Đối Với Ủy Ban Nhân Dân Huyện Đắk Glong


Có chính sách khen thưởng đối với giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng chương trình GDPT 2018 được các chuyên gia chấm điểm đạt hiệu quả cao có hình thức thích hợp đối với những giáo viên không đạt yêu cầu của lớp bồi dưỡng.

3.5.4. Đối với Ủy ban nhân dân huyện Đắk Glong

Tuyển dụng đủ số lượng giáo viên còn thiếu trong tổng biên chế được giao, ưu tiên tuyển một số giáo viên bộ môn cho tiểu học (giáo viên tiếng Anh, tin học,..)

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng cho chương trình GDPT 2018, chú ý đầu tư các phòng học bộ môn, nhà giáo dục thể chất, mở rộng quỹ đất đảm bảo cho học sinh học tập kỹ năng sống, tổ chức các hoạt động thực hành theo hướng của một huyện lấy phát triển nông nghiệp gắn với thương mại dịch vụ.

3.5.5. Đối với phòng GD&ĐT huyện Đắk Glong

Tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn cần lựa chọn thời điểm thích hợp và số lượng, thành phần giáo viên tham gia cũng như nội dung và cách thức thích hợp trên cơ sở điều tra nhu cầu, mong muốn được bồi dưỡng của giáo viên.

Chỉ đạo đẩy mạnh hoạt động tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tại trường bằng nhiều hình thức và quy mô khác nhau (liên trường, nhà trường, tổ chuyên môn, nhóm ...) để kết hợp cải tiến thực tiễn với nâng cao năng lực của GV.

3.5.6. Đối với các trường tiểu học

- Cần coi trọng sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường như một hoạt động tự bồi dưỡng chuyên môn gắn với nhiệm vụ thực hiện thay sách giáo khoa mới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

- Xây dựng nội dung sinh hoạt chuyên môn hướng vào cải tiến thực tiễn dạy học trong các bài cụ thể.

- Động viên, khuyến khích giáo viên tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng ngày càng cao của giáo dục đào tạo trong giai đoạn hiện nay.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên các trường tiểu học huyện Đắk Glong tỉnh Đắk Nông đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018 - 11

Tiểu kết chương 3

Triển khai thực hiện tốt việc quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn huyện Đắk Glong tỉnh Đắk Nông đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT 2018 góp phần quan trọng trong việc triển khai giáo dục phổ thông mới; thực


hiện mục tiêu đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân và các cấp chính quyền trên địa bàn huyện.

Từ những phân tích về thực trạng công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn huyện Đắk Glng tỉnh Đắk Nông đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT 2018 trên cơ sở lý luận, mục tiêu hướng đến của chương trình giáo dục phổ thông mới, việc thực hiện hiệu quả hoạt động bồi dưỡng giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn huyện Đắk Glong tỉnh Đắk Nông đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT 2018 góp phần đưa nền giáo dục huyện Đắk Glong phát triển từng bước với phương châm nâng cao chất lượng giáo dục, thu hẹp chất lượng giáo dục giữa vùng sâu vùng xa với những vùng thuận lợi, góp phần xây dựng một huyện Đắk Glong “thoát ra khỏi huyện nghèo phát triển nhanh và bền vững”.

Trong các giải pháp trên có những giải pháp mang tính độc lập dựa vào khả năng nội tại của ngành và yêu cầu đổi mới của chương trình sách giáo khoa phổ thông là chủ yếu, có những giải pháp cần có sự phối hợp chỉ đạo của các cấp, các ngành cùng chung tay vào hoạt động bồi dưỡng giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn huyện Đắk Glong tỉnh Đắk Nông đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT 2018 thì mới có hiệu quả cao.

Đồng thời tác giả đưa ra các khuyến nghị đối với các cấp quản lý để thực hiện tốt hơn trong thopwif gian đến về công tác quản lý bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 nói chung và công tác quản lý bồi dưỡng giáo viên các trường tiểu học huyện Đăk Glong tỉnh Đăk Nông đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT 2018 nói riêng.


KẾT LUẬN

Quản lý hoạt động bồi dưỡng GV nói chung và GV tiểu học nói riêng là một vấn đề mang tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn, nhất là có tính thực tiễn đối với các trường TH trên địa bàn huyện Đắk Glong. Luận văn đã làm rõ những vấn đề đặt ra mang tính cơ sở lý luận về quản lý, quản lý giáo dục, giáo dục tiểu học và giáo viên tiểu học, bồi dưỡng giáo viên và quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên các trường tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT 2018.

Luận văn đi vào hệ thống hóa các quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển giáo dục tiểu học cũng như việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ GV tiểu học của huyện Đắk Glong nói chung và thực tế quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT 2018 của phòng GD&ĐT huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.

Đổi mới nội dung, phương pháp nhằm đạt tới mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới. Để đạt được những mục tiêu nêu trên cũng như có những cơ sở lý luận mang tính khoa học cao, luận văn đi sâu phân tích những đặc trưng cơ bản của giáo dục tiểu học nói chung, trong đó có giáo dục tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông, làm rõ những vấn đề trọng tâm trong quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT 2018. Bên cạnh đó, các chức năng cũng như nhiệm vụ và phạm vi quản lý của phòng GD&ĐT đối với hoạt động bồi dưỡng cũng được phân tích kỹ. Qua việc nghiên cứu lý luận nói trên đã định hướng và tạo một cơ sở đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT 2018 ở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

01. Ban Bí thư TW Đảng khóa IX (2004), chỉ thị số 40/CT-TW ngày 15/6/2004 về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

02. Ban chấp hành TW Đảng khóa VIII (2000), Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành TW Đảng khóa VIII.

03. Đặng Quốc Bảo (2004), một số khái niệm về quản lý giáo dục, trường Cán bộ quản lý giáo dục, Hà Nội.

04. Đặng Quốc Bảo (1995), Quản lý – Quản lý giáo dục tiếp cận từ những mô hình, trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo Trung Ương 1, Hà Nội.

05. Bộ GD&ĐT (2007), Quyết định số 14/2007QĐ-BGD&ĐT về ban hành chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học.

06. Bộ GD&ĐT (2010), Điều lệ trường Tiểu học. Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2010/BGD&ĐT ngày 30/12/2010.

07. Bộ GD&ĐT – Bộ Nội vụ: Thông tư số 35/2008/TTLB-BGD-ĐT BNV ngày 14/7/2008 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng GD&ĐT thuộc UBND các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

08. Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996), Đai cương về khoa học quản lý, Trường cán bộ quản lý giáo dục đào tạo Trung ương I, Hà Nội.

09. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2005), Quyết định số 09/2009/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong giai đoạn 2005 – 2010”.

10. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2001), (2012), Chiến lược phát biểu giáo dục 2001 – 2010; 2011 – 2020. Ban hành kèm theo quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng chính phủ.

11. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2001), Chỉ thị số 14/2001/CT- TTg, của Thủ tướng Chính phủ, về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH của Quốc hội.


12. Nguyễn Kế Hào (1995), Vai trò, vị trí Giáo dục tiệu học, Tạp chí giáo dục tiểu học tháng 3, Hà Nội.

13. Harold Koontz (1994), những vấn đề cốt yếu của quản lý, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

14. K Mác – Ăng Ghen (1993), toàn tập – tập 5, NXB sự thật, Hà Nội.

15. Trần Kiểm (2002), khoa học quản lý nhà trường phổ thông, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

16. Trần Kiểm, Bùi Minh Hiền (2006), Quản lý và lãnh đạo nhà trường, giáo trình Khoa quản lý giáo dục, Trường ĐHSP Hà Nội.

17. M.I.Kon Đa Kốp (1984) – Cơ sở lý luận của khoa học quản lý giáo dục, Trường cán bộ QLGC Trung ương, Hà Nội.

18. P.V.Khu Đô Minx Ky (1982), về công tác hiệu trưởng,trường cán bộ QLGD Trung ương, Hà Nội.

19. Paul Hersey và Ken Blanc Hard (1995), Quản lý nguồn nhân lực, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

20. Nguyễn Ngọc Quang (1992), những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

21. Nguyễn Ngọc Quang (1998): Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý, trường Cán bộ quản lý giáo dục đào tạo Trung ương I, Hà Nội.

22. Quốc hội (2010), Nghị quyết 40/2000/QH10, tháng 12/2000 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

23. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật Giáo dục năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục (2009), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

24. Tập thể tác giả (1999), Đại từ điển Tiếng Việt, Trung tâm ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam. NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.

25. Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Đắk Nông lần thứ XI 2020 –

2025.

26. Văn kiện Đại hội Đại biểu huyện Đắk Glong lần thứ IV(2020 – 2025).


27. Bộ giáo dục và Đào tạo (2018), Thông tư số 20/2018/TT_BGD&ĐT về “Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông”.

28. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2005), Lý luận đại cương về quản lý, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

29. Vũ Quốc Chung, Nguyễn Văn Cường (2009), Cải cách đào tạo bồi dưỡng giáo viên theo định hướng chuẩn và năng lực nghề nghiệp, Tạp chí Giáo dục, số 219, kỳ 1.

30. Trần Kim Dung (2006), Quản trị nguồn nhân lực, Nxb Thống kê, Hà Nội.

31. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết Hội nghị lần thứ VIII Ban chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới cơ bản và toàn diện GDDH Việt Nam giai đoạn 2006-2020, Hà Nội.

32. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

33. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW của Hội nghị lần thứ tám BCHTU Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, Hà Nội.

34. Trần Khánh Đức (2009), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

35. Chính phủ (2006), Nghị định số 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội.

36. Đỗ Viết Long, Trần Văn Hiếu (2020), thực trạng quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo định hướng đổi mới giáo dục phổ thông tại huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk, tạp chí Giáo dục, Số 482 (kỳ 2 - 7/2020).

37. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2001), (2012), Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010; 2011 – 2020. Ban hành kèm theo quyết định số 711/QĐ- TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng chính phủ.

38. Nguyễn Tiến Dũng (2012), Tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cốt cán đầu đàn yếu tố quyết định để xây dựng nhà trường hiệu quả, Tạp chí Giáo dục, số 294, kỳ 2.


39. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020) Thông tư số 28/2020/TT- BGD&ĐT về “ban hành điều lệ trường tiểu học”.

40. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018) Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT về ban hành chương trình giáo dục phổ thông.

41. Quốc Hội (2014) Nghị quyết số 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

42. Sở Giáo dục và Đào tạo( 2019) Báo cáo số 321/2019/BC-SGDĐT về báo cáo tổng kết năm học 2018-2019.

43. Phòng Giáo dục và Đào tạo( 2019) Báo cáo số 124/2019/BC-PGDĐT về báo cáo tổng kết năm học 2018-2019.

44. Phòng Giáo dục và Đào tạo( 2020) Báo cáo số 165/2020/BC-PGDĐT về báo cáo tổng kết năm học 2019-2020.


PHỤ LỤC 1

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

(Dành cho Cán bộ quản lý, giáo viên các trường Tiểu học)


Kính chào Quý Thầy/Cô!

Chúng tôi đang thực hiện một nghiên cứu khoa học về công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn giáo viên Tiểu học. Chúng tôi rất mong Quý Thầy/Cô dành chút thời gian cho biết ý kiến của mình thông qua việc trả lời các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào con số tương ứng với phương án phù hợp nhất hoặc vui lòng ghi ý kiến vào phần còn trống.

Nghiên cứu khảo sát 110 phiếu, Quý Thầy/Cô là một trong số những người được chọn ngẫu nhiên trả lời bảng hỏi này. Việc khảo sát thuần túy mang tính chất nghiên cứu khoa học, không sử dụng cho mục đích khác; danh tính của người cung cấp thông tin sẽ được bảo mật, không thể hiện trong các báo cáo kết quả khảo sát.

Rất mong nhận được sự hưởng ứng, hỗ trợ và xin trân trọng cảm ơn sự cộng tác, giúp đỡ của Quý Thầy/Cô!

PHẦN 1. THÔNG TIN CÁ NHÂN

Giới tính:

1. Nam 2. Nữ

Độ tuổi: Cơ cấu:

1. Dưới 30 tuổi 1. Tổ trưởng

2. Từ 30 – 40 tuổi 2. Giáo viên trong biên chế

3. Trên 40 tuổi 3. Giáo viên hợp đồng

Trình độ: Thâm niên công tác:

1. Trên đại học 1. < 5 năm

2. Đại học 2. 5 – 10 năm

3. Cao đẳng 3. 10 – 15 năm

4. 15 – 20 năm

5. > 20 năm

Thầy/Cô đang công tác ở trường:…………………………………………

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 11/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí