Quy Mô Và Chất Lượng Giáo Dục Của Học Sinh Trung Học Cơ Sở.( Xem Phục Lục Bảng 2.4, 2.5)


một bộ phận giáo viên cao tuổi còn chậm, ngại đổi mới phương pháp dạy học, chưa đáp ứng yêu cầu hiện nay, trình độ tin học còn hạn chế nên việc soạn và giảng bằng giáo án điện tử còn gặp nhiều khó khăn. Một số ít giáo viên trẻ chưa có kinh nghiệm giảng dạy, song có ý thức học tập, vươn lên trong công tác, việc giảng dạy trên giáo án điện tử thực hiện thành thạo, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy tốt.

Mặt khác, việc thiếu nhiều giáo viên ở các trường THCS dẫn đến các khó khăn trong công tác soạn giảng và lên lớp.

2.2.2.2. Quy mô và chất lượng giáo dục của học sinh trung học cơ sở.( xem phục lục bảng 2.4, 2.5)

Hàng năm các trường THCS Huyện Đăk Glong, tình Đăk Nông phối hợp với các Hội, Đoàn thể và địa phương huy động hết số học sinh hoàn thành chương trình học THCS, tuyển sinh mới học sinh vào lớp đầu cấp đảm bảo chỉ tiêu đề ra.

Trong 3 năm qua, quy mô học sinh cấp THCS huyện Đắk GLong, tỉnh Đắk Nông có chiều hướng tăng. Ngành Giáo dục huyện đã phối hợp huy động học sinh ra lớp, đồng thời đưa ra nhiều biện pháp tích cực chống học sinh bỏ học.

Các trường THCS trên địa bàn huyện Đăk Glong đã đẩy mạnh các hoạt động giáo dục để nâng cao chất lượng dạy học, thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng phù hợp với năng lực học sinh. Tạo cho học sinh kĩ năng học tập theo hướng chủ động tích cực sáng tạo. Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, kĩ năng sống, năng lực công dân, bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp. Nâng cao giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục thực hành, vận dụng kiến thức thực tiễn. Từ đó đạt được nhiều kết quả có ý nghĩa quan trọng trong công tác nâng cao chất lượng hai mặt giáo dục của Học sinh THCS.

Qua bảng số liệu trên cho thấy chất lượng giáo dục THCS huyện Đắk GLong, tỉnh Đắk Nông trong 3 năm qua có nhiều chuyển biến tích cực về chất lượng của hai mặt giáo dục: Có thể thất rõ học sinh có Hạnh kiểm tốt tăng dần theo từng năm, số học sinh có Hạnh kiểm khá, trung bình, yếu giảm dần và chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Về học lực học sinh hoàn thành chương trình học năm sau cao hơn năm trước, học sinh chưa hoàn thành giảm dần theo từng năm. Học sinh hoàn thành


chương trình THCS hàng năm đạt 99% trở lên.

2.2.2.3. Định hướng phát triển giáo dục trung học cơ sở huyện Đắk GLong, tỉnh Đắk Nông đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030

Cấp THCS đến năm 2025, đảm bảo 100% số trường được trang bị phòng học bộ môn Tin học để tất cả học sinh được học và tiếp cận Internet. Có 100% học sinh được học 2 buổi trên ngày; 100% học sinh hoàn thành chương trình THCS hàng năm vào lớp 6; học sinh lớp 5 đạt 100% có đủ điều kiện xét Hoàn thành chương trình THCS; có học sinh tham gia các hội thi cấp tỉnh và đạt giải. Trên 90% học sinh xếp học lực hoàn thành tốt và hoàn thành, giảm tỷ lệ học sinh chưa hoàn thành xuống dưới 5%; trên 90% học sinh xếp loại tốt về năng lực và phẩm chất; giảm tỷ lệ học sinh bỏ học xuống dưới 1%. Phấn đấu đến năm 2025 trường THCS Đắk Nang đạt chuẩn quốc gia.

Đến năm 2030, cấp THCS tiếp tục duy trì và nâng dần các chỉ tiêu đã đạt được trong giai đoạn 2025- 2030 một cách bền vững. Có trên 100% học sinh được học 2 buổi/ngày; học sinh lớp 5 đạt 100% có đủ điều kiện xét Hoàn thành chương trình tiểu học. Có 5 trường đạt chuẩn quốc gia

2.3. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông

2.3.1 Đánh giá mức độ cần thiết và mục đích hoạt động bồi dương giáo viên ở trường trung học cơ sở

Đánh giá mức độ cần thiết: Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, giáo dục THCS ở huyện Đắk GLong, đã có sự phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Nhà nước đã và đang đầu tư thích đáng về cơ sở vật chất, về trang thiết bị dạy học cho các trường THCS. Trong bản thân các trường, công tác bồi dưỡng giáo viên được phát huy và có chất lượng, nhiều giáo viên là giáo viên cốt cán của ngành giáo dục.

Hiệu trưởng các trường THCS phải quán triệt đến từng giáo viên về mục đích bồi dưỡng chuyên môn. Coi việc bồi dưỡng cho giáo viên là việc làm cần thiết và thường xuyên, yêu cầu giáo viên phải nắm được mục tiêu bồi dưỡng chuyên môn


đúng kế hoạch theo từng năm học, có tinh thần và thái độ nghiêm túc trong việc thực hiện bồi dưỡng cho giáo viên có ý nghĩa đối với sự phát triển nhà trường, do đó nhà trường thường xuyên kiểm tra vào cuối mỗi năm học phải đánh giá, xếp loại. Biểu đồ 1. Đánh giá về mức độ cần thiết của hoạt động bồi dưỡng GV THCS

0.2


29.3


68.7


Bình thường Cần thiết Rất cần thiết

Qua biểu đồ có thể thấy rằng hoạt động bồi dưỡng giáo viên THCS được đánh giá là hoạt động rất cần thiết với 68,7% CBQL và GV trên tổng số được khảo sát đánh giá. Hoạt động này nhằm nâng cao chất lượng công tác cho giáo viên. Kết quả cho thấy CBQL, GV các trường THCS đã nhận thức đúng về mục tiêu và tầm quan trọng của công tác BDGV. Đây là tín hiệu đáng mừng cho công tác quản lý bởi nó đã cho thấy nhận thức và ý thức, trách nhiệm trước nhiệm vụ được Đảng, nhà nước giao phó của cán bộ quản lý, giáo viên được nâng lên. Tuy nhiên vần còn số ít nhận thức chưa đúng về công tác bồi dưỡng GV trong giai đoạn hiện nay khi khảo sát có 0,2% đánh giá đây là hoạt động bình thường.

Mục đích bồi dưỡng giáo viên ở trường trung học cơ sở: Bồi dưỡng cho giáo viên có ý nghĩa đối với sự phát triển nhà trường, do đó nhà trường thường xuyên kiểm tra việc thực hiên mục tiêu bồi dưỡng cho giáo viên, vào cuối mỗi năm học phải đánh giá, xếp loại.


Bảng 2.1. Mục đích bồi dưỡng chuyên môn giáo viên trường THCS



Mục đích của công tác bồi dưỡng chuyên môn

Hoàn toàn không

đồng ý

Phần lớn không

đồng ý


Phân vân

Phần lớn đồng

ý

Hoàn toàn đồng ý

Củng cố, mở rộng nâng cao kiến

thức chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên.




1.3


26.0


72.7

Giúp giáo viên đáp ứng chuẩn nghề

nghiệp giáo viên THCS.


0.7

1.3

26.7

71.3

Nâng cao trình độ trên chuẩn cho

giáo viên THCS.

0.7

0.7

1.3

33.3

64.0

Nâng cao ý thức, khả năng tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn của đội ngũ giáo viên.




2.0


28.0


70.0

Nâng cao thái độ đúng đắn đối với

nghề nghiệp.



1.3

28.0

70.7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông đáp ứng đổi mới giáo dục - 6

Qua bảng 2.1 cho ta thấy nhận thức của CBQLGD và giáo viên về việc bồi dưỡng cho giáo viên; giáo viên nắm được mục đích bồi dưỡng chuyên môn; bồi dưỡng cho giáo viên có ý nghĩa đối với sự phát triển nhà trường, là việc làm rất cần thiết. Đây là công việc mà giáo viên cũng thường xuyên thực hiện.

Nội dung: “Củng cố, mở rộng nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên” và nội dung: “Giúp giáo viên đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS” được đánh giá là hai mục đích quan trọng nhất của công tác BDGV với lần lượt 72,7% và 71,3% CBQLGD và GV được khảo sát hoàn toàn đồng ý.

Nội dung: “Nâng cao trình độ trên chuẩn cho giáo viên THCS” được phần lớn CBQLGD và GV hoàn toàn đồng ý với quan điểm là mục đích của công tác BDCM, tuy nhiên, có một bộ phận không nhỏ chiếm đến 33,3% đánh giá ở mức phần lớn đồng ý.

Nội dung: “Nâng cao ý thức, khả năng tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn của đội ngũ giáo viên” và nội dung: “Nâng cao thái độ đúng đắn đối với nghề nghiệp” được lần lượt 70% và 70,7% đối tượng được khảo sát nhận định hoàn toàn đồng ý là mục đích của công tác bồi dưỡng chuyên môn.


Qua đây có thể thấy giáo viên biết cách thực hiện mục tiêu bồi dưỡng chuyên môn đúng kế hoạch theo từng năm học, có tinh thần và thái độ nghiêm túc trong việc thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nhằm mang lại hiệu quả cao.

2.3.2. Nội dung và chương trình bồi dưỡng giáo viên

Trong những năm qua, các trường THCS huyện Đắk GLong, tỉnh Đắk Nông đã tích cực bồi dưỡng để nâng cao chất lượng đội ngũ.

Phòng GD&ĐT kết hợp với các trường THCS đã lựa chọn các nội dung phù hợp, thiết thực, đồng bộ để triển khai công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.

Việc bồi dưỡng cho giáo viên bao gồm 15 nội dung khác nhau. Theo đánh giá của giáo viên về mức độ cần thiết và mức độ thực hiện từng nội dung này là khác nhau. Những nội dung bồi dưỡng cho giáo viên (xem bảng 2.2)

Bảng 2.2. Mức độ cần thiết và mức độ thực hiện nội dung bồi dưỡng chuyên môn giáo viên các trường trung học cở



Mức độ cần thiết

Mức độ thực hiện



Không/

ít cần thiết

Khá

cần thiết

Rất

cần thiết

Không/

ít cần thiết

Khá

cần thiết

Rất

cần thiết

1

Đạo đức nhà giáo.

0.7

6.0

93.3

14.0

18.0

80.7

2

Phong cách nhà giáo

0.7

8.7

90.7

0.7

18.0

81.3

3

Phát triển chuyên môn bản thân

07

9.3

90.0

0.7

26.7

72.7


4

Xây dựng kế hoạch dạy học và

giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.


07


9.3


90.0


0.7


26.7


72.7


5

Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học

sinh.


0.7


17.3


82.0


0.7


30.0


72.7


6

Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực

học sinh.


0.7


18.0


81.3


0.7


23.3


76.0

7

Tư vấn và hỗ trợ học sinh.

0.7

14.7

84.7

14.0

27.3

71.3

8

Xây dựng văn hóa nhà trường

0.7

12.7

86.7

0.7

24.7

74.7

9

Thực hiện quyền dân chủ trong

nhà trường.

07

10.0

89.3

0.7

22.7

76.7


10

Thực hiện và xây dựng trường

học an toàn, phòng chống bạo lực học đường.


07


12.7


86.7


0.7


20.7


78.7





Mức độ cần thiết

Mức độ thực hiện


11

Tạo dựng mối quan hệ hợp tác với cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên

quan.


07


12.0


87.3


0.7


28.0


71.3


12

Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện hoạt

động dạy học cho học sinh.


0.7


14.0


85.3


0.7


28.7


70.7


13

Phối hợp giữa nhà trường, gia

đình, xã hội để thực hiện giáo dục, lối sống cho học sinh.


0.7


14


85.3


0.7


31.3


68.0

14

Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng

dân tộc.

14,0

32.7

53.3

16.7

38.0

45.3


15

Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo

dục.


0.7


22.7


53.3


14.0


36.0


62.7

Từ bảng 2.2 ta có thể thấy các nội dung bồi dưỡng chuyên môn giáo viên THCS tại trường đều được đánh giá là rất cần thiết và thường xuyên thực hiện.

Các nội dung: “Đạo đức nhà giáo”, “Phong cách nhà giáo”, “Phát triển chuyên môn bản thân” và “Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh” được trên 90% đối tượng khảo sát đánh giá rất cần thiết và được thực hiện ở mức độ rất cần thiết với tỉ lệ là 80,7%, 81,3 và 72,7%.

Nội dung: “Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc” có 53,3% đánh giá là cần thiết bồi dưỡng và mức độ thực hiện là 45,3% đánh giá rất cần thiết. Có đến 14% đánh giá nội dung “Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc” là không cần thiết bồi dưỡng và 16.7% CBQL và GV đánh giá mức độ thực hiện là không cần thiết. Tuy nhiên, theo thực tế ở địa bàn huyện Đăk GLong thì nội dung này thật sự cần thiết.

So sánh theo tỷ lệ mức độ cần thiết và mức độ thực hiện thì nội dung “Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục” đang có mức độ thực hiện cao hơn so với đánh giá về mức độ cần thiết (53,3% so với 62,7%). Như vậy nhà trường đã đánh giá được mức độ cần thiết của ứng dụng công nghệ trong trường và đưa vào trong các trường học tương đối nhiều.


Nội dung: “Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện giáo dục, lối sống cho học sinh” được 85.3% đối tượng khảo sát đánh giá là rất cần thiết nhưng có đến 31.3% nhận định mức độ thực hiện là khá cần thiết.

Các nội dung còn lại đều được giáo viên đánh giá là rất cần thiết trên 80% và mức độ thực hiện rất cần thiết đều trên 70%.

Bên cạnh những đánh giá là cần thiết vẫn có 7% CBQLGD và GV được khảo sát cho rằng không cần thiết phải tổ chức bồi dưỡng cho các nội dung “Phát triển chuyên môn bản thân”, “Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh”, “Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường”, “Thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường”, “Tạo dựng mối quan hệ hợp tác với cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan”.

Bảng 2.2 cho thấy tỉ lệ giáo viên được hỏi đánh giá mức độ thực hiện ở mức hiếm khi cho đến khá thường xuyên chiếm khoảng 1/3 so với đánh giá ở mức độ cần thiết. Chưa đến 20% giáo viên đánh giá về các nội dung bồi dưỡng là không cần thiết cho tới khá cần thiết trong khi đó mức độ không/ hiếm khi thực hiện đến thực hiện ở mức khá thường xuyên trên 30%. Điều này cho thấy vẫn còn khoảng cách giữa nhận thức về mức độ cần thiết cũng như mức độ thực hiện các nội dung giáo dục ở mỗi trường.

Biểu đồ 2.1. Mức độ thường xuyên tổ chức chương trình bồi dưỡng chuyên môn


Bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên Bồi dưỡng chuyên môn theo chu kỳ

Khác

Bồi dương chuyên môn hóa Bồi dươỡng chuyên môn nâng cao

62.7

52

0

10

20

30

46.7

44

40.7

40 50 60

70

Ta có thể thấy rằng việc BDCM thường xuyên được các trường THCS trên địa bàn chú trọng thực hiện và thường xuyên thực hiện với 62,7%.

Chương trình BDCM theo chu kỳ, các hoạt động bồi dưỡng khác cũng được


các trường THCS chú trọng thực hiện, mức độ thường xuyên ở mức 52% và 46,7%.

Tuy nhiên nội dung: Bồi dưỡng chuyên môn hóa và bồi dưỡng chuyên môn nâng cao là nội dung quan trọng nhưng chưa được các trường tổ chức thường xuyên, có mức độ tổ chức thường xuyên thấp nhất chỉ chiếm 40,7%

2.3.3. Hình thức, phương pháp và thời gian bồi dưỡng cho giáo viên

2.3.3.1. Hình thức bồi dưỡng cho giáo viên (xem phụ lục bảng 2.7)

Dựa vào kế hoạch năm học của Sở GD&ĐT và Phòng GD&ĐT, hiệu trưởng các trường THCS sẽ thiết lập các hình thức bồi dưỡng cho giáo viên tương ứng về kế hoạch, phù hợp với điều kiện và nhu cầu phát triển đội ngũ để không ảnh hưởng tới việc triển khai các hoạt động giáo dục của nhà trường, đem lại hiệu quả thiết thực cho mỗi thầy, cô giáo. Việc bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên được hiệu trưởng các trường THCS huyện Đắk GLong, tỉnh Đắk Nông áp dụng ở bốn hình thức chính với nhiều nội dung phong phú, đa dạng, cụ thể:

- Hình thức bồi dưỡng chuyên môn qua học tập chuyên đề do cấp trên tổ chức với 3 nội dung, cụ thể:

+ Nội dung: “Bồi dưỡng chuyên môn trực tuyến qua Internet” được các trường THCS tổ chức rất thường xuyên với 59,3%

+ Nội dung: “Cán bộ cốt cán của Sở, Phòng GD&ĐT báo cáo” được thực hiện ở mức khá thường xuyên với 52% và 11,3% đối tượng khảo sát cho rằng đây là hình thức BDCM thỉnh thoảng mới được tổ chức.

+ Nội dung: “Mời chuyên gia báo cáo” được đánh giá là hình thức BDCM được tổ chức khác thường xuyên và có đến 6.7% CBQL và GV nhận định là hình thức không bao giờ được thực hiện.

- Hình thức bồi dưỡng chuyên môn thông qua hoạt động trải nghiệm, thực tiễn với 6 nội dung. Cụ thể:

+ Hai nội dung: “Dự giờ” và “Sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn trong trường” là hai hoạt động được nhận định là được tổ chức rất thường xuyên ở các trường THCS với tỉ lệ đánh giá của đối tượng khảo sát đều trên 50% lần lượt là 50,7% và 55,3% và không có CBQL và GV cho rằng đây là hình thức BDCM không bao giờ

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 23/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí