Thực Tiễn Áp Dụng Pháp Luật Điều Chỉnh Quan Hệ Tài Sản Của Vợ Chồng

pháp định, chứ không phải là chế độ tài sản ước định (như quan điểm của một số nhà làm luật ở một số nước khác). Chế độ tài sản pháp định có hiệu lực áp dụng đối với tất cả các quan hệ hôn nhân hợp pháp, do vậy, mọi thỏa thuận của vợ chồng trái với các quy định của chế độ tài sản pháp định cần bị tuyên bố là vô hiệu khi có tranh chấp xảy ra. Nhà lập pháp Việt Nam hiện nay không dự liệu bất kỳ một điều khoản nào cho phép vợ chồng lập hôn ước, nhưng cũng không ấn định những quy định cấm.

Một nội dung nữa mà ta có thể thấy được sự thay đổi trong nhận thức của nhà làm luật về vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân: Luật HN&GĐ năm 1986 chỉ quy định một cách thức chia duy nhất là quyết định của TA. Nhưng đến Luật HN&GĐ năm 2000 đã cho phép vợ chồng được thỏa thuận chia tài sản chung bằng văn bản bên cạnh việc chia tài sản chung bằng quyết định của TA. Đồng thời, trong nhiều quy định của Luật HN&GĐ năm 2000, nhà lập pháp đã ý thức hơn quyền của vợ chồng đối với quan hệ tài sản giữa họ nên đã trao cho vợ chồng nhiều quyền năng hơn bằng việc để họ thỏa thuận xác lập, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ về tài sản trong nhiều trường hợp khác.

Như vậy, có thể thấy, qua gia đình, mà mối quan hệ trọng tâm là quan hệ tài sản của vợ chồng, chân dung của xã hội hiện ra một cách sinh động và toàn diện cả về kinh tế, xã hội, chính trị, phong tục, tập quán, đạo đức, lịch sử và cả nhận thức của nhà làm luật. Bởi các yếu tố đó luôn là cơ sở thực tiễn quan trọng, mang tính quyết định đến việc hình thành các quy định của pháp luật về quan hệ tài sản của vợ chồng.

Chương 3


THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH

QUAN HỆ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUAN HỆ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Luật HN&GĐ năm 2000 đang có hiệu lực, tuy được kế thừa và phát triển những quy định của pháp luật về quan hệ tài sản của vợ chồng trước đây, nhưng do sự phát triển của xã hội, trong quá trình triển khai áp dụng vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, vướng mắc. Việc tìm hiểu về thực tiễn áp dụng pháp luật điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng, trên cơ sở của các yếu tố có tính lý luận và thực tiễn điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng để rà soát, đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành, từ đó tìm ra hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật về quan hệ tài sản của vợ chồng là một biện pháp hoàn toàn đúng đắn và cần phải tiến hành để hoàn thiện các quy định của pháp luật về quan hệ tài sản của vợ chồng, qua đó góp phần xây dựng, phát triển gia đình Việt Nam ngày càng hạnh phúc, bền vững.‌

3.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng

3.1.1. Trong việc xác định quan hệ hôn nhân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.


Quan hệ hôn nhân được coi là hợp pháp khi đảm bảo các điều kiện về kết hôn và đăng ký kết hôn. Nhưng do điều kiện hoàn cảnh lịch sử nên xuất hiện các trường hợp không thỏa mãn hai điều kiện trên vẫn được coi là hôn nhân hợp pháp để xác định quan hệ tài sản của vợ chồng. Tuy nhiên, trong thực tế, việc áp dụng các quy định này còn gặp phải những vướng mắc, bất cập.

Cơ sở lý luận và thực tiễn điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 - 10

3.1.1.1. Trường hợp cán bộ, bộ đội đã có quan hệ hôn nhân ở miền Bắc, vào miền Nam chiến đấu, công tác lại có quan hệ hôn nhân mới ở miền Nam

có được công nhận hôn nhân mới ở miền nam là hợp pháp theo quy định của Thông tư 60 hay không?

Đối tượng đề cập trong Thông tư số 60/TATC ngày 22/02/1978 của TANDTC là cán bộ, bộ đội có vợ, có chồng trong miền Nam tập kết ra miền Bắc mà lấy vợ, lấy chồng khác. Vì vậy, cán bộ, bộ đội đã có đã có quan hệ hôn nhân ở miền Bắc, vào miền Nam chiến đấu, công tác lại có quan hệ hôn nhân khác ở miền Nam không phải là các chủ thể thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư số 60/TATC.

Nhưng do hoàn cảnh đặc biệt của chiến tranh, liệu có thể áp dụng tương tự pháp luật trong những trường hợp này hay không?

3.1.1.2. Việc hai bên nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không có đăng ký kết hôn, nay họ xin ly hôn thì việc xử lý được quy định tại Điều 3 Nghị quyết số 35/2000/QH10. Nhưng trên thực tế, các địa phương áp dụng chưa thống nhất.

Điểm a và điểm b Điều 3 Nghị quyết số 35/2000/QH10 quy định:


“a) Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03 tháng 01 năm 1987, ngày Luật HN&GĐ năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn; trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì được Toà án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật HN&GĐ năm 2000;

b) Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03 tháng 01 năm 1987 đến ngày 01 tháng 01 năm 2001, mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực cho đến ngày 01 tháng 01 năm 2003; trong thời hạn này mà họ không đăng ký kết hôn, nhưng có yêu cầu ly hôn thì Toà án áp dụng các quy định về ly hôn của Luật HN&GĐ năm 2000 để giải

quyết. Từ sau ngày 01 tháng 01 năm 2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng;”

Từ quy định nêu trên có thể thấy: điểm a Điều 3 Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội quy định cho các trường hợp chung sống với nhau không có giấy đăng ký kết hôn được diễn ra trước ngày 03-01-1987 (ngày Luật HN&GĐ năm 1986 có hiệu lực) thì không buộc hai bên phải đi đăng ký kết hôn, mà chỉ khuyến khích họ đăng ký kết hôn, dù họ không đi đăng ký kết hôn vẫn công nhận họ là vợ chồng.

Có quan điểm cho rằng giữa điểm a và điểm b Điều 3 Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội có điểm khác nhau căn bản đó là đối với các trường hợp quy định tại điểm b thì Nhà nước chỉ châm chước cho việc vi phạm về hình thức (không đăng ký hết hôn), còn bắt buộc quan hệ hôn nhân đó phải thỏa mãn các điều kiện về nội dung (có đủ các điều kiện kết hôn) được quy định tại Điều 9 Luật HN&GĐ năm 2000 thì mới được phép công nhận có quan hệ vợ chồng; còn nếu vi phạm điều kiện về nội dung sẽ không công nhận họ là vợ chồng.

Đối với các trường hợp quy định ở điểm a Điều 3 Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội thì không bắt buộc nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng phải thỏa mãn các điều kiện về nội dung (điều kiện kết hôn), như trong điểm b Nghị quyết số 35/2000/QH10. Nói cách khác các trường hợp được quy định ở điểm a nếu các bên vừa vi phạm điều kiện về hình thức (không đăng ký kết hôn) vừa vi phạm các điều kiện về nội dung (“điều kiện kết hôn”) thì vẫn được công nhận quan hệ chung sống của nam và nữ đó là quan hệ hôn nhân hợp pháp. Ví dụ anh A đã có vợ là chị B, quan hệ hôn nhân hợp pháp này đang tồn tại, cả anh A và chị B đang chung sống tại tỉnh HD, đến năm 1970 anh A lấy thêm vợ lẽ là chị C có tổ chức cưới hỏi thì vẫn được Nhà nước công nhận quan hệ giữa anh A và chị C là vợ chồng hợp

pháp. Sở dĩ như vậy vì điểm a không có quy định về việc nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng phải “có đủ điều kiện hết hôn” theo Luật HN&GĐ năm 1960 hay Luật HN&GĐ năm 2000. Do đó, trong mọi trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03-01-1987 mà có yêu cầu xin ly hôn hoặc có yêu cầu được đăng ký kết hôn thì các cơ quan có thẩm quyền phải công nhận quan hệ đó là quan hệ hôn nhân hợp pháp mà không đòi hỏi phải xem xét các điều kiện kết hôn (điều kiện về nội dung).

Quan điểm thứ hai cho rằng: Cả điểm a và điểm b Điều 3 Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội đều quy định cho phép công nhận “hôn nhân thực tế”. Dù trong điểm a và điểm b có sự thể hiện khác nhau trong cách quy định, nhưng phải hiểu cả điểm a và điểm b Điều 3 Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội chỉ châm chước cho các trường hợp vợ chồng chung sống với nhau nhưng có vi phạm điều kiện về hình thức đó là chưa đăng ký kết hôn. Do đó, trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03-01-1987 được quy định ở điểm a thì hai bên nam nữ cũng phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn mà Luật HN&GĐ năm 1960 quy định thì mới được công nhận quan hệ đó là quan hệ hôn nhân hợp pháp (trừ các trường hợp cán bộ ở Miền Nam đã có vợ, có chồng nhưng khi ra tập kết ở miền Bắc trước ngày giải phóng Miền Nam họ đã lấy tiếp vợ thứ hai thì tại Thông tư số 60-TATC ngày 22-02-1978 của TANDTC hướng dẫn giải quyết các việc tranh chấp về HN&GĐ của cán bộ, bộ đội có vợ, có chồng trong miền Nam tập kết ra miền Bắc lấy vợ, lấy chồng khác đã cho phép công nhận cả quan hệ hôn nhân trước và quan hệ hôn nhân sau là hợp pháp để xử lý quan hệ hôn nhân).

3.1.2. Trong quan hệ sở hữu giữa vợ và chồng


Bình thường, khi quan hệ tình cảm giữa vợ chồng chung sống hòa thuận, hạnh phúc thì quan hệ sở hữu tài sản giữa vợ chồng không phải là vấn đề quá

phức tạp, có chăng chỉ là những vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật về hình thức. Nhưng khi mâu thuẫn xảy ra hoặc khi ly hôn, tranh chấp về quyền sở hữu tài sản là một vấn đề nóng bỏng. Việc xác định đâu là tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng là một việc làm then chốt, có tính quyết định để tạo cơ sở giải quyết các tranh chấp này. Nhưng, không phải lúc nào các văn bản pháp luật cũng có thể đáp ứng được những khó khăn trong thực tiễn với những quan hệ phức tạp nảy sinh.

3.1.2.1. Khó khăn trong xác định tài sản của vợ chồng


- Khoản 3 Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định: “Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung”. Tuy nhiên, việc áp dụng quy định này gặp một số khó khăn, trở ngại.

Nếu theo quy định của khoản 3 Điều 27 Luật HN&GĐ thì nguyên tắc suy đoán tài sản chung được đặt ra như một trở ngại không những đối với vợ, chồng trong việc chứng minh tài sản là của riêng, mà còn là trở ngại đối với người thứ ba, cụ thể là các chủ nợ riêng của vợ, chồng (các chủ nợ chỉ được đảm bảo thanh toán bằng tài sản riêng) trong việc yêu cầu kê biên tài sản riêng. Các chủ nợ riêng này muốn kê biên tài sản riêng của vợ, chồng mắc nợ, buộc phải chứng minh tài sản mà họ yêu cầu kê biên là tài sản riêng của người mắc nợ. Trong trường hợp này, quy định của pháp luật đã gián tiếp gây bất lợi cho người thứ ba khi tham gia giao dịch chỉ với vợ hoặc chồng.

- Nếu tài sản gốc là tài sản riêng của vợ hoặc chồng thì hoa lợi, lợi tức phát sinh trong trường hợp này là tài sản riêng của người đó hay thuộc khối tài sản chung của cả hai vợ chồng? Ví dụ một người mua xổ số trước ngày kết hôn, sau khi kết hôn thì có kết quả và trúng số độc đắc, số tiền thưởng sẽ là tài sản chung của vợ chồng hay chỉ là tài sản riêng của người vợ hoặc người chồng đã mua sổ xố?

- Trong trường hợp tài sản riêng của vợ, chồng được đem trộn lẫn, sáp nhập, chế biến trong thời kỳ hôn nhân thì tài sản mới tạo ra thuộc khối tài sản chung của vợ chồng hay vẫn là tài sản riêng của vợ, chồng được tính theo phần hoặc theo giá trị?

- Trong trường hợp tài sản chung hoặc tài sản riêng của vợ chồng được đem sáp nhập trộn lẫn chế biến với tài sản của người khác để tạo thành tài sản mới thì phần quyền sở hữu với tài sản mới thuộc sở hữu chung của vợ chồng hay vẫn thuộc sở hữu chung, sở hữu riêng phụ thuộc vào nguồn gốc tài sản?

- Tài sản có được do xác lập quyền sở hữu theo các điều từ Điều 239 đến Điều 244 và Điều 246, Điều 247 BLDS thì sẽ được coi là tài sản chung của vợ chồng hay tài sản riêng của người thực hiện hành vi để xác lập quyền sở hữu này. Các trường hợp này bao gồm các tài sản có được do nhặt được vật do người khác đánh rơi, bỏ quên, nhặt được vật vô chủ, vật không xác định được chủ sở hữu, đào được vật bị chôn giấu, tìm thấy vật bị chìm đắm, bắt được gia súc, gia cầm bị thất lạc, các trường hợp được xác lập quyền sở hữu với vật nuôi dưới nước, tài sản có được do xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu, tài sản có được do phán quyết của các cơ quan có thẩm quyền.

Ví dụ: Một người bắt được một con bò bị lạc, sau khi đã báo cho ủy ban nhân dân xã nơi cư trú để thông báo rộng rãi cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. Ba tháng sau người đó kết hôn, ba tháng sau nữa là hết thời hạn sáu tháng không có ai đến nhận bò, con bò là tài sản chung của vợ chồng hay tài sản riêng của người bắt được con bò bị lạc?

Ví dụ: Một người mua một bức tượng bằng vàng chiếm hữu công khai, liên tục, nhưng không biết đó là đồ ăn trộm, 9 năm sau người đó kết hôn, một năm sau khi kết hôn, bức tượng bằng vàng sẽ thuộc sở hữu chung của vợ chồng hay là tài sản riêng của vợ, chồng?

3.1.2.2. Một số khó khăn, vướng mắc cụ thể trong quá trình sử dụng tài sản của vợ chồng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh

- Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh quy định khá cụ thể và chặt chẽ, tuy nhiên, trong hồ sơ thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh không bắt buộc phải có văn bản thỏa thuận về việc sử dụng tài sản chung của vợ chồng để sản xuất, kinh doanh (nếu người đứng tên xin thành lập doanh nghiệp đang có vợ hoặc chồng và dùng tài sản chung để đầu tư sản xuất, kinh doanh). Mặt khác, việc xác định thỏa thuận của vợ chồng trong việc định đoạt phần vốn góp vào doanh nghiệp là không thực hiện được. Trong khi đó, theo quy định của pháp luật HN&GĐ thì khi định đoạt tài sản có giá trị lớn hoặc dùng tài sản để đầu tư kinh doanh phải được vợ chồng thỏa thuận theo một hình thức nhất định là văn bản; nếu chồng hoặc vợ định đoạt tài sản có giá trị lớn không có sự đồng ý của bên vợ hoặc chồng kia thì bên đó có quyền yêu cầu TA tuyên bố giao địch đó là vô hiệu (Điều 4 Luật HN&GĐ năm 2000, Điều 4 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP). Thực tế, vợ chồng thường sử dụng hình thức thỏa thuận miệng hoặc biết nhưng im lặng.

- Trong trường hợp tài sản của vợ chồng hoặc của vợ, chồng sử dụng để thành lập doanh nghiệp tư nhân, với trách nhiệm vô hạn, khi doanh nghiệp phá sản thì việc xử lý tài sản, xử lý nợ… như thế nào để đảm bảo quyền lợi của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là con cái? Hoặc trong trường hợp vợ hoặc chồng dùng tài sản riêng của mình góp vốn vào doanh nghiệp thì theo Điều 27 Luật HN&GĐ hiện hành, lợi tức thu được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh là tài sản chung vì đó cũng là khoản thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong thời kỳ hôn nhân (trừ trường hợp tài sản đã được chia trong thời kỳ hôn nhân), nhưng khi doanh nghiệp bị phá sản thỉ trách nhiệm pháp lý được đặt ra chỉ đối với bản thân người trực tiếp góp vốn bằng tài sản của

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/12/2022