Đánh giá hiệu quả các dự án quốc tế Lâm nghiệp rút ra bài học làm cơ sở khoa học cho việc quản lý Dự án quốc tế - 13


các kiến thức, kỹ năng từ các khóa học đó vào trong công việc của chính cơ quan mình.

Vào tháng 06/2002, Dự án tổ chức một cuộc khảo sát hiện trường ở khu vực sinh thái miền Trung để đánh giá tiềm năng của Vườn QG Bến En hoặc Vườn QG Bạch Mã và Vườn Quốc Gia Cát Tiên, nhằm xem xét khả năng lựa chọn hai khu vực này làm vùng nghiên cứu và lập danh sách các đề tài nghiên cứu. Ngoài ra dự án cũng đánh giá lựa chọn khác cho vùng nghiên cứu là Vườn QG Yok Don và Vườn QG Cát Tiên. Cuối cùng dự án quyết định chọn tỉnh Thừa Thiên Huế, đặc biệt là vườn QG Bạch Mã và vùng đệm nằm trong phạm vi miền Trung của cả nước và là một trong những vùng ưu tiên lâm nghiệp của Việt Nam.

Xây dựng đề cương.

Một đợt kêu gọi xây dựng đề cương nghiên cứu đã được TBI-VN tổ chức vào cuối năm 2002. Tiêu chí kêu gọi xây dựng đề cương này dựa trên các ưu tiên của FSSP bao gồm rất nhiều chủ đề:

1. Đổi mới lâm trường quốc doanh và quản lý lâm nghiệp hợp tác

2. Tiệp cận sinh thái cảnh quan đối với quy hoạch sử dụng đất (bao gồm GIS và Viễn thám)

3. Giảm nghèo, an toàn lương thực, đa dạng sinh học và sử dụng các loại cây thức ăn xanh và cây lương thực bản địa

4. Nghiên cứu về tre lứa và song mây

5. Đánh giá các chức năng của rừng

Kết quả văn phòng dự án đã nhận được 60 đề cương nghiên cứu, tổng số ngân sách các đề cương đã nhận gấp mười lần so với nguồn ngân sách có sẵn của TBI-VN. Sau đó, một hội đồng khoa học đã được thành lập và tiến hành tuyển chọn đề cương, bao gồm 3 đại diện quốc tế (René Boot (TBI), Hans Vellema (TBI) và Alfred de Gier (ITC)) và 3 nhà nghiên cứu trong nước (từ FSIV, FIPI và IEBR), và cuối cùng đã chọn được một danh sách gồm 17 đề


cương. 17 đề cương này sau đó kết hợp lại thành 7 nhóm đề cương. 7 cơ quan/ tổ chức đại diện đã được yêu cầu nộp đề cương hoàn chỉnh, 6 trong 7 đề cương

đó đã được Ban điều hành dự án (PMU) chấp nhận để tiếp tục đợt đánh giá khách quan do các chuyên gia tư vấn trong nước và quốc tế thẩm định. ý kiến

đề xuất của các chuyên gia tư vấn được xác lập tháng 09/2003, từ loại tốt đến trung bình và một số đề xuất còn nhận được nhiều ý kiến phản hồi để chỉnh sửa. Các ý kiến đề xuất này được gửi đến các đơn vị/ tổ chức gửi đề cương để sử dụng trong quá trình hoàn thiện đề cương. Tất cả các đề cương được hoàn tất vào cuối năm 2003 hoặc đầu năm 2004. Điều này có nghĩa rằng quá trình tuyển chọn các đề cương nghiên cứu đã diễn ra hơn 1 năm, đây là khoảng thời gian dài.

Các đề tài nghiên cứu

Các dự án nghiên cứu được trình bày trong phụ biểu 4. Dự án nghiên cứu số 6 không được thẩm định khách quan bởi vì dự án chưa đạt yêu cầu ở thời điểm

đó. Cũng đã mất một khoảng thời gian nhất định để tiến hành thương thảo hơn nữa về đề cương của dự án số 6. Dự án số 8 về cơ bản là một đề tài nghiên cứu sinh tiến sỹ của Trường đại học utretch mà TBI-VN đóng vai trò là đơn vị chủ trì. Trong dự án này không có đối tác nước ngoài. Bản tóm tắt tất cả các dự án nghiên cứu được trình bày trong phụ lục 1. Các dự án nghiên cứu đáp ứng với các chủ đề đã được xác định là vấn đề ưu tiên trong khu vực sinh thái miền Trung (vd: tác động của chính sách lâm nghiệp đối với việc đổi mới lâm trường quốc doanh, phục hồi rừng và sử dụng các loại cây bản địa, quy hoạch cảnh quan thông qua GIS).


Biểu 4.1: Các dự án nghiên cứu của TBI-VN


Tờn DA


Đề tài


Địa điểm


Đối tỏc

Ngòn

sỏch TBI


Đồng tài trợ

Bắt đầu


1

Kết nối thụng tin lòm nghiệp với việc ra quyết định (INFOLINK)


Tỉnh Thừa Thiờn Huế

ITC, FIPI-FREC, FIPI-CIFIC,

Chi cục lòm nghiệp, Ban quản lý sụng Bồ


59,995


153,900 ITC (tiền lương) 8,400 CIFIC (tiền lương) 8,400 FREC (tiền lương)


2004


2

Thụng tin địa lý cho việc quản lý vựng đệm (GEOCOBUF)

Vườn quốc gia Bạch Mó và vựng đệm


ITC, BMNP, HUAF


85,025

161,015 (tiền lương, sử dụng

trang thiết bị)


2004


3

Hệ thống nụng lòm

kết hợp bền vững cho

Vườn QG Bạch Mó và vựng đệm

Tỉnh Thừa Thiờn Huế, Vườn QG BM và vựng

đệm

Đh Queensland, HUAF, HUS, BMNP


30,000


94,490 (tiền lương, sử dụng trang

thiết bị)


2004


4

Biờn soạn và quóng bỏ kiến thức về bảo tồn và sử dụng bền vững cỏc loài còy

Việt Nam


Miền Bắc, Trung và Nam Việt Nam


FSIV, ĐH Utrecht


30,000

10,000 FSIV (tiền lương,sử dụng

trang thiết bị)

2,000 UU (tiền lương, đi lại) 12,000 từ suất học bổng của ĐH Utretch (tiền lương cho tiến sỹ)


2004

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Đánh giá hiệu quả các dự án quốc tế Lâm nghiệp rút ra bài học làm cơ sở khoa học cho việc quản lý Dự án quốc tế - 13




5


Đỏnh giỏ, bảo tồn và sử dụng bền vững cỏc loài song mòy


Tỉnh Thừa Thiờn Huế


FSIV (Trung tòm nghiờn cứu LSNG), IEBR, Vườn sinh học Missouri, FIPI, ĐH Utrecht


30,000

10,000 FSIV (tiền lương, hành

chớnh)

5,000 UU (tư vấn, đi lại)

2,000 MBG (CSDL TROPICS)

5,000 IEBR (tiền lương, hành

chớnh

5,000 FIPI (tiền lương, ĐH

Utretch


2004


6


Đỏnh giỏ chớnh sỏch lòm nghiệp ở Lòm trường Khe Tre

Tỉnh Thừa Thiờn Huế, Lòm trường Nam

Đụng, vựng đệm Vườn QG BM

Phòn viện ĐTQHR, lòm trường Khe Tre, Chi cục lòm nghiệp Huế, HUAF


13,000


4,000 Phòn viện ĐTQHR (tiền lương, hành chớnh, sử dụng trang thiết bị, bảo hiểm)


2004


7

Chức năng của rừng đầu nguồn và mối quan hệ của chỳng đối với dũng chảy

của sụng

Nghiờn cưu trong phũng Tỉnh Thừa Thiờn Huế và tỉnh

Quóng Trị


FSIV và ITC


5,000


68,600 ITC

đúng gúp của FSIV chưa cụ thể


2004

8

Cơ chế sinh thỏi của

diễn thế thứ sinh


ĐH Utretch

Phự hợp


2004




253,020




Dự án tổ chức cuộc hội thảo triển khai vào tháng 04/2004 trong đó các dự

án nghiên cứu đã có cơ hội trình bày. Hơn 40 nhà nghiên cứu từ các cơ quan/ viện nghiên cứu trong nước và quốc tế đã đến tham dự. Mục tiêu khác của cuộc hội thảo là tạo ra các mối liên kết giữa các dự án khác nhau và tìm kiếm sự hợp tác. Cũng trong hội nghị này, cuốn cẩm nang về “Môi trường thể chế của tỉnh Thừa Thiên Huế” đã được giới thiệu. Đây là một nỗ lực rất lớn của TBI-VN nhằm cung cấp một cái nhìn tổng quan về hơn 30 tổ chức/ cơ quan

đang hoạt động trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp. Cuốn cẩm nang này đã được gửi đến cho rất nhiều tổ chức nhằm giới thiệu những cơ quan/ đơn vị đang hoạt động ở lĩnh vực gì và ở đâu tại Thừa Thiên Huế.

ý tưởng hợp tác là rất lớn, tuy nhiên trong quá trình triển khai điều này lại rất khó thực hiện. Trong thực tế, các mối liên kết và hợp tác giữa các dự án không được mạnh lắm. Mục tiêu của hội nghị follow-up tổ chức vào tháng 04/2005 là nhằm đẩy mạnh sự hợp tác giữa các dự án và trình bày các kết quả ban đầu của các dự án nghiên cứu.

TBI-VN đã đồng tổ chức các cuộc họp định kỳ hàng tháng với các cơ quan quốc tế khác ở Huế nhằm điều phối và hướng các hoạt động do mỗi một dự án thực hiện vào các hoạt động chung khác. TBI-VN cũng đã cùng với SNV xây dựng dự thảo đề cương để hỗ trợ Uỷ ban nhân dân tỉnh, nhằm hoàn thiện việc

điều phối trong ngành lâm nghiệp của tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, công việc điều phối này lại không phải là một loại hình hoạt động của dự án, mà chỉ là công việc do Uỷ ban nhân dân tỉnh đảm trách.

Quá trình xây dựng các dự án nghiên cứu mất quá nhiều thời gian và phức tạp. Mặc dầu các đề tài thích hợp với bối cảnh và ưu tiên ở Việt Nam cho ngành lâm nghiệp (phục hồi và tái tạo rừng, quản lý lâm nghiệp dựa vào cộng

đồng & LSNG, dịch vụ môi trường, nghiên cứu tác động chính sách), không phải tất cả mọi người đều cho rằng các nghiên cứu theo hướng nhu cầu. Ngoài


ra, phạm vi của các đề tài quá rộng và quy mô thực hiện lại quá nhỏ (tập trung vào một vùng nghiên cứu).

Đóng góp của dự án TBI-VN vào các phương pháp nghiên cứu mới và hợp tác với các trường đại học/ viện nghiên cứu quốc tế được cho là rất có giá trị. TBI-VN đã nỗ lực để giới thiệu các kết quả nghiên cứu cho các đối tượng sử dụng (nhà hoạch định chính sách, cán bộ quản lý rừng) thông qua hội nghị, bài báo, áp phích, tờ rơi, thư viện, trang web, nhưng cũng đồng thời thông qua các mỗi quan hệ cá nhân và đối tác trong nước.

Đánh giá kết quả và tác động của mỗi một dự án nghiên cứu.

Dự án số 1 (infolink) về cơ bản được cho là phù hợp bởi vì nó kết nối lâm nghiệp, chính sách với việc lập kế hoạch. Thông tin là rất cần thiết cho việc ra quyết định và có thể được sử dụng để xây dựng dự án. Phân viện ĐTQHR và Chi cục lâm nghiệp ở tỉnh Thừa Thiên Huế có trách nhiệm thu thập dữ liệu, tuy nhiên dữ liệu lại do Viện ĐTQHR phân tích và cũng chính Viện ĐTQHR là đơn vị có cơ sở dữ liệu. Vì thế khả năng sở hữu của các cơ quan địa phương là rất thấp.

Việc thiết lập GIS và tổ chức đào tạo trong khuôn khổ dự án số 2 (GEOCOBUFF) cũng được nhận định là có liên quan đối với Vườn QG Bạch Mã. Tuy nhiên, lại có sự trùng lặp trong quá trình thu thập dữ liệu với các dự

án khác.

Đề tài của dự án số 3 (nông lâm kết hợp) rất có tính liên quan bởi vì các lâm luật mới về giao đất rừng và rừng cho cộng đồng địa phương. Mục tiêu của dự án là nhằm trình diễn cho nông dân phương thức kết hợp cây trồng ngắn ngày (keo, bạch đàn) để hạn chế sự xói mòn đất và bảo tồn đa dạng sinh học. Trường đại học Queensland đã làm việc ở Vườn quốc gia Tam Đảo trong rất nhiều năm và những kinh nhiệm đã đúc kết được rất hữu ích cho Vườn Quốc gia Bạch Mã. Tuy nhiên, do thời gian thực hiện quá ngắn; việc thu thập dữ liệu chỉ thực hiện trong một mùa, vì vậy đây chưa phải là cơ sở đề xây


dựng các mô hình trong tương lai, chưa nói đến việc mở rộng quy mô. Ngoài ra tính sở hữu thấp cũng là một trở ngại của dự án này. Trường đại học Queensland lại quá xa nên rất khó kêu gọi sinh viên của trường ĐH Huế tham gia vào dự án một cách hiệu quả.

Trong dự án số 4 (cây họ Dầu) không có sự tham gia của cơ quan đơn vị cấp tỉnh, bởi vị dự án này do FSIV ở Hà Nội và Trường ĐH utretch thực hiện.

Dự án số 5 (song mây) đã xây dựng các mô hình trình diễn cùng với nông dân địa phương, tuy nhiên không có sự tham gia của cơ quan địa phương tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

Dự án số 6 Phân viện ĐTQHR có trách nhiệm thu thập dữ liệu cho dự án (chính sách). Tuy nhiên, đề tài lại quá rộng nên khó áp dụng. Dự án này đã

đưa ra một số thông tin/ kiến thức chuyên ngành mà chính sách hưởng lợi không phát huy hết tác dụng ở cấp địa phương, bởi vì khung thời gian cho vấn

đề hưởng lợi lại quá dài đối với các lâm trường.

Dự án số 7 là một nghiên cứu trong phòng nhỏ

Dự án số 8 là một đề tài nghiên cứu sinh tiến sỹ do một sinh viên người Hà Lan đảm trách và không có sự tham gia của bất kỳ đối tác nào ở Việt Nam.

Đề tài nghiên cứu sinh này có thể mang tính liên quan bởi vì thông tin cơ bản về nhu cầu ánh sáng và biến động quần thể của các loại cây bản địa vẫn còn chưa được biết nhiều trong khu vực, tuy nhiên bởi vì dự án được thực hiện ở vùng tương đối xa trung tâm nên mục tiêu đẩy mạnh tính sở hữu của TBI-VN cũng trở lên hạn chế.

4.2.3.3. Điểm mạnh, điểm yếu của dự án

Điểm mạnh:

1. Hỗ trợ các phương pháp luận trong nghiên cứu mới rất có giá trị

2. Hợp tác với các viện/cơ quan nghiên cứu quốc tế như Trường ĐH Queensland, ITC – Hà Lan hay đại học Utrecht - Hà Lan mang lại nhiều kiến thức chuyên môn mới.


3. Kết hợp giữa nghiên cứu nâng cao năng lực là rất phù hợp: nghiên cứu thạc sỹ và tiến sỹ trong các dự án nghiên cứu, đào tạo trong công việc trong quá trình triển khai nghiên cứu

4. Các đề tài nghiên cứu rất phù hợp với ngành lâm nghiệp ở Việt Nam, mặc dù không phải luôn luôn được đánh giá là theo hướng nhu cầu

5. Các tổ chức quốc tế nhận định rằng các nghiên cứu của TBI-VN có tiêu chuẩn kỹ thuật cao và mang tính phù hợp, đặc biệt là nghiên cứu sinh thái và mang tính “truyền thông” hơn, ví dụ: phục hồi rừng, bởi vì có rất ít cơ quan/ đơn vị nghiên cứu về mảng đề tài này. Mảng đề tài này thường

được sử dụng như là cơ sở để xây dựng đề cương của các tổ chức/ đơn vị này.

6. Cẩm nang về “Môi trường thể chế ở tỉnh Thừa Thiên Huế” là rất có giá trị và vẫn còn cơ hội để hoàn thiện hơn nữa

7. TBI-VN đã nỗ lực để điều phối các hoạt động của các tổ chức quốc tế làm việc tại tỉnh Thừa Thiên Huế, mặc dù trên thực tế công việc này vẫn còn mang nặng tính báo cáo hơn là điều phối các hoạt động dự kiến

Điểm yếu

1. Quá trình tuyển chọn các đề cương cho các dự án nghiên cứu là quá phức tạp và mất nhiều thời gian. Một số tổ chức đối tác Việt Nam cho rằng quá trình này không rò ràng lắm.

2. Chủ đề của cuộc kêu gọi đề cương là quá rộng, điều này đã tạo ra quá nhiều đề tài nghiên cứu khác nhau với quy mô thực hiện quá nhỏ. Vì thế, thông tin về các kết quả nghiên cứu do TBI-VN xây dựng không có nhiều khả năng để mở rộng quy mô, bởi vì cơ sở quá hạn chế.

3. Thiếu cơ chế điều phối giữa các đối tác dự án, giữa các dự án cũng như trong cùng một dự án nghiên cứu. Mặc dù đã nỗ lực rất nhiều trong hội nghị triển khai, mọi người vẫn chưa rò lắm ai sẽ làm việc gì, điều này có

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/07/2022