Đổi Mới Kiểm Tra, Đánh Giá Hoạt Động Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi

Giáo viên đổi mới nội dung và phương pháp, hình thức bồi dưỡng học sinh giỏi để giải quyết hai vấn đề, một là bồi dưỡng nội dung gì cho HS giỏi và bồi dưỡng như thế nào để đạt hiệu quả cao.

3.2.5.2. Nội dung và cách thực hiện

- Nội dung bồi dưỡng:

+ Bồi dưỡng kiến thức khoa học bộ môn: Hiệu trưởng định hướng cho giáo viên xây dựng nội dung bồi dưỡng theo chương trình giáo dục phổ thông mới (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) “bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hoà đức, trí, thể, mĩ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống; tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân hoá dần ở các lớp học trên; thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh, các phương pháp đánh giá phù hợp với mục tiêu giáo dục và phương pháp giáo dục để đạt được mục tiêu đó” [6].

Xây dựng nội dung bồi dưỡng phải đảm bảo kiến thức cơ bản và kiến thức nâng cao, có các bài tập thực hành gắn với thực tiễn. Kiến thức cơ bản rất quan trọng với học sinh, nền tảng để học sinh tư duy, sáng tạo, tự học nâng cao; Kiến thức chuyên sâu phải xây dựng giúp học sinh thực hành và ứng dụng kiến thức.

Nội dung kiến thức phải thể hiện mối liên hệ giữa các môn trong nhóm khoa học tự nhiên và khoa học xã hội hay kiến thức liên môn, kiến thức thực tiễn trong cuộc sống hàng ngày. Học sinh phải có kiến thức thực tiễn và kiến thức liên môn để giải quyết các yêu cầu trong một đề thi vì đề thi được xây dựng theo hướng mở, tăng các câu hỏi thực hành, vận dung…

Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, lối sống và kỹ năng sống cho HS để các em có nhân cách hoàn thiện, biết chia sẻ, hợp tác, đoàn kết, yêu thương, biết tự chăm sóc bản thân, ứng xử có văn hóa….

- Đổi mới phương pháp bồi dưỡng:

+ Bồi dưỡng theo hướng phân hóa từng đối tượng học sinh, trước khi bồi dưỡng giáo viên phải tiến hành phân hóa từng đối tượng học sinh theo hai nhóm: Nhóm 1 là đối tượng học sinh nắm chắc kiến thức, có tư duy sáng tạo; Nhóm 2 là đối tượng học sinh chưa nắm chắc kiến thức cơ bản, tư suy còn chậm. Sau đó, GV tiến hành tổ chức bồi dưỡng với từng nhóm đối tượng.

+ Bồi dưỡng dạy học phát huy tính sáng tạo, tích cực, chủ động, vì thế áp dụng các phương pháp như phương pháp động não, dạy học nêu vấn đề, tạo tình huống, thảo luận, giải quyết vấn đề. Trong đó, phương pháp dạy học nêu vấn đề là phương pháp mà báo cáo viên tạo ra tình huống có vấn đề trong giảng dạy, báo cáo viên hướng dẫn, tổ chức người học phát hiện ra vấn đề, từ đó chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề mà báo cáo viên đưa ra. Chính quá trình tự giác, tích cực giải quyết vấn đề mà người học lĩnh hội được hệ thống tri thức, hình thành kỹ năng tư duy trong tình huống có vấn đề. Phương pháp dạy theo tình huống gồm các bài tập tư duy nhằm hình thành năng lực phân tích, ra quyết định xử lý của người học, việc kết hợp các tình huống với công cụ mô phỏng sẽ làm tăng tính thuyết phục và đẩy nhanh tốc độ hình thành năng lực học tập của người học, giúp người học có cảm giác “trải nghiệm” năng lực ngay tại nhà trường và có khả năng thích ứng với cuộc sống.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

- Đổi mới hình thức bồi dưỡng:

Từ cuối năm 2019 đến đầu năm 2020, tình hình dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng đến toàn thế giới, giáo dục đào tạo cũng bị chi phối và ảnh hưởng, để bảo đảm an toàn cho học sinh, Bộ GDĐT chỉ đạo các tỉnh thành trong cả nước cho học sinh nghỉ học để phòng chống dịch, do vậy, để bồi dưỡng kiến thức cho học sinh kịp thời cần thiết phải sử dụng hình thức bồi dưỡng trực tuyến.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường trung học cơ sở chất lượng cao tỉnh Thái Bình trong bối cảnh hiện nay - 12

Bồi dưỡng trực tuyến là hình thức bồi dưỡng mà trong cùng một thời điểm có thể cho phép một số lượng lớn người học có thể trực tiếp tương tác, trao đổi, thảo luận, đặt ra những vấn đề vướng mắc với giáo viên bằng trực tuyến. Để bồi

dưỡng trực tuyến hiệu quả, Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng trang thông tin website của nhà trường, thông tin trên các trang web được truyền tải bằng kỹ thuật đa phương tiện: văn bản, âm thanh, tiếng nói, đồ hoạ, biểu đồ, hình ảnh, video và truyền hình trực tiếp. Thiết kế phòng họp ảo, lớp học ảo qua web, trong đó GV và HS tham gia trao đổi thông tin qua hình ảnh video, tiếng nói, bài trình chiếu, chia sẻ hình ảnh màn hình, chia sẻ tệp dữ liệu…; Tổ chức dạy học qua phần mềm Zoom…

Kết hợp học trực tiếp và có kết hợp học online trên hệ thống e-Learning trên. Để hệ thống dạy học e-Learning vận hành được, các trường THCS chất lượng cao thành lập 01 tổ công nghệ thông tin hỗ trợ người học thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình học tập. Đối với công tác tổ chức bồi dưỡng, học sinh phải học trực tiếp đầy đủ các chuyên đề, sau đó học trực tuyến trên hệ thống e-Learning.

Bồi dưỡng trực tiếp kết hợp bồi dưỡng trực tuyến: GHS thông qua hình thức bồi dưỡng này có thể trực tiếp tương tác, trao đổi, thảo luận, đặt ra những vấn đề vướng mắc với giáo viên bằng trực tuyến.

Sử dụng hình thức đào tạo trực tuyến mở trong công tác bồi dưỡng giáo viên: MOOC - “Khoá học đại trà trực tuyến mở” hay “Lớp học trực tuyến quy mô lớn, có ba dạng hoạt động thường được tiến hành trực tuyến trong MOOC: 1) Trình bày thông tin ở dạng bài giảng hay video; 2) Tương tác để khai thác thông tin, ví dụ qua các diễn đàn trao đổi; 3) Thi, đánh giá qua các bài kiểm tra hoặc các câu hỏi.

Ngoài ra, Hiệu trưởng chỉ đạo kết hợp bồi dưỡng trực tiếp và bồi dưỡng trực tuyến tại trường để tổ chức cho học sinh học chuyên đề tại trường.

Đổi mới phương pháp, hình thức bồi dưỡng nhằm hình thành các năng lực sau cho HS giỏi:

Năng lực tự chủ và tự học: Tự lực; Tự khẳng định và bảo vệ quyền, nhu cầu chính đáng; Tự kiểm soát tình cảm, thái độ, hành vi của mình; Tự định hướng; Tự học, tự hoàn thiện.

Năng lực giao tiếp và hợp tác: Xác định mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ giao tiếp; Thiết lập, phát triển các quan hệ xã hội, điều chỉnh và hóa giải các mâu thuẫn; Xác định mục đích và phương thức hợp tác;

Xác định trách nhiệm và hoạt động của bản thân; Xác định nhu cầu và khả năng của người hợp tác; Tổ chức và thuyết phục người khác; Đánh giá hoạt động hợp tác; Hội nhập quốc tế.

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nhận ra ý tưởng mới; Phát hiện và làm rõ vấn đề; Hình thành và triển khai ý tưởng mới; Đề xuất, lựa chọn giải pháp; Thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề; Tư duy độc lập.

Những năng lực chuyên môn được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học, hoạt động giáo dục nhất định. Đó là:

- Năng lực ngôn ngữ: Sử dụng Tiếng Việt; Sử dụng ngoại ngữ.

- Năng lực tính toán: Hiểu biết kiến thức toán học phổ thông cơ bản; Biết cách vận dụng các thao tác tư duy, suy luận, tính toán, ước lượng, sử dụng các công cụ tính toán và dụng cụ đo,…; đọc hiểu, diễn giải, phân tích, đánh giá tình huống có ý nghĩa toán học.

- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Hiểu biết kiến thức khoa học; Tìm tòi và khám phá thế giới tự nhiên; Vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng xử với tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.

- Năng lực tìm hiểu xã hội: Nắm được những tri thức cơ bản về đối tượng của các khoa học xã hội; Hiểu và vận dụng được những cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu cơ bản của khoa học xã hội; Nắm được những tri thức cơ bản về xã hội loài người; Vận dụng được những tri thức về xã hội và văn hóa vào cuộc sống.

- Năng lực Công nghệ: Thiết kế; Sử dụng; Giao tiếp; Đánh giá.

- Năng lực Tin học: Sử dụng và quản lý các phương tiện, công cụ, các hệ thống tự động hóa của công nghệ thông tin và truyền thông; Hiểu biết và ứng xử phù hợp chuẩn mực đạo đức, văn hóa và pháp luật trong xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức;

Nhận biết và giải quyết vấn đề trong môi trường xã hội và nền kinh tế tri thức; Học tập, tự học với sự hỗ trợ của các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông;

Giao tiếp, hòa nhập, hợp tác phù hợp với thời đại xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức.

- Năng lực thẩm mỹ: Nhận biết các yếu tố thẩm mỹ (cái đẹp, cái bi, cái hài, cái chân, cái thiện, cái cao cả); Phân tích, đánh giá các yếu tố thẩm mỹ; Tái hiện, sáng tạo và ứng dụng các yếu tố thẩm mỹ.

- Năng lực thể chất: Sống thích ứng và hài hòa với môi trường; Nhận biết và có các kỹ năng vận động cơ bản trong cuộc sống; Nhận biết và hình thành các tố chất thể lực cơ bản trong cuộc sống; Nhận biết và tham gia hoạt động thể dục thể thao; Đánh giá hoạt động vận động.

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện

Để thực hiện có hiệu quả nội dung, các phương pháp và hình thức bồi dưỡng học sinh giỏi, nhà trường phải đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.

Hiệu trưởng chỉ đạo cung cấp nguồn lực tài chính để đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp dạy học.

3.2.6. Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi

3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp

Kiểm tra, đánh giá giúp Hiệu trưởng có thông tin về điểm mạnh, yếu của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi để có những chỉ đạo khi cần thiết. Kiểm tra, đánh giá giúp Hiệu trưởng giúp Hiệu trưởng nắm được tiến trình thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, tiến độ giảng dạy của giáo viên và ý thức học tập của học sinh từ đó kịp thời khen thưởng, động viên hoặc uốn nắn những sai lệch.

3.2.6.2. Nội dung và cách thực hiện

- Hiệu trưởng cần thực hiện những yêu cầu sau:

+ Kiểm tra việc triển khai thực hiện nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi.

+ Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu, quy định đối với hoạt động bồi dưỡng HS giỏi.

+ Kiểm tra mức độ tích cực của học sinh trong hoạt động bồi dưỡng và ý thức tự học của học sinh.

+ Xây dựng lực lượng kiểm tra và tổ chức lực lượng kiểm tra (Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn là người trực tiếp kiểm tra); Qua kết quả kiểm tra, đánh giá để Hiệu trưởng đánh giá trình độ năng lực của giáo viên.

+ Hiệu trưởng kiểm tra trình độ chuyên môn của giáo viên thông qua dự giờ dạy trên lớp để đánh giá nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng học sinh giỏi.

+ Hiệu trưởng kiểm tra việc thực hiện quy chế và nề nếp chuyên môn, kiểm tra việc thực hiện chương trình kế hoạch giảng dạy bộ môn và chất lượng bài soạn của giáo viên. Kiểm tra hồ sơ giảng dạy của giáo viên và kiểm tra việc giáo viên thực hiện nề nếp ra vào lớp, nề nếp sinh hoạt tổ chuyên môn, đăng ký thao giảng, viết chuyên đề và sáng kiến kinh nghiệm.

- Tổ chức thực hiện đánh giá:

+ Đối với cấp Phòng GDĐT: Tổ chức triển khai đánh giá bằng phương pháp quan sát, bằng phiếu hỏi, phỏng vấn sâu để thu thập thông tin về thực trạng bồi dưỡng HS giỏi. Từ kết quả đánh giá có sự nhìn nhận tổng quan, xác định được những ưu điểm, hạn chế để điều chỉnh quá trình bồi dưỡng hiện tại và xác định mục tiêu, lập kế hoạch bồi dưỡng tổng thể cho những khóa bồi dưỡng HS giỏi tiếp theo.

+ Đối với cấp trường: Hiệu trưởng chỉ đạo đánh giá kết quả bồi dưỡng thông qua chất lượng dạy học và kết quả thi HS giỏi của học sinh. Tổ trưởng chuyên môn tổ chức, điều hành đánh giá các thành viên trong tổ thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn. Kết quả đánh giá làm căn cứ để xét thi đua, khen thưởng.

- Đối với giáo viên: Giáo viên tự đánh giá năng lực bản thân và cùng đồng nghiệp đánh giá lẫn nhau nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng HS giỏi.

3.2.6.3. Điều kiện thực hiện

CBQL phải nắm rõ quy trình và phương pháp đánh giá, xác định được nội

dung và xây dựng được các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá.

Có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ các giữa các lực lượng tham gia đánh giá (Phòng GDĐT, hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên).

3.2.7. Quản lý sử dụng hiệu quả và đầu tư cơ sở vật chất một cách thỏa đáng cho hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi

3.2.7.1. Mục tiêu của biện pháp

Cơ sở vật chất là yếu tố tác động trực tiếp đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, có cơ sở vật chất đảm bảo sẽ góp phần nâng cao chất lượng học sinh giỏi của các trường THCS chất lượng cao, giúp cho HS cập nhật kiến thức và tiếp cận với trang thiết bị dạy học mới nhất. Mặt khác, giúp cho hoạt động quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học khoa học, hợp lý và tận dụng tối đa hiệu quả cơ sở vật chất cho hoạt động bồi dưỡng.

3.2.7.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Hiệu trưởng giao trách nhiệm cho Phó Hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất tiến hành rà soát lại toàn bộ thiết bị dạy học hiện có, căn cứ vào mẫu thiết bị dạy học của từng môn học để mua mới, sửa chữa.

Xây dựng kế hoạch chi tiết về phòng học bộ môn, đáp ứng các yêu cầu về phòng học bộ môn gồm bàn, ghế, bảng, máy tính, máy chiếu, thiết bị dạy học bộ môn, dụng cụ thực hành bộ môn, thiết bị thí nghiệm cho các môn Hóa, Lý, hoặc hóa chất thí nghiệm cho môn Hóa, đối với môn ngoại ngữ phải có phòng multimedia để rèn cho HS kỹ năng nghe, nói hiệu quả. Hiệu phó phụ trách chuyên môn giao cho GV chuyên môn có kinh nghiệm phụ trách bảo quản thiết bị dạy học.

Hiệu phó phụ trách chuyên môn rà soát hiện trạng các phòng học, yêu cầu các phòng học thông thoáng, khang trang, đầy đủ máy chiếu, thiết bị nghe nhìn. CBQL tổ chức bồi dưỡng tại trường hoặc cử giáo viên đi bồi dưỡng về sử dụng các thiết bị dạy học, thí nghiệm, thực hành, máy tính, đèn chiếu, máy

projector, nắm được các tính năng, sử dụng phương tiện, đồ dùng dạy học sáng tạo, triệt để, không lãng phí, kết hợp sử dụng thiết bị dạy học hiện đại và các đồ dùng dạy học đơn giản.

CBQL chỉ đạo đầu tư cho thư viện nhà trường, thư viện đặt ở vị trí trung tâm và tăng cường đầu tư các đầu sách tham khảo chuyên môn, có hệ thống máy tính kết nối internet để học sinh học trực tuyến hoặc truy cập nguồn học liệu mở.

Đầu tư, sửa chữa sân bóng, nhà đa năng…để học sinh tăng cường giải trí và rèn luyện thể lực sau những giờ học căng thẳng với những môn thể thao như bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông... Các dụng cụ thể thao phải đầy đủ, nếu đã hư hỏng cần phải được thay mới.

CBQL tích cực tham mưu với chính quyền địa phương, Phòng GDĐT cho việc trang bị những thiết bị dạy học mới nhất và nâng cấp cơ sở vật chất của nhà trường.

CBQL cần xây dựng kế hoạch quản lý tốt và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, củng cố và cải tiến hoạt động của thư viện nhà trường, đảm bảo đủ nguồn học liệu cứng và học liệu mở cho học sinh trong quá trình học tập. Chỉ đạo cho giáo viên tích cực hướng dẫn cho học sinh kỹ năng tự học tập và nghiên cứu thông tin trên mạng. Học tập và trao đổi kiến thức với nhau qua các trang web hữu dụng, hoặc trên trang web riêng của trường, của câu lạc bộ của trường.

Với nguồn tài chính do Ngân sách nhà nước cấp, Hiệu trưởng cần huy động nguồn tài trợ của các nhà hảo tâm, doanh nghiệp để trang bị các phương tiện cần thiết nhất cho hoạt động giảng dạy của giáo viên. Huy động nguồn tài trợ từ giáo viên, cựu học sinh, các bậc phụ huynh, các tổ chức xã hội đóng góp kinh phí xây dựng phòng đa năng, giúp nhà trường trang bị các phòng học hiện đại, an toàn, tạo điều kiện về vật chất và tinh thần cho học sinh phát huy tính sáng tạo thông qua việc tham gia các hoạt động học tập đa dạng và phong phú trong nhà trường.

Xem tất cả 131 trang.

Ngày đăng: 28/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí