Khái Quát Về Tình Hình Kinh Tế, Xã Hội Và Giáo Dục Huyện Đăk Glong, Tỉnh Đăk Nông


Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN ĐẮK GLONG, TỈNH ĐẮK NÔNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018

2.1. Khái quát về tình hình kinh tế, xã hội và giáo dục huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông

2.1.1. Đặc điểm tình hình tự nhiên

Huyện Đắk Glong được thành lập theo Nghị định 82/2005/NĐ-CP, ngày 27/6/2005 của Chính phủ với diện tích tự nhiên 144.875,46 ha, trong đó: diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 60.615,3 ha; vị trí địa huyện Đắk Glong nằm về phía Đông Nam của tỉnh Đắk Nông cách Thành phố Gia Nghĩa 27 km, phía Đông giáp với tỉnh Lâm Đồng, phía Tây giáp với Thành phố Gia Nghĩa, huyện Đắk Song, phía Nam giáp với tỉnh Lâm Đồng. Phía Bắc giáp với huyện Krông Nô và huyện Lăk tỉnh Đắk Lắk. Huyện Đắk Glong có địa hình chia cắt mạnh bởi các đồi núi cao và các con sông, suối lớn nhỏ, địa hình dốc [39, tr.11].

Về tổ chức hành chính: Toàn huyện có 07 đơn vị hành chính cấp xã và 61 thôn, bon. Huyện được chia thành hai địa giới kinh tế theo trục đường quốc lộ 28, theo hướng Nam gồm các xã (Quảng Khê, Đăk Som, Đắk Plao), hướng tuyến phía bắc gồm các xã (Đắk Ha, Quảng Sơn, Đắk R’Măng và Quảng Hòa).

2.1.2. Đặc điểm về kinh tế

Tính đến năm 2019 tỷ trọng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp giảm còn 30%, dịch vụ - thương mại 39%, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp xây dựng 31% quốc phòng an ninh được giữ vững; lĩnh vực văn hóa xã hội có nhiều chuyển biến tích cực; đặc biệt trên lĩnh vực thực hiện chính sách người có công và đảm bảo an ninh xã hội được các cấp các ngành triển khai thực hiện có hiệu quả; góp phần làm ổn định xã hội, tạo đà cho kinh tế tăng trưởng nhanh, bền vững.

Đắk Glong có nhiều mô hình sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thương mại – dịch vụ, nghề truyền thống như: dệt thổ cẩm các dân tộc trên địa bàn huyện, đan lát cộng đồng đân tộc Mạ, M’Nông; trồng dược liệu ở xã Quảng Sơn; một số ngành


nghề mới như: trồng hoa, nghề trồng rau ... từng bước chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng: giảm tỷ trọng lao động; Tăng tỷ trọng lao động tiểu thủ công nghiệp, thương mại – dịch vụ và xây dựng.

Giai đoạn 2015 – 2019: Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng thương mại – dịch vụ, công nghiệp xây dựng; giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp chiếm 23%, công nghiệp – xây dựng chiếm: 35,5%; thương mại – dịch vụ chiếm 41,5%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm đạt: 14%. Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 30 triệu đồng/năm, đây là những điều kiện hết sức thuận lợi để huyện triển khai thực hiện thành công chương trình dạy nghề, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo [39, tr.21].

2.1.3. Đặc điểm về văn hóa – xã hội

Đắk Glong có dân số đến năm 2020 hơn 72 nghìn người, tốc độ phát triển dân số hàng năm xấp xỉ dưới 1%, có 31.800 lao động, nguồn lao động dồi dào, lao động trẻ, khỏe chiếm tỷ lệ cao trong tổng số lao động. Đây là nguồn lực quan trọng cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Con người Đắk Glong không ngại gian khổ, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất.

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu tổng hợp về lao động – văn hóa – xã hội trên địa bàn Huyện Đắk Glong năm 2019


Chỉ tiêu

ĐVT

2019

Tổng số xã

7

Tổng số thôn, bon

Thôn, bon

61

Tổng số hộ

Hộ

16.118

- Tổng số lao động

Người

31.800

+ Số LĐ tham gia hoạt động trong ngành kinh tế

Người

31.800

+ Số lao động có nhu cầu học nghề

Người

17.050

- Nhóm nghề nông – lâm – ngư – nghiệp

Người

13.949

- Nhóm nghề công nghiệp – xây dựng

Người

2.794

- Nhóm nghề thương mại dịch vụ

Người

307

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên các trường tiểu học huyện Đắk Glong tỉnh Đắk Nông đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018 - 5



Chỉ tiêu

ĐVT

2019

- Số lao động xuất khẩu

Người

12

Văn hóa



Số gia đình văn hóa

Gia đình

9.348

Tỷ lệ hộ được nghe đài

%

100

Tỷ lệ hộ được xem truyền hình

%

98

Y tế - xã hội



Tỷ lệ xã có trạm y tế

%

100

Số xã có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia

%

71,42

Số hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh

%

65

Số xã có điện lưới quốc gia

%

97

Tỷ lệ hộ được sử dụng điện

%

88

Số trường chuẩn quốc gia

Trường

02

(Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê của huyện Đắk Glong năm 2019)

2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng

2.2.1. Mục đích khảo sát

Với mục đích nhằm tìm hiểu thực trạng bồi dưỡng giáo viên và thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên các trường Tiểu học huyện Đắk Glong tỉnh Đắk Nông. Qua đó đề ra các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực giáo viên đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình GDPT 2018.

2.2.2. Đối tượng khảo sát

- Với tổng số 110 người bao gồm: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng, tổ phó chuyên môn và giáo viên của 4 trường gồm:

+ Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Trần Quốc Toản;

+ Trường Tiểu học Kim Đồng;

+ Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi;

+ Trường Tiểu học Lê Lợi;

2.2.3. Nội dung khảo sát


Để xác định đúng thực trang quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên các trường TH huyện Đắk Glong tỉnh Đắk Nông, tác giả đã nghiên cứu thực trạng về:

- Thực trạng đội ngũ giáo viên các trường TH.

- Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên các trường tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.

- Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dưỡng giáo viên các trường tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.

2.2.4. Cách thức tiến hành

- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn CBQL và GV để làm rõ thực trạng bồi dưỡng giáo viên các trường tiểu học huyện Đắk Glong tỉnh Đắk Nông, đáp ứng yêu cầu thực hiện CTGDPT 2018.

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn và giáo viên về hoạt động bồi dưỡng giáo viên các trường tiểu học huyện Đắk Glong tỉnh Đắk Nông, đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình GDPT 2018.

Ngoài ra đề tài còn sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu khảo sát được.

2.3. Thực trạng đội ngũ giáo viên các trường tiểu học huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT 2018

2.3.1. Tổng quan giáo dục tiểu học ở huyện Đắk Glong

2.3.1.1. Hệ thống trường lớp và học sinh

Năm 2020 – 2021 toàn huyện có 40 trường học từ bậc học mầm non đến phổ thông, trong đó 14 trường mầm non, 13 trường tiểu học, 03 trường Tiểu học và Trung học cơ sở, 07 trường THCS, 01 trường PTDT Nội trú và 02 trường THPT. Bên cạnh đó, huyện có 01 Trung tâm giáo dục thường xuyên – dạy nghề và 07 trung tâm học tập cộng đồng. Hàng năm, tỷ lệ huy động học sinh ra lớp luôn đạt 100%, tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%; tốt nghiệp bậc THCS đạt trên 95%; tốt nghiệp bậc THPT đạt trên 98%; số học sinh đỗ vào các trường đại


học, cao đẳng, đạt tỷ lệ gần 60%. Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng cao tạo niềm tin với chính quyền địa phương và phụ huynh học sinh.

Bảng 2.2. Số lượng học sinh từ năm học 2018 – 2019 đến năm học 2020 – 2021


Cấp học

2018 - 2019

2019 - 2020

2020 – 2021

Mầm non

4584

4949

4630

Tiểu học

9005

9331

9691

Trung học cơ sở

4436

4764

5123

Cộng

18.025

19.044

19.444

(Nguồn: số liệu tại phòng GD&ĐT huyện Đắk Glong, riêng các trường PTCS bậc học nào được tính theo bậc học đó)

Toàn huyện có 13 trường Tiểu học và 03 trường Tiểu học và Trung học cơ sở gồm 299 lớp với 10.075 HS theo học. Số lượng học sinh ra lớp hàng năm tăng trên một nghìn học sinh, tỷ lệ huy động học sinh ra lớp đạt 96,9%, không có học sinh bỏ học, nhiều khu ở cách xa trung tâm tới 30 km, phải xây dựng và tổ chức các khu, điểm lẻ, tổ chức lớp ghép, tổ chức trường tiểu học bán trú để thuận lợi cho học sinh đến trường học tập và tham gia các phong trào của nhà trường.

Năm học 2018 – 2019, tỷ lệ huy động và duy trì số cả năm học luôn đạt 96,9%. Duy trì 98 lớp học 2 buổi/ngày với 3430/8931 HS, đạt tỷ lệ 38,41% tăng 16% so với năm học trước. 4/13 trường duy trì được 70% lớp 3 buổi/ngày; còn 09 trường chưa tổ chức được 20% số lớp học 2 buổi/ngày. Có 04 trường duy trì được lớp bán trú: với 35 lớp và 1330 HS, tăng 430 HS so với năm học trước; có 13/13 đơn vị tổ chức dạy tiếng Anh từ lớp 3 đến lớp 5 với 191/250 lớp đạt 76,40% lớp và 7067/8931 học sinh đạt 79,13%(so với năm học trước tăng 03 trường, 46 lớp và 1656 HS), trong đó có 05 đơn vị tham gia dạy tiếng Anh theo chương trình 10 năm(tăng 03 đơn vị so với năm học trước). Có 02 trường tổ chức dạy tin học cho học sinh với 25 lớp và 878 HS (so với năm học trước tăng 01 trường, 14 lớp và 490 HS), trong đó Trường Tiểu học Kim Đồng duy trì được 60 % HS họ tin học. Toàn huyện 13/13 đơn vị có giáo viên dạy tiếng Anh được trang bị thiết bị để phục vụ giảng dạy môn tiếng Anh, 100% giáo viên đều tham dự đầy đủ lớp khảo sát tiếng Anh do Sở GD&ĐT tổ chức. Trong


tổng số 19 GV dạy tiếng Anh ở tiểu học, có 0 GV đạt trình độ C1, 15 GV đạt trình độ B2 số GV còn lại cơ bản đạt trình độ B1 theo tiêu chuẩn Châu Âu. Chất lượng dạy và học tiếng Anh từng bước được nâng lên. Có được những kết quả trên, thể hiện sự chỉ đạo sát sao của Phòng GD&ĐT, sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, đặc biệt là sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, sự phối kết hợp giữa Phòng GD&ĐT với các cơ quan ban ngành, đoàn thể của huyện trong thời gian qua.

Bảng 2.3: Số liệu lớp, HS từ năm học 2018 – 2019 đến năm học 2020 – 2021



Tên trường

2018 - 2019

2019 - 2020

2020 – 2021

Lớp

Học sinh

Lớp

Học sinh

Lớp

Học sinh

Kim Đồng

34

1219

37

1267

39

1336

Nguyễn Văn Trỗi

14

392

19

534

20

563

TH&THCS Trần Quốc Toản

13

397

14

420

15

446

Lê Lợi

13

358

13

361

13

373

Cộng

74

2.366

83

2.582

87

2.718

(Riêng các trường Tiểu học và Trung học cơ sở chỉ lấy số liệu học sinh bậc học TH)

2.3.1.2. Về chất lượng giáo dục

Thực hiện chỉ thị nhiệm vụ năm học của Bộ GD&ĐT, các văn bản hướng dẫn về việc thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở GD&ĐT Đắk Nông, Phòng GD&ĐT huyện Đắk Glong tổ chức triển khai, thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả. Đặc biệt trong công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên. Các trường triển khai kịp thời công văn số 138/PGD&ĐT ngày 11/9/2018 của Phòng GD&ĐT về việc hướng dẫn nhiệm vụ bậc tiểu học năm họ 2018 – 2019. Đa số các trường mạnh dạn giao quyền chủ động trong việc thực hiện chương trình cho các tổ chuyên môn, giáo viên tự nghiên cứu, xác định lựa chọn nội dung giảng dạy đảm bảo theo yêu cầu của Chuẩn kiến thức kĩ năng, điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng giảm tải


của Bộ. Tích cực giáo dục An toàn giao thông, giáo dục môi trường, giáo dục kĩ năng sống vào bài dạy ở các môn học theo hướng dẫn của ngành.

Xem bảng 2.4 dưới đây

Bảng 2.4. Kết quả xếp loại Kiến thức kĩ năng của học sinh cuối năm học 2018 -2019


Khối


TS HS

Tiếng Việt

Toán

HHT

Tỷ lệ

%

HT

Tỷ lệ

%

CHT

Tỷ lệ

%

HHT

Tỷ lệ

%

HT

Tỷ lệ

%

CH T

Tỷ lệ

%

1

2279

413

18,12

1505

66,04

379

16,63

613

26,90

1340

58,80

344

15,09

2

1885

292

15,49

1450

76,92

143

7,59

557

29,55

1223

64,88

105

5,57

3

1632

295

18,08

1264

77,45

73

4,47

387

23,71

1162

71,20

83

5,09

4

1675

321

19,16

1302

77,73

52

3,10

402

24,00

1206

72,00

67

4,00

5

1442

277

19,21

1163

80,65

2

0,14

410

28,43

1029

71,36

3

0,21

TC

8931

1.598

17,89

6.684

74,84

649

7,27

2.369

26,53

5.960

66,73

602

6,74

(Nguồn: Số liệu tại Phòng GD&ĐT Đắk Glong)

* Chất lượng giáo dục đạo đức (không kể 25 học sinh khuyết tật học hòa nhập): Học sinh thực hiện đầy đủ 4 nhiệm vụ học sinh Tiểu học 8824/8931 HS, đạt tỷ lệ 98,80%.

* Chất lượng giáo dục văn hóa: Từ phòng GD&ĐT đến các trường học trong huyện đã thực hiện nghiêm túc công tá khảo sát, kiểm định chất lượng, theo dõi giúp đỡ học sinh tiếp thu bài chậm qua từng tháng. Kết quả xếp loại học lực (2 môn Toán và Tiếng Việt) đều đạt trên 91%, cụ thể:

+ Môn tiếng Việt: Hoàn thành tốt: 1598 HS, đạt 17,89, tăng 4,23% so với năm học trước; Hoàn thành: 6684 HS, đạt 74,84%; Chưa hoàn thành 649 HS, chiếm 7,27%, giảm 2,85% so với cùng kỳ năm trước.

+ Môn toán: Hoàn thành tốt: 2369 HS, đạt 26,53%, tăng 6,02% so với năm học trước; Hoàn thành: 5960 HS, đạt 66,73%, chưa hoàn thành 602 HS, chiếm 6,74%; giảm 3,21% so với cùng kỳ năm trước.

+ Kiến thức, kĩ năng chung: Hoàn thành tốt: 1598 HS, đạt 17,98% tăng 4,12% so với năm học trước; Chưa hoàn thành: 720 HS, chiếm 8,06% giảm 3,15% so với năm học


trước. Mặc dù chất lượng giáo dục toàn diện đã được nâng lên đáng kể, song vẫn thấp hơn so với mặt bằng chung toàn tỉnh, tỷ lệ học sinh chưa hoàn thành vẫn còn.

Bảng 2.5. Kết quả về chất lượng giáo dục học sinh năm học 2018 – 2019



TT


Tên trường


Số HS

Xếp loại giáo dục

%

Hoàn thành trở lên

Hoàn thành tốt

Hoàn thành

Chưa hoàn thành

Số HS

%

Số HS

%

Số HS

%

01

TH Kim Đồng

1219

304

24,94

842

69,07

73

5,99

75,06

02

TH Nguyễn Văn Trỗi

392

60

15,31

294

75

38

9,69

90,31

03

TH&THCS Trần Quốc Toản

397

52

13,10

301

75,82

44

11,08

88,92

04

TH Lê Lơi

358

36

10,06

274

76,54

48

13,41

86,60

(Nguồn: Số liệu tổng hợp cuối năm của Phòng GD&ĐT huyện Đắk Glong, trong đó số học sinh khuyết tật là 25 em học hòa nhập không được tính số liệu ở bảng này)

* Chất lượng học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, quốc gia:

Ngay từ đầu mỗi năm học, Phòng GD&ĐT huyện đã xây dựng kế hoạch tổ chức các cuộc giao lưu học sinh giỏi lớp 3,4,5 đối với 2 môn Toán, Tiếng Việt, thi IOE đối với học sinh lớp 5; thi Giải toán qua mạng Internet và giao lưu Olympic Toán 5; thi “Giữ vở sạch, viết chữ đẹp” các cấp nhằm sớm phát hiện ra nhân tố và sớm hình thành các câu lạc bộ văn hóa, văn hay chữ đẹp để bồi dưỡng. Các nhà trường trên địa bàn huyện luôn chú trọng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, đẩy mạnh phong trào học tập, rèn luyện học sinh, số học sinh tham gia năm sau cao hơn năm trước, tỷ lệ học sinh giỏi luôn nằm trong tốp 5/8 huyện, thành phố trong tỉnh, tuy nhiên tỷ lệ đạt giải nhất, nhì, ba cấp tỉnh chưa nhiều, số lượng học sinh đạt giải cấp quốc gia chủ yếu là học sinh đạt giải.

Nguyên nhân chủ yếu là một số đơn vị trường tiểu học chưa thực sự chú ý đến công tác phát hiện bồi dưỡng học sinh giỏi, xây dựng kế hoạch còn có tính sao chép, thiếu điều tra và tính thực tiễn tại địa bàn và chưa chủ động đưa ra những chỉ tiêu cụ thể để phấn đấu ngay từ đầu năm học, nên nhiều năm không có học sinh tham gia cấp tỉnh và đạt giải thấp ở cấp huyện. Nguồn ngân sách chi cho hoạt động bồi dưỡng học sinh còn thấp.

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 11/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí