Một Số Biện Pháp Quản Lý Bồi Dưỡng Năng Lực Tổ Chức Hđtn Trong Môi Trường Giáo Dục Đa Văn Hóa Cho Giáo Viên Các Trường Tiểu Học Thành Phố

Bảng 2.12. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý

bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên tiểu học thành phố Bắc Kạn


TT


Các yếu tố

Mức độ ảnh hưởng


X

Rất ảnh hưởng

Trung bình

Không ảnh

hưởng

SL

%

SL

%

SL

%

1

Nhận thức và nhu cầu bồi

dưỡng của giáo viên tiểu học

122

85.3%

14

9.8%

7

4.9%

2.8


2

Việc tổ chức, chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục về hoạt

động bồi dưỡng


127


88.8%


10


7.0%


6


4.2%


2.85

3

Năng lực của CBQL

109

76.2%

23

16.1%

11

7.7%

2.69

4

Cơ sở vật chất, trang thiết bị

và các điều kiện hỗ trợ

107

74.8%

34

23.8%

2

1.4%

2.73

5

Kinh phí bồi dưỡng cho

giảng viên, học viên

108

75.5%

32

22.4%

3

2.1%

2.73

6

Năng lực của đội ngũ báo

cáo viên

101

70.6%

31

21.7%

11

7.7%

2.63

7

Đặc điểm văn hóa dân tộc

vùng, miền

102

70.8%

30

20.8%

12

8.3%

2.63

8

Ứng dụng công nghệ thông tin

111

77.6%

10

7.0%

22

15.4%

2.62

9

Sự quan tâm của Chính

quyền địa phương

99

69.2%

23

16.1%

21

14.7%

2.55

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên các trường tiểu học thành phố Bắc Kạn - 10

Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên tiểu học thành phố Bắc Kạn cho thấy, các yếu tố trên có mức độ rất ảnh hưởng, CBQL, GV đánh giá mức độ ảnh hưởng từ 2.55 đến 2.85 điểm. Trong đó, yếu tố “Việc tổ chức, chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục về hoạt động bồi dưỡng” và yếu tố “Nhận thức và nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên tiểu học”, sau đó là các yếu tố “Cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện hỗ trợ” và “Kinh phí bồi dưỡng cho giảng viên, học viên”, các yếu tố này đánh giá mức độ rất ảnh hưởng từ 2.73 đến 2.85 điểm. Thực tế hiện nay ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Bắc Kạn, CBQL chưa phát huy năng

lực xây dựng điều chỉnh kế hoạch phù hợp với thực tiễn, tổ chức và chỉ đạo thực hiện, kiểm tra và đánh giá hoạt động bồi dưỡng tổ chức HĐTN cho giáo viên trong môi trường đa văn hóa. Vì vậy, kết quả tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng giáo viên được đánh giá ở mức trung bình, thể hiện ở khâu tổ chức không quan tâm, chú trọng, không thực hiện rà soát rút kinh nghiệm dẫn đến hiệu quả bồi dưỡng không cao.

Một bộ phận GV các trường tiểu học chưa chủ động trong tự bồi dưỡng và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN trong môi trường giáo dục đa văn hóa, họ còn ỷ lại vào sự phân công, tổ chức bồi dưỡng của nhà trường và kế hoạch của Phòng GD&ĐT. Do đó, CBQL cần phải chú ý đến nhận thức và nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên tiểu học để lập kế hoạch bồi dưỡng.

Đa số các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Bắc Kạn chưa đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động bồi dưỡng, kinh phí bồi dưỡng cho giảng viên, học viên không đủ chi cho việc đầu tư cơ sở vật chất và ứng dụng công nghệ thông tin hoặc chi cho hoạt động bồi dưỡng. Yếu tố “Đặc điểm văn hóa vùng miền” cũng ảnh hưởng đến tổ chức tốt HĐTN trong môi trường đa văn hóa cho HS, GV phải hiểu được đặc điểm văn hóa dân tộc vùng miền để có kế hoạch giúp HS bảo vệ, phát huy những giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng môi trường hòa nhã và thân thiện, xây dựng mối quan hệ tôn trọng lẫn nhau. GV muốn tổ chức HĐTN trong môi trường giáo dục đa văn hóa cần phải tự bồi dưỡng cho mình kiến thức về đặc điểm văn hóa vùng

miền để GV tổ chức đa dạng các HĐTN trong môi trường đa văn hóa.

Sự quan tâm của chính quyền địa phương cũng ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN cho GV tiểu học trong môi trường đa văn hóa, nếu chính quyền địa phương hối hợp với Phòng Giáo dục & Đào tạo và các trường tiểu học trên địa bàn tổ chức các hội thảo, hội nghị và các lớp tập huấn cho GV, hỗ trợ về vật chất và tinh thần sẽ giúp cho hoạt động quản lý và tổ chức bồi dưỡng đạt hiệu quả cao.

Tiểu kết chương 2

Từ những phân tích và đánh giá về thực trạng bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường đa văn hóa cho giáo viên tiểu học thành phố Bắc Kạn cho thấy, các trường tiểu học ở thành phố Bắc Kạn đã tổ chức các lớp bồi dưỡng về năng lực và kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên tiểu học. Tuy nhiên, mức độ thực hiện

nội dung bồi dưỡng về kiến thức về môi trường giáo dục đa văn hóa và kiến thức về tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường đa văn hóa cho giáo viên các trường tiểu học chưa đạt hiệu quả cao. Trong các khóa bồi dưỡng, chủ thể bồi dưỡng đã thực hiện thường xuyên các phương pháp: thuyết trình, vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, phương pháp vận dụng dạy học theo tình hình và các hình thức: Hình thức tập trung; Cử GV tham gia các đợt bồi dưỡng do Phòng GD & ĐT tổ chức; Tổ / nhóm chuyên môn của nhà trường tổ chức…Kết quả bồi dưỡng bồi dưỡng tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường đa văn hóa cho giáo viên tiểu học thành phố Bắc Kạn cho thấy, các GV đã thực hiện ở tốt các năng lực như: Năng lực tổ chức cho HS chăm sóc gia đình; Năng lực tổ chức cho HS xây dựng nhà trường…

Từ những phân tích và đánh giá về thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên tiểu học thành phố Bắc Kạn cho thấy các trường đã tiến hành lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo thực hiện kế hoạch và kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN trong môi trường đa văn hóa cho GV các trường tiểu học.

Từ những phân tích và đánh giá về thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên các trường tiểu học thành phố Bắc Kạn tỉnh Bắc Kạn cho thấy, yếu tố “Việc tổ chức, chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục về hoạt động bồi dưỡng” và yếu tố “Nhận thức và nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên tiểu họclà các yếu tố có mức độ ảnh hưởng nhất.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC ĐA VĂN HÓA CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC

THÀNH PHỐ BẮC KẠN, TỈNH BẮC KẠN


3.1. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất phải hướng vào phát triển năng lực tổ chức HĐTN cho GV tiểu học trong môi trường giáo dục đa văn hóa thể hiện ở mục tiêu bồi dưỡng nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng tổ chức HĐTN trong môi trường đa văn hóa cho GV tiểu học, không chỉ vậy, mục tiêu của quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN cho GV tiểu học trong môi trường giáo dục đa văn hóa nhằm đánh giá những thành công, hạn chế của hoạt động qua mỗi năm học để CBQL có cơ sở điều chỉnh kế hoạch hợp lí.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Đổi mới quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN cho GV tiểu học trong môi trường giáo dục đa văn hóa phải trên cơ sở kế thừa những thành tựu về quản lý trong và ngoài nước, từ đó phát huy những mặt tích cực, những ưu điểm trong thực hiện quản lý hoạt động này. Đổi mới quản lý quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN cho GV tiểu học trong môi trường giáo dục đa văn hóa cần cơ cấu lại bộ máy quản lý, phân công nhân sự thực hiện hoạt động, cử GV đi bồi dưỡng xuất phát từ nhu cầu của đội ngũ GV. Bên cạnh đó, trong công tác quản lý phải kế thừa cái tiến bộ, CBQL, GV thường xuyên phải cập nhật kiến thức để góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Tính đồng bộ đòi hỏi các biện pháp nêu ra phải tác động lên toàn bộ quá trình thực hiện đồng bộ các khâu trong quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN cho GV tiểu học trong môi trường giáo dục đa văn hóa, tác động đến hệ thống thể chế, chính sách và các điều kiện, phương tiện để triển khai hoạt động. Khi triển khai thực hiện biện pháp này không làm ảnh hưởng đến quy trình thực hiện các biện pháp kia, các biện pháp cần được quan tâm, đầu tư. Các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN cho GV tiểu học trong môi trường giáo dục đa

văn hóa không thực hiện một cách đơn lẻ mà phải tiến hành thực hiện đồng bộ các biện pháp đề xuất, tạo động lực, điều kiện để thực hiện các biện pháp.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất có khả năng áp dụng một cách thuận lợi, nhanh chóng trong quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN cho GV tiểu học trong môi trường giáo dục đa văn hóa ở thành phố Bắc Kạn. Các biện pháp phải sát với yêu cầu thực tế nội dung bồi dưỡng trong môi trường giáo dục đa văn hóa, phù hợp với điều kiện thực tế của các trường tiểu học ở thành phố Bắc Kạn. Khi triển khai thực hiện phải đảm bảo được tiến độ thực hiện, đảm bảo các điều kiện về tài chính, về đội ngũ GV, về tổ chức, kịp thời giải quyết các vướng mắc và khó khăn trong quá trình thực hiện biện pháp. Để có căn cứ khách quan, các biện pháp phải được đem thử nghiệm để kiểm chứng tính khả thi, từ đó áp dụng vào thực tiễn để thực hiện đồng bộ các giải pháp.

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất phải đem lại hiệu quả cao nhằm phát huy năng lực tổ chức HĐTN cho GV tiểu học trong môi trường giáo dục đa văn hóa từ đó nâng cao chất lượng tổ chức HĐTN cho HS trong môi trường giáo dục đa văn hóa.

3.2. Một số biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên các trường tiểu học thành phố Bắc Kạn tỉnh Bắc Kạn

3.2.1. Đề xuất chương trình bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên tiểu học trong môi trường giáo dục đa văn hóa

- Mục tiêu: Bổ sung và hoàn thiện năng lực tổ chức HĐTN trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên các trường tiểu học thành phố Bắc Kạn tỉnh Bắc Kạn. Xây dựng chương trình bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên tiểu học trong môi trường giáo dục đa văn hóa phù hợp với điều kiện của các trường; triển khai thực hiện theo kế hoạch của nhà trường một cách chủ động. Tăng cường quản lý mục tiêu nội dung chương trình HĐTN trong môi trường giáo dục đa văn hóa đã được kế hoạch hóa nhằm đảm bảo tính thống nhất giữa kế hoạch, mục tiêu và nội dung tổ chức thực hiện.

Mục tiêu cụ thể:

+ Về kiến thức: GV sau khóa bồi dưỡng phải đạt được nội dung kiến thức về tổ chức HĐTN trong môi trường giáo dục đa văn hóa. GV vận dụng kiến thức sau

khóa bồi dưỡng để tổ chức các HĐTN nhằm giáo dục học sinh về truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số và đường lối, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước. GV phát huy năng của mình để tổ chức các HĐTN nhằm lôi cuốn HS người dân tộc thể hiện, giao lưu văn hóa, giúp HS trao đổi học tập và cùng tham gia vào việc bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa dân tộc. GV vận dụng kiến thức sau khóa bồi dưỡng nhằm tổ chức các HĐTN lôi cuốn các HS thuộc dân tộc khác nhau có sự khác biệt về nhận thức, văn hóa, nếp sống, ứng xử, tạo ra sự hòa hợp và thân thiện cho học sinh.

+ Về kĩ năng: GV có kỹ năng như: lập kế hoạch, kỹ năng thiết kế tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường đa văn hóa, kỹ năng kiểm tra, điều chỉnh và hoàn thiện nội dung HĐTN trong môi trường đa văn hóa.

+ Về thái độ: GV hình thành thái độ nghiêm túc trong tổ chức HĐTN trong môi trường giáo dục đa văn hóa nhằm định hướng HS giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tôn trọng sự khác biệt. GV nhận thức được nhiệm vụ của bản thân trong tự bồi dưỡng, có thái độ nghiêm túc trong quá trình bồi dưỡng, hỗ trợ đồng nghiệp để tổ chức tốt HĐTN trong môi trường giáo dục đa văn hóa.

- Nội dung và cách thức thực hiện:


Bảng 3.1. Nội dung chương trình bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên tiểu học trong môi trường giáo dục đa văn hóa


Tên và nội dung mô đun


Mục tiêu bồi dưỡng

Thời gian tự học (tiết)

Thời gian học tập

trung (tiết)

Lý thuyết

Thực hành, thảo luận


Đặc trưng văn hóa các dân tộc Việt Nam

- Về kiến thức: Sau khóa bồi dưỡng, GV đạt được nội dung kiến thức về những đặc trưng về văn hóa của các dân tộc Việt Nam trong tổ chức HĐTN cho HS.

- Về kỹ năng: GV khai thác những đặc trưng văn hóa các dân tộc Việt Nam để lập kế hoạch, thiết kế tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa.

- Về thái độ: GV hình thành thái độ nghiêm túc trong tổ chức HĐTN trong môi trường đa văn hóa nhằm khai thác những đặc trưng văn hóa các dân tộc Việt Nam. GV nhận thức được nhiệm vụ của bản thân trong tự bồi dưỡng, có thái độ nghiêm túc trong quá trình bồi

dưỡng, hỗ trợ đồng nghiệp để tổ chức tốt HĐTN trong môi trường giáo dục đa văn hóa.


30


8


15


Môi trường giáo dục đa văn hóa

- Về kiến thức: Sau khóa bồi dưỡng, GV đạt được nội dung kiến thức về kiến thức về môi trường đa văn hóa nhằm giải quyết tình huống về văn hóa của các dân tộc thiểu số, GV tôn trọng và ý thức được sự khác biệt về văn hóa, GV khi tổ chức HĐTN biết hòa hợp những khác biệt về văn hóa.

- Về kỹ năng: GV có kỹ năng tổ chức các HĐTN nhằm định hướng HS ý thức được sự khác biệt về văn hóa, thái độ hòa hợp những khác biệt về văn hóa.

- Về thái độ: GV nhận thức được nhiệm vụ của bản thân trong tự bồi dưỡng, có thái độ nghiêm túc trong quá trình bồi dưỡng, hỗ trợ đồng nghiệp để tổ chức tốt HĐTN trong

môi trường giáo dục đa văn hóa.


30


8


15


Tên và nội dung mô đun


Mục tiêu bồi dưỡng

Thời gian tự học (tiết)

Thời gian học tập trung (tiết)

thuyết

Thực hành,

thảo luận

Yêu cầu về phẩm chất và năng lực của giáo viên để tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi

trường giáo

dục đa văn hóa

- Về kiến thức: Sau khóa bồi dưỡng, GV hiểu và vận dụng được những quy định về đạo đức và chuẩn mực nhà giáo trong hình thành phẩm chất đạo đức và chuẩn mực nhà giáo của bản thân và người học. GV ứng xử và giao tiếp của GV tiểu học trong môi trường đa văn hóa với thái độ hòa nhập, thái độ bình đẳng và khoan dung trong ứng xử và giao tiếp trong mô trường đa văn hóa. Giúp GV hiểu được những vấn đề lý luận về năng lực tổ chức HĐTN trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho GV.

- Về kỹ năng: GV vận dụng phẩm chất và năng lực trong quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học trong môi trường giáo dục đa văn hóa.

- Về thái độ: GV có thái độ nghiêm túc trong quá trình bồi dưỡng, hỗ trợ đồng nghiệp để tổ chức tốt HĐTN trong môi trường giáo dục đa văn hóa.


30


8


15

Quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học trong môi

trường giáo

dục đa văn hóa

- Về kiến thức: Sau khóa bồi dưỡng, GV đạt được nội dung kiến thức về quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học trong môi trường giáo dục đa văn hóa gồm: lập kế hoạch tổ chức HĐTN theo tiếp cận năng lực thực hiện; kiến thức sử dụng phương pháp, hình thức để tổ chức HĐTN trong môi trường giáo dục đa văn hóa nhằm hình thành và phát triển năng lực học sinh trong dạy học. Kiến thức xây dựng kịch bản hoạt động, thiết kế các hình thức trải nghiệm của học sinh, kỹ năng thiết kế chủ đề

HĐTN... Kiến thức thiết kế và sử dụng bộ công cụ đánh giá sự hình thành và phát triển


30


8


15

Ngày đăng: 13/02/2023