Phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở tại huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông - 1


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI


NGUYỄN TRỌNG THU


PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI HUYỆN ĐẮK GLONG, TỈNH ĐẮK NÔNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH QUẢN LÝ GIÁO DỤC


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở tại huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông - 1


NGUYỄN TRỌNG THU


PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI HUYỆN ĐẮK GLONG, TỈNH ĐẮK NÔNG


Ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 8 14 01 14


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. Nguyễn Vân Anh


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những kết quả nghiên cứu của luận văn này chưa được công bố ở bất kỳ công trình nào khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Tác giả


Nguyễn Trọng Thu


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 16

1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu 16

1.2. Phân cấp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học cơ sở 21

1.3. Phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở 24

1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học

cơ sở 29

Tiểu kết chương 1 33

Chương 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI HUYỆN ĐẮK GLONG, TỈNH ĐĂK NÔNG 34

2.1. Khái quát về điều kiện kinh tế - xã hội và giáo dục huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông 34

2.2. Tổ chức và phương pháp khảo sát thực tiễn 36

2.3. Thực trạng đội ngũ giáo viên các trường trung học cơ sở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông 38

2.4. Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học cơ sở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông 41

2.5. Đánh giá chung về đội ngũ và phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học cơ sở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông 55

Tiểu kết chương 2 58

Chương 3: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN ĐẮK GLONG, TỈNH ĐẮK NÔNG TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC 60

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp 60

3.2. Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học cơ sở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông trong bối cảnh đổi mới giáo dục 60

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp 72

3.4. Khảo sát mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất 73

Tiểu kết chương 3 78

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 79

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

PHỤ LỤC 1


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

CBQL Cán bộ quản lý

ĐNGV Đội ngũ giáo viên

GD&ĐT Giáo dục và đào tạo

THCS Trung học cơ sở

UBND UBND

THPT Trung học phổ thông

GV Giáo viên

KT-XH Kinh tế - xã hội

TH&THCS Tiểu học và trung học cơ sở

QLNN Quản lý nhà nước

CBQLGD Cán bộ quản lý giáo dục


DANH MỤC BẢNG, BIỂU

Bảng 2.1. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu cơ bản 5 năm 35

Bảng 2.2. Trình độ đào tạo của đội ngũ giáo viên trung học cơ sở 39

Bảng 2.3. Năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên 40

Bảng 2.4. Kết quả khảo sát các vấn đề chung có liên quan đến kết quả thực hiện phát triển đội ngũ giáo viên tại huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông 42

Bảng 2.5. Thực trạng khảo sát thực hiện nhiệm vụ tuyển dụng đội ngũ giáo viên THCS huyện huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông 44

Bảng 2.6. Kết quả khảo sát thực hiện nhiệm vụ bố trí, sử dụng đội ngũ giáo viên THCS tại huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông 46

Bảng 2.7. Kết quả khảo sát về thực hiện nhiệm vụ đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông 48

Bảng 2.8. Kết quả khảo sát thực trạng thực hiện nhiệm vụ đánh giá giáo viên THCS tại huyện huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông 51

Bảng 2.9. Kết quả khảo sát sự ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến phát triển đội ngũ giáo viên THCS tại huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông 53

Bảng 2.10. Kết quả khảo sát sự ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đến phát triển đội ngũ giáo viên THCS tại huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông 54

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất nhằm phát triển đội ngũ giáo viên THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông 73

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất nhằm phát triển đội ngũ giáo viên THCS huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông 75

Bảng 3.3. Mối quan hệ giữa tính cần thiết và khả thi của các biện pháp 77

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đang được đẩy mạnh, việc đặt ra những yêu cầu đổi mới về vai trò của đội ngũ nhà giáo ngày càng trở nên cấp thiết, đặc biệt khi mục tiêu giáo dục được quy định rõ tại Điều 2, Luật giáo dục 2019: “Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế” [52]. Do đó, trong chiến lược phát triển giáo dục nói chung và chiến lược phát triển của nhà trường nói riêng, phát triển đội ngũ giáo viên luôn là nhiệm vụ trọng tâm. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là biện pháp quan trọng, cốt yếu để nâng cao chất lượng giáo dục.

Xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ cấp thiết của ngành giáo dục và của tất cả các nhà trường. Giáo dục phổ thông giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo dựng mặt bằng dân trí đáp ứng những yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Công tác xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo được thực hiện theo hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật triển khai Luật Viên chức, Luật giáo dục. Nhiều địa phương đã thực hiện tốt việc xây dựng Đề án vị trí việc làm, tổ chức chuyển xếp từ ngạch sang hạng cho giáo viên theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; đánh giá viên chức để rà soát, sàng lọc và tinh giản theo tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết số 39-NQ/TW của Trung ương [2] và Nghị định số 108/2014/NĐ- CP của Chính phủ [19].

Công tác xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo được thực hiện theo hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật triển khai Luật Viên chức. Nhiều địa phương đã thực hiện tốt việc xây dựng Đề án vị trí việc làm, tổ chức chuyển xếp từ ngạch sang hạng cho giáo viên theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; đánh giá viên chức

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 16/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí