Nội Dung Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở Chất Lượng Cao

trường; Giúp GV hợp tác làm việc với đồng nghiệp chặt chẽ”; “Giúp HS có kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong các quan hệ xã hội” được CBQL, GV và HS đánh giá từ 3.11 đến 3.40 điểm. So sánh hai ý kiến đánh giá của CBQL, GV và HS, chúng tôi nhận thấy mức điểm đánh giá không có sự chênh lệch nhiều, điều này cho thấy các trường THCS chất lượng cao đã quan tâm đến hoạt động bồi dưỡng với ý nghĩa không chỉ nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên, phát huy tính tích cực và sự nỗ lực của học sinh trong học tập mà còn góp phần nâng cao thương hiệu và uy tín của trường THCS chất lượng cao.

2.3.2. Nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường trung học cơ sở chất lượng cao

2.3.2.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về mục tiêu bồi dưỡng học sinh giỏi

Tìm hiểu nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về mục tiêu bồi dưỡng học sinh giỏi, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.5. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về mục tiêu bồi dưỡng học sinh giỏi‌

Đánh giá: 1= Không quan trọng; 2=Ít quan trọng;3= Phân vân; 4=Quan trọng; 5=Rất quan trọng


Mục tiêu bồi dưỡng HS giỏi

Người đánh giá

Mức độ quan trọng


TB

1

2

3

4

5

SL

SL

SL

SL

SL

1. Động viên, khuyến khích học sinh giỏi và giáo viên dạy giỏi nỗ lực trong học tập và giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường và chất lượng bồi

dưỡng học sinh giỏi

CBQL,

GV

9

7

16

25

18

3.48


HS


6


12


14


29


9


3.33

2. Nâng cao chất lượng công tác quản lý

CBQL,

GV

15

7

20

20

13

3.12

HS

21

8

16

7

18

2.90

3. Nhằm phát hiện học sinh giỏi và tiếp tục có kế hoạch bồi dưỡng dài hạn

CBQL,

GV

8

4

10

29

24

3.76

HS

5

8

13

31

13

3.56

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường trung học cơ sở chất lượng cao tỉnh Thái Bình trong bối cảnh hiện nay - 7

Số liệu thống kê cho thấy, ý kiến đánh giá của CBQL, GV và HS không có sự chênh lệch lớn, cụ thể: Mục tiêu Nhằm phát hiện học sinh giỏi và tiếp tục có kế hoạch bồi dưỡng dài hạn CBQL, GV đánh giá 3.76 điểm; HS đánh giá 3.56 điểm và mục tiêu Động viên, khuyến khích học sinh giỏi và giáo viên dạy giỏi nỗ lực trong học tập và giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường và chất lượng bồi dưỡng HS giỏi, CBQL, GV đánh giá 3.48 điểm; HS đánh giá

3.33 điểm cho thấy đây là hai mục tiêu quan trọng nhất.

Mục tiêu Nâng cao chất lượng công tác quản lý CBQL, GV đánh giá 3.12 điểm và HS đánh giá 2.90 điểm. Mức điểm đánh giá này cho thấy công tác quản lý bồi dưỡng HS giỏi tại các trường THCS chất lượng cao đang bị xem nhẹ, CBQL, GV chưa quan tâm đến lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện.

2.3.2.2. Nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi

Tìm hiểu phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.6. Đánh giá của CBQL, GV về nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi

Đánh giá: 1=Kém; 2= Yếu; 3= Trung bình; 4= Khá; 5 = Tốt



Nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi

Mức độ thực hiện


ĐTB

1

2

3

4

5

SL

SL

SL

SL

SL

1. Xây dựng khung chương trình của tổ

chuyên môn

8

4

10

29

24

3.76

2. Xây dựng các chuyên đề chuyên

sâu

9

7

16

25

18

3.48

3. Xây dựng chương trình nâng cao

2

11

12

33

17

3.69

4. Tổ chức bồi dưỡng theo các giai đoạn

5

8

13

31

13

3.56

Các tổ, nhóm chuyên môn ở các trường THCS chất lượng cao đã xây dựng nội dung chương trình khung bám sát theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, có chương trình khung với tài liệu chuyên sâu về môn học (mức độ khá: 3.76 điểm). Hiệu trưởng các trường THCS đã chỉ đạo tổ chức cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tế, tổ chức nghiên cứu khoa học để giúp HS mở rộng kiến thức.

GV xác định rõ trọng tâm nội dung kiến thức giảng dạy, nội dung bồi dưỡng cần có sự liên thông , kết nối kiến thức của các chuyên đề với nhau, trong đó kết nối kiến thức chuyên đề nâng cao và chuyên đề chuyên sâu (mức độ khá từ 3.48 đến 3.69 điểm).

GV đã tổ chức bồi dưỡng theo các giai đoạn (mức độ khá: 3.56 điểm).

Cụ thể, GV giới thiệu nội dung chương trình, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo và hướng dẫn HS cách truy cập Internet để tìm kiếm tài liệu, hướng dẫn HS cách học, cách nghe giảng và ghi chép bài học khoa học.

GV ra các dạng bài tập, hình thành cho HS khả năng tư duy logic, tính độc lập, tổng quát và mở rộng vấn đề nghiên cứu. Sau khi học xong kiến thức cơ bản, GV cho HS làm bài kiểm tra để phân hóa trình độ học tập của HS. HS trong đội tuyển cần học các chuyên đề nâng cao.

GV tập huấn cho đội tuyển chuẩn bị tâm lý và kiến thức sẵn sàng tham dự các kỳ thi. Hiệu trưởng giao cho Hiệu phó phụ trách chuyên môn lên kế hoạch về thời gian, địa điểm tập huấn, số lượng HS tham dự tập huấn, GV tập huấn và chi phí cho tập huấn.

2.3.2.3. Phương pháp bồi dưỡng

Tìm hiểu phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.7. Đánh giá của CBQL, GV về phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi Đánh giá: 1= Không thực hiện; 2=Ít thực hiện;3= Trung bình; 4=Thường xuyên; 5=Rất thường xuyên


Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi

Mức độ thực hiện


ĐTB

1

2

3

4

5

SL

SL

SL

SL

SL

1. Hướng dẫn học sinh tự học, tự đọc

4

6

17

32

16

3.67

2. Dạy học theo hướng phân hóa từng

đối tượng

16

15

6

31

7

2.97

3. Các phương pháp thuyết trình, thảo luận,

làm việc nhóm… để phát huy tối đa tính tích cực, tính sáng tạo của học sinh


2


11


12


33


17


3.69

4. Học sinh giỏi viết các bài tổng kết các chuyên đề đã học dưới sự hướng dẫn của

giáo viên


4


17


18


24


12


3.31

5. Hướng dẫn học sinh học và tìm tài liệu

qua các tạp chí, qua internet

12

17

14

24

8

2.99

6. Rèn luyện năng lực thực hành bộ môn

cho học sinh giỏi

11

18

16

23

7

2.96

Số liệu thống kê cho thấy, giáo viên thường xuyên sử dụng ”phương pháp thuyết trình, thảo luận, làm việc nhóm… để phát huy tối đa tính tích cực, tính sáng tạo của học sinh” (3.69 điểm) và “hướng dẫn học sinh tự đọc, tự học” (3.67 điểm). Ở các phương pháp này, hiệu quả của các phương pháp này đã giúp HS đã phát huy được năng lực giao tiếp và hợp tác: Xác định mục đích, nội dung, và xác định mục đích và phương thức hợp tác trong quá trình thuyết trình, thảo luận, làm việc nhóm. Bên cạnh đó, HS đã có năng lực tin học khi biết sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông để tìm kiếm tài liệu.

Phương pháp có mức độ ít thực hiện hoặc thực hiện ở mức trung bình gồm “HS giỏi viết các bài tổng kết các chuyên đề đã học dưới sự hướng dẫn của GV” (3.31 điểm) và “Hướng dẫn học sinh học và tìm tài liệu qua các tạp chí, qua internet” (2.99 điểm), “Dạy học theo hướng phân hóa từng đối tượng” (2.99 điểm); “Rèn luyện năng lực thực hành bộ môn cho học sinh giỏi” (2.96 điểm).

Quan sát các lớp bồi dưỡng học sinh giỏi, chúng tôi nhận thấy các giáo viên đã sử dụng phương pháp thuyết trình để hướng dẫn học sinh học tập theo chuyên đề, phỏng vấn sâu giáo viên, được biết: “Các chuyên đề do giáo viên tự biên soạn đã dựa trên chuẩn kiến thức, kỹ năng đối với từng môn học do Bộ GDĐT quy định nhưng chuyên sâu và mở rộng kiến thức hơn đối với từng đối tượng học sinh”, sau khi giảng dạy chuyên đề, giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận, làm việc nhóm, giáo viên cung cấp tài liệu và hướng dẫn học sinh tự học, tự đọc. Tuy nhiên, để khắc sâu khiến thức, giáo viên chưa tiến hành yêu cầu học sinh viết tổng kết chuyên đề, trao đổi thêm với học sinh, chúng tôi được biết: Đa số học sinh chưa chủ động học và tìm tài liệu qua các tạp chí, qua internet mà còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại và giáo viên. Giáo viên chưa thực hiện dạy học theo hướng phân hóa từng đối tượng, còn xem nhẹ năng lực thực hành bộ môn cho học sinh giỏi, các câu hỏi yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức chưa sâu sắc.

2.3.2.4. Hình thức bồi dưỡng

Tìm hiểu phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.8. Đánh giá của CBQL, GV về hình thức bồi dưỡng học sinh giỏi

Đánh giá: 1= Không thực hiện; 2=Ít thực hiện;3= Trung bình; 4=Thường xuyên; 5=Rất thường xuyên


Hình thức bồi dưỡng HS giỏi

Mức độ thực hiện

ĐTB

1

2

3

4

5

SL

SL

SL

SL

SL


1. Giao các bài tập lớn, nhỏ, bài tập

chuyên đề, đề kiểm tra dạng phân hóa

7

11

13

29

15

3.45

2. Kết hợp học trực tiếp và có kết hợp

học trực tuyến

17

16

9

28

5

3.14

3. Mời chuyên gia đầu ngành, đặc biệt là những người có kinh nghiệm ở Phòng GDĐT hoặc các trường sư

phạm về giảng các chuyên đề nâng cao


14


21


9


23


8


2.87

Số liệu thống kê cho thấy, các hình thức 1,2,3,4 thực hiện thường xuyên,

điểm đánh giá từ 3.47 đến 3.61 điểm, trong đó hình thức: Giao các bài tập lớn, nhỏ, bài tập chuyên đề, đề kiểm tra dạng phân hóa (3.45 điểm).

Với đặc thù là trường THCS chất lượng cao nên công tác bồi dưỡng HS giỏi thực hiện ngay từ khi học sinh vào lớp 6. Hiệu trưởng các trường đã chỉ đạo giáo viên ngay khi học sinh vào lớp 6 sáng lọc thật kỹ để chọn ra từ 25 đến 30 em có điểm số cao nhất và tổ chức các lớp bồi dưỡng. Các em học sinh lớp 6 được giáo viên hướng dẫn xác định môn học sở trường của mình là gì và đăng ký. Đối với các môn Văn, Toán, Anh, Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên ra đề kiểm tra, đánh giá sau đó tiến hành xếp lớp theo các khối. Để đánh giá chất lượng học sinh, giáo viên giao các bài tập lớn, nhỏ, bài tập chuyên đề cho học sinh và ra đề kiểm tra thường xuyên hàng tuần để sàng lọc học sinh.

CBQL các trường đã phân giáo viên có trình độ chuyên môn tốt và kinh nghiệm bồi dưỡng HS giỏi đảm nhận các lớp bồi dưỡng, giảng dạy cho HS theo chuyên đề mở rộng và chương trình nâng cao.

Đến lớp 8,9 CBQL các trường thành lập đội tuyển ở tất cả các môn học như Văn, Toán, Anh, Hóa, Sử, Địa, Tin, Sinh. Hiệu trưởng giao trách nhiệm cho Tổ trưởng chuyên môn bố trí giáo viên quản lý và giảng dạy đội tuyển. Các giáo viên có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, soạn nội dung, chương trình bồi dưỡng.

Đối với hình thức “Mời chuyên gia đầu ngành, đặc biệt là những người có kinh nghiệm ở Phòng GDĐT hoặc các trường sư phạm về giảng các chuyên đề nâng cao” Hiệu trưởng các trường THCS chất lượng cao ít thực hiện, trao đổi với các Hiệu trưởng, chúng tôi được biết: “Kinh phí của nhà trường còn hạn hẹp mà phải chi cho tất cả các hoạt động giáo dục trong nhà trường, do vậy chưa chủ động thực hiện mời chuyên gia đầu ngành, đặc biệt là những người có kinh nghiệm ở Phòng GDĐT hoặc các trường sư phạm về giảng các chuyên đề nâng cao ”. Như vậy, khó khăn này đặt ra yêu cầu phải có sự phối hợp các lực lượng giáo dục để thực hiện xã hội hóa nhằm huy động nguồn lực tài chính cho hoạt

động bồi dưỡng.

Trong 3 năm học gần đây, các trường chưa chủ động kết hợp học trực tiếp và có kết hợp học trực tuyến (mức thực hiện trung bình: 3.14 điểm), chủ yếu là hình thức bồi dưỡng trên lớp.

2.3.2.5. Phối hợp của các lực lượng giáo dục trong bồi dưỡng

Tìm hiểu thực trạng phối hợp của các lực lượng giáo dục, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.9. Đánh giá của CBQL, GV về phối hợp của các lực lượng giáo dục trong bồi dưỡng học sinh giỏi

Đánh giá: 1= Không thực hiện; 2=Ít thực hiện;3= Trung bình; 4=Thường xuyên; 5=Rất thường xuyên

Phối hợp của các lực lượng giáo dục

Mức độ thực hiện


ĐTB

1

2

3

4

5

SL

SL

SL

SL

SL

1. Sở GDĐT và Phòng GDĐT

8

14

9

30

14

3.37

2. Nhà trường

7

9

12

28

19

3.57

3. Giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm

12

15

10

18

20

3.25

4. Gia đình học sinh

15

8

21

16

15

3.11

5. Các lực lượng khác

21

11

10

22

11

2.88


Số liệu thống kê cho thấy, sự phối hợp của các lực lượng giáo dục chưa chặt chẽ, CBQL, GV đánh giá từ 2.88 đến 3.57 điểm. Nhà trường thường xuyên phối hợp với các lực lượng giáo dục khác trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi (3.57 điểm). Hiện nay các trường THCS chất lượng cao chịu sự chỉ đạo của Sở GDĐT và Phòng GDĐT, tuy nhiên, theo Hiệu trưởng các trường THCS, các trường chủ yếu nhận thông báo bằng văn bản về kế hoạch thi học sinh giỏi trong năm học và chỉ đạo từ Lãnh đạo Sở, Phòng GDĐT đôn đốc về công tác bồi dưỡng học sinh

giỏi chứ chưa có sự động viên bằng nguồn lực tài chính cho các trường THCS đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, chính sách cho giáo viên trong bồi dưỡng học sinh giỏi, vì vậy CBQL, GV đánh giá ở mức phối hợp trung bình (3.37 điểm).

Tuy nhiên, “giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm chưa có sự phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh” (3.25 điểm), gia đình học sinh còn thờ ơ, chưa quan tâm đến việc tự học của học sinh ở nhà (3.11 điểm). Các lực lượng giáo dục khác như Tổng phụ trách, Chi đội, Liên đội, Công đoàn…chưa tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động câu lạc bô, trải nghiệm đa dạng nhằm hỗ trợ cho các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi, đảm bảo tâm lý thoải mái, hào hứng cho học sinh trong hoạt động học tập (2.88 điểm).

GV N.V.H trường THCS 14-3 cho biết: Công tác phối hợp giữa Ban giám hiệu và các tổ chức trong nhà trường chưa thể hiện ở việc bàn bạc, thống nhất kế hoạch bồi dưỡng HS giỏi qua buổi họp hội đồng, các buổi họp giữa Ban giám hiệu với Công đoàn trường, Chi bộ...để Hiệu trưởng lấy ý kiến, cân nhắc và ra quyết định. Hiện nay, Ban giám hiệu chủ yếu chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn để thực hiện.

Tổ trưởng chuyên môn D.K.N cho biết: Sự phối hợp giữa các tổ chuyên môn và các tổ chức trong nhà trường chưa được phối hợp thường xuyên, công việc chồng chéo, vướng mắc nhưng tổ trưởng chuyên môn còn lúng túng khi giải quyết.

Sự phối hợp giữa nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh thể hiện nhà trường tổ chức các buổi họp thường kỳ vào đầu năm học, giữa năm học, cuối năm học để thông báo chủ trương, kế hoạch của nhà trường, tuy nhiên theo phụ huynh HS B.N.N cho biết: Một bộ phận phụ huynh HS chưa quan tâm, đóng góp về kinh phí đối với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường trung học cơ sở chất lượng cao tỉnh Thái Bình

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/06/2023