Cơ Cấu Tín Dụng Theo Mục Đích Vay Tại Nhcsxh Và Agribank Nam Trung Bộ, 2014 – 2019


vốn vay vào hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp, việc này sẽ có tác động tích cực hơn trong việc lan toả đến các hoạt động khác để tạo ra thu nhập, nâng cao các mặt của đời sống.

Bảng 2.13: Cơ cấu tín dụng theo mục đích vay tại NHCSXH và Agribank Nam Trung Bộ, 2014 – 2019

Đơn vị tính: tỷ đồng, %


Chi tiết mục

đích vay

2014

2015

2016

2017

2018

2019

Dư nợ

%

Dư nợ

%

Dư nợ

%

Dư nợ

%

Dư nợ

%

Dư nợ

%

Sản xuất

kinh doanh


33.555


69,8


37.300


71,0


43.021


72,0


53.360


73,2


61.971


73,8


67.964


73,4

Tiêu dùng

12.860

26,7

13.516

25,7

14.735

24,7

17.530

24,0

19.600

23,3

21.604

23,3

Khác

1.662

3,5

1697

3,2

1.969

3,3

2.024

2,8

2.451

2,9

2.973

3,2

Tổng

48.077

100

52.513

100

59.725

100

72.914

100

84.022

100

92.541

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 234 trang tài liệu này.

Tín dụng ngân hàng góp phần xây dựng nông thôn mới các tỉnh Nam Trung Bộ - 17

Nguồn: Báo cáo HĐKD của Văn phòng đại diện Agribank khu vực miền Trung, Báo cáo HĐKD của NHCSXH các tỉnh Nam Trung Bộ và tính toán của tác giả

Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ % dư nợ theo mục đích sử dụng vốn

Tỷ lệ % dư nợ theo mục đích SDV

80

70

60

50

40

30

20

10

0

2

2014 2015 2016 2017 2018

Năm


Sản xuất kinh doanh Tiêu dùng Khác


Nguồn: Báo cáo HĐKD của Văn phòng đại diện Agribank khu vực mi ền Trung, Báo cáo HĐKD của NHCSXH các tỉnh Nam Trung Bộ và tính toán của tác giả


Để hiểu chi tiết hơn về từng khoản vay đặc thù đối với mỗi ngân hàng trong cơ cấu tín dụng theo mục đích sử dụng vốn vay, tiến hành phân tích cụ thể đối với từng ngân hàng về dư nợ tín dụng đối với xây dựng nông thôn mới theo mục đích sử dụng vốn sẽ thấy được thế mạnh hoạt động của từng tổ chức cung ứng tín dụng. Cụ thể:

- Đối với Ngân hàng chính sách xã hội, tỷ trọng cho vay sản xuất kinh doanh trên tiêu dùng dao động quanh mức trên dưới 2 lần, cũng giống xu hướng của kết quả thống kê chung của cả hai ngân hàng. Trong cơ cấu cho vay tiêu dùng của NHCSXH, tác giả chỉ đưa vào hai hoạt động cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn và cho vay nước sạch & vệ sinh môi trường, bởi hai khoản vay này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của ngân hàng, các khoản vay khác chiếm tỷ trọng nhỏ không đáng kể, tác giả đưa vào phần mục đích cho vay khác. Dựa vào bảng số liệu 2.14, ta thấy cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn chiếm tỷ trọng tương đối cao, dư nợ cho vay đối với nhóm khách hàng này dao động từ 23% năm 2014 xuống 13,2% năm 2019 trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng với mức dư nợ qua các năm luôn ở mức trên 3.000 tỷ đồng. Trong khi tỷ trọng cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn giảm trong giai đoạn 2014 – 2019 thì dư nợ cho vay liên quan tới nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn dao động lên xuống nhẹ quanh mức 10% so với tổng dư nợ. Hoạt động cho vay đối với mục đích giải quyết khó khăn đối với học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, tạo điều kiện cho các em trong vùng có khả năng tiếp tục đến trường đã góp phần đáng kể vào việc tạo ra một lực lượng lao động có trình độ trong tương lai, tỷ lệ người dân nông thôn được phổ cập giáo dục ngày càng tăng, làm cho tiêu chí về giáo dục trong bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới sớm được hoàn thành. Đối với khoản vay liên quan đến nước sạch và vệ sinh môi trường có dư nợ tăng từ 1.833 tỷ đồng năm 2014 lên 2.283 tỷ đồng năm 2019, cho thấy người dân khu vực nông thôn đã có sự thay đổi nhận thức trong vấn đề môi trường và an toàn thực phẩm. Chính điều này đã giúp tiêu chí số 17 về môi trường và an toàn thực phẩm trong xây dựng nông thôn mới của vùng tăng lên đáng kể trong giai đoạn 2015 – 2019 .

