL

SL

SL

SL

1. Tổ chức bộ phận quản lý nề nếp học

tập cho học sinh

13

9

11

23

19

3.35

2. Chỉ đạo việc tổ chức các câu lạc bộ để giáo viên và học sinh sinh hoạt chuyên đề, học sinh giao lưu, học hỏi,

hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm học tập


14


7


15


21


18


3.29

3. Thực hiện khen thưởng đối với học sinh có thành tích cao; Nhắc nhở, phê bình những học sinh yếu kém về ý thức

học tập


3


18


9


22


23


3.59

4. Chủ trì việc phối hợp với cha mẹ học

sinh để quản lý việc hình thành kĩ năng tự học cho các em


16


17


12


15


15


2.95

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường trung học cơ sở chất lượng cao tỉnh Thái Bình trong bối cảnh hiện nay - 9

Số liệu thống kê cho thấy, Hiệu trưởng thường xuyên “Thực hiện khen thưởng đối với học sinh có thành tích cao; Nhắc nhở, phê bình những học sinh yếu kém về ý thức học tập” (3.59 điểm), tuy nhiên, ít thực hiện “Tổ chức bộ phận

quản lý nề nếp học tập cho học sinh” (3.35 điểm); “Chỉ đạo việc tổ chức các câu lạc bộ để giáo viên và học sinh sinh hoạt chuyên đề, học sinh giao lưu, học hỏi, hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm học tập” (3.29 điểm); “Chủ trì việc phối hợp với cha mẹ học sinh để quản lý việc hình thành kĩ năng tự học cho các em” (2.95 điểm). Trao đổi với giáo viên Minh (THCS Nguyễn Đức Cảnh), chúng tôi được biết: Do khó khăn về nguồn kinh phí nên các trường chưa tổ chức các câu lạc bộ cho học sinh, học sinh còn ỷ lại, trông chờ vào thầy cô. Một số giáo viên thỉnh thoảng liên lạc với gia đình học sinh để trao đổi, một số giáo viên chỉ liên lạc với gia đình khi được hỏi về tình hình học tập của học sinh.

2.4.6. Quản lý cơ sở vật chất phục vụ hoạt động bồi dưỡng

Tìm hiểu điều kiện cơ sở vật chất cho hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi, chúng tôi thu được kết quả sau:

Bảng 2.14. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất phục vụ hoạt động bồi dưỡng

Đánh giá: 1= Không thực hiện; 2= Thỉnh thoảng; 3= Trung bình; 4= Thường xuyên; 5 = Rất thường xuyên


Nội dung quản lý

Mức độ đáp ứng


ĐTB

1

2

3

4

5

SL

SL

SL

SL

SL

1. Có kế hoạch mua mới, bổ sung và sửa chữa thiết bị dạy học, tiến hành đánh giá

hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học


12


7


20


19


17


3.29

2. Đầu tư xây dựng và nâng cấp phòng học bộ môn, trang bị đầy đủ thiết bị dạy học, tủ sách, học liệu dành cho đội

tuyển HS giỏi


16


12


14


19


14


3.04

3. Nâng cấp thư viện, mở rộng không gian của thư viên và phân chia thành từng khu riêng biệt tạo điều kiện cho

HS tự học, tự nghiên cứu


15


16


11


16


17


3.05

Số liệu thống kê cho thấy, các điều kiện cơ sở vật chất đáp ứng ở mức trung bình, trong đó “Có kế hoạch mua mới, bổ sung và sửa chữa thiết bị dạy học, tiến hành đánh giá hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học” (3.29 điểm); “Nâng cấp thư

viện, mở rộng không gian của thư viên và phân chia thành từng khu riêng biệt tạo điều kiện cho HS tự học, tự nghiên cứu” (3.05 điểm); “Đầu tư xây dựng và nâng cấp phòng học bộ môn, trang bị đầy đủ thiết bị dạy học, tủ sách, học liệu dành cho đội tuyển HS giỏi” (3.04 điểm). Trao đổi với CBQL các trường, chúng tôi được biết: Nguồn kinh phí hiện nay phụ thuộc vào ngân sách địa phương, có những trường dóng quân ở địa phương có điều kiện kinh tế xã hội phát triển sẽ được hỗ trợ về kinh phí, có những địa phương kinh tế xã hội chưa phát triển nên việc đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, một số tổ trưởng chuyên môn chưa tham mưu tốt cho Hiệu trưởng kế hoạch về mua mới thiết bị dạy học, chưa tiến hành đánh giá hiệu quả của việc sử dụng thiết bị dạy học. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến chất lượng bồi dưỡng HS giỏi giảm sút.

2.4.7. Quản lý kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng học sinh giỏi

Tìm hiểu điều kiện cơ sở vật chất cho hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi, chúng tôi thu được kết quả:

Bảng 2.15. Thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng học sinh giỏi

Đánh giá: 1= Không thực hiện; 2= Thỉnh thoảng; 3= Trung bình; 4= Thường xuyên; 5 = Rất thường xuyên


Nội dung quản lý

Mức độ thực hiện


ĐTB

1

2

3

4

5

SL

SL

SL

SL

SL

1. Kiểm tra, đánh giá để xác định nguyên nhân hạn chế để có biện pháp chỉ đạo uốn nắn kịp thời, hướng tới

chất lượng


11


9


15


23


17


3.35

2. Xây dựng và ban hành quy định và

các tiêu chí kiểm tra, đánh giá

13

9

14

19

20

3.32

3. Kiểm tra kế hoạch, giáo án, các

chuyên đề bồi dưỡng của GV

13

9

12

19

22

3.37

4. Kiểm tra thông qua dự giờ các tiết bồi dưỡng của GV, từ đó rút kinh nghiệm về nội dung, phương pháp,

hình thức bồi dưỡng


9


17


12


24


13


3.20

5. Kiểm tra thông qua báo cáo của GV phụ trách đội tuyển, báo cáo của Phó hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn,

báo cáo của GV chủ nhiệm


5


14


20


15


21


3.44

Số liệu thống kê cho thấy, CBQL thực hiện thường xuyên “kiểm tra thông qua báo cáo của GV phụ trách đội tuyển, báo cáo của Phó hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn, báo cáo của GV chủ nhiệm” (3.44 điểm), ít thực hiện các nội dung sau: “Kiểm tra kế hoạch, giáo án, các chuyên đề bồi dưỡng của GV” (3.37 điểm); “Xây dựng và ban hành quy định và các tiêu chí kiểm tra, đánh giá” (3.32 điểm); “Kiểm tra, đánh giá để xác định nguyên nhân hạn chế để có biện pháp chỉ đạo uốn nắn kịp thời, hướng tới chất lượng” (3.35 điểm); “Kiểm tra thông qua dự giờ các tiết bồi dưỡng của GV, từ đó rút kinh nghiệm về nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng” (3.20 điểm).

Như vậy, để quản lý kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng học sinh giỏi đạt hiệu quả, CBQL cần thường xuyên kiểm tra kế hoạch, giáo án và chuyên đề bồi dưỡng của giáo viên để sát sao trong công tác chỉ đạo xây dựng giáo án, chú trọng nâng cao hiệu quả các chuyên đề bồi dưỡng trong bối cảnh hiện nay. Để nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá CBQL phải ban hành các văn bản với các tiêu chí cụ thể để giáo viên có căn cứ thực hiện nghiêm túc kế hoạch được giao. Mặt khác, kiểm tra thông qua dự giờ các tiết bồi dưỡng học sinh giỏi của GV để nhận xét, đánh giá về mặt chuyên môn, định hướng để giáo viên đổi mới về nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng nhằm đem lại hiệu quả trong hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi.

2.4.8. Công tác thi đua, khen thưởng trong hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi

Tìm hiểu thực trạng công tác thi đua, khen thưởng đối với hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.16. Đánh giá của CBQL, GV về công tác thi đua, khen thưởng

Đánh giá: 1= Không thực hiện; 2=Ít thực hiện;3= Trung bình; 4=Thường xuyên; 5=Rất thường xuyên


Công tác thi đua, khen thưởng

Mức độ thực hiện


ĐTB

1

2

3

4

5

SL

SL

SL

SL

SL

1. Tuyên dương giáo viên và học sinh đạt

giải trong kỳ thi học sinh giỏi các cấp

3

15

11

31

15

3.53

2. Khen thưởng xứng đáng bằng vật chất

đối với giáo viên và học sinh đạt giải

14

15

10

16

20

3.17

3. Khen thưởng bằng vật chất theo số lượng, cơ cấu học sinh giỏi đạt giải đối

với giáo viên


15


18


9


15


18


3.04

4. Đưa thành tích bồi dưỡng học sinh

giỏi làm tiêu chí xét thi đua và nâng lương đối với giáo viên


8


12


11


18


26


3.56

5. Đưa giáo viên có nhiều thành tích

trong bồi dưỡng học sinh vào quy hoạch các chức danh lãnh đạo ở nhà trường


11


16


19


12


17


3.11

Số liệu thống kê cho thấy, CBQL, GV đánh giá công tác thi đua khen thưởng đã thực hiện thường xuyên một số nội dung như: “Tuyên dương giáo viên và học sinh đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi các cấp” (3.53 điểm), cụ thể hàng năm Sở GDĐT đã tổ chức Hội nghị tuyên dương cho giáo viên và học sinh đạt thành tích; “Đưa thành tích bồi dưỡng học sinh giỏi làm tiêu chí xét thi đua và nâng lương đối với giáo viên” (3.56 điểm). Tuy nhiên, giáo viên đánh giá “Khen thưởng xứng đáng bằng vật chất đối với giáo viên và học sinh đạt giải” (3.17 điểm) và “Khen thưởng bằng vật chất theo số lượng, cơ cấu học sinh giỏi đạt giải đối với giáo viên” (3.04 điểm); “Đưa giáo viên có nhiều thành tích trong bồi dưỡng học sinh vào quy hoạch các chức danh lãnh đạo ở nhà trường” (3.11 điểm) thực hiện ở mức trung bình.

Hiệu trưởng các trường THCS cho biết: Việc tuyên dương, khen thưởng giáo viên và học sinh có thành tích là sụ ghi nhận công sức và cống hiến của họ, tạo động lực để giáo viên và học sinh nỗ lực hơn nữa. Trao đổi với giáo viên và học sinh, chúng tôi được biết: Việc khen thưởng về tinh thần cho thấy CBQL đã nhìn nhận và đánh giá cao năng lực của giáo viên và học sinh, động viên khuyến khích giáo viên, học sinh phấn đấu để nâng cao thành tích và thương hiệu nhà trường. Tuy nhiên, một số giáo viên lại cho rằng: Lãnh đạo nhà trường cần có hình thức khen thưởng về vật chất xứng đáng hơn và đưa giáo viên có nhiều thành tích trong bồi dưỡng học sinh vào quy hoạch các chức danh lãnh đạo ở nhà trường để họ có động lực phấn đấu rèn luyện phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn. Khó khăn do trường THCS chất lượng cao phụ thuộc vào ngân sách của địa phương nên mức khen thưởng còn hạn chế.

2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường trung học cơ sở chất lượng cao tỉnh Thái Bình trong bối cảnh hiện nay

Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường trung học cơ sở chất lượng cao tỉnh Thái Bình trong bối cảnh hiện nay, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.17. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố

Đánh giá: 1= Không ảnh hưởng; 2= Ít ảnh hưởng; 3= Trung bình; 4= Ảnh hưởng; 5 = Rất ảnh hưởng


Các yếu tố

Mức độ thực hiện


ĐTB

1

2

3

4

5

SL

SL

SL

SL

SL

1. Các yếu tố về qui chế dạy và học

3

11

12

17

32

3.85

2. Năng lực của đội ngũ CQBL, giáo viên

2

12

9

7

45

4.08

3. Yếu tố đầu vào của học sinh

2

10

12

9

42

4.05

4. Nguồn lực tài chính

6

16

16

12

25

3.45

5. Yếu tố môi trường giáo dục

11

9

17

24

14

3.28

6. Tình hình kinh tế - xã hội

9

15

14

16

21

3.33

7. Gia đình

8

14

15

17

21

3.39

8. Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học

6

12

18

15

24

3.52

Số liệu thống kê cho thấy, các yếu tố rất ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường trung học cơ sở chất lượng cao tỉnh Thái Bình trong bối cảnh hiện nay, cụ thể: “Năng lực của đội ngũ CQBL, giáo viên” là yếu tố ảnh hưởng nhất (4.08 điểm); “Yếu tố đầu vào của học sinh” là yếu tố ảnh hưởng thứ 2 (4.05 điểm); “Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học” (3.52 điểm); “Nguồn lực tài chính” là yếu tố ảnh hưởng thứ 3 (3.45 điểm);

Các yếu tố có mức độ ảnh hưởng thấp hơn gồm các yếu tố: “Gia đình” (3.39 điểm); “Tình hình kinh tế - xã hội” (3.28 điểm); “Yếu tố môi trường giáo dục” (3.33 điểm).

Thực tế hiện nay tại các trường THCS năng lực của CBQL thể hiện ở trình độ quản lý, mỗi CBQL có chuyên môn đào tạo riêng trong khi phải quản lý tất cả các môn học, không phải môn học nào CBQL cũng am hiểu tường tận. Đa số GV tại các trường chất lượng cao có kinh nghiệm, thâm niên công tác, đội ngũ GV trẻ kế cận thì năng lực chuyên môn chưa đủ sức tham gia bồi dưỡng đội

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/06/2023