Thực Trạng Phát Triển Đội Ngũ Giáo Viên Tham Gia Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi

2.4.1. Tổ chức phát hiện, tuyển chọn học sinh giỏi

- Công tác tổ chức

Đối với các trường THCS chất lượng cao tỉnh Thái Bình, việc phát hiện, tuyển chọn học sinh được thực hiện trong quá trình tuyển sinh của nhà trường.

Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thành phố lập kế hoạch tuyển sinh trình Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra công tác tuyển sinh của các trường trung học cơ sở, sau khi được Phòng GDĐT duyệt kế hoạch tuyển sinh của các trường, các trường công bố thông tin tuyển sinh trên Website.

Đối với tuyển sinh vào lớp 6: Đối tượng tuyển sinh: người đã hoàn thành chương trình tiểu học. Các trường thực hiện phương thức tuyển sinh: xét tuyển kết hợp với kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh.

Về xét tuyển: Xét kết quả học tập từng năm: Điểm kiểm tra định kì cuối năm học các môn: môn Toán, môn Tiếng Việt, môn Tiếng Anh ở cả 3 lớp: lớp 3, lớp 4, lớp 5 và môn Khoa học, môn Lịch sử và Địa lý ở lớp 4, lớp 5 (các lớp tính liên tục của cấp Tiểu học đến năm tuyển sinh).

Về kiểm tra, đánh giá năng lực: học sinh làm 2 bài kiểm tra: Toán và Tiếng Việt, thời gian làm mỗi bài 60 phút; Điểm của 2 bài kiểm tra tính theo thang điểm

10. (Không thực hiện tuyển thẳng và cộng điểm khuyến khích).

Hiệu trưởng chỉ đạo sàng lọc học sinh cho các lớp dự tuyển Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh từ lớp 6, lấy tổng điểm kiểm tra định kỳ nhân hệ số 1, điểm thi khảo sát lần 1 nhân 2, điểm thi khảo sát lần 2 nhân 3…. Sau đó chọn từ điểm cao đến thấp đủ số lượng đi theo yêu cầu của Phòng GDĐT. Nếu có một số học sinh cuối danh sách bằng điểm nhau thì Ban giám hiệu xin ý kiến của các đồng chí giáo viên giảng dạy để chọn đủ số lượng đi thi.

- Về công tác tuyển chọn, bồi dưỡng đội tuyển:

Hàng năm, các trường THCS chất lượng cao tiến hành kiểm tra, đánh giá để chọn đội tuyển.

Đề thi do giáo viên phụ trách đội tuyển quyết định, giáo viên tiến hành cho học sinh thi thử từ 3 đến 4 lần thi thử hoặc thi thử theo đề của Phòng GDĐT. Mỗi lần thi thử giáo viên đánh giá mức độ nắm vững kiến thức, kỹ năng đầy đủ của học sinh so với yêu cầu của chương trình THCS, đánh giá mức độ tư duy và khả năng vận dụng của HS thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo.

Tuy nhiên, quan sát công tác tuyển chọn đội tuyển, chúng tôi nhận thấy các trường THCS chú trọng xây dựng đội tuyển khối 9 (gồm các môn Văn, Toán, Lí, Hóa, Anh, Sinh, Sử, Địa học), nguyên nhân do các đội dự tuyển khối 6,7,8 chú trọng 3 môn Toán, Văn, Anh.

2.4.2. Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi

Tìm hiểu thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.10. Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi

Đánh giá: 1=Kém; 2= Yếu; 3= Trung bình; 4= Khá; 5 = Tốt

Phát triển đội ngũ giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi

Mức độ thực hiện


ĐTB

1

2

3

4

5

SL

SL

SL

SL

SL

Tuyển chọn đội ngũ giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi


1. Giáo viên có kiến thức chuyên sâu, có thâm niên và trình độ và phải dựa trên nguyện vọng của giáo viên và nguyện vọng của học sinh, có nhiệt

huyết trong công việc


5


11


16


10


33


3.73

2. Có kiến thức và kỹ năng sư phạm,

kỹ năng tự tìm tòi, học hỏi, tự bồi dưỡng và tính cầu tiến trong công việc


4


14


17


9


31


3.65

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường trung học cơ sở chất lượng cao tỉnh Thái Bình trong bối cảnh hiện nay - 8

Mức độ thực hiện


ĐTB

1

2

3

4

5

SL

SL

SL

SL

SL

3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn bài, biên soạn tài liệu, chuyên đề

học tập


6


8


17


16


18


3.49

Phân công GV đội ngũ giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi


1. Phân công theo chuyên đề

5

14

23

22

11

3.27

2. Chuyên một khối

6

13

12

26

18

3.49

3. Phụ trách đội tuyển cả 4 năm học

14

17

10

15

19

3.11

4. Giáo viên chủ nhiệm

5

16

15

18

21

3.45

Phát triển đội ngũ giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi


Số liệu thống kê cho thấy, về tuyển chọn đội ngũ giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi được thực hiện ở mức độ tốt, trong đó tiêu chí “giáo viên có kiến thức chuyên sâu, có thâm niên và trình độ và phải dựa trên nguyện vọng của giáo viên và nguyện vọng của học sinh, có nhiệt huyết trong công việc” được CBQL, GV đánh giá tốt nhất (3.73 điểm); “Có kiến thức và kỹ năng sư phạm, kỹ năng tự tìm tòi, học hỏi, tự bồi dưỡng và tính cầu tiến trong công việc” (3.65 điểm); “Ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn bài, biên soạn tài liệu, chuyên đề học tập” (3.49 điểm). Trao đổi với CBQL, chúng tôi được biết: Đa số giáo viên tại các trường THCS chất lượng cao có trình độ và kiến thức chuyên sâu về môn học mình đảm nhiệm, mặt khác, giáo viên có bề dày kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi nên có kiến thức và kỹ năng sư phạm, kỹ năng tự tìm tòi, học hỏi, tự bồi dưỡng và tính cầu tiến trong công việc. Đa số các trường giáo viên đã ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn bài, biên soạn tài liệu, chuyên đề học tập để bồi dưỡng học sinh giỏi. Tuy nhiên, theo Hiệu trưởng trường THCS chất lượng cao Lê Quý Đôn thì hiện nay đội ngũ giáo viên có trình độ, thâm niên, kinh

nghiệm còn thiếu mặc dù các trường đã tích cực thu hút học sinh giỏi ở các trường khác, theo giáo viên Vân (trường THCS Nguyễn Đức Cảnh) cho biết: Một số giáo viên đã nhiều tuổi nên việc đọc tài liệu tham khảo không thường xuyên, một số sức khỏe không tốt đã ảnh hưởng đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Về chính sách thu hút giáo viên ngoài trường, rất nhiều giáo viên có năng lực song nhiều người không muốn đến trường chất lượng cao do ngại khó, áp lực, vất vả mà quyền lợi thấp…

Về phân công giáo viên đội ngũ giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi, hình thức phân công thường xuyên là “Chuyên một khối” (3.49 điểm); “Giáo viên chủ nhiệm” (3.45 điểm). Trao đổi với giáo viên Hằng (THCS 14-10), GV cho biết: Việc phân công chuyên một khối thuận lợi cho giáo viên trong việc soạn nội dung, chương trình giảng dạy. Còn đối với giáo viên chủ nhiệm, việc phân công này là hợp lý bởi giáo viên chủ nhiệm nắm rõ được mặt mạnh, mặt yếu của học sinh, hoàn cảnh gia đình của học sinh. Tuy nhiên, giáo viên chủ nhiệm gặp khó khăn về thời gian bồi dưỡng học sinh giỏi do họ phải kiêm nhiệm giảng dạy và công tác chủ nhiệm mà hiện nay các trường THCS thực hiện theo quy chế: Dạy chuyên môn hệ số 3, chủ nhiệm lớp 4 tiết/tháng, ngoài ra còn kiêm nhiệm các công việc khác…

Phân công theo chuyên đề” (3.27 điểm) và “phụ trách đội tuyển cả 4 năm học” (3.11 điểm) thực hiện ở mức trung bình. Việc phụ trách cả đội tuyển trong 4 năm giúp cho giáo viên và học sinh hiểu nhau, tuy nhiên ở một số trường giáo viên cần sự giúp đỡ của đồng nghiệp để thực hiện theo chuyên đề ở từng khối lớp nên không thể đảm nhiệm phụ trách đội tuyển trong 4 năm học, do vậy, các trường ít thực hiện 2 hình thức nêu trên.

2.4.3. Lập kế hoạch, xác định nội dung, chương trình bồi dưỡng

Tìm hiểu thực trạng quản lý kế hoạch, nội dung, chương trình bồi dưỡng, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.11. Thực trạng xây dụng kế hoạch, xác định nội dung, chương trình bồi dưỡng

Đánh giá: 1=Kém; 2= Yếu; 3= Trung bình; 4= Khá; 5 = Tốt



Các nội dung quản lý

Mức độ thực hiện


ĐTB

1

2

3

4

5

SL

SL

SL

SL

SL

Lập kế hoạch bồi dưỡng


1. Xây dựng kế hoạch cho tất cả các tổ

chuyên môn

7

24

11

12

21

3.21

2. Kiểm tra sát việc tổ chức triển khai

kế hoạch của tổ chuyên môn

6

12

13

22

22

3.56

3. Chỉ đạo việc thực hiện nội dung,

chương trình kế hoạch đã đề ra

4

16

15

17

23

3.52

4. Giám sát quá trình thực hiện kế

hoạch, chỉ đạo điều chỉnh khi cần thiết

11

15

21

8

20

3.15

Xác định nội dung, chương trình bồi dưỡng


1. Tổ chức xây dựng chương trình khung

15

11

13

21

15

3.13

2. Chỉ đạo xây dựng ngân hàng đề thi theo

hướng phân hóa và tiếp cận năng lực

16

9

17

16

17

3.12

3. Tổ chức viết chuyên đề theo hướng

tiếp cận năng lực

14

10

11

18

22

3.32

4. Tổ chức thảo luận thường xuyên các

chuyên đề theo hướng tiếp cận năng lực

13

13

13

12

24

3.28

Số liệu thống kê cho thấy, công tác quản lý kế hoạch bồi dưỡng đã thực hiện

tốt một số nội dung: “Kiểm tra sát việc tổ chức triển khai kế hoạch của tổ chuyên môn” (3.56 điểm); “Chỉ đạo việc thực hiện nội dung, chương trình kế hoạch đã đề ra ” (3.52 điểm). Thực tế tại các trường THCS chất lượng cao tỉnh Thái Bình, Hiệu trưởng các trường luôn sát sao kiểm tra sát việc tổ chức triển khai kế hoạch của tổ chuyên môn có đúng tiến độ, lộ trình không? và không bị cắt xén về chương trình, nội dung đã được lập theo kế hoạch. Tổ chuyên môn các trường THCS chất lượng cao đã nghiêm túc thực hiện nội dung chương trình bồi dưỡng và đảm bảo tiến độ bồi dưỡng HS giỏi.

Tuy nhiên, công tác “Xây dựng kế hoạch cho tất cả các tổ chuyên môn” (3.21 điểm); “Giám sát quá trình thực hiện kế hoạch, chỉ đạo điều chỉnh khi cần thiết” (3.15 điểm) Hiệu trưởng các trường thực hiện chưa thường xuyên. Hiệu trưởng giao toàn quyền xây dựng kế hoạch bồi dưỡng HS giỏi cho Tổ chuyên môn và ít thực hiện giám sát thực hiện kế hoạch và đưa ra những chỉ đạo điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.

Về quản lý nội dung, chương trình bồi dưỡng, Hiệu trưởng t thực hiện các công việc sau: “Tổ chức viết chuyên đề theo hướng tiếp cận năng lực” (3.32 điểm); “Tổ chức thảo luận thường xuyên các chuyên đề theo hướng tiếp cận năng lực” (3.28 điểm); “Tổ chức xây dựng chương trình khung” (3.13 điểm); “Chỉ đạo xây dựng ngân hàng đề thi theo hướng tiếp cận năng lực ” (3.12 điểm). Mức độ thực hiện các nội dung trên cho thấy, Hiệu trưởng chưa quan tâm đến tổ chức cho GV viết chuyên đề, trong khi nội dung này là cần thiết, việc xây dựng chương trình bồi dưỡng khung giúp GV có cơ sở để thực hiện nghiêm túc việc bồi dưỡng và tổ chức trao đổi, thảo luận. Chương trình khung theo chặng và kết hợp với chương trình chuyên sâu của Bộ GDĐT là rất cần thiết, mặt khác GV sẽ tích cực cập nhập bổ sung chương trình khung, ngân hàng đề thi cho phù hợp với bối cảnh mới.

CBQL T.V.A cho biết: Hiện nay, xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng chưa bám sát khung năng lực cần bồi dưỡng cho HS giỏi, do vậy chưa có cơ sở để CBQL xác định nội dung, xây dựng và quản lý chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi trên cơ sở đảm bảo nội dung và chương trình giáo dục cơ bản nhưng đáp ứng chuyên sâu và kiến thức rộng để đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng học sinh giỏi.

2.4.4. Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên

Tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.12. Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên

Đánh giá: 1= Không thực hiện; 2= Thỉnh thoảng; 3= Trung bình; 4= Thường xuyên; 5 = Rất thường xuyên


Nội dung quản lý

Mức độ thực hiện


ĐTB

1

2

3

4

5

SL

SL

SL

SL

SL

Quản lý bài soạn, nội dung bài soạn bồi dưỡng HS giỏi


1. Chỉ đạo Tổ chuyên môn có quy định cụ thể về soạn bài, nội dung bài giảng

và công tác chuẩn bị lên lớp


14


10


12


22


17


3.24

2. Trực tiếp kiểm tra, ký duyệt giáo án

hoặc ủy quyền cho Phó Hiệu trưởng

15

8

16

18

18

3.21

3. Tổ trưởng chuyên môn tổ chức sinh

hoạt chuyên môn về các chuyên đề bồi dưỡng để giáo viên trong Tổ cùng góp ý


13


9


12


19


22


3.37

4. Xây dựng kế hoạch kiểm tra việc

soạn bài, dự giờ trên lớp của giáo viên để đánh giá chất lượng giảng dạy


8


18


11


13


25


3.39

Nội dung quản lý

Mức độ thực hiện


ĐTB

1

2

3

4

5

SL

SL

SL

SL

SL

5. Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức thảo

luận các chuyên đề khó

9

12

19

14

21

3.35

Quản lý nề nếp giảng dạy


1. Ban hành văn bản quy định cụ thể về

thời gian lên lớp

6

16

12

19

22

3.47

2. Tổ chức kiểm tra định kỳ, thường

xuyên, đột xuất giờ lên lớp của giáo viên

11

12

15

13

24

3.36

3. Nắm bắt thông tin qua báo cáo của Tổ trưởng chuyên môn về hoạt động bồi dưỡng và việc thực hiện nề nếp

giảng dạy của giáo viên


8


10


11


25


21


3.55

Quản lý nề nếp chuyên môn


1. Chỉ đạo Tổ trưởng chuyên môn xây

dựng nề nếp quy định hồ sơ chuyên môn

2

12

9

25

27

3.84

2. Hiệu trưởng thường xuyên kiểm tra

hồ sơ chuyên môn của giáo viên

6

23

11

12

23

3.31

Quản lý thời gian bồi dưỡng


1. Nắm bắt thông tin về thời gian bồi

dưỡng học sinh giỏi của các khối lớp

5

11

14

26

19

3.57

2. Bố trí thời gian bồi dưỡng hợp lý

tránh tình trạng gây căng thẳng cho học sinh


11


12


14


18


20


3.32


Số liệu thống kê cho thấy:

Về quản lý bài soạn, nội dung bài soạn bồi dưỡng HS giỏi: CBQL ít thực hiện “kiểm tra đột xuất việc soạn bài, dự giờ trên lớp của giáo viên để đánh giá

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/06/2023