Tỷ trọng cho vay sản xuất kinh doanh tăng liên tục trong giai đoạn 2014 – 2018, từ 59,2% năm 2014 lên mức 70,7% năm 2018, năm 2019 có giảm nhẹ chiếm 68,7% trong tổng dư nợ cho vay của NHCSXH. Chi tiết từng khoản vay trong cấu phần cho vay sản xuất


kinh doanh, cho vay hộ nghèo luôn chiếm tỷ trọng cao nhất , năm 2014 tỷ trọng cho vay đối với đối tượng này chiế 30,3% với dư nợ là 4.674 tỷ đồng. Năm 2013, các đối tượng hộ cận nghèo được tiếp cận khoản vay theo Quyết định 15 của Chính phủ và đã dần tăng trưởng dư nợ trong giai đoạn 2014 đến 2019 từ 2.039 tỷ đồng đến 3,723 tỷ đồng năm 2019. Đến năm 2015, hộ mới thoát nghèo bắt đầu được vay vốn theo Quyết định 28 của Chính phủ. Khi các Ngân hàng Chính sách xã hội các tỉnh Nam Trung Bộ triển khai hoạt động tín dụng ưu đãi đối với đối tượng này thì dư nợ cho vay tăng trưởng khá nhanh, lúc đầu chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ 2,5% tổng dư nợ năm 2015 đến năm 2019 tỷ trọng là 16% với dư nợ gần 4 nghìn tỷ đồng. Mặc dù khi xét riêng lẻ từng khoản vay vốn thì tỷ lệ cho vay hộ nghèo đã giảm xuống mức 18,9% năm 2019, nhưng nếu tính gộp chung cả 3 đối tượng vay vốn là cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo thì tỷ lệ này luôn chiếm tỷ trọng cao dao động quanh mức 50% trong tổng dư nợ cho vay (bảng 2.14). Việc mở rộng đối tượng cho vay đối với hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo là một biện pháp quan trọng và kịp thời nhằm giúp cho hộ mới thoát nghèo có thể thoát nghèo bền vững, đồng thời hỗ trợ các hộ cận nghèo có thể không bị rơi vào diện hộ nghèo. Kể từ khi có chính sách vay vốn đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo, người dân thuộc các đối tượng trên có điều kiện tiếp cận nguồn vốn để đầu tư, phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh. Các hộ được vay tối đa lên đến 50 triệu đồng Việt Nam tuỳ theo nhu cầu và diện đối tượng vay với mức lãi suất ưu đãi. Đây thực sự là nguồn lực tiếp sức cho rất nhiều hộ gia đình nghèo có điều kiện vươn lên từng bước thoát khỏi khó khăn, tham gia vào sản xuất và phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống ổn định, xoá đói giảm nghèo, thoát nghèo bền vững. Chính hoạt động này đã góp phần thực hiện được tiêu chí về hộ nghèo (tiêu chí số 11) trong xây dựng nông thôn mới của các địa phương vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Ngoài ra, trong cho vay sản xuất kinh doanh của NHCSXH còn có cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn và cho vay giải quyết việc làm, chiếm tỷ trọng dao động từ 5 đến 10%, đã giúp các hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn có nguồn vốn đầy đủ và kịp thời hoạt động, người lao động có điều kiện có việc làm , có thể xuất khẩu lao động, góp phần hoàn thành các tiêu chí về tổ chức sản xuất (tiêu chí số 13) và tiêu chí số 12 về cơ cấu lao động, đẩy nhanh tiến độ đạt chuẩn nông thôn mới của các địa phương trong vùng.


Bảng 2.14: Cơ cấu tín dụng theo mục đích vay tại NHCSXH các tỉnh Nam Trung Bộ, giai đoạn 2014 – 2019‌

Đơn vị tính: tỷ đồng, %


Chi tiết mục đích

vay

2014

2015

2016

2017

2018

2019

Dư nợ

%

Dư nợ

%

Dư nợ

%

Dư nợ

%

Dư nợ

%

Dư nợ

%

Sản xuất kinh doanh

9.123

59,2

10.681

62,9

12.366

66,6

14.037

69,2

16.275

70,7

17.077

68,7

Hộ nghèo

4.674

30,3

4.334

25,5

4.563

24,6

4.610

22,7

4.658

20,2

4.706

18,9

Hộ cận nghèo

2.039

13,2

3.273

19,3

3.519

18,9

3.574

17,6

3.694

16,1

3.723

15,0

Hộ mới thoát nghèo

-

-

418

2,5

1.397

7,5

2.437

12,0

3.468

15,1

3.982

16,0

Hộ SX D vùng

1.662

10,8

813

4,8

957

5,2

1.279

6,3

2.589

11,2

2.897

11,7

GQVL

748

4,9

1.843

10,8

1.930

10,4

2.137

10,6

1.866

8,1

1.769

7,1

Tiêu dùng

5.380

34,9

5.306

31,3

5.107

27,5

5.001

24,7

5.263

22,9

5.566

22,4

HSSV

3.547

23,0

3.599

21,2

3.585

19,3

3.284

16,2

3.222

14,0

3.283

13,2

NS & VSMT

1.833

11,9

1.707

10,1

1.522

8,2

1.717

8,5

2.041

8,9

2.283

9,2

Khác

911

5,9

987

5,8

1.105

5,9

1.235

6,1

1.475

6,4

2.229

8,9

Tổng dư nợ

15.414

100

16.974

100

18.578

100

20.273

100

23.013

100

24.872

100

Nguồn: Báo cáo HĐKD của NHCSXH các tỉnh Nam Trung Bộ và tính toán của tác giả


Bảng 2.15: Cơ cấu tín dụng theo mục đích vay tại Agribank các tỉnh Nam Trung Bộ, giai đoạn 2014 – 2019

Đơn vị tính: tỷ đồng,%


Chi tiết mục đích vay

2014

2015

2016

2017

2018

2019

Dư nợ

%

Dư nợ

%

Dư nợ

%

Dư nợ

%

Dư nợ

%

Dư nợ

%

Sản xuất KD

24.432

74,8

26.619

74,9

30.655

74,5

39.323

74,7

45.696

74,9

50.887

75,2

Nông nghiệp

9.864

30,2

11.515

32,4

13.414

32,6

17.266

32,8

19.828

32,5

22.195

32,8

Trồng trọt

3.364

10,3

3.092

8,7

3.497

8,5

4.422

8,4

4.942

8,1

5.346

7,9

Chăn nuôi

3.103

9,5

3.056

8,6

3.374

8,2

4.159

7,9

4.576

7,5

5.143

7,6

Lâm nghiệp

2.221

6,8

2.310

6,5

2.510

6,1

3.001

5,7

3.233

5,3

3.519

5,2

Thuỷ, hải sản

3.201

9,8

3.589

10,1

4.032

9,8

5.001

9,5

5.857

9,6

6.564

9,7

Công nghiệp, XD, CB

1.600

4,9

1.670

4,7

2.181

5,3

3.211

6,1

3.905

6,4

4.601

6,8

Thương mại,DV

1.078

3,3

1.386

3,9

1.646

4

2.264

4,3

3.355

5,5

3.519

5,2

Tiêu dùng

7.480

22,9

8.210

23,1

9.628

23,4

12.529

23,8

14.337

23,5

16.038

23,7

Khác

751

2,3

710

2,0

864

2,1

789

1,5

976

1,6

744

1,1

Tổng dư nợ

32.663

100

35.539

100

41.147

100

52.641

100

61.009

100

67.669

100


Nguồn: Báo cáo HĐKD của Văn phòng đại diện Agribank khu vực miền Trung và tính toán của tác giả


Đối với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, cơ cấu tín dụng đối với xây dựng NTM theo mục đích vay được thể hiện ở bảng số liệu 2.15. Theo đó, hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao so với cho vay tiêu dùng và các mục đích khác, tỷ trọng cho vay sản xuất kinh doanh hơn 3 lần so với cho vay tiêu dùng và các hoạt động khác, chiếm trên 70% trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng này. Dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh tăng trưởng qua các năm của giai đoạn 2014 – 2019 và đạt mức trên 50 nghìn tỷ năm 2019, chiếm 75,2%. Trong cho vay sản xuất kinh doanh, hoạt động cho vay đối với nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ hải sản luôn chiếm tỷ trọng cao, trong đó nông nghiệp có tỷ trọng cao nhất trên 30%. Tiếp đến là thuỷ hải sản và trồng trọt, chiếm tỷ trọng khoảng 10%. Hoạt động tín dụng đối với các đối tượng vay vốn của Agribank các tỉnh Nam Trung Bộ đã phản ảnh được sát thực đến đặc trưng phát triển kinh tế nông nghiệp của vùng. Bởi đây là vùng có đièu kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp, trồng trọt và khai thác chế biến thuỷ hải sản, vì vậy mà nhu cầu vốn về các hoạt động này cao là tất yếu. Mặt khác, sự phân bổ vốn cho mục đích sản xuất kinh doanh, tiêu dùng và hoạt động khác của Agibank các tỉnh Nam Trung Bộ giai đoạn 2014 – 2019 tương đối phù hợp bởi trong giai đoạn này, cả nước cũng như các tỉnh Nam Trung Bộ đang tích cực thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, dưới sự chỉ đạo của Ngân hàng nhà nước các tỉnh thì Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng ban hành nhiều chính sách hỗ trợ hoạt động cho vay đối với nông nghiệp, nông thôn, cũng như các hoạt động cho vay đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh khác. Nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vùng Nam Trung Bộ đã đáp ứng kịp thời được một phần vốn lớn cho người dân khu vực nông thôn tham gia sản xuất nông nghiệp tạo ra thu nhập ổn định cuộc sống góp phần đạt được tiêu chí số 10 về thu nhập trong xây dựng nông thôn mới, hay thực hiệc các mục đích tiêu dùng như sửa chữa nhà ở, mua sắm trang thiết bị, cho con đi học, đi xuất khẩu lao động,… hoàn thành tiêu chí về nhà ở dân cư (tiêu chí số 9); về cơ cấu lao động (tiêu chí số 12).

b/ Cơ cấu tín dụng theo đối tượng vay vốn


Lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn luôn được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm. Thời gian quan, để khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách để tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng phục vụ sản xuất nông nghiệp. Việc triển khai các chương trình tín dụng thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, vốn tín dụng đã giúp người nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã …. có thêm nguồn vốn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, áp dụng cơ giới hoá, khoa học kỹ thuật…Cùng với đó, các tỉnh Nam Trung Bộ cũng không nằm ngoài định hướng chung của cả nước. Điều đó đã được thể hiện qua dư nợ cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình cũng như doanh nghiệp nhỏ và vừa các tỉnh Nam Trung Bộ giai đoạn 2014 – 2019 của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng chính sách xã hội (bảng 2.16). Dư nợ cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình luôn tăng qua các năm từ 2014 đến năm 2019. Đến năm 2019 dư nợ đối với đối tượng vay vốn này của cả hai ngân hàng là 57.329 tỷ đồng tăng gấp 1,67,lần so với năm 2014, chiếm 61,95 % trong tổng dư nợ tín dụng đối với nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên tốc độ tăng của dư nợ đối với cá nhân hộ gia đình chậm so với tổng dư nợ nên tỷ lệ phần trăm dư nợ qua các năm của giai đoạn này có phần giảm nhẹ. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, đồng thời khuyến khích phát triển các hoạt động nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, mô hình nông nghiệp xanh, sạch, phát triển chuỗi liên kết giá trị, từ đó, dư nợ tín dụng đối với DNNVV của vùng có kết quả khả quan. Dư nợ đối với đối tượng này tăng đều qua các năm của giai đoạn 2014 – 2019. Đến năm 2019 dư nợ đạt 32.593 tỷ đồng, chiếm 35,22%, tăng 3.479 tỷ đồng so với năm 2018, tăng gần 3 lần so với dư nợ năm 2014 (10.957 tỷ đồng). Điều này có thể cho thấy các doanh nghiệp nông nghiệp, các hợp tác xã và trang trại hoạt động có hiệu quả, được cung cấp nguồn vốn kịp thời để phát triển, đổi mới hình thức tổ chức sản xuất phù hợp và hiểu quả hơn, đến năm 2019 bình quân trong vùng có 132 hợp tác xã nông nghiệp mỗi tỉnh, có hơn 100 chuỗi cung ứng thực phẩm nông, lâm, thuỷ sản an toàn. Kết quả trên cho thấy hiệu quả tích cực từ việc phát triển sản xuất gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp của các địa phương trong vùng, mang lại hiệu qủa kinh tế cao, góp phần tăng thu nhập cho người dân nông thôn, tạo ra diện mạo mới, một nông thôn mới.

124


Bảng 2.16: Cơ cấu tín dụng theo đối tượng vay vốn tại NHNo&PTNT và NHCSXH Nam Trung Bộ, giai đoạn 2014 – 2019

Đơn vị tính: tỷ đồng, %


Đối tượng

vay vốn

2014

2015

2016

2017

2018

2019

Dư nợ

%

Dư nợ

%

Dư nợ

%

Dư nợ

%

Dư nợ

%

Dư nợ

%

Cá nhân, hộ GĐ

34.442

71,64

35.625

67,84

39.156

65,56

46.650

63,98

52.203

62,13

57.329

61,95

DNNVV

10.957

22,79

13.580

25,86

21.269

29,17

22.778

31,24

29.114

34.65

32.593

35,22

Khác

2.678

5,57

3.308

6,3

3.148

5,27

3.485

4,78

2.706

3,22

2.619

2,83

Tổng

48.077

100

52.513

100

59.725

100

72.914

100

84.022

100

92.541

100

Nguồn: Báo cáo HĐKD của Văn phòng đại diện Agribank khu vực miền Trung, Báo cáo HĐKD của NHCSXH các tỉnh Nam Trung

Bộ và tính toán của tác giả

Xem tất cả 234 trang.

Ngày đăng: 01/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí