thúc
b. Phân biệt thời điểm tội phạm hoàn thành và thời điểm tội phạm kết
Tội phạm kết thúc là thời điểm hành vi phạm tội đã thực sự chấm dứt.
Thời điểm tội phạm hoàn thành cần phải được phân biệt với thời điểm tội phạm kết thúc. Hai thời điểm tội phạm hoàn thành và thời điểm tội phạm kết thúc có thể trùng nhau hoặc không trùng nhau.
Hành vi phạm tội có thể dừng lại ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc ở giai đoạn phạm tội chưa đạt và ngược lại tội phạm tuy đã hoàn thành nhưng vẫn có thể tiếp tục xảy ra. Việc phân biệt hai thời điểm này có ý nghĩa trong thực tế áp dụng chế định đồng phạm và trong thực tế áp dụng những quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Việc áp dụng những chế định và quy định này đều dựa vào thời điểm tội phạm kết thúc và hoàn toàn không phụ thuộc vào thời điểm tội phạm hoàn thành. Việc còn có thể tham gia vào vụ án và trở thành đồng phạm hay còn có thể thực hiện quyền phòng vệ chính đáng hay không, chỉ phụ thuộc vào những việc tội phạm đã kết thúc hay chưa. Trong khi áp dụng quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự,
việc xác định thời điểm tội phạm kết thúc có ý nghĩa đối với trường hợp giữa ngày thực hiện tội phạm và ngày tội phạm kết thúc có khoảng cách như ở những tội kéo dài hoặc ở những trường hợp tội liên tục. Đối với những trường hợp này, việc tính thời hiệu phải kể từ ngày tội phạm kết thúc.
1.1.1.4. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
Có thể bạn quan tâm!
- Các giai đoạn thực hiện tội phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng - 1
- Các giai đoạn thực hiện tội phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng - 2
- Các giai đoạn thực hiện tội phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng - 3
- Các Giai Đoạn Thực Hiện Tội Phạm Trong Luật Hình Sự Một Số
- So Sánh Tỷ Lệ Bản Án Của Tội Phạm Chưa Hoàn Thành So Với Tội Phạm Đã Hoàn Thành Thông Qua Nghiên Cứu 100 Bản Án Trên Địa Bàn Thành Phố
- Thực Tiễn Áp Dụng Pháp Luật Đối Với Giai Đoạn Tội Phạm Hoàn
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
a. Khái niệm
"Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản".
b. Điều kiện của việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
Hành vi được thừa nhận là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội phải có đầy đủ các điều kiện khách quan và chủ quan. Khi có đủ điều kiện ấy thì
người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự.
- Điều kiện khách quan để thừa nhận là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản. Điều kiện này đòi hỏi người phạm tội đang còn điều kiện thực hiện tội phạm như công cụ, phương tiện phạm tội có hiệu nghiệm, người phạm tội không bị phát hiện hoặc điều kiện thuận lợi khác để thực hiện tội phạm trót lọt.Việc chấm dứt tội phạm phải xảy ra ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc ở giai đoạn phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành.
Chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành là những trường hợp người phạm tội mới tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc chưa thực hiện hết các hành vi khách quan được quy định trong cấu thành tội phạm, do vậy hậu quả của tội phạm chưa xảy ra cho xã hội. Trong lúc này, người phạm tội không tiếp tục thực hiện tội phạm nữa, đây là điều kiện tiên quyết cho việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.
Nếu người phạm tội chấm dứt hành vi của mình ở giai đoạn phạm tội hoàn thành hoặc giai đoạn phạm tội chưa đạt nhưng đã hoàn thành thì không được thừa nhận là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội vì họ đã thực hiện hết các hành vi khách quan của cấu thành tội phạm do điều luật quy định.
- Điều kiện chủ quan: Người phạm tội phải chấm dứt việc phạm tội một cách tự nguyện và dứt khoát, triệt để. Sự chấm dứt hành vi phạm tội dứt khoát thể hiện ở việc từ bỏ hẳn, chấm dứt hẳn tội phạm. Trường hợp người phạm tội chỉ chấm dứt tạm thời, chờ thời cơ thuận lợi lại tiếp tục phạm tội không được coi là dứt khoát. Người phạm tội phải tự mình chấm dứt hành vi phạm tội, việc chấm dứt hoàn toàn tự nguyện, tự giác chứ không phải vì lý do bị ngăn cản. Pháp luật không quy định nguyên nhân dẫn đến chấm dứt tội phạm, do vậy người phạm tội có thể chấm dứt hành vi phạm tội bởi bất kỳ nguyên nhân nào như thương người bị hại, sợ trừng phạt, hối hận...v.v
c. Trách nhiệm hình sự đối với việc nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm vì họ đã từ bỏ hẳn ý định phạm tội khi họ không có bất kỳ sự ngăn cản nảo. Điều đó chứng tỏ họ không còn nguy hiểm cho xã hội nữa. Tuy nhiên khi tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, người chấm dứt chỉ được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm. Nếu hành vi thực tế của họ ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc ở giai đoạn phạm tội chưa đạt, chưa hoàn thành đã có đủ dấu hiệu cả các yếu tố cấu thành tội phạm khác thì họ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm đó, họ chỉ được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm chứ không được miễn trách nhiệm hình sự về tội phạm khác mà họ đã phạm ở giai đoạn chuẩn bị hoặc giai đoạn chưa đạt, chưa hoàn thành.
1.1.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu các giai đoạn thực hiện tội phạm
Tội phạm có thể được thực hiện trong một hành vi phạm tội xảy ra cùng một lúc hợp thành một cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, hoạt động phạm tội diễn ra trong một khoảng thời gian tương đối dài. Trong khoảng thời gian đó, người phạm tội thực hiện dự định phạm tội của mình theo từng giai đoạn nhất định.
Việc phát hiện, làm sáng tỏ các giai đoạn thực hiện tội phạm nhằm đảm bảo nguyên tắc công bằng trong pháp luật hình sự Việt Nam. Nguyên tắc công bằng là tư tưởng mang tính chỉ đạo, định hướng được quán triệt xuyên suốt, trong quá trình xây dựng và áp dụng pháp luật hình sự nước ta. Nguyên tắc công bằng thể hiện ở hai phương diện: Công bằng giữa những người phạm tội và tương xứng giữa biện pháp trách nhiệm hình sự với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và nhân thân của người phạm tội.
Việc nghiên cứu, xác định đúng các giai đoạn thực hiện tội phạm có ý nghĩa quan trọng đối với việc phân biệt tội phạm hoàn thành với tội phạm
chưa hoàn thành, đối với việc định tội danh hành vi phạm tội, cũng như đối với việc xác định mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi đã được thực hiện và nhân thân người phạm tội. Bởi vì, thông thường tội phạm hoàn thành nguy hiểm hơn tội phạm chưa đạt, còn phạm tội chưa đạt nguy hiểm hơn chuẩn bị phạm tội. Ngoài ra, việc xác định giai đoạn cụ thể của việc thực hiện tội phạm là cơ sở cho việc cá thể hóa hình phạt đối với người phạm tội.
Việc phát hiện, làm sáng tỏ các giai đoạn thực hiện phạm tội, trước hết là chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt, có ý nghĩa quan trọng đối với việc ngăn chặn gây ra hậu quả thực tế cho các quyền và lợi ích của Nhà nước và cá nhân được pháp luật bảo vệ. Việc ngăn chặn tội phạm ở giai đoạn chuẩn bị hoặc ở thời điểm bắt đầu thực hiện, nhưng chưa hoàn thành, sẽ khắc phục được việc gây ra hậu quả thực tế.
1.2. Quy định của pháp luật về các giai đoạn thực hiện tội phạm
1.2.1. Khái quát lịch sử lập pháp về các giai đoạn thực hiện tội phạm
1.2.1.1. Giai đoạn sau Cách mạng tháng 8 đến trước khi Bộ luật hình sự năm 1985 có hiệu lực pháp luật
Sau khi Cách mạng tháng 8 thành công, để các quan hệ xã hội có thể tiếp tục duy trì sự ổn định, các văn pháp pháp luật của chế độ cũ được chính quyền cách mạng tiếp tục áp dụng, bên cạnh đó chính quyền cách mạng tiến hành ban hành nhiều văn bản mới trong lĩnh vực luật hình sự. Ngày 10/10/1945, Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã ký Sắc lệnh cho phép áp dụng pháp luật của chế độ cũ nhưng Sắc lệnh cũng quy định rằng không chấp nhận các án lệ cũ. Việc ban hành Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ lâm thời đã mở đầu và định hướng cho việc hình thành và hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam sau này. Trong hoàn cảnh đất nước ta vừa mới đánh đổ sự thống trị của phát xít Nhật để giành lại chính quyền, do còn thiếu kinh nghiệm trong xây dựng pháp luật nên trong suốt quãng thời gian này các
văn bản pháp luật hình sự Việt Nam là một tập hợp các văn bản đơn hành thể hiện dưới nhiều hình thức tên gọi như Sắc lệnh, Thông tư, Điều lệ… Trong khoảng những năm 1970, chính quyền nước Việt Nam đã ban hành một số văn bản pháp luật hình sự có tính pháp điển hóa như Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng vào ngày 30/10/1967; Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa vào ngày 21/10/1970; Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân vào ngày 21/10/1970; Sắc luật số 03/SL của Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam vào ngày 15/3/1976; Pháp lệnh trừng trị tội hối lộ vào ngày 20/5/1981…
Trong giai đoạn này, do hạn chế về kỹ thuật lập pháp, các quy định của pháp luật về các giai đoạn phạm tội không được đề cập một cách rõ ràng mà chỉ được thể hiện qua các điều luật cụ thể, trong những tội phạm cụ thể, có cấu thành tội phạm cụ thể và quy định những hình phạt riêng đối với các tội phạm đó. Theo đó, quy định của pháp luật hình sự về các giai đoạn thực hiện tội phạm từ sau cách mạng tháng 8 đến trước khi Bộ luật hình sự năm 1985 có hiệu lực có thể được rút ra làm các giai đoạn: âm mưu phạm tội; chuẩn bị phạm tội; phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành. Do yêu cầu thực tiễn trong đấu tranh phòng, chống tội phạm trong thời kỳ còn chiến tranh ở nước ta, pháp luật hình sự ở giai đoạn này quy định việc biểu lộ ý định phạm tội là một trong những giai đoạn phạm tội và là tội phạm, ví dụ như trong tội phản cách mạng tại Điều 2 Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng vào ngày 30/10/1967 [4], cụ thể như sau:
“Âm mưu phạm tội và hành động phạm tội đều bị trừng trị”
Tại bản Tổng kết số 452-HS2 ngày 10/8/1970 của Tòa án nhân dân Tối cao về thực tiễn xét xử các tội giết người có giải thích như sau: “Tội giết người chưa hoàn thành khi người bị nạn chết, đối với trường hợp giết người nhưng không chết, nên thống nhất gọi là giết người chưa đạt” [20, tr.27].
Như vậy, trong pháp luật thời kỳ này mặc dù chưa có quy định cụ thể về giai đoạn phạm tội chưa đạt nhưng bản Tổng kết trên đã đưa ra một khái niệm về giai đoạn phạm tội chưa đạt, thừa nhận về giai đoạn phạm tội chưa đạt.
Ngoài ra Điều 19 của Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân vào ngày 21/10/1970 [5] còn quy định về việc xử nhẹ hoặc miễn hình phạt đối với tội phạm chưa bị phát giác, chưa ở giai đoạn tội phạm đã hoàn thành với nội dung:
Điều 19: Những trường hợp xử nhẹ hoặc miễn hình phạt
Kẻ nào phạm những tội quy định ở Chương II mà tội phạm thuộc vào một hoặc nhiều trường hợp sau đây thì được xử nhẹ hoặc miễn hình phạt:
Tội phạm chưa bị phát giác mà kẻ phạm tội thành thật thú tội với cơ quan chuyên trách, khai rõ hành động của mình và của đồng bọn... .
Như vậy trong giai đoạn này tuy chưa quy định cụ thể nhưng pháp luật hình sự đã có sự phân hóa trách nhiệm hình sự và hình phạt đối đối từng giai đoạn phạm tội, từ đó bảo vệ được quyền tự do của công dân, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội và quy định trách nhiệm hình sự phù hợp với tính chất và mức độ phạm tội của tội phạm.
1.2.1.2. Giai đoạn Bộ luật hình sự năm 1985 có hiệu lực
Có thể nói, Bộ luật hình sự năm 1985 là sự kết hợp thành tựu 40 năm hoạt động lập pháp của chính quyền cách mạng Việt Nam, là kết quả của quá trình thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm ở nước ta từ năm 1945 đến thời điểm Bộ luật được ban hành. Bộ luật hình sự năm 1985 là một bộ luật thống nhất xác định rõ các quy định liên quan đến tội phạm và hình phạt.
Về quy định về các giai đoạn phạm tội, Bộ luật hình sự năm 1985 quy định có trách nhiệm hình sự hay không có trách nhiệm hình sự đối với giai đoạn chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt của các tội phạm cố ý, điều này thể hiện sự phân hóa trong trách nhiệm hình sự của tội phạm chưa hoàn thành
so với tội phạm đã hoàn thành. Chỉ có những người có hành vi chuẩn bị phạm tội, tội gây nguy hại lớn cho xã hội mà được Luật hình sự quy định là tội nghiêm trọng mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Như vậy, so với các giai đoạn phạm tội khác thì chuẩn bị phạm tội có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp nhất và chuẩn bị phạm tội tội ít nghiêm trọng ít nguy hiểm hơn chuẩn bị phạm tội tội nghiêm trọng. Cụ thể:
Điều 15 Bộ luật hình sự năm 1985 đã quy định:
Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện cần thiết khác để thực hiện tội phạm.
Người chuẩn bị phạm một tội nghiêm trọng phải chịu trách nhiệm hình
sự.
Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện
được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.
Đối với những hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt được quyết định theo các Điều của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng, tuỳ theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng [14] .
Tuy nhiên, theo Điều 15 Bộ luật hình sự năm 1985 thì người chuẩn bị phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về cùng một tội danh, theo cùng một điều luật và trong cùng một phạm vi chế tài như trường hợp tội phạm hoàn thành, điều đó chưa tạo được cơ sở pháp lí đầy đủ để phân hóa trách nhiệm hình sự đối với các hành vi thực hiện tội phạm ở các mức độ khác nhau cho tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, trong đó các hành vi thực hiện tội phạm ở các mức độ khác nhau và có mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau. Sự phân hóa trách nhiệm hình sự đối với chuẩn bị phạm tội của một loại tội cố ý chỉ có thể thực hiện được một
cách triệt để nếu đảm bảo được nguyên tắc tương xứng giữa mức độ trách nhiệm hình sự cần xác định với mức độ nguy hiểm của hành vi đó. Theo đó, để tương xứng với mức độ nguy hiểm của các hành vi thực hiện một tội phạm cố ý ở các mức độ khác nhau thì rõ ràng thông qua các quy định của mình, Luật hình sự phải thể hiện được nguyên tắc xử lí là chuẩn bị phạm tội bị xử nhẹ hơn các giai đoạn phạm tội khác (nếu có các tình tiết khác tương đương).
Như vậy, đối với tội phạm ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội, Bộ luật hình sự năm 1985, tuy đã thể hiện được sự phân hóa hợp lí trong quy định về xác lập trách nhiệm hình sự nhưng vẫn chưa thể hiện được sự phân hóa hợp lí trong quy định về xác định trách nhiệm hình sự.
1.2.1.3. Giai đoạn Bộ luật hình sự năm 1999 có hiệu lực
Bộ luật hình sự năm 1999 (được sửa đổi, bổ sung ngày 19/6/2009) là Bộ luật hình sự hiện hành của Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Theo đó, Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 đã khắc phục được một số nhược điểm về quy định đối với tội phạm chưa hoàn thành. Điều 15 được thay thế bằng ba điều luật khác nhau quy định riêng là:
+ Điều 17 của Bộ luật hình sự năm 1999 quy định: chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm.
Người chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc một tội đặc biệt nghiêm trọng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện [15].
+ Điều 18 của Bộ luật hình sự năm 1999 quy định : phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội. Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt [15].
Những quy định này cụ thể hơn, mang tính khoa học hơn. Có thể nói, Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 được quy định khá khoa học khi tách