Quy Trình Thiết Kế Padlet Trong Dạy Học Lịch Sử Thế Giới Cận Đại Lớp 11 Để Phát Triển Năng Lực Tự Học Cho Học Sinh Trường Trung Học Phổ Thông Hoa

hệ quốc tế cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX luôn trong tình trạng đối đầu căng thẳng. Trong bối cảnh đó tại châu Âu đã dần hình thành 2 phe Liên minh (Đức, Áo – Hung, Thổ Nhĩ Kì) và phe Hiệp ước (Anh, Pháp, Nga). Hai phe luôn chạy đua vũ trang với nhau để ngầm tìm cách giành giật thuộc địa, thị trường của nhau. Sự kiện thái tử Áo –Hung bị ám sát trở thành sự kiện châm ngòi cho chiến tranh bùng nổ. Trong suốt 4 năm chiến tranh lan rộng và lôi kéo hơn 30 quốc gia tham chiến, để lại hậu quả vô cùng nặng nề và những bài học đắt giá cho nhân loại.

Bối cảnh đầy biến động của tình hình chính trị, kinh tế thời cận đại trở thành nguồn cảm hứng cho các nhà văn, họa sĩ, nhạc sĩ … sáng tác nghệ thuật. Do đó thời cận đại cũng chứng kiến sự nở rộ của các tài năng trên nhiều lĩnh vực. Các tác giả đã phản ánh xã hội đương thời và khát khao về một cuộc sống hòa bình, hạnh phúc, tự do.

Những nội dung chính nêu trên của phần lịch sử thế giới cận đại trong chương trình lịch sử 11 đã tạo nên 1 bức tranh lịch sử đầy màu sắc sống động. Bức tranh đó chính là cơ sở để tạo ra những chuyển biến quan trọng, đưa loài người sang một thời kì mới, thời kì lịch sử hiện đại sau này.

2.2. Quy trình thiết kế Padlet trong dạy học lịch sử thế giới cận đại lớp 11 để phát triển năng lực tự học cho học sinh trường trung học phổ thông Hoa Lư A

– Ninh Bình

2.2.1. Xác định mục tiêu bài học

Việc đầu tiên khi thiết kế một kế hoạch dạy học (dù là bằng công cụ nào, dưới hình thức nào, lựa chọn phương pháp nào) thì người GV luôn phải xác định mục tiêu bài học. Bởi vì có xác định đúng mục tiêu của bài học thì GV mới đảm bảo được những yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ và từ đó phát triển năng lực cho HS. Việc xác định mục tiêu cũng là cơ sở đầu tiên để từ đó GV lựa chọn các hình thức, phương pháp, phương tiện, cách tổ chức dạy học cho phù hợp.

Khi sử dụng Padlet để DHLS thế giới cận đại lớp 11, để xác định mục tiêu bài học, GV cần lưu ý một số điểm sau:

- Phải căn cứ vào sách giáo khoa, chuẩn kiến thức kĩ năng lịch sử để xác định những mục tiêu cơ bản về kiến thức, kĩ năng, thái độ và năng lực cần đạt cho HS.

- Xác định những kiến thức HS đã biết, chưa biết và kiến thức khó, tập trung vào những phần đơn vị kiến thức cơ bản nhất, những năng lực cốt lõi nhất để từ đó lựa chọn các hình thức tổ chức hoạt động trong bài học cho phù hợp.

- Xác định các nguồn tư liệu sẽ sử dụng để thiết kế bài học trên Padlet, nguồn tư liệu để hướng dẫn HS tự tìm hiểu. Nguồn tư liệu này bao gồm các hình ảnh, âm thanh, video, bảng biểu, số liệu…

- Dự kiến các nhiệm vụ học tập sẽ giao cho HS thực hiện bao gồm nhiệm vụ cá nhân, nhiệm vụ nhóm. Những nhiệm vụ này cần thiết kế chi tiết, cụ thể giúp HS hoàn thành được một cách dễ dàng nhất.

- Trong xác định mục tiêu bài học, Gv luôn phải lưu ý là mục tiêu đối với HS chứ không phải là với GV. Nghĩa là mục tiêu đó nhằm hướng đến HS sẽ đạt được gì thông qua các hoạt động, đặc biệt là các sản phẩm học tập của HS.

Khi vận dụng điều này vào dạy học phần lịch sử thế giới cận đại lớp 11 bằng Padlet, mục tiêu được xác định cho bài 1 Nhật Bản như sau:

-Về kiến thức: Học sinh trình bày được hoàn cảnh, nội dung, kết quả của cuộc duy tân Minh Trị (1868); chứng minh được cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Nhật Bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa; Phân tích được những ảnh hưởng của cuộc duy tân Minh Trị đối với các nước trong khu vực trong đó có Việt Nam; rút ra được bài học kinh nghiệm từ cuộc duy tân Minh Trị.

- Về kĩ năng: Học sinh có kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp.

- Về thái độ: Học sinh thấy được sự cần thiết của việc cải cách trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc; mạnh dạn, sẵn sàng đổi mới vượt qua khó khăn, phù hợp với hoàn cảnh; Giải thích được bản chất của chủ nghĩa đế quốc, biết lên án mặt trái của CNĐQ.

- Về năng lực: HS được phát triển năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng CNTT phục vụ cho bài học…

Bảng 2.1. Mục tiêu các bài học trong phần lịch sử thế giới cận đại lớp11


Tên bài

Kiến thức

Kĩ năng

Thái độ

Năng lực tự học cần đạt

Bài 1. Nhật Bản

- Trình bày được nguyên nhân, nội dung, kết quả của cuộc duy tân Minh Trị.


- Giải thích được tính chất của cuộc duy tân Minh Trị.


- Chứng minh được đến cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Nhật Bản đã trở thành 1 nước ĐQCN.


- Nhận xét được ý nghĩa của cuộc duy tân Minh Trị đối với Nhật Bản và ảnh hưởng đối với Việt Nam.

- Trình bày được khái

niệm “cải cách”.


- Quan sát và miêu tả được tranh ảnh lịch sử, rút ra nhận xét.

- Nhận thức được sự cần thiết của các chính sách cải cách đối với sự phát triển xã hội.


- Thấy được bản chất của chủ nghĩa đế quốc luôn gắn liền với chiến tranh

- Tự tìm được ý chính trong sách giáo khoa.


- Tự trình bày được ý nghĩa của bức tranh “bàn tay của Peri”.


- Tự so sánh được đặc điểm của CNĐQ Nhật với các đế quốc khác đã học.

Bài 2. Ấn Độ

-Trình bày được nguyên nhân,

- Sử dụng được lược đồ

- Thấy được chính sách bóc

- Tự tìm được ý chính trong

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

Sử dụng Padlet nhằm phát triển năng lực tự học phần Lịch sử thế giới cận đại lớp 11 cho học sinh trường Trung học phổ thông Hoa Lư A - Ninh Bình - 7



diễn biến, kết quả của cuộc xâm lược Ấn Độ của thực dân Anh.


- Liệt kê được các phong trào đấu tran của nhân dân Ấn Độ chống thực dân Anh từ giữa thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.


- Đánh giá được vai trò của Đảng Quốc Đại đối với phong trào dân tộc dân chủ ở Ấn Độ.

Ấn Độ để trình bày về các cuộc đấu tranh tiêu biểu.


- Khai thác được thông tin từ hình ảnh chân dung Ti Lắc.

lột dã man, tàn bạo của chủ nghĩa thực dân.


- Đồng tình, bênh vực và cổ vũ phong trào đấu tranh giành độc lập của các dân tộc thuộc địa.

sách giáo khoa.


- Tự tìm kiếm được tư liệu liên quan đến bài học.


- Tự đánh giá được các phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.

Bài 3. Trung Quốc

- Trình bày được nguyên nhân, diễn biến, kết quả của quá trình các nước đế quốc xâm lược Trung Quốc.


- Lập được niên

biểu tóm tắt các phong trào đấu

- Sử dụng được lược đồ Trung Quốc để trình bày về các cuộc đấu tranh của nhân dân Trung Quốc.

-Nhận thức được bản chất của chủ nghĩa đế quốc và sự thối nát của triều đình

phong kiến Mãn Thanh.

- Ủng hộ, cổ vũ cuộc đấu

- Tự tìm được ý chính trong sách giáo khoa.


- Tự trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa.


- Tự tổng hợp



tranh của nhân dân Trung Quốc.


- Đánh giá được vai trò của Tôn Trung Sơn và tổ chức Trung Quốc đồng minh hội đối với phong trào cách mạng ở Trung Quốc giữa thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.


tranh giành độc lập của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

thông tin và tự thiết kế nội dung trên powerpoint.


- Tự thuyết trình được về các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc.


- Tự đánh giá được sản phẩm của mình và sản phẩm của HS khác theo tiêu chí đã có.

Bài 4. Các nước Đông Nam Á

cuối thế

kỉ XIX đầu thế kỉ XX

-Trình bày được khái quát quá trình xâm lược Đông Nam Á của thực dân phương Tây.


- Lập được niên biểu các phong trào đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á.

- Sử dụng lược đồ Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX để trình bày được những sự kiện lịch sử tiêu biểu.


- So sánh được điểm chung và

Có tinh thần đoàn kết, hữu nghị, ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập trong khu vực.

- Tự tìm được ý chính trong sách giáo khoa.


- Tự xác định được các quốc gia Đông Nam Á trên lược đồ.


- Tự trình bày và so sánh



- Lí giải được nguyên nhân thất bại của các phong trào đấu tranh

riêng giữa các quốc gia Đông Nam Á.


được điểm giống và khác nhau của các quốc gia Đông Nam Á.

Bài 5. Châu Phi và các nước Mĩ Latinh (thế kỉ

XIX –

đầu thế kỉ XX)

- Trình bày được những nét chính về quá trình bị xâm lược của châu Phi và khu vực Mĩ Latinh.


- Lập được bảng thống kê các phong trào đấu tranh của nhân dân châu Phi và Mĩ Latinh.


- So sánh được điểm giống và khác nhau trong cuộc đấu tranh giành độc lập của 2 khu vực.

- Lập được bảng thống kê các sự kiện lịch sử.


- Phân tích, tổng hợp, so sánh.

- Lên án chính sách áp bức bóc lột tàn bạo của chủ nghĩa thực dân ở châu Phi và Mĩ Latinh.


- Đồng tình, ủng hộ các cuộc đấu tranh giành độc lập ở khu vực này.

- Tự tìm được ý chính trong sách giáo khoa.


- Tự khai thác được lược đồ châu Phi và Mĩ La Tinh.


- Tự lập bảng thống kê về kiến thức cơ bản trong bài.

Bài 6. Chiến tranh thế giới thứ

- Trình bày được nguyên nhân, diễn biến, kết quả của chiến tranh

- Trình bày được diễn biến chiến tranh qua lược đồ,

- Lên án chủ nghĩa đế quốc, lên án chiến tranh.

- Tự tìm được ý chính trong sách giáo khoa.


nhất (1914-

1918)

thế giới thứ nhất.


- Lập được niên biểu những sự kiện chính của chiến tranh.


- Nêu và giải thích được tính chất chiến tranh thế giới thứ nhất.


- Nhận xét được tác động, hậu quả của chiến tranh đối với thế giới và Việt Nam.

bản đồ.


- Phân biệt được các khái niệm : “chiến tranh đế

quốc”, “chiến tranh cách mạng”, “chiến tranh chính nghĩa”, “chiến tranh phi nghĩa”…


- Lập được bảng thống kê các sự kiện lịch sử.

- Đồng cảm với nhân dân lao động.


- Có ý thức bảo vệ hòa bình.

- Tự trình bày được diễn biến của chiến tranh theo lược đồ chiến tranh thế giới thứ nhất.


- Tự tìm được các tư liệu lịch sử liên quan đến bài học..


- Tự lập được các bảng thống kê kiến thức.

Bài 7. Những thành tựu văn hóa

thời cận đại.

- Trình bày được về bối cảnh lịch sử, những thành tựu văn hóa, nghệ thuật, tư tưởng nổi bật trong thời cận đại.


- Giải thích được mối liên hệ giữa hoàn cảnh lịch sử với những thành

- So sánh được các thành tựu trong các giai đoạn khác nhau.


- Rút ra bài học lịch sử cho từng thời kì.

- Trân trọng sự sáng tạo về văn hóa của con người trong thời kì cận đại.


- Có ý thức giữ gìn, bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống

- Tự tìm được ý chính trong sách giáo khoa.


- Tự tìm hiểu được các tư liệu liên quan đến bài học như video, hình ảnh, đoạn trích…



tựu văn hóa đương thời.


- Đánh giá được giá trị của các thành tựu văn hóa thời cận đại.


của dân tộc.

- Tự thiết kế Powerpoint báo cáo về các thành tựu văn hóa cận đại.

Bài 8. Ôn tập lịch

sử thế

giới cận đại.

- Lập được bảng thống kê các sự kiện chính của lịch sử thế giới cận đại.


- Trình bày được những nội dung chính của lịch sử thế giới cận đại.


- Phân tích được ảnh hưởng của lịch sử thế giới cận đại đối với lịch sử Việt Nam đương thời.

- Hệ thống hóa kiến thức cơ bản.


- Tổng hợp, so sánh, phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử.

Nhận thức được bản chất của chủ nghĩa đế quốc, sự tàn bạo của chiến tranh, vai trò của giai cấp côn nhân.

- Tự tìm được ý chính trong sách giáo khoa.


- Tự vẽ được sơ đồ tư duy tóm tắt nội dung bài học.


- Tự trình bày một nội dung bất kỳ đã học.


- Tự tham gia kiểm tra đánh giá.

2.2.2. Xác định kiến thức cơ bản cho bài học.

Kiến thức được đưa vào trong sách giáo khoa là những kiến thức khoa học đã được nghiên cứu, tổng hợp và chọn lọc từ kho tàng tri thức trong thực tế. Các bài học lịch sử là sự cô đọng, tóm tắt một cách cơ bản nhất những sự kiện hiện tượng lịch sử đã diễn ra. Chính vì vậy kiến thức cơ bản chính là kiến thức trong sách giáo

Xem tất cả 138 trang.

Ngày đăng: 03/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí