Ý Kiến Của Gv Và Hs Về Cách Thức Sử Dụng Tranh Cổ Động Trong Dhls Nhằm Phát Huy Tính Tích Cực Của Hs

Qua điều tra thực tiễn giáo viên và học sinh trường THPT, tôi thu được kết quả cụ thể như sau:

Thứ nhất, về nhận thức hiểu tranh cổ động lịch sử là gì, vai trò ý nghĩa của việc sử dụng tranh cổ động trong dạy học lịch sử lớp 12 ở trường THPT.

Đa số giáo viên và học sinh đều hiểu tranh cổ động lịch sử là tranh ảnh lịch sử có thông tin tập trung, gây ấn tượng nhanh, mạnh, nhằm tuyên truyền cổ vũ quần chúng hưởng ứng, hành động theo các phong trào chính trị xã hội 64,55% giáo viên, học sinh là 42,4%. 35,45% giáo viên còn lại hiểu tranh cổ động là loại tranh phản ánh nội dung cụ thể về nhân vật, sự kiện, hiện tượng lịch sử và hình thức thể hiện mang tính cổ động, số học sinh có cách hiểu như vậy chiếm 32,5%. Đối với học sinh một số khác có cách hiểu đơn giản tranh cổ động lịch sử là tranh ảnh lịch sử mang tính cổ động chiếm tới 25,1%.

Như vậy hầu hết giáo viên đều có nhận thức rất đúng về tranh cổ động lịch sử. Còn về phía học sinh các em cũng đã nhận thức được và hiểu tranh cổ động lịch sử là gì, tuy nhiên vẫn còn một số lượng lớn học sinh hiểu chưa đúng về tranh cổ động lịch sử .

Thứ hai, nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của việc sử dụng tranh cổ động trong dạy học lịch sử:

Về phía giáo viên: có 52% giáo viên cho rằng việc sử dụng tranh cổ động trong dạy học lich sử là quan trọng, vì tranh cổ động phản ánh nội dung cụ thể về sự kiện, hiện tượng lịch sử ở một góc độ nhất định.

Về phía học sinh: 60,1% học sinh cho rằng việc sử dụng tranh cổ động trong dạy học lịch sử là bình thường, vì tranh cổ động phản ánh nội dung về các sự kiện, hiện tượng lịch sử ở một góc độ nhất định. Bên cạnh đó 31,9% số học sinh có nhận thức là quan trọng, vì tranh cổ động phản ánh nội dung cụ thể về sự kiện, hiện tượng lịch sử. Và 8 % số học sinh cho rằng không cần thiết, vì tranh cổ động không phản ánh được nội dung cụ thể về sự kiện lịch sử.

Như vậy về phía giáo viên đã có những nhận thức đúng về tầm quan trọng của tranh cổ động trong dạy học lịch sử, các thầy cô đã xác định việc sử dụng tranh cổ động vào dạy học lịch sử là quan trọng. Tuy nhiên một nửa số giáo viên cho rằng việc sử dụng tranh cổ động trong dạy học lịch sử vẫn ở mức độ bình thường, chưa đem lại hiệu quả học tập. Điều này cho thấy một số giáo viên chưa có nhận thức đúng về tầm quan trọng của tranh cổ động trong dạy học lịch sử. Về phía học sinh cũng vậy, bởi vì tranh cổ động không có trong sách giáo khoa, thêm vào đó một số giáo viên lại hầu như chưa bao giờ sưu tầm để đưa tranh cổ động vào bài dạy, nên việc các em chưa xác định đúng tầm quan trọng của tranh cổ động trong dạy học lịch sử là điều dễ hiểu, 60,1% các em cho là bình thường và có 8% cho rằng không cần thiết.

Bảng 1.1 Mức độ việc sử dụng tranh cổ động trong DHLS



Mức độ Đối tượng


Thường xuyên


Thỉnh thoảng


Hiếm khi (GV)

Không sử dụng ( HS)


Giáo viên


0%


43.6%


56.4%

Học sinh

2,5%

26%

71,5%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Sử dụng tranh cổ động trong dạy học Lịch sử Việt Nam 1946 – 1954 ở trường Trung học phổ thông - 6


Qua kết quả trên cho thấy có tới đa số giáo viên hiếm khi sử dụng tranh cổ động trong dạy học lịch sử và tùy vào từng bài học cụ thể. Và một số ít giáo viên thỉnh thoảng mới sử dụng tranh cổ động vào dạy học lịch sử. Đặc biệt hơn 71,5 % học sinh cho biết giáo viên của họ không sử dụng tranh cổ động trong dạy học lịch sử. So sánh kết quả số liệu ở bảng trên ta thấy có sự không khớp giữa ý kiến của giáo viên và học sinh có tới 43,6% giáo viên thỉnh thoảng sử dụng tranh cổ động trong dạy học lịch sử nhưng có tới 71,5% học sinh cho biết rằng giáo viên không sử dụng tranh cổ động.

Trên thực tế chúng tôi thấy ý kiến của học sinh là xác thực hơn, con số 2,5% các em cho là giáo viên thường xuyên sử dụng tranh cổ động trong dạy học lịch sử, có thể là do các em nhầm giữa ảnh lịch sử với tranh cổ động lịch sử. Có tới 71,5% học sinh cho rằng giáo viên của họ không sử dụng tranh cổ động trong dạy học lịch sử là có căn cứ và xác thực.

Bởi vì thứ nhất, trong sách giáo khoa chủ yếu là tranh ảnh lịch sử mà không có tranh cổ động.

Thứ hai, nếu sử dụng tranh cổ động trong dạy học lịch sử đòi hỏi người giáo viên phải bỏ nhiều thời gian tìm tranh, nội dung tranh và phương pháp sử dụng.

Thứ ba, đây là phương pháp tương đối mới nên chưa phổ biến, một số giáo viên còn chưa xác định đúng vai trò và tầm quan trọng của việc sử dụng tranh cổ động trong dạy học lịch sử.

Thứ ba, chưa xác định được về cách thức, phương pháp, mục đích sử

dụng.

Bảng 1.2 Ý kiến của GV và HS về cách thức sử dụng tranh cổ động trong DHLS nhằm phát huy tính tích cực của HS

Phương pháp

Ý kiến của

GV

Ý kiến của

HS

Cho học sinh tự sưu tầm và tìm hiểu nội dung

của tranh

30,3%

24,7%

Cung cấp hình ảnh cho học sinh quan sát

14,7%

41,9%

Cung cấp hình ảnh, gợi ý cho học sinh nhân xét

và giải thích giáo viên chốt lại ý chính

55%

33,4%


Qua phiếu hỏi chúng ta có thể thấy giáo viên đã xác định được phương pháp tối ưu nhất trong dạy học lịch sử có sử dụng tranh cổ động là: cung cấp hình ảnh, gợi ý cho học sinh nhận xét và giải thích giáo viên chốt lại ý chính

và cho học sinh tự sưu tầm và tìm hiểu nội dung của tranh chiếm 30,3% và chỉ có 14,7% là cung cấp hình ảnh cho học sinh quan sát.

Về phía học sinh thì có tới 41,9% các em cho rằng giáo viên chỉ cung cấp ảnh cho học sinh quan sát, và 24,7% là cho học sinh tự sưu tầm và tìm hiểu nội dung tranh. Có 33,4% cho rằng giáo viên cung cấp hình ảnh, gợi ý cho học sinh nhận xét và giải thích sau đó giáo viên chốt lại ý chính.

Như vậy qua khảo sát giữa học sinh và giáo viên có sự không đồng nhất, 85,3% giáo viên cho rằng sử dụng phương pháp cho học sinh tự sưu tầm và gợi ý cho học sinh nhận xét và giải thích. Nhưng về phía học sinh lại có 41,9% các em cho rằng giáo viên chỉ cung cấp hình ảnh để quan sát mà không có sự khai thác nội dung tranh. Từ đó chúng ta có thể thấy rằng giáo viên đã xác định được cách sử dụng tranh ảnh tối ưu thông qua tranh ảnh có thể khai thác kiến thức.

Bảng 1.3 Ý kiến của GV và HS về thái độ, hứng thú trong giờ học lịch sử có sử dụng tranh cổ động

Thái độ, hứng thú

Ý kiến

của GV

Ý kiến

của HS

Hào hứng, không khí lớp học sôi nổi, học sinh thích

thú quan sát hình ảnh và nghe giảng

52,6%

45,4%

Có thái độ học tập tích cực hơn, nhưng chưa thu hút

được học sinh tham gia sôi nổi

32,2%

36,2%

Không có điều gì thay đổi khi đưa tranh cổ động vào

dạy học

15,2%

18,4%


Qua khảo sát cho thấy ý kiến của học sinh tương đối trùng với ý kiến của giáo viên cho rằng không khí lớp học sôi nổi, học sinh thích thú quan sát nghe giảng và lớp học có thái độ học tập tích cực hơn. Tuy nhiên vẫn có những giáo viên và học sinh cho rằng việc sử dụng tranh cổ động không khí lớp học không có gì thay đổi, điều này có thể do khách quan đem lại vì các

thầy cô đã dạy trong ngành lâu năm, với lối dạy truyền thống, đây là phương pháp hoàn toàn mới đòi hỏi có sự tiếp cận công nghệ.

Khi được hỏi về hiệu quả sử dụng tranh cổ động trong dạy học lịch sử:

+ Đối với giáo viên: có 61,7 % giáo viên cho rằng hiệu quả sử dụng tranh cổ động là đạt hiệu quả, vì HS hiểu bài và tiếp thu được lượng kiến thức cơ bản của tiết học và chỉ có 38,3% giáo viên cho rằng hiệu quả sử dụng tranh cổ động trong dạy học lịch sử là bình thường.

+ Đối với học sinh: có 40,8 % học sinh cho rằng hiệu quả sử dụng tranh cổ động là đạt hiệu quả, vì HS hiểu bài và tiếp thu được lượng kiến thức cơ bản của tiết học và có 59,2% học sinh cho rằng hiệu quả sử dụng tranh cổ động trong dạy học lịch sử là bình thường.

Như vậy cả giáo viên và học sinh đều cho rằng, sử dụng tranh cổ động trong dạy học lịch sử sẽ đạt hiệu quả.

Khi được hỏi về những khó khăn gặp phải khi tiến hành dạy học lịch sử có sử dụng tranh cổ động:

+ Đối với giáo viên: có tới 60,7% cho rằng khó khăn mà giáo viên thường gặp phải là ít nguồn tài liệu, khó tìm kiếm được nguồn tài liệu chính thống. Và 39,3% giáo viên cho rằng đây là phương pháp mới không khả thi.

+ Đối với học sinh: cũng đồng quan điểm với giáo viên là ít nguồn tài liệu, khó tìm kiếm được nguồn tài liệu chính thống chiếm 68,1%, và 7,9% cho rằng đây là phương pháp mới không khả thi, 11,4% số học sinh cho rằng tranh cổ động khó trong việc giảng dạy. Ngoài ra còn 12,6 % có ý kiến khác đó là:

Thứ nhất, HS khó tiếp thu, còn mơ hồ, không tập trung vào bài giảng. Thứ hai, một số học sinh có thể có những suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực,

không liên quan đến nội dung bài giảng.

Thứ ba, đòi hỏi có một cách giải thích rõ ràng và dễ hiểu về nội dung thông điệp của tranh.

Như vậy qua khảo sát chúng ta có thể thấy rất đúng với thực tế, vì trên thế giới tranh cổ động lịch sử xuất hiện sớm, sử dụng rộng rãi trong các ngành, các lĩnh vực. Tranh cổ động ở Việt Nam xuất hiện từ đầu thế kỷ 20, trong hoàn cảnh kháng chiến của dân tộc. Có nhiều tài liệu nói dòng tranh này hình thành từ những ngày tiền khời nghĩa tháng Tám năm 1945. Vào thời kì đầu, tranh cổ động không nhiều màu sắc như bây giờ mà chỉ có hai màu đen trắng do điều kiện kháng chiến thiếu thốn và có những tranh cổ động lịch sử có nguồn gốc tranh không rõ ràng. Như vậy ý kiến đóng góp của các bạn học sinh rất đúng đối với môn học lịch sử hiện nay, những ý kiến của các em hết sức thiết thực với môn học.

Khi được hỏi về những thuận lợi khi tiến hành dạy học lịch sử có sử dụng tranh cổ động:

Đối với giáo viên: có tới 46,1% giáo viên cho rằng thuận lợi có được khi sử dụng tranh cổ động trong dạy học đó là cung cấp phương tiện trực quan cho giáo viên, 40% cho rằng tăng cường sử dụng thiết bị dạy học góp phần đổi mới phương pháp dạy học, 12,% là có đầy đủ thông tin về tranh, còn lại 1,9% cho rằng có phần ảnh và chữ rõ nét.

Đối với học sinh : đa số học sinh cũng cho rằng thuận lợi khi sử dụng tranh cổ động trong dạy học lịch sử đó là cung cấp phương tiện trực quan cho giáo viên chiếm 68,2%, 30% học sinh cho rằng thuận lợi là tăng cường sử dụng thiết bị dạy học góp phần đổi mới phương pháp dạy học, còn lại 1,8% choa rằng có phần ảnh và chữ rõ nét.

Qua khảo sát cho thấy cả giáo viên và học sinh đều hiểu rõ tranh cổ động là một nguồn tư tiệu trực quan để sử dụng trong dạy và học và đều hướng tới thực hiện đồi mới trong dạy học đó là phải tăng cường sử dụng thiết bị dạy học để nâng cao chất lượng dạy và học.

Đề xuất ý kiến của giáo viên và học sinh để việc sử dụng tranh cổ đông trong dạy học lịch sử đạt hiệu quả cao.

+ Về phía giáo viên: tất cả giáo viên được khảo sát đều cho rằng để đạt hiệu quả cao thì giáo viên cần gợi ý, cung cấp hình ảnh cho học sinh suy nghĩ tìm hiểu, sau đó giải thích lại một cách đầy đủ cho học sinh hiểu, và 100% đồng ý với cách sử dụng trên.

+ Về phía học sinh: có tới 50% số học sinh cho rằng giáo viên cần gợi ý, cung cấp hình ảnh cho học sinh suy nghĩ tìm hiểu, sau đó giải thích lại một cách đầy đủ cho học sinh hiểu, 12,7% số học sinh cho rằng nên cho học sinh tìm hiểu trước ở nhà, và cần có điều kiện cơ sở vật chất đáp ứng 23,4%. Bên cạnh đó còn một số học sinh cho rằng cần thay đổi giáo viên.

Như vậy đề xuất ý kiến của giáo viên và học sinh rất hợp lý, và cách mà giáo viên chọn cũng là cách mà được áp dụng rộng rãi và đạt hiệu quả tối ưu cho giảng dạy môn lịch sử. Về phía học sinh các em cũng đưa ra những ý kiến đóng góp tương đối chính xác, vì sử dụng hình ảnh cần có điều kiện cơ sở vật chất trường học đầy đủ và đáp ứng được yêu cầu cần thiết. Một số trường ở nông thôn các phòng học còn thiếu máy chiếu, và việc tự tìm hiểu bài của học sinh cũng rất quan trọng.

1.2.2 Nguyên nhân và giải pháp

Việc điều tra, khảo sát ý kiến của GV và HS không chỉ giúp tôi đưa ra những nhận xét đánh giá khách quan về thực trạng dạy học lịch sử nói chung và thực trạng sử dụng tranh cổ động trong dạy học lịch sử Việt Nam ( 1946 – 1954 ) ở trường THPT nói riêng mà còn là cơ sở để chúng tôi tìm hiểu những nguyên nhân và đề ra những định hướng giải quyết nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.

Nguyên nhân

Hiện nay, ở trường THPT phương pháp sử dụng tranh cổ động trong dạy học lịch sử còn hạn chế là do một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất, do nhận thức sai lầm về tầm quan trọng của bộ môn lịch sử, có một bộ phận không nhỏ, HS và phụ huynh hay thậm chí cả GV coi môn

lịch sử là “môn phụ”, chủ yếu là học thuộc lòng kiến thức cơ bản trong SGK do vậy chưa có thái độ tích cực, chủ động trong dạy và học lịch sử.

Thứ hai, do áp lực về phân phối chương trình. Đó là tại trường THPT phân phối chương trình được quy định cụ thể theo bài với số số tiết tương ứng và được kiểm tra khá nghiêm ngặt. Trong khi đó, việc sử dụng tranh cổ động để dạy học yêu cầu giáo viên cần phải có thời gian chuẩn bị, tìm kiếm tranh ảnh xác thực.

Thứ ba, thực tế tại các trường phổ thông đã thực hiện yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học môn lịch sử. Đa số GV đã nghiêm túc thực hiện, tuy nhiên vẫn còn đối tượng GV thực hiện đổi mới phương pháp dạy học mang tính hình thức, nhất là áp dụng phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan nói chung và sử dụng tranh ảnh nói riêng chủ yếu dùng để minh họa cho nội dung kiến thức lịch sử mà chưa hướng dẫn HS khai thác kiến thức từ tranh ảnh lịch sử và qua đó rèn luyện các kĩ năng.

Thứ tư, việc sử dụng tranh cổ động để dạy học lịch sử là phương pháp hoàn toàn mới, chủ yếu GV vẫn gặp khó khăn, lúng túng trong việc kiếm được nguồn tài liệu chính thống, chưa biết cách tổ chức cho HS khai thác kiến thức lịch sử từ tranh cổ động. Do đó, HS cũng cần tích cực, chủ động nhiều hơn trong học tập.

Thứ năm, do yếu tố cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ở một số trường phổ thông vẫn còn thiếu thốn. Nhất là thiết bị máy chiếu số lượng còn quá ít, ảnh hưởng đến việc thay đổi phương pháp dạy học nên GV vẫn lựa chọn phương pháp sử dụng vật dụng truyền thống đó là bảng, tranh treo tường…

Như vậy có thể thấy, thực trạng của việc sử dụng tranh cổ động trong dạy học lịch sử xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Để nâng cao hiệu quả thực hiện, ngoài việc điều tra thực trạng để xác định nguyên nhân thì việc tìm ra giải pháp khắc phục là vô cùng cần thiết.

Xem tất cả 140 trang.

Ngày đăng: 24/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí