Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế COSO - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG


Tên bảng

Trang

Bảng 1.1 Cơ sở thiết lập Hệ thống kiểm soát nội bộ theo thông lệ quốc tế

35

Bảng 1.2 Khuôn mẫu KSNB được các quốc gia sử dụng

64

Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu tài chính của Agribank từ 2015 - 2019

76

Bảng 2.2 Kết quả khảo sát một số nhân tố thuộc Môi trường kiểm soát

của Agribank

81

Bảng 2.3 Số lượng nhân viên tính đến 31/12/2019 của một số ngân hàng

86

Bảng 2.4 Kết quả KTNB tại các chi nhánh Agribank về quản trị, điều

hành các năm 2017-2019

112

Bảng 2.5 Các loại tồn tại, sai sót tại các chi nhánh Agribank về quản trị,

điều hành được KTNB phát hiện các năm 2017-2019

112

Bảng 2.6 Kết quả KTNB tại các chi nhánh Agribank về hoạt động tín

dụng các năm 2017 - 2019

113

Bảng 2.7 Các loại tồn tại, sai sót tại các chi nhánh Agribank về hoạt động

tín dụng được KTNB phát hiện các năm 2017-2019

113

Bảng 2.8 Thống kê mẫu phiếu khảo sát định lượng

118

Bảng 2.9 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB của

Agribank

120

Bảng 2.10 Kết quả khảo sát mức độ hữu hiệu của HTKSNB tại Agribank

124

Bảng 2.11 Bảng tổng hợp kết quả kiểm định chất lượng thang đo các

nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB

125

Bảng 2.12 Tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu

của HTKSNB tại Agribank

133

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế COSO - 2


DANH MỤC CÁC HỘP


Tên hộp

Trang

Hộp 2.1 Mục tiêu của Agribank qua các năm

89

Hộp 2.2 Quy trình cho vay của Agribank

99

Hộp 2.3 Nội dung và phạm vi KTNB tại Agribank năm 2019

111


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ


Tên biểu đồ

Trang

Biểu đồ 2.1 Tổng tài sản hợp nhất của Agribank từ 2015 - 2019

74

Biểu đồ 2.2 Tổng lợi nhuận trước thuế của Agribank từ 2015 - 2019

75


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ


Tên sơ đồ

Trang

Sơ đồ 2.1 Mô hình quản trị và cơ cấu bộ máy quản lý của Agribank

72


PHẦN MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Sau hơn 10 năm trở thành thành viên của WTO, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu bước đầu. Môi trường và thể chế hoạt động của hệ thống ngân hàng đã có những chuyển biến tích cực với những thành công đáng ghi nhận về khung điều tiết, quản trị nội bộ, tổ chức bộ máy, chất lượng nguồn nhân lực và sự phát triển của các dịch vụ ngân hàng hiện đại ứng dụng những thành tựu của khoa học công nghệ. Song hoạt động của hệ thống ngân hàng dễ bị tổn thương trước những biến động của môi trường bên trong và bên ngoài. Để ngăn ngừa những tổn thất và rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh, ngoài các biện pháp thanh tra - kiểm tra - giám sát của các Cơ quan quản lý Nhà nước; trước hết đòi hỏi bản thân các ngân hàng phải có những biện pháp hữu hiệu. Mà biện pháp quan trọng nhất là ngân hàng phải thiết lập được Hệ thống kiểm soát nội bộ (HTKSNB) một cách đầy đủ và có hiệu quả vì trong mô hình quản trị doanh nghiệp nói chung hay ngân hàng nói riêng thì HTKSNB luôn là yếu tố mang tính sống còn.

Trước yêu cầu đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Thông tư 44/2011/TT-NHNN quy định về HTKSNB và kiểm toán nội bộ (KTNB) của tổ chức tín dụng (TCTD), ngân hàng nước ngoài. Văn bản pháp lý này đã góp phần nâng kiểm soát nội bộ (KSNB) lên đúng tầm và vai trò. Tuy nhiên, thực tế triển khai và đánh giá mức độ ph hợp của HTKSNB cho thấy Thông tư 44/2011/TT-NHNN còn mang tính khái quát, chưa thực sự đầy đủ và đáp ứng được quy định về vai trò thực sự của một HTKSNB trong hoạt động ngân hàng. Vì vậy, Thống đốc NHNN đã ban hành Thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định về HTKSNB của ngân hàng thương mại (NHTM), chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Các quy định trong Thông tư 13/2018/TT-NHNN khá cụ thể và rõ ràng, đặc biệt là đã tiệm cận với các thông lệ quốc tế về xây dựng HTKSNB. Điều này cũng phù hợp với thực tế triển khai Basel II tại Việt Nam. Theo đó, HTKSNB được quy định nổi


bật theo ba tuyến phòng thủ độc lập nhằm kiểm soát, phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Bên cạnh đó, Thông tư 13/2018/TT- NHNN cũng quy định HTKSNB thực hiện năm chức năng là giám sát của quản lý cấp cao, KSNB, quản lý rủi ro, đánh giá nội bộ về mức đầy đủ vốn và KTNB.

Có thể nói các nước phát triển đã đưa ra định nghĩa, cách thức tiến hành xây dựng HTKSNB trong nhiều năm trước và đã hệ thống thành những chuẩn mực được công nhận toàn cầu. Năm 1992, Uỷ ban Các tổ chức tài trợ (COSO - Committee of Sponsoring Organizations) thuộc Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về chống gian lận khi lập Báo cáo tài chính (BCTC) đã ban hành báo cáo về khuôn mẫu KSNB đầu tiên. Cho đến nay, qua nhiều lần điều chỉnh và cập nhật, khuôn mẫu KSNB COSO thực sự đã trở thành cơ sở nền tảng cho việc xây dựng HTKSNB của nhiều loại hình doanh nghiệp trên thế giới. Việc áp dụng các chuẩn mực đã được quốc tế công nhận sẽ giúp các ngân hàng tại Việt Nam đẩy nhanh tiến độ và đạt được hiệu quả trong quá trình xây dựng và hoàn thiện HTKSNB; từ đó tiết kiệm thời gian, kinh phí và quan trọng hơn là nâng cao sự phù hợp của HTKSNB so với thông lệ quốc tế nhằm tăng hiệu quả quản lý và đáp ứng yêu cầu khắt khe của hội nhập.

Trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) là hệ thống ngân hàng lớn nhất cả về vốn, tài sản, đội ngũ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng… Tuy nhiên, đây lại là hệ thống ngân hàng bộc lộ nhiều yếu kém trong quản trị điều hành cũng như những lỗ hổng kiểm soát. Từ những lý do trên, hoàn thiện HTKSNB tại Agribank trở thành vấn đề có tính cấp bách trong quản lý, có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện Hệ thống kiểm soát nội bộ tại NHNo&PTNT Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế COSO” làm đề tài luận án tiến sĩ.

2. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

Cho đến nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu các khía cạnh khác nhau về KSNB, HTKSNB. Vì vậy, luận án hệ thống hóa, phân tích và đánh giá các nghiên cứu đã thực hiện có liên quan đến KSNB, HTKSNB, sự hữu


hiệu của HTKSNB và các nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của HTKSNB. Từ đó, luận án xác định khe hổng nghiên cứu và đưa ra định hướng nghiên cứu.

2.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài

Các công trình nghiên cứu trên thế giới liên quan đến KSNB, HTKSNB được thực hiện ở nhiều lĩnh vực và khía cạnh khác nhau.

Nghiên cứu về KSNB trong mối quan hệ với quản trị doanh nghiệp.

Năm 1992, trong báo cáo của mình dưới tiêu đề Internal Control-Intergrated framework”, COSO đã nghiên cứu về hệ thống quản trị rủi ro doanh nghiệp (ERM) bao gồm 8 bộ phận: môi trường nội bộ, thiết lập mục tiêu, nhận diện sự kiện, đánh giá rủi ro, đối phó rủi ro, các hoạt động kiểm soát, thông tin truyền thông và giám sát. Sau đó, năm 2004 COSO chính thức ban hành ERM làm nền tảng trong việc quản trị rủi ro doanh nghiệp.

Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu sau đây đều cho rằng KSNB có mối quan hệ với công tác quản trị doanh nghiệp, cụ thể: KSNB có vai trò định hướng thị trường của doanh nghiệp và KSNB có tác động đến hoạt động phát triển sản phẩm mới của doanh nghiệp. Cụ thể là quan điểm của Merchant, K.A (1985) trong nghiên cứu Kiểm soát trong tổ chức kinh doanh”; Anthony R.N và Dearden, Jbedford (1989) trong nghiên cứu Kiểm soát quản lý”; Laura F.Spira và Micheal Page (2002) trong nghiên cứu về quản trị rủi ro trong mối quan hệ với KSNB; Faudizah, Hasnal và Muhamad (2005) trong nghiên cứu về mối quan hệ giữa chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp với KSNB; Yuan Li, Yi Liu, Youngbin Zhao (2006) trong nghiên cứu về vai trò định hướng thị trường của doanh nghiệp và KSNB có tác động đến hoạt động phát triển sản phẩm mới...

Tiếp theo, Mawanda (2008) trong nghiên cứu về những ảnh hưởng của KSNB với hoạt động tài chính tại các trường đại học ở Uganda đã chứng minh được mối quan hệ giữa HTKSNB và hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

Varipin Mongkolsamai và Phapruke Ussahawanitchakit (2012) lại nghiên cứu về ảnh hưởng của chiến lược KSNB đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết tại Thái Lan và xác định được các nhân tố tác động đến chiến lược


KSNB là tầm nhìn điều hành minh bạch, kiến thức của nhân viên, sự đa dạng của các giao dịch kinh doanh và nhu cầu của các bên liên quan.

Sahabi Ibrahim, Gordon Diibuzie và Mohammed Abubakari (2017) trong nghiên cứu về tác động của HTKSNB với hoạt động tài chính tại các cơ sở y tế ở khu vực phía tây của Ghana đã cho thấy mối quan hệ giữa KSNB và hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

Nghiên cứu về KSNB trong mối quan hệ với kiểm toán.

Các nghiên cứu ban đầu về KSNB chủ yếu trong mối liên hệ với KTNB và từng bước bổ sung mục tiêu của KTNB.

Thuật ngữ KSNB bắt đầu xuất hiện từ việc Công ty Kiểm toán Price Waterhouse khi thực hiện chức năng nhận xét báo cáo tài chính (BCTC) nhận thức rằng không cần thiết cũng như không thực tế khi yêu cầu kiểm tra tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh mà chỉ cần chọn mẫu để kiểm tra và dựa vào sự tin tưởng HTKSNB của đơn vị được kiểm toán trong việc thu nhận, xử lý và tổng hợp các thông tin để lập BCTC. Vì vậy, các kiểm toán viên bắt đầu quan tâm đến KSNB với hình thức ban đầu của KSNB là kiểm soát tiền.

Đến năm 1905, Robert H. Montgomery đã đưa ra ý kiến của mình về nội dung của hệ thống kiểm tra nội bộ mà sau này đã phát triển lên thành KSNB trong cuốn Auditing - Theory and Practice”. Tuy nhiên, quan điểm này đưa ra chủ yếu để giúp cho kiểm toán viên trong việc nhận diện tác động của KSNB tới công việc của kiểm toán nên còn tương đối đơn giản và mang tính sơ khai.

Năm 1929, công bố của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Federal Reserve System

- FED) lần đầu tiên đưa ra khái niệm về KSNB. Theo đó, KSNB được định nghĩa là một công cụ để bảo vệ tiền và các tài sản khác đồng thời thúc đẩy nâng cao hiệu quả hoạt động và đây là một cơ sở để phục vụ cho việc lấy mẫu thử nghiệm của kiểm toán viên.

Năm 1936, trong công bố của mình, Hiệp hội kế toán viên công chứng Mỹ (AICPA) cũng đưa ra khái niệm về KSNB, trong đó bổ sung thêm mục tiêu của KSNB là bảo đảm số liệu kế toán chính xác.


Sau đó, trong quyển Kiểm toán nội bộ hiện đại - Đánh giá các hoạt động và hệ thống kiểm soát” của Tác giả Victor . Brink và Herbert Witt (1941), KSNB cũng đã được đề cập với những nhận định tương đối đầy đủ về KTNB. Theo đó,

KSNB được d ng để mô tả những phương pháp thực hành nội bộ có liên quan đến việc nhằm đạt được tốt hơn các mục tiêu của tổ chức thực hiện”. KSNB bao gồm KTNB tiến hành với cả hoạt động kế toán và các hoạt động khác. Quan điểm của tác giả cũng cho rằng nên tập trung vào KSNB về kế toán trong đó tập trung trực tiếp vào việc đảm bảo lập BCTC đáng tin cậy và tuân thủ luật pháp. Đến thời điểm này, nghiên cứu đã mở rộng phạm vi của KSNB hơn nhưng các tác giả cũng chưa đưa ra các thành phần đầy đủ của KSNB và vẫn tiếp cận KSNB từ vị trí của kiểm toán viên nội bộ.

Năm 1949, trong công trình nghiên cứu đầu tiên về KSNB với nhan đề

KSNB, các nhân tố cấu thành và tầm quan trọng đối với việc quản trị doanh nghiệp và đối với kiểm toán viên độc lập”, AICPA đã bổ sung thêm mục tiêu thúc đẩy hoạt động có hiệu quả và khuyến khích sự tuân thủ các chính sách của nhà quản lý vào khái niệm về KSNB.

Sau năm 1949, AICPA cũng đã ban hành nhiều chuẩn mực kiểm toán đề cập đến những khái niệm và khía cạnh khác nhau của KSNB. Năm 1958, trong báo cáo về thủ tục kiểm toán SAP 29 (SAP-Statement on Auditing Procedure) của Uỷ ban thủ tục kiểm toán (CAP-Committee on Auditing Procedure) trực thuộc AICPA, lần đầu tiên phân biệt KSNB về quản lý và KSNB về kế toán và đưa ra được định nghĩa cụ thể. Đến năm 1962, vẫn tổ chức này tiếp tục ban hành SAP33 lại tiếp tục làm rõ hơn nữa khái niệm KSNB theo nghĩa rộng; từ đó xây dựng chuẩn mực kiểm toán, trong đó yêu cầu công ty kiểm toán nên giới hạn nghiên cứu KSNB về kế toán. Đến năm 1972, CAP ban hành SAP 54 Tìm hiểu và đánh giá KSNB”, trong đó đưa ra bốn thủ tục kiểm soát kế toán, đó là đảm bảo nghiệp vụ chỉ được thực hiện khi đã được phê chuẩn, ghi nhận đúng đắn mọi nghiệp vụ để lập báo cáo, hạn chế sự tiếp cận tài sản và kiểm kê. Sau đó, AICPA đã ban hành các chuẩn mực kiểm toán (SAS

- Statement on Auditing Standard) thay thế cho SAP, trong đó SAS1 (ra đời năm


1973) về trách nhiệm của kiểm toán viên đã soát x t lại SAP 54 và đưa ra một khuôn khổ đầy đủ hơn về kiểm soát kế toán.

Năm 1976, Alvin A. Arens và James K. Loebbecke trong cuốn Auditing: An integrated approach” đã đưa ra lý do để các công ty xây dựng một HTKSNB là nhằm giúp các công ty thoả mãn các mục tiêu của mình và nội dung trọng tâm của HTKSNB được kh ng định là các quá trình kiểm soát. Trong nghiên cứu này đã chỉ ra các thành phần của HTKSNB nhưng nó chỉ bao gồm môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và các thể thức kiểm soát (chính sách và thủ tục kiểm soát).

Tiếp theo đó, dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển các nghiên cứu về KSNB đó là năm 1992 với sự ra đời của Báo cáo COSO dưới tiêu đề Internal Control-Intergrated framework”. Đây là lần đầu tiên khuôn mẫu lý luận về KSNB được nghiên cứu và trình bày một cách đầy đủ và có hệ thống. Báo cáo COSO đã mở rộng phạm vi của KSNB. KSNB không chỉ còn là một vấn đề liên quan đến BCTC mà được mở rộng ra các phương diện hoạt động và tuân thủ.

Sau báo cáo COSO năm 1992, đã có hàng loạt nghiên cứu phát triển, mở rộng các ứng dụng của Báo cáo COSO trong nhiều lĩnh vực khác nhau, có thể kể đến một số lĩnh vực như: ng dụng trong quản trị rủi ro doanh nghiệp; ng dụng cho doanh nghiệp nhỏ; ng dụng trong lĩnh vực ngân hàng; ng dụng cho hoạt động kiểm toán độc lập. Đối với lĩnh vực hoạt động kiểm toán độc lập, sau khi Báo cáo COSO năm 1992 được phát hành, các chuẩn mực kiểm toán của Mỹ cũng như hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISA- International Standard on Auditing) đã sử dụng Báo cáo COSO làm nền tảng khi yêu cầu xem x t HTKSNB trong kiểm toán BCTC. Mỹ, các định nghĩa và nhân tố của KSNB trong Báo cáo COSO năm 1992 đã được đưa vào chuẩn mực kiểm toán SAS 78 Xem x t KSNB trong kiểm toán BCTC”. y ban Chuẩn mực Kiểm toán và các Dịch vụ đảm bảo quốc tế (IAASB - The International Auditing and Assurance Standard Board) thuộc Liên đoàn Kế toán Quốc tế năm 2003, đã ban hành một số chuẩn mực kiểm toán mới trong đó có ISA 315 Hiểu biết tình hình kinh doanh, môi trường của doanh nghiệp và đánh giá rủi ro có sai phạm trọng yếu”, trên cơ sở đề cập một cách toàn diện về

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/04/2022