Giáo Dục Giới Tính Cho Học Sinh Trung Học Cơ Sở Trong Bối Cảnh Hiện Nay

chúng sẽ được tiếp tục phát triển trong tuổi thanh niên. Hiểu rõ vị trí và ý nghĩa của giai đoạn phát triển tâm lý thiếu niên, giúp chúng ta có cách đối xử đúng đắn và giáo dục để các em có một nhân cách toàn diện.

1.3. Giáo dục giới tính cho học sinh trung học cơ sở trong bối cảnh hiện nay

1.3.1. Khái niệm

Giáo dục giới tính là một lĩnh vực bao gồm nhiều vấn đề và rất phức tạp. Có những ý kiến cho rằng chỉ nên tiến hành giáo dục giới tính khi các em trưởng thành, tức là ở vào thời kỳ chín muồi của giới tính.

Nhiều ngành khoa học những năm gần đây đã xác nhận ý nghĩa đặc biệt quan trọng của những năm tuổi thơ đối với một đời người, như cha ông ta đã từng nói: “dạy con từ thuở còn thơ”. Những người làm cha làm mẹ trong quá trình dạy dỗ con em mình, đều có những phút không khỏi bàng hoàng nhận ra rằng trước mắt mình đứa con không còn là một cậu bé vụng dại nữa mà đã là một vị thành niên.

Theo tác giả Trần Trọng Thuỷ và Đặng Xuân Hoài cho rằng, giáo dục giới tính có phạm vi rất rộng lớn, tác động toàn diện đến tâm lí, đạo đức con người, “là hình thành tiêu chuẩn đạo đức của hành vi có liên quan đến lĩnh vực thầm kín của đời sống con người, hình thành những quan niệm đạo đức lành mạnh giữa em trai và em gái, thanh nam và thanh nữ, giáo dục những sự “kiềm chế có đạo đức”, sự thuần khiết và tươi mát về đạo đức trong tình cảm của các em” [33].

Từ những quan niệm trên chúng ta có thể hiểu một cách khái quát như sau: Giáo dục giới tính cho lứa tuổi học sinh THCS là quá trình sư phạm, cần được sự quan tâm vào cuộc của toàn xã hội, trong đó người giáo viên và nhà trường là một kênh quan trọng và hiệu quả nhất nhằm trang bị cho các em học sinh các kiến thức và kỹ năng sống toàn diện, để giúp cho học sinh có nhận thức, hiểu biết toàn diện, thái độ đúng đắn về giới tính và quan hệ giới tính, sự thay đổi tâm sinh lý. Góp phần hình thành cho các em có nếp sống văn hoá giới tính, hướng hoạt động của các em vào việc rèn luyện để phát triển nhân cách toàn diện, phù hợp với giới tính và biết tổ chức cuộc sống khoa học cho cá nhân các em, trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước.

1.3.2. Nguyên tắc của giáo dục giới tính

Xã hội càng phát triển bao nhiêu thì nhu cầu giáo dục giới tính càng trở nên

cấp thiết bấy nhiêu. Nhất là khi vấn nạn ấu dâm, xâm hại tình dục ở trẻ em đang được quan tâm mạnh mẽ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 154 trang tài liệu này.

Do vậy, việc giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên là một trong những vấn đề rất quan trọng, cấp thiết, đòi hỏi trong quá trình giáo dục, nhà giáo dục phải nắm vững các nguyên tắc chung của nguyên lý giáo dục như: Tính giáo dục, tính khoa học, tính thực tiễn và tính hiệu quả…như các môn học văn hóa khác. Ngoài ra, giáo dục giới tính cũng là một lĩnh vực vô cùng tế nhị và gắp nhiều khó khăn, phức tạp, nên trong quá trình giáo dục giới tính phải lưu ý một số nguyên tắc sau:

Giáo dục giới tính phải luôn gắn liền với giáo dục nhân cách, đạo đức, xây dựng thế giới quan khoa học, nếp sống sinh hoạt đúng đắn, lành mạnh, lối sống văn minh cho các em học sinh.

Quản lí hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh ở trường trung học cơ sở Nông Trang, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh hiện nay - 4

Giáo dục giới tính trong phải kết hợp giữa ba môi trường giáo dục đó là: Gia đình, nhà trường và xã hội.

Giáo dục giới tính phải được thực hiện tổng hợp, toàn diện, kết hợp khoa học của nhiều bộ môn khoa học khác nhau: Xã hội học, thẩm mỹ, tâm lý học, sinh lý học…

Phải kết hợp việc giáo dục giới tính thông qua thực tiễn: truyền thụ những tri thức lí luận với những kiến thức thực tiễn, trong đó tập trung vào những vấn đề thực tiễn trong đời sống sinh hoạt thường ngày của các em học sinh.

Giáo dục giới tính là một quá trình liên tục, nên phải được thực hiện một cách phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi, của lớp học, phải phù hợp với phong tục tập quán của mỗi vùng, miền, dân tộc, tôn giáo.

1.3.3. Mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục giới tính cho học sinh trung học cơ sở

1.3.3.1. Mục tiêu giáo dục giới tính cho HS THCS

Mục tiêu của giáo dục giới tính là hình thành cho con người các phẩm chất giới tính.

Giúp các em học sinh có những hiểu biết cần thiết về giới và giới tính. Sống đúng với giới tính của mình, các em biết trân trọng giá trị của bản thân, từ đó biết quý trọng người khác.

Giúp các em học sinh có những kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong quan hệ với người khác giới, khả năng làm chủ bản thân, làm chủ quá trình sinh sản, kỹ năng lao động phù hợp với nghề nghiệp mang đặc thù giới.

Giáo dục cho học sinh có thái độ sống tích cực, lịch sự trong quan hệ với người khác giới và tự hoàn thiện những phẩm chất thuộc giới mình.

1.3.3.2. Nhiệm vụ giáo dục giới tính cho học sinh THCS

Giúp học sinh nắm vững hệ thống kiến thức về giới tính, có thái độ, hành vi phù hợp với các vấn đề sinh lý học và giải phẫu cơ quan sinh dục, các giai đoạn phát triển sinh lý giới tính của con người, tâm lý đời sống tình dục, sự thụ tinh, sự phát triển của bào thai, các biện pháp phòng tránh thai, các hiện tượng vô sinh v.vv... giáo dục nhu cầu tình dục, nhu cầu giới tính và đạo đức giới tính cho học sinh, giáo dục các vấn đề về sức khỏe sinh sản.

Việc giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên là một vấn đề quan trọng. Vấn đề này cần được sự quan tâm vào cuộc của toàn xã hội. Song trường học là một kênh quan trọng và hiệu quả nhất nhằm trang bị cho học sinh các kiến thức và kỹ năng sống toàn diện để các em có được sự phát triển toàn diện cân đối cả tri thức, thể chất lẫn tinh thần, góp phần xây dựng một thế hệ tương lai tự tin sẵn sàng hoà nhập sự phát triển chung của toàn thế giới.

1.3.4. Nội dung giáo dục giới tính cho học sinh trung học cơ sở

Nội dung giáo dục giới tính cho học sinh trung học cơ sở tập trung vào các vấn đề sau:

Trang bị cho các em học sinh những tri thức quan trọng và cần thiết về giới và giới tính.

Giáo dục ý thức trách nhiệm, ý thức tôn trọng của con người, biết quan tâm đến những đặc điểm giới tính của người khác trong quá trình tham gia hoạt động chung trong gia đình, nhà trường và xã hội.

Giáo dục khả năng tự đánh giá hành vi của mình trong quan hệ với người khác. Biết phân biệt tốt xấu, đúng sai trong phạm vi quan hệ khác giới. Biết tôn trọng giới nữ.

Giáo dục thái độ, trách nhiệm đối với sức khỏe của bản thân và sức khỏe của người khác, ý thức về tác hại nguy hiểm do quan hệ tình dục gây nên. Về căn bệnh thế kỷ lây qua đường tình dục HIV/AIDS.

Giáo dục các vấn đề về sức khỏe sinh sản và sức khỏe sinh sản vị thành niên, các cơ quan sinh sản và chức năng của chúng; cuộc sống hôn nhân, mang thai và phòng tránh thai.

Giáo dục đạo đức giới tính và nhu cầu giới tính, giáo dục văn hóa giao tiếp với người khác giới.

Giáo dục vấn đề về dân số - kế hoạch hóa gia đình và xây dựng gia đình hạnh phúc.

Giáo dục các vấn đề bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới, định kiến về giới và các biện pháp khắc phục hiện tượng vi phạm Luật Bình đẳng giới, vấn đề định kiến giới và phân biệt giới đang tồn tại hiện nay trong xã hội và trong gia đình.

1.3.5. Đặc điểm hoạt động giáo dục giới tính ở trường THCS

Giáo dục giới tính ở trường THCS được thực hiện qua các con đường: hoạt động dạy học trên lớp và các hoạt động ngoài giờ lên lớp ngoài ra giáo dục giới tính còn được tiến hành bằng nhiều con đường khác như giáo dục truyền thông, tổ chức hoạt động xã hội vv... Tuy nhiên giáo dục giới tính qua con đường dạy học và tổ chức hoạt động giáo dục NGLL là con đường cơ bản, quan trọng nhất ở trường phổ thông. Hai hoạt động này có mối quan hệ biện chứng với nhau, hỗ trợ với nhau, bổ sung cho nhau. Đặc biệt trong giáo dục giới tính những giờ học chính khoá học sinh tiếp thu được những tri thức, những chuẩn mực và hành vi trong quan hệ giới tính, và từ đó hình thành trong các em ký năng ứng xử, hiểu biết về giới, thì qua những hoạt động ngoại khoá sẽ tạo điều kiện cho sự hiểu biết đó được bộc lộ thể hiện qua hành vi ứng xử và hành vi này được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ thành những thói quen …

Trong thực tế GDGT ở trường THCS, học sinh thường phải tiếp xúc với các "tình huống", "vấn đề" (những khó khăn cần giải quyết...liên quan đến giới và giới tính); nhưng khi học tập, học sinh chỉ được dạy các theo các môn học riêng rẽ, ít có dịp luyện tập giống như trong thực tế, các năng lực đòi hỏi lồng ghép nhiều kiến thức, kỹ năng, thái độ thuộc các lĩnh vực khác nhau. Nhiều vấn đề thực tiễn không giống như khi học, hoặc chưa có giải pháp khuôn mẫu, nên học sinh khi gặp những

vấn đề cụ thể về GDGT thường lúng túng, nhất là trong cách ra quyết định xử lý tình huống liên quan đến GDGT.

1.4. Quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh trung học cơ sở

1.4.1. Khái niệm

Quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh trong nhà trường THCS là những tác động có chủ đích, có kế hoạch cụ thể của chủ thể quản lý nhà trường tới toàn bộ quá trình giáo dục giới tính và những lực lượng liên đới trong hoạt động giáo dục giới tính, nhằm tổ chức và điều hành một cách có hiệu quả nhất các mục tiêu, nội dung giáo dục giới tính mà nhà trường đã đề ra, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục phát triển toàn diện nhân cách người học sinh, dưới mái trường xã hội chủ nghĩa.

Trường THCS đồng thời thực hiện các nhiệm vụ giáo dục toàn diện nhân cách học sinh đó là giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục lao động, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục thể chất, giáo dục môi trường, giáo dục giới tính vv… Các nhiệm vụ giáo dục cần được triển khai theo kế hoạch và được tổ chức một cách khoa học và chỉ đạo sát thực, giám sát thường xuyên.

1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục giới tính ở cấp THCS

1.4.2.1. Tổ chức tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức cho các lực lượng sư phạm trong nhà trường, các bậc phụ huynh và các em học sinh về công tác giáo dục giới tính

GDGT trong trường học là một công việc đặc biệt nhạy cảm và sẽ gặp không ít khó khăn. Do vậy, hoạt động giáo dục giới tính phải tiến hành thường xuyên, liên tục và muốn mang lại hiệu quả cao, đòi hỏi các nhà quản lý phải nâng cao nhận thức cho các lực lượng trực tiếp làm công tác GDGT bởi vì “một trong những nguyên nhân quan trọng làm hạn chế chất lượng GDGT ở Việt Nam trong thời gian qua chính là do nhận thức của xã hội và các lực lượng trực tiếp làm công tác GDGT chưa đúng đắn, nhất là chưa hoàn toàn nhất trí với việc tiến hành GDGT cho học sinh, sinh viên, cho rằng làm như thế là vẽ đường cho hưu chạy, là làm hoen ố tâm hồn trong trắng của tuổi học trò” [15]. Vì vậy, muốn quản lý hoạt động GDGT trong nhà trường đạt hiệu quả, phải bắt đầu từ công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, nêu cao ý thức trách nhiệm cho đội ngũ giáo viên nhà trường, trách nhiệm của các bậc phụ huynh và trách nhiệm tự rèn luyện của chính các em học sinh.

1.4.2.2. Lập kế hoạch giáo dục giới tính cho học sinh THCS

Khi xây dựng kế hoạch giáo dục giới tính cho học sinh, nhà trường THCS cần dựa trên những cơ sở sau:

Phân tích thực trạng giáo dục giới tính trong năm học. Thực trạng GDGT của nhà trường được thể hiện rõ trong bảng tổng kết năm học. Qua đó, nhà lãnh đạo quản lý sẽ thấy được ưu điểm và nhược điểm của công tác giáo dục giới tính, những nội dung nào còn hạn chế, từ đó xếp theo thứ tự ưu tiên từng vấn đề cấp thiết cần giải quyết ngay. Hiệu trưởng cần quan tâm đến các vấn đề đạo đức giới tính, nhu cầu giới tính của học sinh và những hành vi văn hóa giao tiếp phù hợp với giới tính, các nội dung giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh vv...và những nội dung giáo dục tương ứng.

Nhà lãnh đạo quản lý trong trường cần phải phân tích kế hoạch chung của ngành, trường, để từ đó xây dựng kế hoạch giáo dục giới tính nằm trong kế hoạch chung và tổng thể đó. Kế hoạch GDGT là kế hoạch cụ thể về một mặt giáo dục kỹ năng sống quan trọng của nhà trường trong chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 hiện nay, trong đó thể hiện sự thống nhất giữa giáo dục giới tính với các mặt giáo dục khác phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường.

Trong quá trình xây dựng kế hoạch GDGT, đòi hỏi nhà quản lý phải tìm hiểu các đặc điểm về kinh tế- xã hội, văn hóa truyền thống... của địa phương. Vì quá trình giáo dục giới tính thống nhất biện chứng với quá trình xã hội, với môi trường sống.

Tìm hiểu các chuẩn mực, giá trị đạo đức trong xã hội của chúng ta hiện nay và các hình thức giáo dục giới tính đã triển khai để xây dựng nội dung giáo dục giới tính cho học sinh.

Xác định điều kiện giáo dục như: tình trạng cơ sở vật chất, nguồn tài chính, quỹ thời gian giành cho GDGT, sự phối hợp với lực lượng GDGT trong trường và ngoài trường.

Những yêu cầu khi xây dựng kế hoạch giáo dục giới tính trong nhà trường THCS như sau:

Kế hoạch GDGT phải thể hiện được tính khoa học, kế thừa, toàn diện, cụ thể và trọng tâm trong từng thời kỳ.

Kế hoạch phải phát huy những mặt mạnh, khắc phục những mặt yếu kém, củng cố ưu điểm, vạch ra được chiều hướng tích cực trong việc dạy – học giáo dục giới tính của giáo viên và học sinh.

Kế hoạch góp phần liên kết được mối quan hệ giữa mục đích GDGT, mục tiêu GDGT, nội dung GDGT, phương pháp GDGT, phương tiện GDGT, thời gian, hình thức tổ chức GDGT và các biện pháp, kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết các hoạt động GDGT của nhà trường.

Kế hoạch phải bao hàm và thể hiện đầy đủ được sự phân cấp quản lý của Hiệu trưởng, từ đó bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và cụ thể trong hoạt động GDGT ở trường THCS.

1.4.2.3. Tổ chức các nguồn lực để thực hiện kế hoạch giáo dục giới tính cho học sinh THCS

Tổ chức thực hiện việc giáo dục giới tính cho học sinh THCS có liên quan mật thiết đến việc tổ chức hoạt động học tập văn hoá trong nhà trường.

Quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch gồm:

Giải thích mục tiêu, yêu cầu, của kế hoạch giáo dục giới tính. Thảo luận trước toàn thể Hội đồng sư phạm nhà trường các biện pháp thực hiện kế hoạch hiệu quả.

Sắp xếp bố trí nhân sự, phân công trách nhiệm quản lý, huy động cơ sở vật chất, tài chính phục vụ cho thực hiện kế hoạch GDGT. Khi tiến hành sắp xếp bố trí nhân sự cho kế hoạch GDGT, Hiệu trưởng phải nắm rõ được những phẩm chất và năng lực của từng giáo viên, thế mạnh, mặt yếu, nếu cần có thể phân công nội dung GDGT theo từng nhóm, để công tác GDGT được tiến hành một cách thuận lợi nhất và có hiệu quả.

Định rõ lịch trình, thời gian, tiến độ thực hiện GDGT. Thời gian bắt đầu triển khai hoạt động GDGT trong năm học là khi nào, và thời hạn kết thúc sẽ ấn định vào lúc nào thì phù hợp. Trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch GDGT, Hiệu trưởng cần tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên hoặc các cộng tác viên GDGT tham gia và phát huy cao nhất tinh thần tự giác, tích cực, để phối hợp cùng nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ GDGT.

Bồi dưỡng năng lực giáo dục giới tính cho giáo viên nếu thấy cần thiết, huy động các nguồn lực ngoài trường để tiến hành giáo dục giới tính cho học sinh.

Tạo môi trường giáo dục để thu hút giáo viên và học sinh tham gia tích cực, phát huy vai trò chủ đạo của giáo viên và vai trò tự giác, tích cực, chủ động của học sinh.

1.4.2.4. Chỉ đạo hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh THCS theo quy định của Bộ Giáo dục

Trong nhà trường phổ thông, việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục giới tính là hoạt động mang tính chất mệnh lệnh, chỉ huy đến các bộ phận thực thi GDGT trong nhà trường thực hiện những nhiệm vụ cụ thể đã được phân công chi tiết trong kế hoạch GDGT để bảo đảm việc giáo giới tính được diễn ra đúng mục đích, đúng kế hoạch, tập hợp và phối hợp cao nhất các lực lượng giáo dục để đạt hiệu quả tốt nhất trong quản lý hoạt động GDGT.

Việc chỉ đạo giáo dục giới tính sẽ đạt hiệu quả cao nếu trong quá trình chỉ đạo Hiệu trưởng biết kết hợp giữa sử dụng uy quyền của nhà lãnh đạo quản lý và có kỹ năng thuyết phục, tôn trọng, động viên khen thưởng, tạo điều kiện làm việc tốt nhất cho người dưới quyền được phát huy năng lực và tính sáng tạo trong GDGT của họ.

Cụ thể việc chỉ đạo triển khai giáo dục giới tính thông qua các môn học, các hình thức giáo dục trong nhà trường như sau:

Thứ nhất, chỉ đạo thực hiện giáo dục giới tính thông qua các môn học như: Môn Giáo dục công dân, Sinh học vv,..

Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn GV dạy GDCD, Sinh học, Ngữ văn xây dựng nội chương trình cụ thể và tổ chức thực hiện chương trình đã xây dựng thông qua các buổi học chuyên đề, các tiết học tích hợp. Chương trình cần bảo đảm các nội dung sau:

Khái niệm chung về giới tính, tâm lý lứa tuổi, sự phát triển ở tuổi dậy thì, sự phát dục và cách vệ sinh cơ thể và vệ sinh bộ phận sinh dục cho học sinh.

Giáo dục đạo đức giới tính cho học sinh nam, đạo đức giới tính cho học sinh nữ, giáo dục nhu cầu giao tiếp với bạn khác giới, nhu cầu tình bạn khác giới, nhu cầu tình dục vv…

Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên và cách phòng tránh bệnh lây lan qua đường tình dục, cách phòng tránh lạm dụng tình dục cho học sinh nữ.

Giáo dục hành vi văn hóa ứng xử phù hợp với giới và giới tính.

Giáo dục các vấn đề bình đẳng giới, định kiến về giới, phân biệt giới trong xã

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/08/2023