Một Số Biện Pháp Sử Dụng Ứng Dụng Kahoot Hỗ Trợ Việc Thiết Kế Bài Tập Phần Lịch Sử Thế Giới Lớp 11 Cho Học Sinh Ở Trường Trung Học Phổ

cần đưa ra được những đề xuất nhất định để khắc phục được những khó khăn và để việc sử dụng Kahoot được hiệu quả hơn.

* Mong muốn, đề xuất của GV và HS về việc sử dụng Kahoot trong dạy học Lich sử được hiệu quả hơn

Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử ở trường THPT nói chung và đặc biệt là nâng cao hiệu quả sử dụng CNTT trong dạy học, chúng tôi đã ghi nhận những đề xuất, nguyện vọng của GV và HS ở một số trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên.

Đa số các GV đều cho rằng việc sử dụng phương tiện công nghệ trong dạy học là cần thiết, và phải có mức độ nhất định, không nên quá lạm dụng phương tiện công nghệ vì sẽ gây nhàm chán, HS tập chung vào chơi hơn là học bài, hoặc sẽ lợi dụng việc được sử dụng sử dụng máy tính vào mục đích khác gây cho GV khó khăn trong việc quản lí.

Ý kiến GV được khảo sát mong muốn được hướng dẫn sử dụng Kahoot thành thạo hơn, và khuyến khích GV sử dụng một cách thường xuyên hơn vào các bài dạy của mình. Tất cả ý kiến HS cũng đều mong muốn thầy (cô) ứng dụng CNTT một cách thường xuyên hơn vào các bài dạy của mình, và bản thân các em được sử dụng Kahoot nhiều hơn, và sử dụng một cách có hiệu quả nhằm phục vụ cho việc học và phát triển năng lực bản thân.

Một số GV có mong muốn nhà trường mở rộng thêm các phòng đa năng, phòng máy chiếu và máy tính để có điều kiện được sử dụng nhiều hơn.

Về phía HS đa số ý kiến của các em đều là chưa từng được biết hoặc chưa đã nghe qua nhưng chưa được sử dụng Kahoot, và các em đều mong muốn được học ít hơn về lí thuyết và được GV cho chơi nhiều hơn các trò chơi có liên quan đến bài học hoặc được GV hướng dẫn cho các em tiếp cận nhiều hơn với các phần mền ứng dụng trong quá trình học tập. Nhiều em cho rằng những bài học kiến thức Lịch sử rất khô khan và mong muốn có sự liên

hệ với thực tiến cuộc sống. Ở một số trường, điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế, HS mong muốn được tiếp cận nhiều hơn đến máy móc.

1.2.2.4. Đặt ra những vẫn đề cần giải quyết

Việc điều tra, khảo sát lấy ý kiến của GV, HS không chỉ đưa ra đánh giá, nhận xét về thực trạng dạy học, sử dụng phương tiện công nghệ, đặc biệt là Kahoot trong dạy học Lịch sử mà còn là cơ sở để nêu ra những vấn đề cần giải quyết nhằm nâng cao chất lượng môn học

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Thứ nhất, cần sử dụng phương tiện công nghệ một cách thường xuyên và hiệu quả hơn, trong đó có Kahoot.

Các bài giảng Lịch sử đã bước đầu có sự hỗ trợ của phương tiện công nghệ, nhưng hình thức chủ yếu vẫn là thiết các bài trình chiếu đơn giản chứ chưa đi sâu vào khai thác các chức năng, các công cụ phức tạp hơn, khả năng ứng dụng và đem lại hiệu quả cao hơn, ví dụ như Kahoot. Một số GV thì gặp vấn đề khó khăn khi thiết kế bài dạy có sự hỗ trợ của công cụ hiện đại gây mất thời gian cho quá trình chuẩn bị và triển khai bài dạy. Vì vậy, dù đã nhận thức được ý nghĩa to lớn của UDCNTT vào dạy học song giáo viên vẫn chưa chú ý khai thác, phát huy được tối đa chức năng của phương tiện công nghệ, đồng thời cũng chưa lựa chọn được công cụ hỗ trợ phù hợp để phát huy tính tích cực, chủ động, tu duy sáng tạo của HS.

Sử dụng ứng dụng Kahoot hỗ trợ việc thiết kế bài tập phần Lịch sử thế giới lớp 11 cho học sinh ở trường THPT - 7

Thứ hai, trình độ tin học, ngoại ngữ của GV (đặc biệt là GV lớn tuổi) còn có những hạn chế nhất định.

Với sự phát triển của khoa học - kĩ thuật hiện đại, hầu hết GV đều biết sử dụng máy tính, tuy nhiên một số GV vẫn chưa tích cực tìm hiểu, nghiên cứu sử dụng các phương tiện công nghệ. Phương tiện công nghệ hiện đại dù chỉ mang ý nghĩa như một công cụ trực quan, hỗ trợ GV trong việc truyền tải kiến thức đến người học nhưng nếu không có kiến thức về công nghệ, không nắm vững được phương pháp sử dụng thì cũng không thể phát huy được hiệu quả của phương tiện công nghệ.

Thứ ba, Khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị ở trường phổ thông cũng là một trở ngại lớn.

Việc đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại cho dạy học cũng là yếu tố quan trọng góp phần và việc đổi mới phương pháp và nâng cao hiệu quả dạy học. Bởi hầu hết các trường phổ thông hiện nay đều đã được trang bị các thiết bị hiện đại phục vụ cho quá trình giảng dạy nhưng số lượng còn rất hạn chế và chất lượng phòng máy chưa đáp ứng đủ yêu cầu, HS cũng rất ít được tiếp xúc với thiết bị để phục vụ hoạt động học tập.

Trên cơ sở tìm hiểu về thực trạng UDCNTT trong dạy học và các vấn đề cần giải quyết, chúng tôi hiểu sâu sắc hơn về đặc điểm môn học, nắm vững những khó khăn trở ngại của việc sử dụng phương tiện công nghệ vào quá trình dạy học nói chung và dạy học bộ môn Lịch sử nói riêng. Đồng thời cũng là cơ sở thực tế quan trọng để chúng tôi đề xuất một số biện pháp khắc phục những khó khắn trong đề tài này

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Chương 1, đã đưa ra một số vấn đề lí luận và thực tiễn của việc sử dụng ứng dụng Kahoot hỗ trợ việc thiết kế bài tập phần Lịch sử thế giới lớp 11 cho học sinh ở trường Trung học phổ thông

Thông qua tìm hiểu, phân tích và tổng hợp chúng tôi đã góp phần làm rõ những khái niệm, tính khả thi và ý nghĩa của việc UDCNTT nói chung và ứng dụng Kahoot nới riêng vào thiết kế bài dạy môn Lịch sử. Đề tài nghiên cứu về ứng dụng và vai trò của Kahoot trong dạy học Lịch sử, từ đó GV có thể vận dụng phương tiện công nghệ phù hợp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh nâng cao chất lượng dạy học.

Qua kết quả điều tra, khảo sát thực trạng UDCNTT vào dạy học ở trường phổ thông cho thấy: GV đã có nhận thức về vai trò và ý nghĩa của phương tiện công nghệ trong dạy học, tuy nhiên còn nhiều khó khăn trong chuẩn bị và triển khai. Các phương tiện công nghệ và công cụ hỗ trợ tuy đã được sử dụng nhưng chưa được đa dạng chưa kết hợp được nhiều hình thức dạy học để tạo hứng thú học tập cho HS.

Trên cơ sở đó chúng tôi lựa chọn nội dung, đề xuất các biện pháp sử dụng ứng dụng Kahoot trong dạy học phần Lịch sử thế giới lớp 11 cho HS ở trường THPT, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử ở trường THPT.

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG ỨNG DỤNG KAHOOT HỖ TRỢ VIỆC THIẾT KẾ BÀI TẬP PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI LỚP 11 CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

2.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của phần lịch sử thế giới lớp 11

2.1.1. Vị trí phần lịch sử thế giới lớp 11

Phần Lịch sử thế giới ở SGK Lịch sử lớp 11 (chương trình chuẩn) gồm 02 phần: Phần một - Lịch sử thế giới cận đại (Phần từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX), Phần hai - Lịch sử thế giới hiện đại (Phần từ năm 1917 đến năm 1945)

- Chương trình Lịch sử thế giới cận đại (Phần từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX) ở SGK Lịch sử lớp 11 (chương trình chuẩn) gồm 03 chương, 08 bài, được bố cực theo phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo và được giảng dạy trong 08 tiết

Phần một - Lịch sử thế giới cận đại (Phần từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ

XX) là phần thứ nhất trong chương trình Lịch sử lớp 11. Đây là thời kì tiếp nối phần Lịch sử thế giới cận đại lớp 10

Phần Lịch sử thế giới cận đại là một phần quan trọng trong khóa trình Lịch sử ở trường THPT, học sinh được học ở lớp 10 và lớp 11. Trong đó, phần Lịch sử thế giới cận đại (phần từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX) đây là giai đoạn có nhiều sự kiện lịch sử đã diễn ra và có những tác động ảnh hưởng to lớn trên phạm vi toàn thế giới đó chính là sự ra đời, các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản và đưa đến hệ quả cho hầu hết các nước trên thế giới đồng thời là sự nâng cao mức độ hiểu biết về Lịch sử thế giới cận đại mà các em đã được học ở chương trình Lịch sử lớp 8.

- Chương trình Lịch sử thế giới hiện đại (Phần từ năm 1917 đến năm 1945) ở SGK Lịch sử lớp 11 (chương trình chuẩn) gồm 04 chương, 10 bài,

được bố cục theo phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo và được giảng dạy trong 11 tiết.

Phần hai - Lịch sử thế giới hiện đại (Phần từ năm 1917 đến năm 1945) là phần thứ hai trong chương trình Lịch sử lớp 11. Đây là thời kì tiếp nối phần một - Lịch sử thế giới cận đại.

Phần Lịch sử thế giới hiện đại là một phần quan trọng trong khóa trình Lịch sử ở trường THPT, học sinh được học ở lớp 11 và lớp 12. Trong đó, phần Lịch sử thế giới hiện đại (phần từ năm 1917 đến năm 1945) là giai đoạn biến động của lịch sử thế giới, trong gần 30 năm (1917-1945) nhiều sự kiện lịch sử đã diễn ra và có những tác động ảnh hưởng to lớn trên phạm vi toàn thế giới như hai cuộc chiến tranh thế giới, khủng hoảng kinh tế - tài chính đồng thời là sự nâng cao mức độ hiểu biết về Lịch sử thế giới hiện đại mà các em đã được học ở chương trình Lịch sử lớp 8.

2.1.2. Mục tiêu phần lịch sử thế giới lớp 11

Sau khi học xong nội dung chương trình Lịch sử thế giới cận đại (Phần từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX), Lịch sử thế giới hiện đại (Phần từ năm 1917 đến năm 1945), HS có khả năng:

* Về kiến thức

- Trình bày được tình hình chính trị - xã hội và diễn biến của các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Châu Á, Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh (Thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX).

- Chứng minh được Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa.

- Trình bày được cuộc cách mạng tháng Mười Nga 1917 (Hoàn cảnh, diễn biến, kết quả, ý nghĩa) và công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô.

- Trình bày được tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội.

- Trình bày được tình hình các nước Châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội.

- Trình bày được cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (về hoàn cảnh, diễn biến, kết quả, hệ quả).

* Về kĩ năng

- Kĩ năng tổng hợp, phân tích, khái quát hóa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh mối tương quan, đánh giá bản chất, rút ra ý nghĩa của các sự kiện lịch sử quan trọng, và đưa ra nhận xét, kết luận.

- Kĩ năng ứng dụng CNTT vào giải quyết các nhiệm vụ học tập.

- Kĩ năng quan sát và sử dụng tranh ảnh, lược đồ, nhận xét, nêu vấn đề trao đổi, lập sơ đồ, bảng biểu các sự kiện cơ bản.

- Kĩ năng giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm – cá nhân.

* Về thái độ

- Củng cố và nâng cao nhận thức về quy luật tiến hoa của lịch sử loài người, lịch sử thế giới cận đại và hiện đại thông qua các giai đoạn phát triển cửa lịch sử.

- Nâng cao lòng yêu thích và ham học hỏi môn lịch sử, ý thức quyết tâm học tập và lao động để xây dựng đất nước phát triển để sánh vai với các cường quốc.

- Bồi dưỡng tình yêu thương nhân loại, có thái độ đúng đắn với chiến tranh và hệ quả của nó, căm ghét chiến tranh, yêu chuộng hòa bình

- Bồi dưỡng ý thức tôn trọng, biết ơn với những thành quả của cuộc cách mạng tháng Mười Nga

- Có nhận thức đúng đắn về mối quan hệ giữa các dân tộc, về chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa xã hội.

=> Góp phần hình thành năng lực cho HS:

- Năng lực tư duy và tái hiện các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử.

- Năng lực nhận xét, đánh giá, rút ra ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm.

- Năng lực so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa.

- Năng lực vận dụng các kiến thức lịch sử vào giải quyết các vấn đề thực tiễn

2.1.3. Nội dung phần lịch sử thế giới lớp 11

* Phần lịch sử thế giới cận đại (Phần từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ

XX)

Chương I: Các nước Châu Á, Châu Phi và khu vực Mĩ latinh (Thế kỉ

XIX đến đầu thế kỉ XX). Chủ nghĩa tư bản phát triển gắn liền với cuộc xâm chiến các nước nhỏ chủ yếu ở Châu Á, Châu Phi và khu vực Mĩ latinh làm thuộc địa. Dẫn đến mâu thuẫn cơ bản: Mâu thuẫn giữa các nước tư bản với nhau đòi chia lại thuộc địa và đây cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất, mâu thuẫn giữa nhân dân các nước thuộc địa với bọn thực dân, phong kiến, tay sai và các phong trào đấu tranh nổ ra mạnh mẽ

Chương II: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918).Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây ra những thảm họa hết sức nặng nề đối với nhận loại. Vấn đề phân chia lại thế giới sau chiến tranh đã gây nên mẫu thuẫn trong nội bộ các nước tư bản, và trở thành một trong những nguyên nhân của chiến tranh thế giới thứ hai

Chương III: Những thành tựu văn hóa thời cận đại. Sự phát triển của văn hóa thời cận đại và một số những thành tựu về văn học, nghệ thuật từ đầu thế kỉ XIX Đến đầu thế kỉ XX.

* Phần lịch sử thế giới hiện đại (Phần từ năm 1917 đến năm 1945)

Chương I: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô. Đây là thời kì chủ nghĩa xã hội được ra đời đầu tiên và xác lập ở một nước nằm giữa vòng vây của chủ nghĩa tư bản. Sau cuộc cách mạng tháng Mười, chính phủ tư sản bị lật đổ, nhà nước vô sản đầu

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 09/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí