Các Trường Trung Học Cơ Sở Chất Lượng Cao Tỉnh Thái Bình

như: Quỹ vận động ủng hộ từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư đóng trên đại bàn huyện. Quỹ khuyến học khuyến tài, đây là nguồn tài chính để phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi, chi khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong học tập đặc biệt là các giáo viên và học sinh có thành tích trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi, cải tạo cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị dạy học phục vụ cho việc giảng dạy và học tập nói chung trong đó có hoạt động dạy học đội tuyển học sinh giỏi nói riêng.

- Các yếu tố về quy chế dạy và học: Là các chủ trương, chính sách pháp luật Nhà nước là điều kiện để thực hiện công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.

Căn cứ vào thông tư số: 22/VBHN-BGDĐT về việc ban hành quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia, trong đó quy định về: công tác chuẩn bị cho kỳ thi; công tác đề thi, coi thi, chấm thi và phúc khảo, xử lý kết quả thi; chế độ báo cáo và lưu trữ; thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm và khen thưởng của kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia trung học phổ thông và kỳ thi chọn học sinh trung học phổ thông vào các đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực (gọi chung là các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia).

Bên cạnh đó, tỉnh Thái Bình đã ban hành công văn số 901/Sở GDĐT- KTQLCLGD V/v hướng dẫn thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS năm học 2019- 2020 là cơ sở để các trường THCS chất lượng cao tiến hành hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi.

Tiểu kết chương 1

Bồi dưỡng học sinh giỏi không những đem lại thành tích cho mỗi nhà trường mà còn đem lại thương hiệu cho nhà trường, ngoài ra việc bồi dưỡng học sinh giỏi trong nhà trường THCS chất lượng cao, nó còn giúp đội ngũ giáo viên được nâng cao tay nghề, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, giúp người giáo viên năng động hơn, sáng tạo hơn, tạo ra một lớp thế hệ học sinh có trình độ chuyên sâu trong việc tiếp thu và nghiên cứu khoa học. Vì vậy, cần phải quan

tâm đến bồi dưỡng học sinh giỏi và quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường THCS chất lượng cao.

Bồi dưỡng học sinh giỏi và quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường THCS chất lượng cao là hoạt động của chủ thể quản lý cấp Phòng và cấp trường tác động công tác bồi dưỡng từ mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp và sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục.

Nội dung quản lý bồi dưỡng vgiỏi ở các trường THCS chất lượng cao bao gồm: Phát hiện, tuyển chọn, bồi dưỡng học sinh giỏi; Lập kế hoạch bồi dưỡng, Phát triển đội ngũ giáo viên, quản lý hoạt động giảng dạy, hoạt động học tập; Quản lý các điều kiện về cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường THCS chất lượng cao đáp ứng yêu cầu bối cảnh mới.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến bao gồm các yếu tố như: Các yếu tố về qui chế dạy và học; Năng lực của đội ngũ CQBL, giáo viên; Yếu tố đầu vào của học sinh; Nguồn lực tài chính; Yếu tố môi trường giáo dục; Tình hình kinh tế - xã hội, gia đình học sinh.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ CHẤT LƯỢNG CAO TỈNH THÁI BÌNH TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY‌


2.1. Khái quát về khách thể khảo sát

2.1.1. Các trường trung học cơ sở chất lượng cao tỉnh Thái Bình

Giáo dục và đào tạo tỉnh Thái Bình trong những năm gần đây luôn phát triển, toàn ngành thực hiện Nghị quyết số 29/NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Ban chấp hành trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, tiếp tục triển khai thực hiện “Đề án đổi mới phương pháp dạy học, công tác kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao chất lượng giáo dục; khắc phục các hiện tượng tiêu cực trong đánh giá chất lượng giáo dục, trong thi cử”. Thực hiện có hiệu quả nội dung các cuộc vận động, các phong trào thi đua.

Hiện nay, tỉnh Thái Bình có 8 trường THCS chất lượng cao của tỉnh là: THCS Lương Thế Vinh (Thành phố Thái Bình), THCS Phạm Huy Quang (Huyện Đông Hưng), THCS Nguyễn Đức Cảnh (Huyện Thái Thụy), THCS Lê Quý Đôn (Huyện Kiến Xương), Lê Danh Phương (Huyện Hưng Hà), Thị Trấn Vũ Thư (Huyện Vũ Thư), Thị Trấn Quỳnh Côi (Huyện Quỳnh Phụ) và THCS 14-10 (Tiền Hải). Mỗi năm các trường được giao chỉ tiêu tuyển từ 160 - 180 học sinh lớp 6 nhưng số hồ sơ đăng ký xét tuyển thường cao hơn so với chỉ tiêu tuyển sinh. Các trường thực hiện xét tuyển dựa trên kết quả học tập ở năm lớp 5 của học sinh đồng thời cộng điểm cho học sinh đạt giải cao trong các cuộc thi như thi giải Toán, tiếng Anh qua mạng, thi “Trạng nguyên nhỏ tuổi”... , phần lớn học sinh nộp hồ sơ xét tuyển vào Trường đều có thành tích tham gia các cuộc thi, hội thi, chỉ có một số ít học sinh xét tuyển thông qua kết quả học tập ở cấp tiểu học.

2.1.2. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên

Bảng 2.1. Trình độ GV, CBQL các trường THCS chất lượng cao



Trình độ

Thành phần

Tổng

số

Cao

đẳng

Đại

học

Thạc

sĩ

Tiến

sĩ

Giáo

viên

Cán bộ quản

lý

Số

lượng

418

45

353

19

1

398

20

Tỷ lệ

(%)


10.9%

84.4%

4.5%

0.2%

95.2%

4.8%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường trung học cơ sở chất lượng cao tỉnh Thái Bình trong bối cảnh hiện nay - 6

Về trình độ cán bộ quản lý và giáo viên cho thấy, số GV và CBQL có trình độ đại học chiếm 84.4%; số giáo viên, CBQL có trình độ thạc sĩ chiếm 4.5%, CBQL và GV có trình độ tiến sĩ chiếm 0.2%. Các nhà trường cần có xây dựng kế hoạch để quy hoạch xây dựng đội ngũ giáo viên THCS trong những năm tới. Các trường cần tăng cường chất lượng đội ngũ giáo viên hơn nữa thông qua việc cử đi học nâng cao trình độ đúng chuyên môn và nâng cao chất lượng giáo viên THCS.

Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn ở cấp THCS là 100 %, tỷ lệ giáo viên trên chuẩn cao, hàng năm đều có tuyển dụng bổ sung thay thế giáo viên nghỉ hưu, giáo viên chuyển công tác. Trong những năm trở lại đây, các trường THCS đã tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Hoạt động bồi dưỡng giáo viên cũng được quan tâm chỉ đạo từ các cấp.

2.1.3. Tình hình số lượng học sinh

Bảng 2.2. Số lượng HS THCS các trường chất lượng cao


Năm học

Lớp 6

Lớp 7

Lớp 8

Lớp 9

2017 - 2018

1.331

1.197

1.445

1.251

2018 - 2019

1.388

1.326

1.256

1.429

2019 -2020

1.549

1.373

1.319

1.245

(Sở GD - ĐT Thái Bình)

Số liệu học sinh qua các năm học cho thấy, số lượng học sinh ổn định qua các năm, so với năm học 2017 - 2018, năm học 2019 - 2020 số lượng học sinh lớp 6 tăng 318 em, lớp 7 tăng 176 em, lớp 8, 9 giảm không đáng kể.

2.1.2. Kết quả thi học sinh giỏi

Bảng 2.3. Kết quả thi HS giỏi cấp tỉnh năm học 2018-2019, 2019-2020


Năm

học

Đơn vị

Dự thi

Nhất

Nhì

Ba

Khuyến khích

Tổng sô giải


2018-

2019

THCS Lương Thế Vinh

80

6

18

19

14

57

THCS Phạm Huy Quang

80

5

16

13

11

45

THCS Nguyễn Đức Cảnh

80

1

8

20

18

47

THCS Lê Quý Đôn

80

2

9

9

19

39

THCS 14-10

80

0

11

11

13

35

Lê Danh Phương

80

0

1

7

13

21

Thị Trấn Vũ Thư

80

3

6

18

16

43

Thị Trấn Quỳnh Côi

80

1

11

16

23

51

Cộng

640

18

80

113

127

338


2019-

2020

THCS Lương Thế Vinh

80

4

14

11

16

45

THCS Phạm Huy Quang

80

1

7

9

19

36

THCS Nguyễn Đức Cảnh

80

0

6

11

12

29

THCS Lê Quý Đôn

80

3

12

20

15

50

THCS 14-10

80

2

12

7

14

35

Lê Danh Phương

80

0

8

8

14

30

Thị Trấn Vũ Thư

80

4

10

12

20

46

Thị Trấn Quỳnh Côi

80

7

15

17

19

58


Cộng

640

21

84

95

129

329

(Sở GD - ĐT Thái Bình)

Kết quả học sinh giỏi cho thấy, năm học 2018 - 2019 số lượng học sinh thi học sinh giỏi cấp tỉnh là 640 em, trong đó đạt giải nhất 18 em, giải nhì 80 em, giải ba 113 em, giải khuyến khích 127 em.

So với năm học 2018 - 2019, số lượng học sinh đạt giải nhất tăng lên 21 em, giải nhì tăng lên 84 em, giải ba giảm còn 95 em, giải khuyến khích tăng lên 129 em.

Như vậy, số lượng học sinh giỏi đạt giải nhất, nhì còn ít đòi hỏi phải có biện pháp nâng cao hiệu quả bồi dưỡng từ đó nâng cao uy tín và thương hiệu của các trường THCS chất lượng cao.

2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng

2.2.1. Mục tiêu khảo sát

Đánh giá thực trạng bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường THCS chất lượng cao tỉnh Thái Bình và quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường THCS chất lượng cao tỉnh Thái Bình, qua đó thấy được thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế để xây dựng cơ sở thực tiễn cho luận văn.

2.2.2. Nội dung khảo sát

- Thực trạng bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường THCS chất lượng cao tỉnh Thái Bình.

- Thực trạng quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường THCS chất lượng cao tỉnh Thái Bình.

- Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường THCS chất lượng cao tỉnh Thái Bình.

2.2.3. Khách thể khảo sát và địa bàn khảo sát

- Khách thể khảo sát:

+ CBQL 20 CBQL gồm Hiệu trưởng, Hiệu phó, Tổ trưởng chuyên môn ở các trường THCS chất lượng cao.

+ 55 GV đang giảng dạy tại các trường THCS chất lượng cao tỉnh Thái Bình.

+ 70 HS giỏi.

Địa bàn khảo sát: Các trường THCS, đó là các trường: THCS 14-10, THCS Lê Quý Đôn, THCS Nguyễn Đức Cảnh.

2.2.4. Phương pháp khảo sát

- Xử lý số liệu và phân tích kết quả: Tính điểm trung bình cho mỗi mức độ thể hiện.

Tác giả sử dụng thang đo 5 bậc, qui ước điểm đánh giá như sau:


Mức

Mức điểm

Mức độ đánh giá

Mức 1

1,8 ≥X > 1

Yếu/ Không thực hiện/ không quan tâm/Không

cần thiết/Không khả thi/Không quan trọng

Mức 2

2,6 ≥ X > 1,8

Thỉnh thoảng/ Ít quan tâm/ Ít cần thiết/ít khả

thi/Ít quan trọng

Mức 3

3,4 ≥ X> 2,6

Trung bình/Phân vân

Mức 4

4,2 ≥ X >3,4

Khá/Thường xuyên/Quan tâm/Ảnh hưởng/Cần

thiết/Khả thi/Quan trọng

Mức 5

5 ≥ X ≥4,2

Tốt/ Rất thường xuyên/Rất ảnh hưởng/Rất cần

thiết/Rất khả thi/Rất quan trọng

2.3. Thực trạng bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường trung học cơ sở chất lượng cao tỉnh Thái Bình

2.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về ý nghĩa của bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường trung học cơ sở chất lượng cao

Tìm hiểu nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về ý nghĩa của bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường THCS chất lượng cao, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.4. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về ý nghĩa của bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường THCS chất lượng cao

Đánh giá: 1= Không quan trọng; 2=Ít quan trọng;3= Phân vân; 4=Quan trọng; 5=Rất quan trọng

Ý nghĩa hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi

Người đánh giá

Mức độ quan trọng


TB

1

2

3

4

5

SL

SL

SL

SL

SL

1. Để phát triển và nâng cao thương hiệu nhà trường

CBQL, GV

5

10

21

12

27

3.61

HS

4

11

27

9

19

3.40

2. Giúp đội ngũ giáo viên được nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn, giáo

viên năng động hơn, sáng tạo

CBQL, GV

6

8

10

26

25

3.75

HS

5

6

16

27

16

3.61

3. Tác động tích cực đến quá trình dạy và học, tạo động lực cho giáo viên và học sinh thi đua dạy tốt, học tốt, tạo động lực cho học sinh có ý

chí nỗ lực trong học tập


CBQL, GV


2


7


11


35


20


3.85


HS


4


6


9


34


17


3.77

4. Giúp giáo viên hợp tác làm việc với đồng nghiệp

chặt chẽ

CBQL, GV

11

10

22

17

15

3.20

HS

14

13

15

26

2

2.84

5. Giúp học sinh có kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong các quan hệ xã hội

CBQL, GV

6

12

21

24

12

3.32

HS

12

16

11

14

17

3.11

Số liệu thống kê cho thấy, đa số CBQL, giáo viên và học sinh đã nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường THCS chất lượng cao. Với ý nghĩa ”Tác động tích cực đến quá trình dạy và học, tạo động lực cho giáo viên và học sinh thi đua dạy tốt, học tốt, tạo động lực cho học sinh có ý chí nỗ lực trong học tập” CBQL, GV cho rằng quan trọng nhất (3.85 điểm), HS đánh giá 3.77 điểm. Ý nghĩa ”Giúp đội ngũ giáo viên được nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn, giáo viên năng động hơn, sáng tạo” CBQL, GV, HS đánh giá mức độ quan trọng thứ 2 (CBQL, GV: 3.75 điểm; HS: 3.61 điểm).

Ngoài ra, các nội dung như: ”Để phát triển và nâng cao thương hiệu nhà

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/06/2023