được tổ chức.
+ Nội dung: “Sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường” là hình thức bồi dưỡng được nhận định là được tổ chức khá thường xuyên với 60,7% lượt đánh giá. Và có đến 8,7% CBQL và GV cho rằng đây là nội dung mà thỉnh thoảng các trường THCS mới tổ chức.
- Hình thức bồi dưỡng chuyên môn thông quan việc tham gia các cuộc thi với 5 nội dung.
+ Trên 50% lượt đánh giá đều cho rằng 5 nội dung của hình thức BDCM thông quan việc tham gia các cuộc thi được các trường THCS thự hiện ở mức khá thường xuyên.
+ Nội dung: “Thi nghiên cứu sử dụng, sáng tạo đồ dùng dạy học”, “Thi bài giảng điện tử”, có đến 1,3% đối tượng khảo sát cho rằng đây là nôi dung không bao giờ được thực hiện. Và tỉ lệ CBQL và GV được khảo sát cho rằng các trường thực hiện nội dung này ở mức độ đôi khi lần lượt là 14% và 13,3%.
+ Ở các nội dung còn lại, tuy chiểm tỉ lệ không quá cao nhưng trên 30% đối tượng được khảo sát nhận định rằng đây là các nội dung được các trường THCS thực hiện rất thường xuyên.
- Hình thức hoạt động tự bồi dưỡng chuyên môn theo chương trình quy định với 2 nội dung: “Tự nghiên cứu tài liệu từ các nguồn khác nhau” và “Thông qua đồng nghiệp, bạn bè”. Đa số nhận thức rằng là việc làm rất cần thiết và đã được giáo viên thực hiện rất thường xuyên với tỉ lệ đánh giá lần lượt là 62% và 57,3%. Không ai cho rằng đây là hình thức không bao giờ được thực hiện ở trường THCS.
2.3.3.2 Phương pháp bồi dưỡng cho giáo viên( xem bảng 2.3)
Để thực hiện những nội dung bồi dưỡng nêu trên, tùy thuộc vào tình hình cụ thể của mỗi trường, hiệu trưởng các trường THCS trên đại bàn huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông đã tổ chức bồi dưỡng các phương pháp tích cực để áp dụng trong việc bồi dưỡng cho giáo viên. Qua đó, giáo viên đã vận dụng tốt vào việc bồi dưỡng chuyên môn. Giáo viên thường xuyên áp dụng các phương pháp bồi dưỡng khác nhau nhưng tập trung vào các phương pháp sau: (Thuyết trình; Thuyết trình kết hợp
với luyện tập, thực hành; Thảo luận theo nhóm; Cá nhân nghiên cứu tài liệu, trình bày báo cáo; Đàm thoại- trao đổi; Phối hợp các phương pháp;Các PP khác.)
Bảng 2.3. Các phương pháp bồi dưỡng chuyên môn tại trường THCS
Các phương pháp bồi dưỡng chuyên môn | Không bao giờ | Thỉnh thoảng | Khá thường xuyên | Rất thường xuyên | |
1 | Thuyết trình | 2.7 | 57.3 | 40.0 | |
2 | Thuyết trình kết hợp với luyện tập, thực hành | 50.7 | 49.3 | ||
3 | Thảo luận theo nhóm | 0.7 | 44.3 | 55.0 | |
4 | Cá nhân nghiên cứu tài liệu, trình bày báo cáo | 0.7 | 2.7 | 46.7 | 50.0 |
5 | Đàm thoại- trao đổi | 2.7 | 44.7 | 52.7 | |
6 | Phối hợp các phương pháp | 0.7 | 1.3 | 43.3 | 54.7 |
7 | Khác:………………………………… | 3.3 | 47.3 | 49.3 |
Có thể bạn quan tâm!
- Kiểm Tra Đánh Giá Hoạt Động Bồi Dưỡng Giáo Viên
- Thời Gian Khảo Sát. Chúng Tôi Tiến Hành Khảo Sát Các Đối Tượng Từ Ngày 01/6/2021 Đến Ngày 01/8/2021
- Quy Mô Và Chất Lượng Giáo Dục Của Học Sinh Trung Học Cơ Sở.( Xem Phục Lục Bảng 2.4, 2.5)
- Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Cho Giáo Viên Trung Học Cơ Sở
- Các Giải Pháp Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Giáo Viên Trường Trung Học Cơ Sở Huyện Đắk Glong, Tỉnh Đắk Nông
- Giải Pháp 4: Lập Kế Hoạch Bồi Dưỡng Chuyên Môn Giáo Viên Trung Học Cơ Sở Phù Hợp Với Nhu Cầu Bồi Dưỡng Chuyên Môn Và Yêu Cầu Phát Triển Của Nhà
Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.
Kết quả khảo sát ở bảng 2.8 cho thấy: Các phương pháp bồi dưỡng chuyên môn được đa số CBQL, GV cho rằng là rất cần thiết và được giáo viên thực hiện tốt rất thường xuyên. Trong đó nội dung: “Thảo luận theo nhóm” được 55% đối tượng khảo sát đánh giá là phương pháp được thực hiện rất thường xuyên. Và không ai cho rằng đây là phương pháp không bao giờ thực hiện ở các trường THCS.
+ Nội dung: “Thuyết trình” và “Thuyết trình kết hợp với luyện tập, thực hành” được đánh giá là hai phương pháp BDCM được thực hiện khá thường xuyên với tỉ lệ đánh giá lần lượt là 57,3% và 50,7%.
+ Nội dung: “Cá nhân nghiên cứu tài liệu, trình bày báo cáo" và “Phối hợp các phương pháp” là hai nội dung được 0,7% đối tượng khảo sát cho rằng không bao giờ được thực hiện tại trường THCS.
2.3.3.3 Thời gian bồi dưỡng ( xem bảng 2.4)
Thông qua học tập bồi dưỡng thường xuyên nhằm cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu nhiệm vụ năm học, bậc học, yêu cầu phát triển giáo dục của huyện, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục trong
toàn ngành. Chính vì vậy việc bồi dưỡng được thực hiện thường xuyên và xuyên suốt trong quá trình công tác của giáo viên.
Bảng 2.4. Thời gian bồi dưỡng cho viên THCS
Thời gian | Không bao giờ | Thỉnh thoảng | Khá thường xuyên | Rất thường xuyên | |
1 | Đầu năm học mới | 0.7 | 3.3 | 41.3 | 54.7 |
2 | Ngay sau khi kết thúc năm học | 1.3 | 8.0 | 46.0 | 44.7 |
3 | Tổ chức định kỳ tập trung theo chuyên đề | 6.0 | 49.3 | 44.7 | |
4 | Trong suốt năm học | 0.7 | 3.3 | 45.3 | 50.0 |
5 | Trong hè | 0.7 | 15.3 | 54.0 | 30.0 |
6 | Do giáo viên tự sắp xếp | 4.0 | 10.0 | 50.7 | 35.3 |
7 | Thời gian khác | 2.0 | 19.3 | 50.7 | 28.0 |
Bảng 2.4 đã thể hiện rõ thời gian bồi dưỡng cho viên THCS. Đa số các ý kiến cho rằng việc bồi dưỡng được thực hiện thường xuyên và xuyên suốt trong quá trình công tác của giáo viên
- Nội dung bồi dưỡng cho giáo viên vào thời gian “Đầu năm học mới” và “Trong suốt năm học” được trên 50% CBQL và GV được khảo sát nhận định được tổ chức rất thường xuyên với tỉ lệ cụ thể là 54,7% và 50%.
- Nội dung bồi dưỡng cho giáo viên vào thời gian “Trong hè”, “Do giáo viên tự sắp xếp” và “Thời gian khác” được nhận định là thời gian được các trường THCS thực hiện việc BDCM thường xuyên vởi tỉ lệ lần lượt là 54% và 50,7%,
- Không có CBQL và GV nào cho rằng nội dung “Tổ chức định kỳ tập trung theo chuyên đề” không bao giờ được các trường THCS thực hiện.
Việc Bồi dưỡng cho giáo viên vào đầu năm học mới được thực hiện rất thường xuyên tại các trường THCS và đạt được kết quả rất tốt. Thời gian trong hè là thời gian lý tưởng để thực hiện công tác bồi dưỡng cho giáo viên tuy nhiên các trường thực hiện mới chỉ dừng lại ở mức thường xuyên.
2.3.4. Kết quả, đánh giá hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên trung học cơ sở
Đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên là đánh giá việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc đánh giá kết quả thực hiện chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THCS của các đơn vị và đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên THCS được thực hiện hàng năm theo quy định của Bộ Giáo dục.
Đánh giá kết quả hoạt động BDGV là việc làm cần thiết và thường xuyên. Hiệu trưởng các trường có biện pháp xử lý các giáo viên không thực hiện công tác bồi dưỡng chuyên môn; đánh giá kết quả bồi dưỡng cho giáo viên có ý nghĩa đối với sự phát triển đội ngũ nhà giáo được đa số ý kiến cho rằng là rất cần thiết.
Hàng năm nhà trường đều đánh giá kết quả hoạt động BDGV: Dựa vào kết quả đánh giá hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên, nhà trường có so sánh với mục tiêu bồi dưỡng vào cuối năm học. Kết quả đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn được lưu vào hồ sơ của giáo viên, là căn cứ để đánh giá, xếp loại giáo viên, xét các danh hiệu thi đua, để thực hiện chế độ, chính sách, sử dụng giáo viên.
Cuối mỗi giai đoạn đa số ý kiến cũng cho rằng đây là việc làm rất cần thiết, tuy nhiên công tác này chưa được thực hiện trong nhà trường
Biểu đồ 2.2. Đánh giá hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở trường THCS
0.7
48
51.3
Trung bình Khá Tốt
Qua biểu đồ 2.2 ta nhận thấy: Bồi dưỡng cho giáo viên THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông được nghiên cứu, tiến hành dưới nhiều hình thức với kết quả thực hiện khá tốt. Phần lớn giáo viên đạt kết quả khá, tốt trong các hoạt động bồi
dưỡng. Vì là huyện vùng núi thuộc diện đặc biệt khó khăn nên có nhiều nguyên nhân, yếu tố tác động, gây ảnh hưởng đến kết quả hoạt động bồi dưỡng của Giáo viên, tuy nhiên tỷ lệ giáo viên có kết quả khá đạt 51,3% và kết quả tốt là 48% và tỷ lệ giáo viên có kết quả trung bình trong các hoạt động bồi dưỡng chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ, 0,7%. Dù vậy, Hiệu trưởng các trường THCS đã đưa ra những phương án, kế hoạch cụ thể để nâng cao kết quả, đánh giá hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên.
Việc bồi dưỡng cho đội ngũ CBQLGD và giáo viên cốt cán trong các trường THCS trên địa bàn huyện Đắk GLong về nội dung dạy học, nội dung quản lý nhằm đáp ứng nhu cầu cán bộ quản lý, cán bộ dự nguồn và dạy học, giáo dục toàn diện học sinh được thực hiện bằng nhiều hình thức với các nội dung khác nhau, cụ thể:
- Hình thức 1: Lập kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn giáo viên THCS với 6 nội dung đều được thực hiện rất thường xuyên và đạt kết quả tốt, trong đó:
+ Nội dung: “Hướng dẫn các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn” và “Yêu cầu cá nhân lập kế hoạch tự bồi dưỡng chuyên môn.” thường xuyên được thực hiện và đạt kết quả tốt cao hơn so với 5 nội dung còn lại, cụ thể với tỷ lệ thực hiện lần lượt là 62% và 64,7%.
+ Nội dung: “Thống nhất kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn giáo viên tại đơn vị” có đến 1,3% CBQL và GV được khảo sát cho rằng đây là nội dung không bao giờ được thực hiện và cũng có 1,3% bị kết quả yếu cho nội dung thực hiện việc quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn giáo viên THCS này.
- Hình thức 2: Tổ chức hoạt động BDCM giáo viên THCS với 5 nội dung đều được đánh giá là thực hiện rất thường xuyên và đạt kết quả tốt với tỉ lệ đều trên 60%.
+ Nội dung: “Xây dựng ban chỉ đạo hoạt động BDCM giáo viên” dược 70% đánh giá là rất thường xuyên thực hiện nhờ đó kết quả đạt được rất tốt 64,7%
+ Nội dung: “Cung cấp nguồn kinh phí và CSVC cho hoạt động bồi dưỡng chuyên môn giáo viên” và “Sắp xếp thời gian, địa điểm phù hợp cho hoạt BDCM môn giáo viên”. Có đến 1,3% đối tượng khảo sát cho rằng không bao giờ được thực hiện ở các trường THCS, vì vậy nên kết quả thực hiện bị yếu với 0,7%.
+ Nội dung: “Xác định chức năng, nhiệm vụ, phân công trách nhiệm cụ thể cho
từng bộ phận, thành viên trong ban chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng chuyên môn giáo viên” có đến 63,7% lượt đánh giá nhận xét là hoạt động thực hiện rất thường xuyên những kết quả đạt tốt chỉ có 64,7%.
- Hình thức 3: Chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng chuyên môn giáo viên với 6 nội dung đều được đánh giá là các nội dung có mức độ cần thiết thực hiện rất thường xuyên cao với tỉ lệ 5/6 nội dung trên 60% lượt đánh giá và mức độ thực hiện tốt rất cao với tỉ lệ đều trên 50% trong đó:
+ Nội dung: “Hỗ trợ giáo viên gặp khó khăn trong quá trình tham gia hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, tự bồi dưỡng chuyên môn”, có đến 59,3% CBQL và GV được khảo sát cho rằng rất thường xuyên thực hiện tuy nhiên mức độ thực hiện tốt chỉ đạt 50%.
+ Nội dung: “Tổ chức toạ đàm, hội thảo, chuyên đề, trao đổi kinh nghiệm về việc thực hiện hoạt động bồi dưỡng chuyên môn” là nội dung có tỉ lệ người khảo sát đánh giá là không bao giờ/ hiếm khi thực hiện cao nhất trong 6 nội dung với tỉ lệ 3,7%, tuy nhiên mức độ thực hiện đạt tốt cao hơn một số nôi dung khác với tỉ lệ đánh giá là 56%.
- Hình thức 4: Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn giáo viên THCS với 9 nội dung cụ thể đều được đánh giá là các nội dung có mức độ cần thiết thực hiện rất thường xuyên cao với tỉ lệ 8/9 nội dung trên 60% lượt đánh giá và mức độ thực hiện tốt rất cao với tỉ lệ 3/9 nội dung trên 60% còn các nội dung còn lại đều trên 50% trong đó:
+ Nội dung: “Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn giáo viên” và “Đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn giáo viên dựa trên các tiêu chuẩn đã xác định” là hai nội dung có 0,7% đối tượng khảo sát cho rằng không bao giờ/hiếm khi thực hiện nhưng mức độ thực hiện đạt tốt cao với tỉ lệ lần lượt 60% và 61,3%.
+ Nội dung: “Phổ biến phương pháp kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn giáo viên” có đến 2%, CBQL và GV cho rằng không bao giờ/hiếm khi thực hiện vì thế mức độ thực hiện đạt tốt là 56,7% và đạt khá là 41,3%.
+ Nội dung: “Khen thưởng các giáo viên tích cực, đạt kết quả cao trong tham gia hoạt động bồi dưỡng chuyên môn và tự bồi dưỡng chuyên môn” được 59.3% CBQL và Gv là đối tượng khảo sát đánh giá là nội dung có mức độ cần thiết thực hiện rất thường xuyên tuy nhiên mức độ thực hiện đạt tốt chỉ 54.0 %, thấp nhất trong 9 nội dung.
Bảng 2.5. Đánh giá về mức độ thực hiện và kết quả thực hiện việc quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn giáo viên THCS.
Mức độ cần thiết | Mức độ thực hiện | ||||||
Không bao giờ/ hiếm khi | Khá thường xuyên | Rất thường xuyên | Yếu | TB | Khá | Tốt | |
Lập kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn giáo viên THCS | |||||||
Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên. | 14 | 42.0 | 54.7 | 0.7 | 0.7 | 40.7 | 58.0 |
Thu thập ý kiến của các tổ chuyên môn về đề xuất nội dung, hình thức cần bồi dưỡng chuyên môn. | 0.7 | 40.7 | 58.7 | 0.7 | 1.3 | 39.3 | 58.7 |
Quy hoạch đối tượng tham gia bồi dưỡng chuyên môn. | 014 | 43.3 | 55.3 | 0.7 | 1.3 | 44.0 | 54.0 |
Lấy ý kiến đóng góp của các tổ chuyên môn về dự thảo kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn giáo viên. | 2.0 | 39.3 | 58.7 | 0 | 2.0 | 42.0 | 56.0 |
Thống nhất kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn giáo viên tại đơn vị. | 2.0 | 40.7 | 57.3 | 1.3 | 0.7 | 38.7 | 59.3 |
Hướng dẫn các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn. | 0.7 | 36.7 | 62.7 | 0.7 | 0.7 | 38.7 | 60.0 |
Yêu cầu cá nhân lập kế hoạch tự bồi dưỡng chuyên môn. | 1.3 | 33.3 | 64.7 | 1.3 | 1.3 | 34.0 | 63.3 |
Tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn giáo viên THCS | |||||||
Xây dựng ban chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng chuyên môn | 2.7 | 27.3 | 70.0 | 0 | 2.0 | 33.3 | 64.7 |
Mức độ cần thiết | Mức độ thực hiện | ||||||
Không bao giờ/ hiếm khi | Khá thường xuyên | Rất thường xuyên | Yếu | TB | Khá | Tốt | |
giáo viên. | |||||||
Xác định chức năng, nhiệm vụ, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng bộ phận, thành viên trong ban chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng chuyên môn giáo viên. | 1.4 | 31.3 | 67.3 | 0.7 | 0 | 34.7 | 64.7 |
Xác định mối quan hệ phối hợp, hỗ trợ, hợp tác giữa các bộ phận, thành viên trong ban chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng chuyên môn giáo viên. | 0.7 | 32.7 | 66.7 | 0.7 | 0 | 32.7 | 66.7 |
Cung cấp nguồn kinh phí và cơ sở vật chất cho hoạt động bồi dưỡng chuyên môn giáo viên. | 4.0 | 34.0 | 62.0 | 0.7 | 2.7 | 36.7 | 60.0 |
Sắp xếp thời gian, địa điểm phù hợp cho hoạt động bồi dưỡng chuyên môn giáo viên. | 2.0 | 34.7 | 63.3 | 0.7 | 0.7 | 36.0 | 62.7 |
Chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng chuyên môn giáo viên | |||||||
Hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng chotổ chuyên môn. | 0.7 | 37.3 | 62.0 | 0.7 | 0 | 39.3 | 60.0 |
Tăng cường động viên, khuyến khích các giáo viên tham gia hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, tự bồi dưỡng chuyên môn. | 2.0 | 35.3 | 62.7 | 0.7 | 1.3 | 39.3 | 58.7 |
Xây dựng môi trường lành mạnh, hợp tác, tích cực, tương trợ lẫn nhau trong việc thực hiện hoạt động bồi | 0.7 | 38.0 | 61.3 | 0.7 | 0 | 41.3 | 58.0 |