Các Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Giới Tính Cho Học Sinh Ở Trường Trung Học Cơ Sở Nông Trang

Ban GDDS-KHHGĐ các cấp ngành có xây dựng kế hoạch, mục tiêu cụ thể cho từng năm nhưng chưa tổ chức và phối hợp thực hiện các mục tiêu đã đề ra như: kiểm tra, nắm tình hình ở các đơn vị, giải quyết các trường hợp sai phạm, đánh giá kết quả và tổng kết kinh nghiệm.

* Công tác thông tin-tuyên truyền trong nhà trường còn hạn chế

Việc sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng về giáo dục giới tính chưa được đưa vào các trường phổ thông. Các tạp chí thông tin của Ngành Giáo dục về giáo dục giới tính chưa được cán bộ, giáo viên quan tâm nghiên cứu và áp dụng vào giảng dạy. Chưa biết lập hệ thống truyền thông-thông tin liên thông các cấp trong toàn ngành nhằm phục vụ cho việc ra các quyết định quản lý và điều hành có hiệu quả các chính sách và chương trình giáo dục dân số nói chung và giáo dục giới tính nói riêng của Nhà nước và của ngành; đồng thời phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, tuyên truyền... về lĩnh vực này.

2.5. Đánh giá chung

Qua nghiên cứu thực trạng hoạt động GDGT ở trường THCS Nông Trang, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, tác giả có nhận xét chung như sau:

2.5.1. Đánh giá chung

* Về kết quả đạt được

- Về nhận thức: Cán bộ quản lý và giáo viên, phụ huynh đều đã có nhận thức khá tốt về sự cần thiết của hoạt động GDGT cho học sinh ở lứa tuổi THCS trách nhiệm giáo dục thuộc về gia đình và PHHS. Đa số học sinh đã có ý thức về đặc điểm lứa tuổi, khái niệm giới tính, hiểu về bệnh AIDS, cách phòng tránh, có ý thức học tập khá nghiêm túc các vấn đề về giới tính.

- Nội dung chương trình GDGT hiện hành ở cấp THCS đã được thực hiện tương đối đầy đủ, BGH có kiểm tra việc thực hiện chương trình. Việc phân công giáo viên giảng dạy GDGT đúng chuyên môn, chủ yếu thực hiện việc giảng dạy lồng ghép ở hai môn GDCD, Sinh học. Ngoài ra còn phân công các lực lượng khác tham gia GDGT như GVCN, giáo viên Tổng phụ trách Đội, giáo viên Bí thư Chi Đoàn chú ý kết hợp giữa GDGT với giáo dục đạo đức, hoàn thiện nhân cách cho học sinh.

- BGH nhà trường có quan tâm quản lý việc chuẩn bị bài lên lớp, quản lý giờ lên lớp, dự giờ rút kinh nghiệm về hoạt động GDGT, quản lý giáo viên tham gia tập huấn cập nhật kiến thức GDGT do các cấp quản lý giáo dục.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 154 trang tài liệu này.

- Công tác quản lý tổ chức họa động GDGT thông qua một số hoạt động chính khóa và ngoại khóa của nhà trường được thực hiện với nhiều hình thức khá phong phú. Qua quá trình quản lý cho thấy công tác lập kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục giới tính qua các phong trào thi đua, qua hoạt động dạy học, qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã được tiến hành thường xuyên với mức độ tương đối cao tuy nhiên hoạt động giáo dục giới tính qua sinh hoạt tập thể chưa được quan tâm đúng mức ngay từ khâu lập kế hoạch. Công tác bồi dưỡng năng lực giáo viên thực hiện nhiệm vụ giáo dục giới tính chưa được coi trọng, công tác chỉ đạo thực hiện nội dung giáo dục giới tính chưa đảm bảo tính toàn diện, công tác kiểm tra, đánh giá chưa có tác dụng tạo động lực cho hoạt động giáo dục giới tính phát triển.

- Cơ sở vật chất nhà trường có sự đầu tư nhằm phục vụ đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục nói chung.

Quản lí hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh ở trường trung học cơ sở Nông Trang, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh hiện nay - 11

- Hiểu biết của học sinh về giới tính và các vấn đề giới tính có tiến bộ, ít sai lệch, phù hợp với lứa tuổi.

* Về hạn chế

- Mặc dù CBQL, GV và phụ huynh nhận thức khá tốt về hoạt động GDGT, trách nhiệm GDGT song cách thức tiến hành GDGT chưa tương xứng với tầm quan trọng của hoạt động này. Chưa có sự chỉ đạo thống nhất, chuyên sâu từ Phòng Giáo dục để tổ chức có hiệu quả cao đối với việc GDGT.

- Việc giảng dạy chương trình theo qui định chưa sinh động, nội dung giảng dạy chủ yếu dựa vào sách giáo khoa, giáo viên ít cập nhật thông tin, chưa theo kịp nhu cầu giáo dục ngày càng cao của xã hội. Phương pháp giảng dạy còn đơn điệu, không phù hợp đặc trưng của nội dung giáo dục có tính “nhạy cảm” và mang tính xã hội. Giờ học chưa tự nhiên, chưa kết hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

- BGH nhà trường chưa có kế hoạch riêng, kế hoạch cụ thể nhằm quản lý việc chuẩn bị bài lên lớp và quản lý giờ lên lớp các tiết dạy có nội dung GDGT.

- Chưa có phòng tư vấn học đường để kịp thời giải đáp thắc mắc của học

sinh về giới tính. Thầy cô chưa phải là người thực sự được học sinh tin cậy để giải bày suy nghĩ.

- Cơ sở vật chất nhằm đáp ứng cho công tác GDGT như băng đĩa, tài liệu, giáo trình, tranh ảnh…còn nghèo nàn, thiếu bổ sung, thiếu phòng học phù hợp phục vụ GDGT.

- Công tác tư vấn, cung cấp kiến thức về tâm sinh lý lứa tuổi THCS cho PHHS chưa đúng mức. Một bộ phận phụ huynh bận lo sinh kế, không theo dõi giáo dục con, phó mặc việc giáo dục con em cho nhà trường, không tích cực GDGT cho con em.

- Quản lý hoạt động GDGT gặp nhiều khó khăn, chưa huy động được các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường tham gia giáo dục, chưa vận động được các nguồn kinh phí, thực hiện xã hội hóa giáo dục trong lĩnh vực GDGT.

2.5.2. Nguyên nhân của những hạn chế

* Chương trình các môn học chính khóa ở cấp THCS hiện nay vẫn chưa được giảm tải, khối lượng kiến thức còn quá nặng về lý thuyết kinh viện, hàn lâm. Học sinh phải chịu áp lực học tập rất cao để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ học tập, thi cử. Với PHHS, thành tích học tập các môn đã đặt lên vai các em trách nhiệm lớn lao phải hoàn thành nội dung các môn học, phải trải qua các kỳ thi, các môn thi … Chương trình GDGT tuy có phù hợp với lứa tuổi học sinh THCS song không phải là các nội dung “học để thi”. Ở khối 8, các bài về GDGT thuộc môn Sinh nằm ở cuối chương trình, thường được giảng dạy sau khi đã thi HKII xong, vì vậy sự quan tâm của các em đối với nội dung học tập không cao, các em dễ có tâm lý lơ là, không chú ý cao trong học tập. Sự quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện GDGT của Bộ, Sở GD, Phòng GD còn chậm, chưa thường xuyên, chưa.

* Do đặc điểm tâm lí dân tộc, nếp sống xã hội: người dân Việt Nam thường rất e ngại khi nói đến những vấn đề như tình yêu, tình dục, sinh lý nam nữ … Vì vậy việc giáo dục những nội dung này cho học sinh dễ bị dư luận xã hội thành kiến làm ảnh hưởng đến tâm lí giáo viên, học sinh và các bậc phụ huynh. Thực tế vẫn còn một ít phụ huynh e ngại, không muốn con tham gia học tập các kiến thức về giới tính. Điều này đã làm cho giáo viên cảm thấy e ngại khi giảng dạy cho học sinh các vấn đề

giới tính. Giáo viên chỉ muốn “dạy cho có dạy” để không bị đánh giá là không hoàn thành chương trình, còn hiệu quả đến đâu? Chất lượng tiết dạy thế nào? Nội dung và phương pháp lên lớp đã thật sự đổi mới chưa? Giáo viên chưa quan tâm cải tiến.

* Sự tác động của các phương tiện thông tin ngoài nhà trường đã làm ảnh hưởng đến tâm sinh lý của học sinh THCS. Học sinh có thể tiếp cận thông tin về giới tính bằng nhiều hình thức như sách báo, tranh ảnh, băng hình, internet … Tuy nhiên một số ấn phẩm này núp dưới chiêu bài GDGT để đưa đến cho học sinh nhiều nội dung có nguy cơ làm lệch lạc nhận thức của học sinh, kích thích sự tò mò, làm cản trở việc lĩnh hội tri thức và rèn luyện các phẩm chất giới tính một cách nghiêm túc, làm tăng thêm nỗi e ngại của mọi người về việc dạy cho học sinh những vấn đề về tình yêu, tình dục, sinh lý cơ thể.

* Nhân lực thực hiện hoạt động GDGT thiếu người có kiến thức chuyên sâu, đa số giáo viên GDCD và Sinh học dạy lồng ghép GDGT như dạy các bài GDCD, Sinh học bình thường. Giáo viên ít quan tâm tìm hiểu đặc điểm cá nhân học sinh, tâm lý của học sinh khi học tập các bài có nội dung GDGT, chưa thực hiện dạy “cá thể hóa” đối với các đối tượng học sinh cho phù hợp với tình hình từng lớp, từng trường. Người tư vấn tâm lý như bác sĩ, chuyên gia tâm lý … có dịp mới đến trường (để báo cáo chuyên đề) không kịp để nghe, giải đáp thắc mắc. Vì vậy việc tư vấn cho học sinh đến nơi đến chốn là điều không thể. Học sinh không có nhiều cơ hội để được giãi bày, tâm sự, tìm hiểu thấu đáo vấn đề.

* Trong quản lý hoạt động GDGT, nhà trường cần phải tư vấn tốt hơn cho phụ huynh để phụ huynh làm tròn trách nhiệm GDGT cho con em trong bối cảnh hiện nay.

* Kinh phí phục vụ quản lý hoạt động GDGT hầu như không có. Trong dự toán của các trường THCS nói chung và của trường THCS Nông Trang nói riêng, không có trường nào dành kinh phí cho công tác này. Muốn tổ chức hoạt động (chính khóa và ngoại khóa), phòng tư vấn học đường (nếu có) đều cần có kinh phí thế nhưng do chế độ học phí hiện nay chưa hợp lý nên trong học phí và cả ngân sách nhà nước cấp đều không dành cho việc này. Điều này giải thích vì sao BGH các trường và trường THCS Nông Trang đều không thiết tha với việc mở phòng tư vấn tâm lý hoặc thường xuyên mời báo cáo viên về tư vấn cho học sinh vấn đề giáo dục giới tính.

Tiểu kết chương 2

Qua nghiên cứu tài liệu, điều tra khảo sát, phỏng vấn, sử lý các số liệu ở trường THCS Nông Trang, thành phố Việt Trì, thông qua các đối tượng là CBQL, GV, HS, Hội CMHS và các lực lượng xã hội khác có ảnh hưởng tới công tác tổ chức và quản lý hoạt động GDGT cho học sinh, tác giả nhận thấy: Hiện nay hoạt động GDGT cho học sinh trường THCS Nông Trang, thành phố Việt Trì vẫn chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, nội dung và hình thức tổ chức GDGT cho học sinh còn nghèo nàn, đơn điệu.

GDGT chưa chính thức trở thành môn học, nội dung hoạt động trong học chính khóa. Mặt khác các nhà trường cũng chưa áp dụng các giải pháp quản lý hoạt động GDGT một cách đồng bộ dẫn đến đến sự đơn điệu, nghèo nàn về nội dung và hình thức hoạt động nên chưa thu hút được nhiều HS tham gia từ đó hiệu quả mang lại không cao.

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NÔNG TRANG, THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÖ THỌ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY


3.1. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn

Để đảm bảo cho các biện pháp quản lý hoạt động GDGT cho học sinh trường Nông Trang, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ đưa ra được đi đến thành công thì các biện pháp đó phải được xây dựng trên cơ sở thực tiễn của các nhà trường THCS chứ không thể xây dựng trên các lý thuyết chung chung.

3.1.2. Nguyên tắc bảo đảm tính khả thi

Giáo dục giới tính là một môn khoa học có đầy đủ kiến thức về cơ thể học, tâm lý học, kỹ năng tự bảo vệ…cho đối tượng giáo dục. Chính vì vậy, nguyên tắc bảo đảm tính khả thi yêu cầu biện pháp GDGT đưa ra phải thiết thực, rõ ràng, cụ thể. Đáp ứng được với các điều kiện hiện có của trường THCS Nông Trang, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ và được toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên và các tổ chức trong nhà trường đồng thuận, hưởng ứng và tích cực tham gia. Đặc biệt là sự đồng tình, nhất trí cao của các cấp quản lý giáo dục của địa phương, của cha mẹ học sinh, và của các em học sinh – đối tượng trung tâm của GDGT

3.1.3. Nguyên tắc bảo đảm tính phù hợp

“Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế”[30]. Trên cơ sở đó, khi xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động GDGT trong nhà trường phải đảm bảo được tính phù hợp theo các mục tiêu trên.

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh ở trường trung học cơ sở Nông Trang

Trên cơ sở thực trạng về quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh trường THCS Nông Trang, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, tác giả xin được đề xuất một số biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục giới tính tại trường như sau:

3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức về giáo dục giới tính cho phụ huynh, học sinh, cán bộ giáo viên và các lực lượng tham gia công tác giáo dục giới tính.

3.2.1.1. Mục tiêu biện pháp

Mục tiêu cụ thể của biện pháp này là làm cho toàn thể CBQL,GV, CNV và HS trong nhà trường và cha mẹ học sinh có những hiểu biết cơ bản về giáo dục giới tính, coi giáo dục giới tính là một nội dung giáo dục toàn diện cho học sinh trong nhà trường.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Để nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, CNV và HS trong nhà trường, cần tập trung vào một số nội dung và cách thức thực hiện sau:

* Về nội dung:

Tăng cường tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và Chính phủ về giáo dục sức khỏe sinh sản, giới tính; truyền thông về bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, giáo dục kỹ năng sống, bình đẳng giới nói chung và bình đẳng giới trong giáo dục.

Kiện toàn Ban công tác về dân số và tổ tư vấn tâm lý học đường của nhà trường, để có lực lượng cán bộ chuyên trách tham gia hoạt động về giáo dục sức khỏe sinh sản, giới, giới tính, truyền thông về bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, giáo dục kỹ năng sống, bình đẳng giới của nhà trường

Trang bị, cung cấp các kiến thức cơ bản về giới và giới tính, tầm quan trọng của việc thực hiện bình đẳng giới xóa bỏ phân biệt giới và định kiến về giới, những nội dung cơ bản của giáo dục giới tính và ý nghĩa của giáo dục giới tính đối với học sinh THCS cho mọi thành viên trong nhà trường, tuyên truyền để mọi người nhận thấy vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác GDGT, từ đó hình thành thái độ quan tâm và có trách nhiệm trong công tác GDGT trong nhà trường.

* Cách thức thực hiện:

- Tổ chức huy động, tìm hiểu các nguồn tài liệu có liên quan đến giới tính qua tổ chức phong trào sưu tầm, mua các tài liệu có kiến thức cơ bản về giáo dục giới tính, xây dựng tủ sách GDGT.

- Ban Giám hiệu nhà trường trực tiếp chỉ đạo công tác trang bị các kiến thức về GDGT thông qua các hoạt động: Phát tài liệu cho cán bộ, giáo viên tự nghiên cứu và viết các báo thu hoạch; tổ chức các cuộc hội thảo về GDGT, các cuộc thi tìm hiểu về vai trò quan trọng của GDGT trong trường phổ thông… từ đó nâng cao chất lượng dạy và học, hoạt động ngoại khoá về giáo dục giới tính, truyền thông về bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, giáo dục kỹ năng sống, phòng, chống HIV/AIDS.

- Mời các chuyên gia về giáo dục, tâm lý, y tế về trao đổi, thảo luận nói chuyện về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi THCS … trong các giờ sinh hoạt ngoại khóa, trên cơ sở những hiểu biết về đặc điểm lứa tuổi, GV có những định hướng giáo dục phù hợp với lứa tuổi để có được hiệu quả GD tốt nhất.

- Tổ chức các buổi hội thảo, cung cấp kiến thức, tư vấn cho PHHS quan tâm đến sự phát triển thể chất và nhân cách của con em, sự thay đổi về tâm sinh lý theo từng giới mà con em họ đang trải qua để có phương pháp giáo dục phù hợp. Vì PHHS có nhiều trình độ khác nhau nên nội dung kiến thức tư vấn cho phụ huynh cần có sự chuẩn bị kỹ, do các chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ chuyên khoa giới thiệu. Kết hợp giữa cung cấp kiến thức và giải đáp thắc mắc các vấn đề riêng theo từng đối tượng cụ thể.

- Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho giáo viên về phương pháp tích hợp nội dung giáo dục giới tính trong dạy học, giáo dục học sinh.

- Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp dạy học về giáo dục giới tính nhằm thu hút học sinh tham gia… Kiến thức về giới và sức khỏe sinh sản không chỉ được phổ biến, tuyên truyền trong các hoạt động giảng dạy trong nhà trường; các hoạt động ngoại khoá; thông tin, phát thanh, phổ biến dưới cờ mà còn được tuyên truyền, phổ biến sâu rộng cho các em học sinh, thông qua các hoạt động của các phong trào thi đua của nhà trường như: “Trường học thân thiện - học sinh tích cực”; phong trào “Hai không”...

Xem tất cả 154 trang.

Ngày đăng: 10/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí