Tăng Cường Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Bồi Dưỡng Năng Lực Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Giáo Viên Tiểu Học Trong Môi Trường


Tên và nội dung mô đun


Mục tiêu bồi dưỡng

Thời gian tự học (tiết)

Thời gian học tập trung (tiết)

thuyết

Thực hành,

thảo luận


các năng lực cho HS thông qua HĐTN (cả trong và sau quá trình tham gia HĐTN).

- Về kỹ năng: GV có kỹ năng lập kế hoạch tổ chức HĐTN; kỹ năng sử dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức để tổ chức HĐTN trong môi trường giáo dụcđa văn hóa; kỹ năng xây dựng kịch bản hoạt động, thiết kế các hình thức trải nghiệm của học sinh, kỹ năng thiết kế chủ đề HĐTN; kỹ năng thiết kế và sử dụng bộ công cụ đánh giá sự hình thành và phát triển các năng lực cho HS thông qua HĐTN.

- Về thái độ: GV nhận thức được nhiệm vụ của bản thân trong tự bồi dưỡng, có thái độ nghiêm túc trong quá trình bồi dưỡng, hỗ trợ đồng nghiệp để tổ chức tốt HĐTN trong

môi trường giáo dục đa văn hóa.





Năng lực tổ chức hướng dẫn học sinh khám phá bản thân

- Về kiến thức: Sau khóa bồi dưỡng, GV đạt được nội dung kiến thức về năng lực tổ chức hướng dẫn học sinh khám phá bản thân, giúp HS các lớp 1,2,3,4 biết khám phá bản thân trong môi trường giáo dục đa văn hóa.

- Về kỹ năng: GV có kỹ năng tổ chức HĐTN nhằm định hướng HS có biểu hiện cảm xúc và hành vi phù hợp, HS có sự khéo léo, cẩn thận của bản thân.

- Về thái độ: GV nhận thức được nhiệm vụ của bản thân trong tự bồi dưỡng, có thái độ

nghiêm túc trong quá trình bồi dưỡng.


30


8


15

Năng lực tổ chức cho HS

xây dựng nhà

- Về kiến thức: Sau khóa bồi dưỡng, GV đạt được nội dung kiến thức về năng lực tổ chức cho HS xây dựng nhà trường, giúp HS các lớp 1,2,3,4 tham gia hoạt động lao

động giữ gìn cảnh quan nhà trường, tham gia hoạt động giáo dục của Sao Nhi Đồng, Đội


30


8


15

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên các trường tiểu học thành phố Bắc Kạn - 11


Tên và nội dung mô đun


Mục tiêu bồi dưỡng

Thời gian tự học (tiết)

Thời gian học tập trung (tiết)

thuyết

Thực hành,

thảo luận

trường

Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và của nhà trường, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc…để xây dựng nhà trường trong môi trường đa văn hóa.

- Về kỹ năng: GV có kỹ năng tổ chức HĐTN nhằm định hướng HS có xây dựng nhà trường và giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

- Về thái độ: GV nhận thức được nhiệm vụ của bản thân trong tự bồi dưỡng, có thái độ

nghiêm túc trong quá trình bồi dưỡng.





Năng lực tổ chức cho HS xây dựng cộng đồng

- Về kiến thức: Sau khóa bồi dưỡng, GV đạt được nội dung kiến thức về năng lực tổ chức cho HS xây dựng cộng đồng, giúp HS các lớp 1,2,3,4 biết xây dựng cộng đồng văn hóa trong môi trường đa văn hóa.

- Về kỹ năng: GV có kỹ năng tổ chức HĐTN nhằm định hướng HS tham gia các hoạt động để xây dựng cộng đồng trong môi trường đa văn hóa.

- Về thái độ: GV nhận thức được nhiệm vụ của bản thân trong tự bồi dưỡng, có thái độ

nghiêm túc trong quá trình bồi dưỡng.


30


8


15

Năng lực tổ chức cho HS phát huy, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

- Về kiến thức: Sau khóa bồi dưỡng, GV đạt được nội dung kiến thức về năng lực tổ chức cho HS phát huy, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số và đường lối, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước.

- Về kỹ năng: GV có kỹ năng tổ chức HĐTN nhằm định hướng HS có trách nhiệm giữ

gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.


30


8


15


Tên và nội dung mô đun


Mục tiêu bồi dưỡng

Thời gian tự học (tiết)

Thời gian học tập trung (tiết)

thuyết

Thực hành,

thảo luận


- Về thái độ: GV nhận thức được nhiệm vụ của bản thân trong tự bồi dưỡng, có thái độ

nghiêm túc trong quá trình bồi dưỡng.




Năng lực tổ chức cho HS xây dựng mối quan hệ tôn trọng sự khác biệt, hợp tác và

giúp đỡ nhau

- Về kiến thức: Sau khóa bồi dưỡng, GV đạt được nội dung kiến thức về năng lực tổ chức cho HS xây dựng mối quan hệ tôn trọng sự khác biệt, hợp tác và giúp đỡ nhau.

- Về kỹ năng: GV có kỹ năng tổ chức HĐTN nhằm định hướng HS có trách nhiệm xây dựng mối quan hệ tôn trọng sự khác biệt, hợp tác và giúp đỡ nhau.

- Về thái độ: GV nhận thức được nhiệm vụ của bản thân trong tự bồi dưỡng, có thái độ nghiêm túc trong quá trình bồi dưỡng.


30


8


15

Chúng tôi đề xuất quy trình bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên tiểu học trong môi trường giáo dục đa văn hóa như sau:

+ Bước 1: Xác định nhu cầu bồi dưỡng. Thời gian thực hiện trong năm học, kế hoạch tháng, tuần.

+ Bước 2: Xác định nội dung bồi dưỡng.

+ Bước 3: Xác định phương pháp bồi dưỡng.

+ Bước 4: Xác định hình thức bồi dưỡng.

+ Bước 5: Xác định chủ thể bồi dưỡng.

+ Bước 6: Xác định điều kiện để thực hiện bồi dưỡng (nhân lực, tài lực, vật lực).

+ Bước 7: Đánh giá kết quả bồi dưỡng.

Chúng tôi đề xuất quy trình quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên tiểu học trong môi trường giáo dục đa văn hóa như sau:

+ Bước 1: Lập kế hoạch bồi dưỡng

+ Bước 2: Tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng.

+ Bước 3: Chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng.

+ Bước 4: Kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch bồi dưỡng.

- Điều kiện thực hiện:

CBQL chủ động liên hệ với các chuyên gia đầu ngành trong khâu tổ chức bồi dưỡng để thực hiện chương trình bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên tiểu học trong môi trường giáo dục đa văn hóa

Giảng viên tham gia giảng dạy và giáo viên tham gia bồi dưỡng cần đáp ứng yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ sau khi hoàn thành chương trình bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên tiểu học trong môi trường giáo dục đa văn hóa.

Đội ngũ CBQL phải có năng lực quản lý tốt, nhiệt tình, có trách nhiệm, phân công trách nhiệm rõ ràng; trong mọi hoạt động của nhà trường, cần xây dựng môi trường đoàn kết, dân chủ; gắn hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên tiểu học trong môi trường giáo dục đa văn hóa với các hoạt động thi đua trong nhà trường tạo cho giáo viên có cơ hội được tham gia, được chia sẻ những kinh nghiệm cũng như những khó khăn trong quá trình bồi dưỡng.

3.2.2. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên tiểu học trong môi trường giáo dục đa văn hóa

- Mục tiêu: Công nghệ thông tin đóng một vai trò quan trọng trong giáo dục, là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và hỗ trợ quản lý bồi dưỡng GV, góp phần nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN trong môi trường đa văn hóa cho GV các trường tiểu học. Ứng dụng công nghệ thông tin giúp học viên có thể tải các bài giảng về, nộp bài tập lớn, đưa lên các thông báo/tin tức/sự kiện, làm việc nhóm, và thảo luận... Hệ thống học tập trực tuyến cũng có thể thay thế hoàn toàn cho việc học trên lớp, học viên không phải đến lớp và học đa số thời gian trên mạng Internet.

- Nội dung và cách thực hiện:

* Xây dựng mô hình truyền thông nâng cao hiệu quả công tác tổ chức hoạt động trải nghiệm cho GV các trường tiểu học trong môi trường giáo dục đa văn hóa:

- Hiệu trưởng nâng cao nhận thức đúng vai trò của hoạt động trải nghiệm cho học sinh đối với quá trình giáo dục toàn diện, trong đó chú trọng đến tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa bằng các mô hình truyền thông như: xây dựng môi trường học tập và sinh hoạt đậm đà bản sắc dân tộc cho HS tiểu học; Xây dựng cơ sở vật chất trong nhà trường có văn hóa kiến trúc của các dân tộc thiểu số; Tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm định hướng HS lĩnh hội và tiếp nhận những giá trị văn hóa dân tộc.

- Hiệu trưởng các trường chỉ đạo xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các mô hình truyền thông nâng cao hiệu quả công tác tổ chức hoạt động trải nghiệm cho GV các trường tiểu học trong môi trường giáo dục đa văn hóa như:

+ Tổ chức xây dựng câu lạc bộ “Đàn tính”; “Hát then, hát lượn”; “Thiết kế thời trang dân tộc”... Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng kế hoạch, triển khai đến toàn thể cán bộ, giáo viên, học sinh. Tổ chức cho học sinh đăng ký tham gia là thành viên câu lạc bộ theo năng lực, sở trường của mình cá nhân HS. Hiệu trưởng ra Quyết định thành lập các câu lạc bộ, phân công giáo viên phụ trách (chủ nhiệm)

câu lạc bộ, phân công nhiệm vụ cụ thể của HS trong câu lạc bộ. Yêu cầu các câu lạc bộ xây dựng kế hoạch và lịch hoạt động cụ thể theo tuần, tháng. Nhà trường tổ chức các hoạt động cụ thể để kiểm tra chất lượng hoạt động của các câu lạc bộ như: Tổ chức giao lưu như “Giao lưu em yêu khúc hát dân ca”; “Giao lưu Giai điệu đàn tính quê hương em” …; “Thi thiết kế và truyền thông về trang phục dân tộc”... Để thực hiện được nhiệm vụ như trên GV cần nâng cao tình thần tự học, tự bồi dưỡng để thực hiện nhiệm vụ. Qua các hoạt động đó giúp giáo viên được trải nghiệm, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức hoạt động trải nghiệm cho GV trong các nhà trường tiểu học.

+ Tổ chức giới thiệu lồng ghép truyền thông về môi trường giáo dục đa văn hóa thông qua các buổi chào cờ đầu tuần. Hiệu trường xây dựng kế hoạch và triển khai hoặc phân công cho Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn xây dựng kế hoạch, nội dung, thời gian, phân công giáo viên thự hiện nhiệm vụ triển khai cụ thể trong cả năm học. Hình thức truyền thông đa dạng như: Truyền thông bằng lời kết hợp các hình ảnh minh họa; GV hướng dẫn cho HS các lớp xây dựng tiểu phẩm về các hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa; Thông qua các các bài hát có làn điệu đặc trưng của các dân tộc, những điệu múa của các dân tộc trên địa bàn….

+ Nâng cao hiệu quả công tác tổ chức hoạt động trải nghiệm cho GV các trường tiểu học trong môi trường giáo dục đa văn hóa thông qua xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện ở các tiết học ngoài giờ lên lớp (ở các trường tiểu học trên đại bàn thành phố Bắc Kạn mỗi khối lớp đều có 01 tiết học Ngoài giờ lên lớp). Hiệu trưởng chỉ đạo chuyên môn nhà trường cho giáo viên tìm hiểu và đăng ký nội dung cần bồi dưỡng, thực hành về hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa. Nhà trường xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp cụ thể theo tuần, theo tháng, theo chủ đề của từng khối lớp hoặc toàn trường. Triển khai đến toàn thể GV trong trường. GV xây dựng kế hoạch cụ thể theo nhiệm vụ được phân công (chủ nhiệm lớp mấy? khối nào? Tình hình học sinh lớp chủ nhiệm ra sao? Nội dung? Hình thức? Giải pháp? ) triển khai thực hiện sao cho hiệu quả nhất đến HS mà mình phụ trách. Cuối tháng hoặc cuối các chủ đề cho HS của lớp, khối lớp hoặc phối hợp HS toàn trường tổ chức các hoạt động,

hình thức để báo cáo kết quả thực hiện hoạt động trải nghiệm đã được triển khai theo tháng hay theo chủ đề.

+ Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo huy động các nguồn lực tham gia tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh bằng văn bản nhằm truyền thông tới Ban đại diện cha mẹ HS, gia đình HS, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn về bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho GV các trường tiểu học.

+ Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo xây dựng mô hình truyền thông nâng cao hiệu quả công tác tổ chức hoạt động trải nghiệm cho GV các trường tiểu học trong môi trường giáo dục đa văn hóa: xây dựng chương trình tập huấn về hoạt động trải nghiệm trong môi trường đa văn hóa cho GV các trường tiểu học, Hiệu trưởng các trường chỉ đạo đảm bảo 100% máy tính trong nhà trường có sử dụng mạng Internet tốc độ cao, các máy tính được kết nối mạng Internet để phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho GV các trường tiểu học.

+ Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo tổ chức các hội nghị tập huấn nhằm truyền thông về vai trò và tầm quan trọng của bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho GV các trường tiểu học. Tổ chức cho GV các trường tiểu học trải nghiệm về địa bàn nơi HS sống nhằm cung cấp kiến thức thực tiễn cho GV các trường tiểu học về môi trường giáo dục đa văn hóa.

- Thiết lập Website của nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả công tác tổ chức hoạt động trải nghiệm cho GV các trường tiểu học trong môi trường giáo dục đa văn hóa:

+ Trang thông tin website của nhà trường là nơi cung cấp, trao đổi thông tin công khai trên mạng Internet về nội dung chương trình bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho GV các trường tiểu học. Website có thể bao gồm nhiều trang thông tin, trong đó có trang đầu hay trang nhất (Home page) là trang hiển thị ra đầu tiên khi mở website: nội dung thông tin trang này cung cấp các bài viết về tổ chức HĐTN cho HS trong môi trường giáo

dục đa văn hóa với ý nghĩa truyền thông. Thông tin trên các trang web được truyền tải bằng kỹ thuật đa phương tiện: văn bản, âm thanh, tiếng nói, đồ hoạ, biểu đồ, hình ảnh, video và truyền hình trực tiếp. Có thể truy cập đến thông tin của các trang web khác nhờ các mối siêu kết nối.

+ Trên thông tin website của nhà trường có cổng thông tin điện tử là website tích hợp các kênh thông tin, các dịch vụ và ứng dụng theo một phương thức thống nhất, thông qua một điểm truy cập duy nhất đối với người sử dụng, trong đó có liên kết với website “trường học kết nối” của Bộ GD & ĐT.

+ Hiệu trưởng chỉ đạo thiết kế họp qua web để tổ chức phòng họp ảo, lớp học ảo qua web, trong đó GV các trường tiểu học tham gia có thể trao đổi thông tin qua hình ảnh video, tiếng nói, bài trình chiếu, chia sẻ hình ảnh màn hình, chia sẻ tệp dữ liệu, gõ văn bản trao đổi tức thời (chat) cùng một số tiện ích khác về nội dung chương trình bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho GV các trường tiểu học.

+ Hiệu trưởng chỉ đạo thiết kế thuyết trình qua web nhằm quảng bá thông tin một chiều tới nhiều GV tiểu học tham dự qua việc truy cập trang web, thông tin bao gồm các sự kiện như bài giảng của báo cáo viên, giảng viên có thể kèm hình và tiếng của một báo cáo viên, bài báo cáo, bài thuyết trình của GV tham gia lớp bồi dưỡng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/02/2023