Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Giáo Viên Trường Tiểu Học Đáp Ứng Yêu Cầu Chường Trình Gdpt 2018


nhân và năng lực nghề nghiệp của bản thân để ngày càng nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục học sinh.

Thứ ba, ngoài ra giáo viên còn là một người nghiên cứu. Giáo viên chính là người nghiên cứu và giải quyết những vấn đề của thực tiễn giáo dục.

Thứ tư, không những thế giáo viên còn là nhà văn hóa – xã hội. Điều này nhấn mạnh trách nhiệm đóng góp của giáo viên trong cộng đồng nơi cư trú và cộng đồng địa phương, nơi trường đóng như một công dân có ý thức trách nhiệm xây dựng môi trường văn hóa và gương mẫu trong tác phong, lối sống lành mạnh, giản dị và thiện chí.

1.2.2.2. Nội dung, chương trình bồi dưỡng

- Giáo viên bồi dưỡng theo 9 modul mà Chương trình Etep đã, đang và sẽ thực hiện bao gồm:

+ Mô đun 1 “Hướng dẫn thực hiện Chương trình GDPT 2018” gồm 6 nội

dung;

+ Mô đun 2 “Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm

chất, năng lực học sinh tiểu học” gồm 3 nội dung;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

+ Mô đun 3 “Kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực” gồm 4 nội dung;

+ Mô đun 4 “Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh tiểu học” 3 nội dung;

Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên các trường tiểu học huyện Đắk Glong tỉnh Đắk Nông đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018 - 4

+ Mô đun 5 “Tư vấn và hỗ trợ học sinh tiểu học trong hoạt động giáo dục và dạy học” gồm 3 nội dung;

+ Mô đun 6 “Xây dựng văn hóa nhà trường tiểu học” gồm 3 nội dung;

+ Mô đun 7 “Thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường ở trường tiểu học” gồm 3 nội dung;

+ Mô đun 8 “Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học” gồm 3 nội dung;

+ Mô đun 9 “Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh tiểu học” gồm 3 nội dung;


- Giáo viên bồi dưỡng chương trình giáo dục thường xuyên do kế hoạch của nhà trường.

1.2.2.3. Phương pháp và hình thức tổ chức bồi dưỡng

Tổ chức cho giáo viên tham gia các lớp tập huấn chuyên môn của Bộ, Sở, Phòng GD & ĐT”; tham gia các lớp bồi dưỡng năng lực dạy học Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 ở cấp tiểu học với 2 hình thức tập huấn trực tiếp và trực tuyến.

Phát huy vai trò của Tổ chuyên môn trong việc tổ chức các hoạt động chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề để giải quyết các nội dung khó của từng bài dạy trong khối: Tổ chức các hoạt động chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề, trao đổi thông tin qua Internet, trên trang wed “Trường học kết nối” của Bộ GD & ĐT.

1.2.2.4. Đánh giá kết quả bồi dưỡng

Đánh giá là công cụ sử dụng để đánh giá quá trình học của người học gồm: Trắc nghiệm, bài tập thực hành, bảng hỏi, câu hỏi phỏng vấn, các công cụ quan sát và hồ sơ.

1.2.2.5. Các lực lượng tham gia bồi dưỡng

Cán bộ quản lý; Tổ trưởng, tổ phó chuyên môn; Giáo viên đứng lớp.

1.3. Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trường tiểu học đáp ứng yêu cầu chường trình GDPT 2018

1.3.1. Vị trí, chức năng của phòng GD&ĐT trong quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trường tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT 2018

Phòng GD&ĐT là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Đắk Glong, thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND quản lý nhà nước về giáo dục ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo phân cấp hoặc ủy quyền của UBND huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện và theo quy định của pháp luật.

Phòng GD&ĐT có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, vị trí việc làm, biên chế và nhiệm vụ công tác của UBND cấp huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ và các quy định khác của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đăk Nông.


1.3.2. Nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trường tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018

1.3.2.1. Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng

Chương trình – sách giáo khoa sau năm 2018 có nhiều đổi mới theo hướng: “Chương trình mới tiếp cận theo hướng hình thành và phát triển năng lực cho người học; không chạy theo khối lượng tri thức mà chú ý khả năng vận dụng tổng hợp các kiến thức, kỹ năng, thái độ, tình cảm, động cơ... vào giải quyết các tình huống trong cuộc sống hàng ngày...”. Để thực hiện sự đổi mới này, một trong những vấn đề quan trọng và then chốt là đổi mới đội ngũ giáo viên. Đổi mới đội ngũ giáo viên là thực hiện việc bồi dưỡng tay nghề cho những giáo viên đang đứng lớp, nhằm tạo sự thay đổi về tư tưởng, nâng cao ý thức tự giác của các thầy cô giáo về việc đổi mới giáo dục, đổi mới cách thức lên lớp, đổi mới suy nghĩ về vai trò của học sinh. Chính vì vậy việc khảo sát nhu cầu bồi dưỡng là vấn đề then chốt để nhà quản lý làm cơ sở lập kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, xác định nhu cầu bồi dưỡng, xác định nội dung bồi dưỡng, dự kiến kế hoạch bồi dưỡng, dự kiến phương thức bồi dưỡng.

1.3.2.2. Quản lý mục tiêu hoạt động bồi dưỡng giáo viên trường tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018

Mục tiêu bồi dưỡng được hiểu là kết quả, là sản phẩm mong đợi của quá trình bồi dưỡng. Quản lý mục tiêu bồi dưỡng là quá trình thực hiện những tác động của chủ thể quản lý đến các thành tố cấu thành quá trình bồi dưỡng và thiết lập mối quan hệ, vận hành mối quan hệ của thành tố đó theo định hướng của mục tiêu bồi dưỡng đã xác định.

Xác định mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng cần chỉ ra hoạt động bồi dưỡng nhằm vào đối tượng nào, bồi dưỡng để người tham dự bồi dưỡng thu nhận được những kiến thức, kỹ năng và có thái độ như thế nào. Nói cụ thể hơn là sau bồi dưỡng thì đội ngũ giáo viên đạt được mức độ như thế nào so với các tiêu chuẩn của đội ngũ GVTH.

Từ mục tiêu bồi dưỡng (bồi dưỡng đạt những chuẩn gì về kiến thức, kỹ năng và thái độ), xác định đối tượng bồi dưỡng (bồi dưỡng cho ai), bồi dưỡng cái gì (nội


dung chương trình bồi dưỡng), bồi dưỡng như thế nào (phương pháp và hình thức bồi dưỡng), bồi dưỡng với thời lượng bao nhiêu (kế hoạch bồi dưỡng) để xác định nội dung bồi dưỡng.

1.3.2.3. Quản lý nội dung, chương trình hoạt động bồi dưỡng giáo viên trường tiểu học

Nội dung bồi dưỡng chính là hệ thống các kiến thức về chính trị xã hội, về khoa học kĩ thuật, về tay nghề (kĩ năng, kĩ xảo), về thể lực và quốc phòng mà người học cần phải được lĩnh hội để đạt được nội dung bồi dưỡng. Xét theo cấu trúc của nội dung bồi dưỡng, quản lý nội dung bồi dưỡng là quá trình hoạch định và triển khai trên thực tiễn những nội dung phục vụ cho mục tiêu bồi dưỡng. Các nội dung này được xác định theo 2 nhóm chính như sau:

- Nhóm nội dung chính trị xã hội: Gồm triết học, chính trị học, giáo dục công dân, dân số, môi trường... góp phần chủ yếu vào việc giáo dục phẩm chất đạo đức, thái độ cho học sinh.

- Nhóm nội dung khoa học, kĩ thuật, công nghệ: Thường được chia thành các nội dung khoa học cơ bản, lý thuyết kỹ thuật cơ sở, lý thuyết kỹ thuật chuyên môn, các nội dung thực hành, chủ yếu nhằm hình thành năng lực, đó là hệ thống kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo (chân, tay, trí óc) chung và riêng. Quản lý việc thực hiện mục tiêu, nội dung bồi dưỡng được tiến hành trong suốt quá trình dạy học, thông qua việc quản lý hoạt động dạy và hoạt động học sao cho các kế hoạch, nội dung chương trình bồi dưỡng được triển khai một cách đầy đủ, đúng về nội dung và tiến độ thời gian nhằm đạt được các yêu cầu của mục tiêu bồi dưỡng.

- Bồi dưỡng nâng cao phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị (yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, chấp hành luật pháp nhà nước, quy định của ngành, thực hiện nhiệm vụ chức năng của người GV tiểu học; yêu nghề, thương yêu tôn trọng và đối xử công bằng với học sinh; có tinh thần trách nhiệm trong công tác, có ý thức tổ chức kỷ luật, có đạo đức, lối sống lành mạnh, có tinh thần hợp tác; có tinh thần tự học, phấn đấu nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ.


- Bồi dưỡng để cập nhật và nâng cao kiến thức (có kiến thức khoa học cơ bản để dạy các môn học trong chương trình tiểu học; có kiến thức cơ bản về Tâm lý học sư phạm và trẻ em, Giáo dục học và phương pháp dạy học các bộ môn ở tiểu học; có hiểu biết về những chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước đối với kinh tế, văn hóa, xã hội và giáo dục, có kiến thức phổ thông về những vấn đề xã hội.

- Bồi dưỡng về kỹ năng sư phạm (kỹ năng giáo dục, dạy học, tổ chức). Cụ thể: biết lập kế hoạch bài học, tổ chức hoạt động dạy và học theo hướng đổi mới phương pháp dạy học nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu của bài học; biết làm công tác chủ nhiệm lớp và tổ chức các hoạt động giáo dục như sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động của Đội thiếu niên và Sao nhi đồng; biết giao tiếp, ứng xử với học sinh, cha mẹ học sinh, đồng nghiệp và cộng đồng, ... biết lập hồ sơ, lưu giữ và sử dụng hồ sơ vào việc giảng dạy và giáo dục học sinh.

1.3.2.4. Quản lý phương pháp và hình thức hoạt động bồi dưỡng giáo viên trường tiểu học

- Theo dõi, đôn đốc thực hiện, đánh giá được kết quả thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy – giáo dục của toàn thể đội ngũ giáo viên và của từng giáo viên.

- Theo dõi, chỉ đạo thực hiện và đánh giá được kết quả thực hiện việc học tập. Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên và của từng giáo viên.

- Nắm được các ưu điểm, khuyết điểm, đánh giá được sự tiến bộ về các mặt chính trị, tư tưởng, phẩm chất đạo đức của từng giáo viên.

- Có kế hoạch và bằng văn bản cụ thể phân công, giao nhiệm vụ giảng dạy – giáo dục ngay từ đầu năm học, dùng biện pháp hành chính – tổ chức để quản lý, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện.

- Kết hợp sử dụng các biện pháp hành chính – tổ chức với việc đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt, hướng dẫn các giáo viên lập kế hoạch thi đua phấn đấu trở thành giáo viên dạy giỏi và cuối học kì, năm học có đánh giá bình bầu thi đua.

- Tổ chức và hướng dẫn học sinh, đóng góp ý kiến, nhận xét về tình hình giảng dạy – giáo dục của giáo viên bằng hình thức bỏ phiếu thăm dò.


- Định kì tổ chức dự lớp, tổ chức trao đổi rút kinh nghiệm kịp thời.

- Theo dõi, chỉ đạo hoạt động của giáo viên trong đổi mới phương pháp giáo dục và nghiên cứu khoa học.

1.3.2.5. Quản lý các điều kiện phương tiện hoạt động bồi dưỡng giáo viên trường tiểu học

Quản lý các điều kiện phục vụ bồi dưỡng là khai thác, sử dụng tốt điều kiện cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính và các phương tiện kỹ thuật phục vụ cho công tác bồi dưỡng. Đây là nội dung đảm bảo điều kiện cho công tác bồi dưỡng giáo viên có thể được thực hiện và thực hiện một cách có hiệu quả.

1.3.2.5. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng giáo viên trường tiểu

học

Kiểm tra: Là nội dung cơ bản và quan trọng của quản lý nói chung và trong

quản lý hoạt động bồi dưỡng, uốn nắn, điều chỉnh kịp thời nội dung phương pháp, hình thức bồi dưỡng cho phù hợp, đúng hướng.

Từ những cơ sở lí luận trên ta có thể khái quát: Quản lí công tác bồi dưỡng giáo viên là một trong những hoạt động của quản lí giáo dục, là quá trình tác động có ý thức c ủa chủ thể quản lý giáo dục tới khách thể quản lí (tập thể giáo viên, cá nhân giáo viên) tạo cơ hội cho giáo viên tham gia vào các hoạt động dạy học, giáo dục học tập trong và ngoài nhà trường nhằm cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng tư tưởng tình cảm nghề nghiệp nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực sư phạm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Bồi dưỡng được thực hiện bởi hoạt động đặc trưng là dạy học.

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên các trường tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT 2018

1.4.1. Các yếu tố chính trị - xã hội

Một nước có nền chính trị ổn định, tiến bộ; Nhà nước có quan điểm đúng đắn về vị trí, vai trò của GD&ĐT đối với sự phát triển kinh tế-xã hội, chính sách đầu tư cho giáo dục hợp lý, GD&ĐT sẽ phát triển mạnh mẽ về quy mô và chất lượng. Ngược lại, chính trị không ổn định, bộ máy lãnh đạo không coi trọng GD&ĐT sẽ


kìm hãm sự phát triển của giáo dục. Trong các yếu tố xã hội tác động đến sự phát triển của GD&ĐT nói chung và đội ngũ GVTH nói riêng thì yếu tố dân số, mật độ dân số và dân số trong độ tuổi đi học có ảnh hưởng cơ bản trực tiếp đến quy mô phát triển GD& ĐT, đến đội ngũ GVTH. Dân số tăng nhanh hay giảm đột ngột gây sức ép cho giáo dục nhất là những lớp đầu cấp.

1.4.2. Yếu tố phát triển kinh tế và ngân sách đầu tư cho giáo dục và giáo dục tiểu học

Nếu GDP bình quân theo đầu người cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư của Nhà nước, của xã hội cho giáo dục, nhu cầu học tập của người dân cao; từ đó tạo điều kiện cho việc thực hiện các mục tiêu giáo dục. Mức chi ngân sách của nhà nước cho giáo dục, có tác dụng quan trọng cho phát triển giáo dục vì đây là nguồn chi mang tính chất ổn định nhất. Trong ngân sách của nhà nước ta hiện nay, chi cho giáo dục là khoản chi khá lớn. Ngân sách chi cho giáo dục tăng hàng năm sẽ có tác dụng thúc đẩy giáo dục phát triển nhanh về chất lượng, số lượng và quy mô đào tạo.

1.4.3. Nhóm nhân tố về khoa học – công nghệ

Sự phát triển khoa học công nghệ, những diễn biến văn hóa có khả năng xảy ra trong thời kỳ quy hoạch sẽ có ảnh hưởng đến nội dung và cơ cấu đào tạo. Sự phát triển của khoa học công nghệ sẽ góp phần làm thay đổi chất lượng GD&ĐT, làm xuất hiện những ngành nghề mới, thu hẹp hay mất đi những ngành nghề đã có. Tác dụng của văn hóa, khoa học công nghệ làm thay đổi thị trường sức lao động. Thị trường sức lao động sẽ tác động trở lại quy mô GD&ĐT.

1.4.4. Nhóm các nhân tố bên trong của giáo dục tiểu học

Cấu trúc mạng lưới, các loại hình đào tạo, các loại hình trường, lớp; phương thức tổ chức, quá trình đào tạo, thời gian đào tạo, hiệu quả trong và ngoài đào tạo. Nhóm này phản ánh khả năng phát triển của hệ thống GD&ĐT. Trong quy mô đào tạo, cấu trúc mạng lưới trường, lớp, chất lượng đào tạo bồi dưỡng GV là nhân tố có vai trò quan trọng. Nếu các loại hình thức trường lớp được phát triển đa dạng, được bố trí hợp lý trên địa bàn lãnh thổ với đội ngũ GVTH đủ số lượng, cơ cấu, đảm bảo chất lượng sẽ là điều kiện để tăng quy mô phát triển GD&ĐT.


1.4.5. Nhóm các nhân tố quốc tế về GD&ĐT

Xu thế phát triển GD&ĐT trên thế giới và khu vực sẽ ảnh hưởng đến phát triển GD&ĐT của một quốc gia. Các nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến quan điểm, chính sách của Nhà nước về giáo dục. Những định hướng đúng đắn được đầu tư một cách thỏa đáng, tạo cơ sở pháp lí tạo điều kiện GD&ĐT phát triển.

Tiểu kết chương 1

Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên các trường tiểu học huyện Đắk Glong tỉnh Đắk Nông đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo đáp ứng mục tiêu đổi mới căn bản nền giáo dục, góp phần tham gia vào xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, đối với tỉnh Đắk Nông nói chung và huyện Đắk Glong nói riêng.

Trong chương 1, luận văn trình bày những luận điểm khoa học có liên quan đến vấn đề quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên các trường tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đây là cơ sở lý luận trong quá trình triển khai thực hiện quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên các trường tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 trên địa bàn huyện Đắk Glong, tạo tiền đề đánh giá tình hình triển khai thực hiện hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 trên địa bàn huyện Đắk Glong; đề ra các biện pháp, giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện đổi mới giáo dục và đào tạo theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 trên địa bàn huyện Đắk Glong giai đoạn 2020 – 2025.

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 11/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí