Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Giáo Viên Tiểu Học


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018

1.1. Một số khái niệm cơ bản

1.1.1. Quản lý

- Theo Từ điển Tiếng Việt: “Quản lý là trông coi, giữ gìn theo những yêu cầu nhất định” hoặc “Quản lý là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định”,

- Tailor: “Làm quản lý là bạn phải biết rõ: muốn người khác làm việc gì thì hãy chú ý đến cách tốt nhất, kinh tế nhất mà họ làm”.

- Fayel: “Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doanh nghiệp, chính phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát”.

- Hard Koont: “Quản lý là xây dựng và duy trì một môi trường tốt giúp con người hoàn thành một cách hiệu quả mục tiêu đã định”.

- Peter F Druker: “Suy cho cùng, quản lý là thực tiễn. Bản chất của nó không nằm ở nhận thức mà ở hành động; kiểm chứng nó không nằm ở sự logic mà ở thành quả; quyền uy duy nhất của nó là thành tích”.

- Paul Hersey và Ken Blane Hard: “Quản lý là quá trình cùng làm việc và thông qua các cá nhân, các nhóm cũng như các nguồn lực khác để hình thành các mục đích tổ chức”[19].

- Theo sự phân tích của K.Mác thì “Bất cứ nơi nào lao động, nơi đó có quản lý” [14]. Trong tác phẩm: “Những vấn đề cốt yếu của quản lý” tác giả HaroldKontz viết “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm về thời gian, tiền bạc và sự bất mãn cá nhân ít nhất” [13].

- Khái quát hơn các tác giả ở khoa Sư phạm – ĐHQGHN là Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc đưa ra quan niệm: “Quản lý là sự tác động có chủ đích


của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức” [08, Tr.26].

- Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài nước (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả nhất” [15].

Tóm lại, quản lý là quan niệm chứ không phải kỹ thuật, là tự do chứ không phải bị khống chế, là nhiệm vụ thực tế chứ không phải lý luận; là đơn giản chứ không phải tiềm năng, là trách nhiệm chứ không phải quyền lực; là cống hiến chứ không phải thăng tiến; là cơ hội chứ không phải chướng ngại; là đơn giản chứ không phải phức tạp.

Có thể kể ra nhiều ý kiến khác nhau về định nghĩa quản lý, trên đây chỉ là một vài ý kiến mang tính đại diện trên cơ sở phân tích tổng hợp những quan điểm không giống nhau. Tóm lại, những quan điểm đó tuy rất rõ ràng, đúng đắn nhưng chưa đầy đủ. Chúng chỉ chú trọng đến quản lý như là một hiện tượng chứ chưa làm bộc lộ rõ bản chất của nó. Vậy, làm thế nào dể khái quát khái niệm quản lý một cách đơn giản và tương đối toàn diện?

Như chúng ta đều biết, quản lý thực chất cũng là một hành vi, đã là hành vi thì phải có người gây ra và người chịu tác động. Tiếp theo cần có mục đích của hành vi, đặt ra câu hỏi tại sao làm như vậy? Do đó, để hình thành nên hoạt động quản lý trước tiên cần có chủ thể quản lý: nói rõ ai là người quản lý? Sau đó cần xác định đối tượng quản lý: quản lý cái gì? Cuối cùng cần xác định mục đích quản lý: quản lý vì cái gì?

Có được 3 yếu tố trên nghĩa là có được điều kiện cơ bản để hình thành nên hoạt động quản lý. Đồng thời cần chú ý rằng, bất cứ hoạt động quản lý nào cũng không phải là hoạt động độc lập, nó cần được tiến hành trong môi trường, điều kiện nhất định nào đó.

Với những phân tích trên mọi hoạt động quản lý đều phải do 4 yếu tố cơ bản sau cấu thành:


- Chủ thể quản lý, trả lời câu hỏi: do ai quản lý?( Ở đây chính là Phòng Giáo dục và Đào tạo quản lý)

- Khách thể quản lý, trả lời câu hỏi: quản lý cái gì?( Ở đây chính là giáo viên)

- Mục đích quản lý, trả lời câu hỏi: quản lý vì cái gì?( Quản lý công tác bồi dưỡng)

- Môi trường và điều kiện tổ chức, trả lời câu hỏi: quản lý trong hoàn cảnh nào?

Từ đó có thể khái quát: Quản lí là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể (Hiệu trưởng, Phòng Giáo dục và Đào tạo) lên khách thể (đối tượng quản lí) về mặt chính trị, văn hóa, kinh tế - xã hội, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng.

1.1.2. Bồi dưỡng

Bồi dưỡng (fostering) là quá trình giáo dục, đào tạo làm tăng thêm những kiến thức mới cho những người đang giữ chức vụ, đang thực thi công vụ của một ngạch, bậc nhất định. Bồi dưỡng là một thuật ngữ được sử dụng khá rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Thuật ngữ bồi dưỡng còn được gọi là đào tạo lại hoặc tái đào tạo. Theo Đại từ điển Tiếng Việt: “Bồi dưỡng làm cho tốt hơn, giỏi hơn” [1, Tr.191].

Tuy nhiên, khái niệm bồi dưỡng còn có những cách hiểu khác nhau. Theo tác giả Nguyễn Minh Đường, thì bồi dưỡng “là quá trình cập nhật kiến thức và kỹ năng còn thiếu hoặc đã lạc hậu trong một cấp học, bậc học và thường được xác nhận bằng một chứng chỉ” [2, Tr.13]. Nhiều học giả quan niệm bồi dưỡng là nâng cao nghề nghiệp. Quá trình này chỉ diễn ra khi cá nhân và tổ chức có nhu cầu nâng cao kiến thức hoặc kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ nhằm đáp ứng nhu cầu lao động nghề nghiệp.

Theo nghĩa rộng, bồi dưỡng là quá trình đào tạo nhằm hình thành năng lực và phẩm chất nhân cách theo mục tiêu xác định. Như vậy, bồi dưỡng bao hàm cả quá trình giáo dục và đào tạo nhằm trang bị tri thức, năng lực, chuyên môn nghiệp vụ và những phẩm chất nhân cách. Quá trình bồi dưỡng, được hiểu theo nghĩa rộng diễn


ra cả trong nhà trường và cả trong đời sống xã hội, có nhiệm vụ không những chỉ trang bị những kiến thức, năng lực chuyên môn cho người học trong nhà trường mà còn tiếp tục bổ sung, phát triển, cập nhật nhằm hoàn thiện phẩm chất và năng lực cho họ sau khi đã kết thúc quá trình học tập.

Theo nghĩa hẹp, bồi dưỡng là quá trình bổ sung, phát triển, hoàn thiện nâng cao kiến thức, năng lực chuyên môn và những phẩm chất, nhân cách. Hoạt động này diễn ra sau quá trình người học kết thúc chương trình giáo dục và đào tạo ở nhà trường. Như vậy, theo nghĩa hẹp, bồi dưỡng là một bộ phận của quá trình giáo dục và đào tạo, là khâu tiếp nối giáo dục và đào tạo con người khi họ đã có những tri thức, năng lực chuyên môn và phẩm chất nhân cách nhất định được hình thành trong quá trình đào tạo ở nhà trường.

Như vậy, có thể hiểu bồi dưỡng là quá trình bổ sung sự thiếu hụt về tri thức, năng lực chuyên môn, cập nhật những cái mới để hoàn thiện hệ thống tri thức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Bồi dưỡng là một khâu tiếp nối quá trình đào tạo.

1.1.3. Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học

- Quản lý: là cách làm, cách thức thực hiện tiến hành, giải quyết một công việc, hoặc là phương pháp làm việc để thực hiện một chủ trương nào đó để đạt tới mục tiêu quản lý.

- Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học: là quá trình lập kế hoạch, tổ chứ, chỉ đạo và kiểm tra công tác bồi dưỡng bổ sung kiến thức, nâng cao năng lực, trình độ, phẩm chất cho đội ngũ giáo viên trường tiểu học tiến tới nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng mục tiêu giáo dục.

1.2. Chương trình GDPT 2018 và những yêu cầu của việc bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT 2018

1.2.1. Chương trình GDPT 2018

Nội dung của giáo dục Tiểu học theo chương trình GDPT 2018 bao gồm quy định chương trình tổng thể, quy định chương trình môn học và hoạt động giáo dục


của Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông. Trong đó, đối với cấp Tiểu học có một số nội dung cốt lõi sau:

- Môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc trong chương trình mới. (10 môn học và 01 hoạt động), gồm: Tiếng Việt ; Toán; Đạo đức; Ngoại ngữ 1 (Lớp 3,4,5); Tự nhiên và Xã hội (Lớp 1,2,3); Lịch sử và Địa lý (Lớp 4,5); Khoa học (Lớp 4,5); Tin học và Công nghệ (Lớp 3,4,5); Giáo dục thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc và Mỹ thuật) và Hoạt động trải nghiệm (trong đó có tích hợp nội dung giáo dục của địa phương).

- Nôi dung môn học Giáo dục thể chất được thiết kế thành các học phần (Mô

– đun); nội dung Hoạt động trải nghiệm được thiết kế thành các chủ đề; học sinh được lựa chọn học phần, chủ đề phù hợp với nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường.

- Các môn học tự chọn (dạy ở những nơi có đủ điều kiện dạy học và phụ huynh học sinh có nguyện vọng). Tiếng dân tộc thiểu số ( dạy từ lớp 1 đến lớp 5); Ngoại ngữ 1 (dạy ở lớp 1,2).

Bảng 1: So sánh kế hoạch giáo dục tiểu học theo Chương trình hiện hành và Chương trình 2018

Nội dung giáo dục

Số tiết trong một năm

CTGDPT 2018

Nội dung giáo dục

Số tiết trong một năm

CTGDPT cũ

lớp 1

lớp 2

lớp 3

lớp 4

lớp 5

lớp 1

lớp 2

lớp 3

lớp 4

lớp 5

I. Môn học bắt buộc

I. Môn học bắt buộc

1.Tiếng

Việt

4420

3350

2245

2245

2245

1. Tiếng

Việt

3350

3315

2280

2280

2280

2. Toán

1105

1175

1175

1175

1175

2. Toán

1140

1175

1175

1175

1175

3. Đạo đức

335

335

335

335

335

3. Đạo đức

335

335

335

335

335

4. Tự nhiên

và xã hội

770

770

770


4. Tự nhiên

xã hội

335

335

770


5. Khoa

học


c

770

5. Khoa học


770

770

6. Lịch sử

và Địa lý


770

770

6. Lịch sử

và Địa lí


770

770

7. Nghệ thuật

770

770

770

770

770

7. Âm nhạc

335

335

335

335

335

8. Mĩ thuật

335

335

335

335

335

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên các trường tiểu học huyện Đắk Glong tỉnh Đắk Nông đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018 - 3



Nội dung giáo dục

Số tiết trong một năm

CTGDPT 2018

Nội dung giáo dục

Số tiết trong một năm

CTGDPT cũ

lớp 1

lớp 2

lớp 3

lớp 4

lớp 5

lớp 1

lớp 2

lớp 3

lớp 4

lớp 5






9. Thủ công

335

335

335


8. Tin học và Công

nghệ



770


770


770


10. Kĩ thuật



335


335

9. Giáo dục

thể chất

770

770

770

770

770


11. Thể dục


335


770


770


770


770

10. Ngoại

ngữ 1


1140

1140

1140

II. Hoạt động giáo dục bắt buộc

II. Hoạt động giáo dục bắt buộc


1. Hoạt động trải nghiệm (Tích hợp thêm giáo dục địa phương)


1105


1105


1105


1105


1105

1. Giáo dục tập thể (sinh hoạt lớp và chào cờ đầu

tuần)


770


7 70


70


7 70


7 70

2. Giáo dục ngoài giờ lên lớp (4

tiết/tháng)


335


335


335


335


335

III. Môn học tự chọn

III. Môn học tự chọn

1. Tiếng dân tộc

thiểu số


770


770


770


770


770


1. Tin học


Đây là những môn học được bổ sung sau và được tổ chức thực hiện không đồng đều và chất lượng thấp


2. Ngoại ngữ 1


770


770


2.Tiếng Anh

3. Tiếng dân

tộc

Tổng số tiết trong một năm (không tính

tự chọn)


8875


8875


9980


11050


11050


Tổng số tiết trong một năm


8805


8840


8840


9910


9910

Số tiết trung bình trên tuần

(không tính


225


225


228


330


330

Số tiết trung bình trên tuần


223


224


224


226


226



Nội dung giáo dục

Số tiết trong một năm

CTGDPT 2018

Nội dung giáo dục

Số tiết trong một năm

CTGDPT cũ

lớp 1

lớp 2

lớp 3

lớp 4

lớp 5

lớp 1

lớp 2

lớp 3

lớp 4

lớp 5

tự chọn)












Từ việc diễn giải so sánh của bảng 2 chúng ta có nhận xét chung cụ thể:

- So với Chương trình hiện hành, Chương trình 2018 có ít môn học hơn do thực hiện chủ trương tích hợp cao ở các lớp dưới. Tuy nhiên, trong Chương trình 2018 có thêm 2 môn học mới là Ngoại ngữ 1; Tin học và Công nghệ. Chương trình 2018 là chương trình học 2 buổi/ngày, do đó số tiết học trong một năm học đều tăng lên, cụ thể:

+ Lớp 1, 2 có: 07 môn học và 01 hoạt động bắt buộc, số tiết bình quân trên một tuần là 25 (chưa tính môn tự chọn). (Chương trình hiện hành có 10 môn và 23 tiết trên tuần).

+ Lớp 3 có: 08 môn học và 01 hoạt động bắt buộc, số tiết bình quân trên tuần là 28 tiết (Chương trình hiện hành có 10 môn và 24 tiết trên tuần).

+ Lớp 4, 5 có: 10 môn học và 01 hoạt động bắt buộc, số tiết bình quân trên tuần là 30 tiết. ( Chương trình hiện hành có 11 môn, và 26 tiết trên tuần).

Bảng 2: So sánh môn học và thời lượng của chương trình hiện hành và chương trình mới.



Môn học/HĐGD

Số tiết trong CT

mới

Số tiết trong CT

hiện hành


Ghi chú

Tiếng Việt/ Ngữ Văn

1505

1505

Không đổi

Toán

805

840

Giảm 35 tiết

Ngoại ngữ 1

420

0

Bổ sung môn học bắt buộc

Đạo đức

175

175

Không đổi

Tự nhiên và Xã hội

210

140

Tăng 70 tiết (Bổ sung cho lớp 1 và

lớp 2)

Lịch sử và Địa lý

140

140

Không đổi

Khoa học

140

140

Không đổi

Thủ công

0

105

Thay môn học mới, tăng 35 tiết (Bổ sung nội dung Tin học là môn bắt

Kỹ thuật


70




Môn học/HĐGD

Số tiết trong CT

mới

Số tiết trong CT

hiện hành


Ghi chú

Tin học và Công nghệ

210

0

buộc)

Giáo dục thể chất

350

315

Tăng 35 tiết

Nghệ thuật (AN.MT)

350

0

Thay tên môn học mới, số tiết không đổi

Âm nhạc

0

175

Mĩ thuật

0

175

Giáo dục tập thể

0

350

Thay tên hoạt động giáo dục, thời lượng không đổi

Hoạt động ngoài giờ lên lớp

0

175

Hoạt động trải nghiệm

525

0

Tổng số tiết/ năm

4830

4305

Tăng 525 tiết, chủ yếu do tăng các môn học bắt buộc: Ngoại ngữ, Tin

học

1.2.2. Những yêu cầu của việc bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng chương trình GDPT 2018

1.2.2.1. Mục tiêu hoạt động bồi dưỡng giáo viên

Giáo viên chuyển từ cách truyền thụ tri thức sang cách tổ chức cho học sinh chiếm lĩnh tri thức. Coi trọng dạy học phân hóa cá nhân, biết sử dụng tối đa những nguồn tri thức trong xã hội, biết sử dụng công nghệ thông tin, phương tiện kỹ thuật dạy học, tự học để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Yêu cầu hợp tác làm việc với đồng nghiệp chặt chẽ hơn, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong quan hệ xã hội, với cha mẹ học sinh, học sinh và các tổ chức xã hội khác... “Yêu cầu đối với một nhà giáo mới là phải làm chủ được môi trường công nghệ thông tin và truyền thông mới, đồng thời phải chuẩn bị về mặt tâm lý cho một sự thay đổi cơ bản vai trò của họ”, Giáo sư Minh nêu.

Thứ nhất, giáo viên chính là nhà giáo dục. Điều này khẳng định vai trò của nhà giáo dục chuyên nghiệp, thực hiện sứ mệnh cải tạo xã hội và phát triển toàn diện học sinh bằng năng lực tư duy và năng lực hành động trên những luận cứ khoa học và nhân văn.

Thứ hai, giáo viên còn là người học suốt đời. Mục đích là nâng cao hiểu biết về xã hội và khoa học trong lĩnh vực công tác của mình, vừa phát triển năng lực cá

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 11/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí