Thực Trạng Về Chuyển Dịch Cơ Cấu Ngành Kinh Tế Của Huyện Tân Thành Trong Quá Trình Công Nghiệp Hoá, Hiện Đại Hoá Giai Đoạn 2004 - 2015


máy điện với tổng công suất là 3.859 MW, chiếm 40 % tổng công suất các nhà máy điện trong cả nước, mỗi năm có khả năng cung cấp 23 tỷ kwh điện, tiêu thụ 4 tỷ m3 khí thiên nhiên.

Hiện trên địa bàn huyện có 47 trường học (trong đó: 11 trường mầm non với 206 phòng học; 22 trường tiểu học với 436 phòng học; 11 trường trung học cơ sở với 282 phòng học và 3 trường trung học phổ thông với 117 phòng học). Hầu hết các trường được bố trí trong bán kính hợp lý để phục vụ học sinh. Hệ thống giáo dục và đào tạo trong thời gian qua đã có sự đầu tư cả về cơ sở vật chất và chất lượng đào tạo, cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập ngày càng tăng của nhân dân.

Hệ thống y tế cơ bản đã được đầu tư hoàn thiện ở cấp cơ sở và cấp huyện. Hiện có một bệnh viện đa khoa cấp huyện với 50 giường bệnh, tại 10 trạm y tế xã đều đạt chuẩn quốc gia về y tế.

Các trung tâm văn hoá thể dục thể thao đều được đầu tư cơ sở vật chất (10/10 trung tâm ở các xã – thị trấn đều có sân bóng đá, sân bóng chuyền, sân cầu lông …) phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, luyện tập thể dục thể thao của nhân dân. Trung tâm văn hoá thể thao huyện với diện tích 10 ha, là nơi tổ chức những sự kiện lớn của huyện và của tỉnh. Trên địa bàn huyện còn có 36 cơ sở hoạt động thể thao và 7 câu lạc bộ thể dục thể thao của các doanh nghiệp tư nhân đầu tư cũng tạo sự phong phú trong các hoạt động thể dục thể thao.

Tóm lại, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có ý nghĩa rất quan trọng với giác độ là một yếu tố nguồn cho phát triển kinh tế; thực tế, Tân Thành có một số điều kiện thuận lợi nhất định cho phát triển công nghiệp và dịch vụ để tạo ra sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Qua phân tích, đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thì Tân Thành có thế mạnh trong việc phát triển công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên dưới giác độ nguồn lực cũng cho thấy địa phương còn khó khăn về vốn, công nghệ và kỹ thuật. Trong khi đó, nguồn nhân lực tuy khá dồi dào nhưng chất lượng vẫn còn hạn chế; đó cũng là khó khăn cho việc đưa tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất và vận hành nền kinh tế địa phương.


2.2.Thực trạng về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của huyện Tân Thành trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá giai đoạn 2004 - 2015

2.2.1.Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp – công nghiệp

– dịch vụ của Huyện

Cơ cấu ngành kinh tế bao gồm ba nhóm ngành chính là ngành nông nghiệp, ngành công nghiệp và ngành dịch vụ. Ở huyện Tân Thành, cơ cấu ngành kinh tế chính là trụ cột của nền kinh tế. Vì vậy, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là chủ trương lớn của Trung ương, Tỉnh và mục tiêu của Huyện đã và đang được triển khai nhằm tạo ra động lực to lớn góp phần trong quá trình phát triển đất nước tiến tới văn minh hiện đại.

Trong những năm gần đây, quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Huyện diễn ra khá toàn diện trên tất cả các ngành; Điều đó thể hiện cơ cấu nội bộ ngành chuyển dịch theo hướng tích cực, gắn với thị trường.

Bảng 2.1. Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ của huyện Tân Thành giai đoạn 2004-2015

Đơn vị tính: %


Các ngành

2004

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Nông nghiệp

22,04

12,76

9,50

6,79

5,06

3,75

3,67

Công nghiệp

21,93

33,77

35,63

37,29

38,56

39,65

40,94

Dịch vụ

56,03

53,47

54,87

55,92

56,38

56,60

55,39

Tổng cộng

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2015-2025 - 7

Nguồn: Niên giám thống kê 2004-2015 của Cục Thống kê tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu

Số liệu trên cho thấy, về tổng thể, cơ cấu ngành kinh tế của huyện Tân Thành chuyển dịch khá nhanh theo hướng tích cực. Ngành nông nghiệp năm 2004 chiếm 22,04% trong tỷ trọng của nền kinh tế đã có sự chuyển dịch mạnh sau 5 năm, còn 12,76% năm 2011 và chỉ còn 3,67% năm 2015. Ngành công nghiệp thể hiện sự vượt trội về chuyển dịch cơ cấu, từ 21,93% năm 2004, đạt 33,77% năm 2010 và đến


năm 2015 thì đạt 40,94% trong tổng cơ cấu nền kinh tế. Việc chuyển dịch mạnh mẽ của ngành công nghiệp phản ánh sự nhạy cảm của nhà đầu tư đối với địa bàn huyện Tân Thành và đây cũng là nguyên nhân làm cho ngành nông nghiệp bị thu hẹp về tỷ trọng do một phần lớn diện tích đất nông nghiệp phải chuyển đổi để phục vụ cho ngành công nghiệp. Ngành dịch vụ hầu như không có biến động nhiều giai đoạn từ 2004 đến 2015, có xu hướng giảm xuống (năm 2004 là 56,03%, năm 2010 là 53,47%, năm 2015 tăng nhẹ lên 55,39%) mặc dù ngành dịch vụ được coi là ngành có khả năng đóng góp lớn nền kinh tế hiện đại.

*Nông nghiệp:

Nếu như năm 2004, ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng tương được với ngành công nghiệp trong GDP (22,04%) thì năm 2010, vị trí, vai trò của ngành nông nghiệp trong GDP có xu hướng giảm liên tục còn 12,76% năm 2010; từ giai đoạn 2011 tiếp tục giảm mạnh, đến 2015 là 3,67%. Điều này ngành nông nghiệp chuyển dịch theo đúng hướng theo hướng tích cực phù hợp với phát triển kinh tế chung của nền kinh tế.

Sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định; đã xây dựng và thực hiện Đề án “Điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện đến năm 2020” và Đề án “Phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện giai đoạn 2013- 2015, tầm nhìn đến 2020”. Đầu tư, nâng cấp, sửa chữa 32 công trình và thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển nông nghiệp; tổ chức 310 lớp khuyến nông, khuyến ngư; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm; thường xuyên kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn. Chăn nuôi phát triển mạnh, chiếm 50,81% trên tổng giá trị sản xuất nông nghiệp, đã hình thành vùng trang trại tập trung quy mô lớn với trang thiết bị hiện đại, sử dụng công nghệ cao trên địa bàn.

Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản được chú trọng, tổng sản lượng thủy sản tăng 11,5%, trong đó sản lượng nuôi trồng tăng 52,5%. Công tác chăm sóc và bảo vệ


rừng được quan tâm thực hiện, diện tích đất rừng hiện còn 3.956,5 ha, tỷ lệ che phủ đạt 13,5%.

*Công nghiệp:

Năm 2004, tỷ trọng của ngành công nghiệp trong GDP chỉ chiếm 21,93% tương đương với mức đóng góp của ngành nông nghiệp. Từ năm 2010 mức đóng góp của ngành công nghiệp trong GDP có xu hướng tăng nhanh, đạt 33,77% và tăng trưởng chậm lại ở giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015 (40,94%). Giai đoạn này do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới đã tác động đến nguôn vốn đầu tư từ bên ngoài vào địa bàn tỉnh nói chung và huyện Tân Thành nói riêng.

Trên địa bàn huyện hiện có 10 khu công nghiệp tập trung, trong những năm qua huyện đã phối hợp kêu gọi đầu tư 24 dự án nâng tổng số dự án lên 175 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 11 tỷ USD, trong đó có nhiều Khu công nghiệp, nhiều dự án lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của cả nước và của tỉnh. Đồng thời tích cực kêu gọi, khuyến khích đầu tư vào các cụm công nghiệp trên địa bàn, đầu nhiệm kỳ toàn huyện có 16 cụm công nghiệp; đến nay, hiện còn 05 cụm công nghiệp với diện tích 206 ha. Giá trị sản xuất công nghiệp là 5.531 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân là 27,1%.

Hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp địa phương có bước phát triển, toàn huyện có 1.170 cơ sở sản xuất kinh doanh với các sản phẩm chủ yếu như: may mặc xuất khẩu, đá tẩy, đá chẻ, khai thác vật liệu xây dựng, chế biến hải sản…

*Dịch vụ:

Ngành dịch vụ là ngành được kỳ vọng phát triển nhanh, là “bà đỡ” để phát triển nhanh và hiệu quả ngành nông nghiệp, công nghiệp và phát triển chính ngành dịch vụ ngay từ khi hoạch định chiến lược phát triển kinh tế nói chung và chiến lược phát triển ngành dịch vụ nói riêng.

Tuy nhiên, số liệu ở Bảng 2.1 cho thấy, mức tăng trưởng của ngành dịch vụ còn thấp so với mục tiêu của Huyện đề ra; Năm 2004, mức đóng góp của ngành dịch vụ là 56,03%; năm 2010 mức đóng góp của ngành dịch vụ vào GDP giảm còn 53,47% và đạt tăng trưởng bình quân ở giai đoạn 2011 đến 2015 (55,39%).


Sự thay đổi tỷ lệ đóng góp của ngành dịch vụ vào tăng trưởng kinh tế từ năm 2004 đến nay cao và tăng không đáng kể. Điều này rất không bình thường trong việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế thị trường theo hướng mở và hội nhập ở nước ta. Ngành dịch vụ tăng trưởng thấp, một mặt thể hiện sự yếu kém của bản thân ngành dịch vụ, không đảm nhiệm được vai trò là ngành kinh tế phát triển năng động, hiệu quả và làm giảm năng lực nội sinh của nền kinh tế; mặt khác cũng có thể khẳng định rằng chủ trương, chính sách của Đảng về phát triển kinh tế dịch vụ tuy đã được hoạch định nhưng chưa thật sự đúng hướng và chậm đi vào cuộc sống.

Hệ thống cảng nước sâu Thị Vải - Cái Mép từng bước được quy hoạch và đầu tư xây dựng, toàn huyện có 32 cảng được triển khai thực hiện với tổng vốn đăng ký hơn 5,4 tỷ USD; trong đó, 15 cảng đang khai thác, khối lượng hàng hóa thông qua cảng đạt 44,9 triệu tấn, thu thuế hải quan năm 2015 trên 11,1 ngàn tỷ đồng, tăng 5,9 ngàn tỷ đồng so với năm đầu nhiệm kỳ (5,2 ngàn tỷ đồng), 07 cảng đang xây dựng và 10 cảng đang chuẩn bị các thủ tục đầu tư.

Trong các ngành dịch vụ, doanh thu chủ yếu tập trung vào các ngành dịch vụ phân phối (thương mại), chiếm tỷ trọng khoảng 58,68%; dịch vụ cảng biển chiếm tỷ trọng 20,17%; dịch vụ vận tải, kho bãi và các dịch vụ hỗ trợ vận tải chiếm 16,88%, dịch vụ lưu trú, ăn uống chiếm khoảng 9,11% và nhóm dịch vụ khác chiếm khoảng 3,16%.

Cơ cấu ngành kinh tế ở huyện Tân Thành chuyển dịch theo đúng hướng: ngành nông nghiệp có xu thế giảm sút cả vị thế, vai trò trong tăng trưởng phát triển kinh tế, trong khi ngành công nghiệp và dịch vụ lại có xu hướng tăng lên tuyệt đối. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên đã và đang diễn ra khá rõ nét trên địa bàn huyện, tỷ trọng đóng góp vào tăng trưởng chung của GDP địa phương của ngành nông nghiệp có xu hướng giẩm sút, ngành công nghiệp và dịch vụ có xu hướng tăng lên.


2.2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành kinh tế huyện Tân Thành

2.2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp - lâm nghiệp - ngư nghiệp

Vào thời điểm năm 2004, huyện Tân Thành có 13.301,81 ha đất sản xuất nông nghiệp, trong đó đất trồng cây hàng năm là 3.763,97 ha, đất trồng cây lâu năm là 9.357,84 (Báo cáo tình hình sử dụng đất của UBND huyện Tân Thành năm 2004); Giá trị sản xuất đầu năm 2004 là 566,26 tỷ đồng, trong đó trồng trọt là 395,8 tỷ đồng và chăn nuôi là 170,46 tỷ đồng.

Bảng 2.2. Giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện Tân Thành giai đoạn 2004 – 2015 (theo giá thực tế)

Đơn vị tính: Tỷ đồng



Giá trị

2004

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Trồng trọt

395,8

849,2

1.291,0

1.394,2

1.657,4

2.104,5

2.511,6

Chăn nuôi

170,4

391,8

626,4

714,8

754,7

790,1

919,1

Cộng

556,2

1.241,1

1.917,4

2.109,0

2.411,1

2.894,6

3.420,7

Nguồn: Niên giám thống kê 2004-2015 của Cục Thống kê tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.

Giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện năm 2015 theo giá thực tế đạt 3.420,7 tỷ đồng, trong đó trồng trọt đạt 2.511,6 tỷ đồng và chăn nuôi đạt 919,1 tỷ đồng. Số liệu thống kê cho thấy sản xuất nông nghiệp của huyện Tân Thành trong những năm gần đây có mức tăng đáng trưởng khá cao. Trong điều kiện chuyển mạnh sang thực hiện công nghiệp hóa và đẩy nhanh đô thị hóa, việc sản xuất nông nghiệp vẫn duy trì được sự tăng trưởng có thể coi là một thành tích nổi bật của huyện Tân Thành, vì theo dự báo ngành nông nghiệp sẽ ngày càng giảm dần về quy mô.

Về sản phẩm chủ yếu của ngành nông nghiệp trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2015 cũng không có thay đổi nhiều về cơ cấu sản phẩm. Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của huyện là: bắp, sắn, lúa, cà phê, điều, hồ tiêu, heo, bò.


Trong giai đoạn 2004 đến 2010 có sự giảm mạnh như: lúa, điều, bò. Nguyên nhân giảm các sản phẩm này chủ yếu là do sự điều chỉnh về định hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn huyện nhằm phù hợp với quy mô quy hoạch và yêu cầu phát triển công nghiệp và dịch vụ.

Bảng 2.3. Sản lượng một số sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của huyện Tân Thành giai đoạn 2004 – 2015

Đơn vị tính: Tấn


Sản phẩm

Các năm

2004

2010

2011

2012

2013

2014

2015

1.Trồng trọt








Lúa

4.772

3.478

4.334

4.564

5.175

5.686

5.526

Ngô

5.378

5.969

5.422

4.056

4.450

4.675

4.780

Sắn

28.222

34.968

37.395

39.933

41.135

43.550

45.752

Cao su

48

115

100

333

250

200

310

Cà phê

2.723

2.783

2.481

2.228

1.856

1.655

1.469

Tiêu

603

923

888

898

830

750

700

Điều

2.482

1.801

1.723

1.707

1.816

1.950

2.115

Rau các loại

47.068

70.620

73.100

76.200

77.115

79.250

81.223

Trái cây

24.402

26.900

27.500

29.200

30.575

31.987

33.450

2.Chăn nuôi

Đơn vị tính: Con

Heo

42.946

40.493

42.329

44.889

48.550

55.680

61.750

Trâu

215

166

167

164

180

192

197

10.742

4.673

4.780

4.786

4.795

4.882

4.625

Gia cầm

280.500

656.000

945.930

1.023.000

1.110.000

1.150.000

1.200.000

Nguồn: Niên giám thống kê 2004-2015 của Cục Thống kê tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.

Trồng trọt: các loại cây trồng được quan tâm đầu tư chủ yếu cho sản phẩm phục vụ công nghiệp có xu hướng tăng (sắn: 28.222 tấn năm 2004 đến năm 2015 đạt 45.752 tấn, tăng gần 50%; cao su: 48 tấn năm 2004, 310 tấn năm 2015, tăng hơn 150%) và chế biến thực phẩm (rau các loại và trái cây). Tuy nhiên loại cây trồng


truyền thống như cà phê, điều giảm mạnh, nguyên nhân do các sản phẩm này bị cạnh tranh khốc liệt từ thị trường Châu Phi, Braxin trong thời gian qua làm giá sản phẩm cà phê và hạt điều trên thị trường giảm mạnh buộc người nông dân phải chuyển đổi cây trồng để tránh thiệt hại.

Chăn nuôi: Người dân vẫn còn chăn thả gia súc theo kiểu truyền thống nhưng chủ yếu nhỏ lẻ. Các doanh nghiệp, người dân có sự đầu tư mạnh vào lĩnh vực chăn nuôi về quy mô và áp dụng khoa học công nghệ làm gia tăng giá trị sản phẩm cũng như ý thức bảo vệ môi trường, phù hợp với thế mạnh của địa phương (số lượng heo từ 42.946 con năm 2004 đã tăng lên 61.750 con năm 2015; số lượng gia cầm 280.500 con, năm 2004 đã tăng lên 1.200.000 con, năm 2015).

Diện tích đất lâm nghiệp của huyện tại thời điểm kiểm kê đất đai (ngày 01/01/2005) là 6.727,72 ha, chiếm 19,87 tổng diện tích tự nhiên của huyện và chiếm 19,18% tổng diện tích đất lâm nghiệp của toàn tỉnh. Trong diện tích đất lâm nghiệp, rừng ngập mặn chiếm khoảng 50% quỹ đất lâm nghiệp.

Đến thời điểm 31/12/2015, diện tích đất lâm nghiệp của huyện còn là 5.025,75 ha, giảm 1.701,97 ha so với năm 2004; Hầu hết diện tích rừng còn lại là đất rừng phòng hộ, chỉ có 40,12 ha đất rừng sản xuất. Diện tích rừng tâp trung ở các xã Tóc Tiên, Tân Hòa, Tân Hải, Phước Hòa, Tân Phước, Mỹ Xuân và thị trấn Phú Mỹ, bao gồm rừng ngập mặn và rừng thuộc khu vực núi Dinh- Thị Vải. Rừng tại huyện Tân Thành có ít giá trị kinh tế, mà chủ yếu có giá trị lớn về cải thiện môi trường sinh thái, tạo vành đai bảo hộ, bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở các vùng ngập mặn, trồng rừng phủ xanh đồi trọc tránh xói mòn. Giá trị sản xuất lâm nghiệp của huyện không đáng kể, năm 2011 giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá thực tế đạt khoảng 4,8 tỷ đồng. Định hướng quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của huyện cũng không đặt mục tiêu phát triển kinh tế lâm nghiệp, mà chỉ đặt mục tiêu bảo vệ phát triển để bảo vệ cảnh quan, môi trường.

Việc quy mô sản lượng thủy sản nuôi trồng cũng như khai thác của huyện giảm xuống trong giai đoạn vừa qua là phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế; Vì thủy sản không phải là ngành kinh tế có thế mạnh của huyện và

Xem tất cả 100 trang.

Ngày đăng: 30/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí