Kết Quả Khen Thưởng Hsg 2018 – 2019, 2019 – 2020, 2020 – 2021.


Bảng 2.6. Kết quả khen thưởng HSG 2018 – 2019, 2019 – 2020, 2020 – 2021.


Cấp khen thưởng

2018 - 2019

2029 - 2020

2020 – 2021

Số dự thi

Số đạt giải

Số dự thi

Số đạt giải

Số dự thi

Số đạt giải

Cấp huyện

365

87

424

95

478

102

Cấp tỉnh

298

45

340

75

498

84

Cấp Quốc gia

07

01

09

03

15

04

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên các trường tiểu học huyện Đắk Glong tỉnh Đắk Nông đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018 - 6

(Nguồn: Số liệu tại Phòng GD&ĐT Đắk Glong)

2.3.2. Thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên ở bốn trường tiểu học đưa ra khảo sát và nghiên cứu

2.3.2.1. Thống kê và phân tích

Theo số liệu thống kê của tổ chức và chuyên môn phòng giáo dục Đắk Glong, số trường tiểu học cơ bản được giữ vững trong những năm gần đây. Dưới đây là bảng tổng hợp số lượng và cơ cấu đội ngũ giáo viên tiểu học trong 3 năm học vừa qua:

Bảng 2.7. Về đội ngũ cán bộ QL, GVTH năm học 2018 – 2019



STT


Tên trường


TS

lớp

Tổng số CBQL,GV


Tỷ lệ GV/lớp


Ghi chú

Tổng số

CBQL

GV

01

TH Kim Đồng

34

51

4

47

1,38


02

TH Nguyễn Văn Trỗi

14

20

2

18

1,28


03

TH&THCS Trần Quốc Toản

13

19

2

17

1,30


04

TH Lê Lợi

13

20

2

18

1,38


Cộng


74

110

10

100

1,35


(Nguồn: Số liệu tại Phòng GD&ĐT Đắk Glong)


Bảng 2.8. Trình độ đào tạo đội ngũ giáo viên tiểu học



Năm học


Tổng số


CB QL


GV


Trình độ đào tạo


Nữ

Đảng viên

Dân tộc

Người địa phương

Th.

S

ĐH

TC





2018-2019

372

34

338

0

201

57

114

298

220

19

289

2019-2020

385

32

353

0

212

71

102

306

246

15

285

2020-2021

372

31

341

1

236

56

79

304

267

14

278

(Nguồn: Số liệu tại Phòng GD&ĐT Đắk Glong)

Bảng 2.9. Về đội tuổi CBQL, GV tiểu học năm học 2018- 2019


Độ tuổi

Tổng số CBQL, GV

Cán bộ quản lý

Giáo viên

Tổng số

Tỷ lệ %

Tổng số

Tỷ lệ %

Dưới 30 tuổi

32

04

12,50

28

87,50

Từ 30 – 40 tuổi

156

15

9,62

141

90,38

Từ 41 – 50 tuổi

134

14

10,45

120

89,38

Từ 51 – 60 tuổi

50

01

2,00

49

98,00

Cộng

372

34

9,14

338

90,86

(Nguồn: Số liệu tại Phòng GD&ĐT Đắk Glong)

Từ các bảng 2.7, 2.8, 2.9 cho ta thấy: Tỉ lệ giáo viên được đào tạo trên chuẩn ngày càng tăng cao; tỷ lệ giáo viên/lớp được duy trì cơ bản ổn định, lực lượng mới tuyển dụng được bổ sung hàng năm phần lớn có trình độ trên chuẩn, đi liền với trình độ văn hóa thì yêu cầu khi được tuyển dụng phải có thêm các chứng chỉ về tin học, ngoại ngữ nên lực lượng được bổ sung hàng năm đều có chất lượng.

2.3.2.2. Đánh giá

* Ưu điểm

Quy mô, mạng lưới trường lớp tiểu học ổn định và phát triển, được sắp xếp và bố trí hợp lý, tạo điều kiện cho con em các dân tộc trên địa bàn huyện đều được đến trường. Công tác giáo dục và đào tạo huyện Đăk Glong, đặc biệt là công tác phát triển


đội ngũ giáo viên luôn nhận được sự quan tâm, sự lãnh chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo của Sở GD&ĐT Đắk Nông, của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Đăk Glong đã có Kế hoạch, Chỉ thị, chỉ đạo các cơ quan, ban ngành đoàn thể và cấp ủy, chính quyền các xã, tạo mọi điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh công tác giáo dục địa phương. Cơ sở vật chất trường lớp học được đầu tư xây dựng bằng nhiều nguồn vốn, nhiều chương trình đặc biệt là chương trình kiên cố hóa trường lớp học giai đoạn 2015 – 2020 và các năm tiếp theo. Đã triển khai đầu tư xây dựng có hiệu quả đảm bảo đủ lớp học, phòng học bộ môn, nhà đa chức năng. Công tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh, các cấp, các ngành, nhân dân, phụ huynh học sinh ngày càng quan tâm hơn tới việc học tập của con em nói riêng và sự nghiệp giáo dục nói chung. Đội ngũ CBQL, GV có trình độ chuẩn và trên chuẩn cao, nhiệt tình trong công tác, có ý thức học tập bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

* Hạn chế

Công tác quản lí, chỉ đạo từ phòng đến trường còn nhiều hạn chế bất cập, một bộ phận cán bộ, chuyên viên phòng Giáo dục đôi khi làm việc còn thiếu năng động, sáng tạo trong quản lí tổ chức chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ. Một số bộ phận quản lí trường học năng lực còn hạn chế, ý thức trách nhiệm chưa cao, tham mưu đề xuất với cấp quản lí chưa kịp thời, chưa nghiêm túc, chưa bám sát kế hoạch, còn nặng thành tích. Chất lượng giáo dục toàn diện và mũi nhọn chuyển biến chậm; chất lượng chuyên môn của một số giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu hiện nay; việc ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ và quản lý chưa thực sự mạnh mẽ. Cơ sở vật chất trường học có nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, thiếu các phòng chức năng, chất lượng một số cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa thực sự tốt, ít nhiều có ảnh hưởng đến công tác giáo dục. Công tác thanh tra, kiểm tra, thi đua triển khai thực hiện đôi khi còn chưa nghiêm túc, ít tác dụng, nặng nề về thành tích thi đua ở một số đơn vị, cá nhân. Công tác phối hợp giữa các đoàn thể trong và ngoài nhà trường có lúc, có nơi còn chưa thường xuyên, chưa chặt chẽ, chưa có hiệu quả cao.


* Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế trên là do chưa phát hiện và xử lí kịp thời những sai phạm của cán bộ và giáo viên, còn có hiện tượng bao che, ý thức trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp của một số cán bộ giáo viên bị giảm sút, nảy sinh tiêu cực. Số lượng giáo viên còn thiếu quá nhiều, việc tổ chức học 2 buổi/ngày chỉ ở mức độ khiêm tốn. Sự phối hợp giữa các phòng chức năng chưa kịp thời, ảnh hưởng đến hoạt động chuyên môn của ngành. Một số ngành liên quan, một số địa phương chưa quan tâm đến giáo dục. Đời sống cán bộ, giáo viên chưa được nâng cao, vẫn còn phải làm thêm các công việc khác để nâng cao thu nhập. Đời sống nhân dân chủ yếu là nông nghiệp, Tỷ lệ hộ nghèo cao nên còn gặp nhiều khó khăn trong việc chăm lo đến việc học tập của con em mình, chủ yếu giao khoán cho các nhà trường.

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên các trường tiểu học huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT 2018

Để tìm hiểu vấn đề trên, tác giả sử dụng phương pháp khảo sát bằng phiếu hỏi kết hợp với phỏng vấn, thăm dò nhận thức của CBQL, GVTH các trường về nội dung nghiên cứu, tác giả luận văn đã phát phiếu khảo sát theo mẫu (phụ lục 01) gồm các nội dung sau:

+ Thực trạng quản lý mục tiêu hoạt động bồi dưỡng giáo viên trường tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình GDT 2018.

+ Thực trạng quản lý mục tiêu hoạt động bồi dưỡng giáo viên trường tiểu học theo chương trình GDPT 2018.

+ Thực trạng quản lý nội dung chương trình, chương trình hoạt động bồi dưỡng giáo viên trường tiểu học chương trình GDPT 2018.

+ Thực trạng quản lý phương pháp và hình thức hoạt động bồi dưỡng giáo viên trường tiểu học chương trình GDPT 2018.

Tất cả các phiếu thu được điều tra trả lời đúng đủ nội dung: kết quả nhận thức của CBQL giáo dục và GVTH được ghi lại.

Khách thể nghiên cứu là 110 CBQL, GV đến từ và 4/16 trường tiểu học, trường Tiểu học và Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Đắk Glong, sử dụng thang


đo 3 bậc để đánh giá nhận thức của CBQL, GV về tính cần thiết của hoạt động bồi dưỡng GVTH theo 3 mức, (rất quan trọng, quan trọng, chưa quan trọng) sử dụng phần mềm SPSS để xử lí kết quả khảo sát bằng các chỉ số tỉ lệ %, giá trị trung bình (ĐTB), độ lệch chuẩn (SD), với kết quả cụ thể như sau:

2.4.1. Thực trạng khảo sát nhu cầu bồi dưỡng

Để tìm hiểu nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên tiểu học tại huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông, luận văn tiến hành điều tra, khảo sát bằng các phương pháp sau:

- Điều tra về thực trạng dạy và học các môn học ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện:

+ Mẫu phiếu điều tra thực trạng dạy học của giáo viên tiểu học theo chương trình GDPT 2018, với 5 câu hỏi trắc nghiệm tìm hiểu 5 thông số.

+ Mẫu phiếu điều tra thực trạng học tập các môn học trong chương trình tiểu học theo chương trình GDPT 2018 của học sinh với 5 câu hỏi trắc nghiệm tìm hiểu 5 thông số.

- Từ nắm bắt thực trạng, tiến hành điều tra về nhu cầu cần bồi dưỡng của giáo viên tiểu học trên địa bàn 4 trường triểu học: Mẫu phiếu với 10 câu hỏi trắc nghiệm để tìm hiểu về nhu cầu cần thiết bồi dưỡng về kiến thức, phương pháp dạy học và phương pháp kiểm tra đánh giá.

- Kết hợp dự giờ, phỏng vấn trực tiếp các giáo viên để nghe ý kiến đề xuất về những khó khăn, những yêu cầu trong việc bồi dưỡng của giáo viên.

- Đánh giá đội ngũ GVTH, số lượng GV có trình độ đào tạo thấp như 12+1, 9+1, các hệ đào tạo “cắm bản” chiếm tỉ lệ cao (23,7%) nên năng lực dạy học có nhiều hạn chế, đa số GV hiện nay có tuổi đời cao nên thường có sức ì lớn, ngại đổi mới, chậm tiếp cận với công nghệ thông tin, ngoại ngữ, việc tiếp cận và vận dụng các phương pháp dạy học tích cực cũng chưa linh hoạt.

2.4.2. Thực trạng quản lý mục tiêu hoạt động BDGV trường tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT 2018


Trong công tác bồi dưỡng giáo viên trường tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT 2018, yêu cầu đội ngũ giáo viên khi đứng trên bục giảng để giảng dạy chương trình phổ thông 2018 đòi hỏi giáo viên cần đạt những mục tiêu cụ thể sau:

- Cần phải được bồi dưỡng về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống;

- Được bồi dưỡng đầy đủ về kiến thức theo chương trình GDPT 2018;

- Đạt được kỹ năng sư phạm dạy học theo phương pháp mới;

- Cần đạt được kỹ năng sư phạm dạy học theo phương pháp mới;

- Đạt được năng lực, kỹ năng tự học, tự hoàn thiện.

Bảng 2.10: Tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng GVTH đáp ứng chương trình GDPT 2018 (110 phiếu)



TT


Nội dung

Mức độ

Rất quan trọng (%)

Quan trọng (%)

Chưa quan trọng (%)

1

BD phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

72,9

27,1

0

2

BD về kiến thức theo chương GDPT 2018

68,9

31,1

0

3

BD kỹ năng sư phạm dạy học theo phương pháp mới

77,9

22,1

0

4

BD năng lự giáo dục

53,8

44

2,2

5

BD năng lực, kỹ năng tự học, tự hoàn thiện

50,9

44,6

4,5

(Nguồn: Khảo sát điều tra từ bảng hỏi)

Kết quả cho thấy CBQL, GVTH đã nhận thức đúng về mục tiêu và tầm quan trọng của công tác BDGV. BD kỹ năng sư phạm và bồi dưỡng phẩm chất, chính trị, đạo đức, lối sống nhà giáo cũng được chú trọng. Đây là tín hiệu đáng mừng cho công tác quản lý bởi nó đã cho thấy nhận thức và ý thức, trách nhiệm trước nhiệm vụ được Đảng, nhà nước giao phó của cán bộ quản lý, giáo viên được nâng lên. Tuy nhiên vẫn còn số ít nhận thức chưa đúng về công tác bồi dưỡng GVTH trong giai đoạn hiện nay, sự chênh lệch đáng kể trong nhận thức giữa giáo viên với CBQL,


giữa giáo viên có trình độ Đại học sư phạm, Cao đẳng sư phạm với giáo viên có trình độ 12+2, giữa giáo viên công tác ở nơi có điều kiện thuận lợi với giáo viên công tác ở vùng khó khăn hơn có sự khác biệt về nhận thức. Kết quả trên phản ánh được công tác bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên là rất cần thiết vừa để nâng cao trình độ, vừa để đáp ứng yêu cầu đáp ứng chương trình GDPT 2018 hiện nay.

2.4.3. Thực trạng quản lý nội dung, chương trình hoạt động bồi dưỡng GVTH

Trong công tác quản lý nội dung, chương trình hoạt động BDGV trường tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT 2018 cần đạt một số nội dung chương trình cho GV khi đứng trên bục giảng cần phải lĩnh hội những nội dung cụ thể sau:

- Cần phải được bồi dưỡng cụ thể về khung chương trình GDPT 2018;

- Đạt được kỹ năng sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh tiểu học;

- Đạt được kỹ năng kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực;

- Xác định được những điểm mới của chương trình giáo dục tiểu học 2018;

- Hiểu biết những điểm cốt lõi cần lưu ý trong tổ chức thực hiện hoạt động dạy học, giáo dục theo chương trình giáo dục tiểu học 2018.

Bảng 2.11: Nhận thức về nội dung, chương trình hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng chương trình GDPT 2018 (110 phiếu)


TT


Nội dung

Mức độ

Rất quan trọng (%)

Quan trọng (%)

Chưa quan trọng (%)

1

BD cụ thể về khung chương trình GDPT 2018;

82,9

15

2,1

2

Xác định được những điểm mới của CTGD tiểu học 2018;

65,9

31,9

2,2




TT


Nội dung

Mức độ

Rất quan trọng (%)

Quan trọng (%)

Chưa quan trọng (%)


3

Hiểu biết những điểm cốt lõi cần lưu ý trong tổ chức thực hiện hoạt động dạy, giáo dục theo CTGD tiểu học 2018;


77,9


21


1,1


4

BD kỹ năng sử dụng phương pháp dạy học và phát triển phẩm chất, năng lực học sinh tiểu học;


56


44



5

BD kỹ năng kiểm tra đánh giá học sinh tiểu học theo hướng phát triển phẩm chất năng lực.


55,4


44,6



(Nguồn: Khảo sát điều tra từ bảng hỏi)

Kết quả cho thấy CBQL, GV tiểu học đã sử dụng nhận thức đúng về nội dung chương trình bồi dưỡng giáo viên trường tiểu học. Sự hiểu biết về khung chương trình theo thông tư số 32 đây là nội dung cốt lõi về nhận thức, là vấn đề cần thiết cho chúng ta có thể sử dụng nhiều bộ sách giáo khoa nhưng vẫn theo một khung chương trình thống nhất. Tuy nhiên vẫn còn số ít nhận thức chưa đúng về nội dung chương trình bồi dưỡng GVTH trong giai đoạn hiện nay, sự chênh lệch đáng kể trên chủ yếu là GV trực tiếp giảng dạy họ chưa quan tâm đến khung chương trình, so sánh điểm mới của CTGD tiểu học 2018 với GDPT (2006) với nhận thức này cần phải được điều chỉnh.

2.4.4. Thực trạng quản lý phương pháp và hình thức hoạt động bồi dưỡng giáo viên trường tiểu học

Để tìm hiểu vấn đề trên, luận văn sử dụng phương pháp khảo sát bằng phiếu hỏi kết hợp với phỏng vấn. Khách thể nghiên cứu là 110 CBQL, GV đến 4/16 trường tiểu học, trường Tiểu học và Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Đắk Glong, sử dụng thang đo 4 bậc để đánh giá nhận thức của CBQL, GV về tính cần thiết của

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/06/2023