Khảo Sát Mức Độ Cần Thiết Và Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp

3.4. Điều kiện chung để thực hiện các biện pháp

- Muốn thực hiện được các biện pháp trên cần phải tăng cường hợp tác nhiều mặt giữa ngành Giáo dục và Đào tạo với các Vụ, Viện, các trường Sư phạm và các Sở, ban ngành liên quan để tạo thành chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên âm nhạc TH có hệ thống, đồng bộ, liên tục.

- Đổi mới công tác quản lí xây dựng cơ chế hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên âm nhạc TH:

+ Đổi mới phương thức học tập, bồi dưỡng: Giáo viên tự học là chính, tự thấy nhu cầu phải học là cấp thiết, nếu không học thì không thể giảng dạy tốt. Do đó giáo viên âm nhạc TH phải xây dựng ý thức tự học ở mọi lúc, mọi nơi, học ở sách vở, học ở đồng nghiệp, học ở học sinh, học ở phụ huynh, học ở thông tin đại chúng vv... Như Bác Hồ đã từng dạy cán bộ, đảng viên: "Học ở nhà trường, học ở sách vở, học ở nhân dân".

+ Đổi mới cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của giáo viên: Trên tinh thần tự học là chính, cho nên cũng xây dựng cơ chế giáo viên tự đánh giá kết quả học tập của mình là chính. Giáo viên sẽ đánh giá thông qua kết quả lên lớp, kết quả phấn đấu về chuyên môn nghiệp vụ, kết quả giáo dục học sinh, qua sự đánh giá của phòng GD&ĐT, của Lãnh đạo nhà trường, của đồng nghiệp, của học sinh, của phụ huynh HS,...

- Để đảm bảo sự công bằng trong việc đánh giá xếp loại giáo viên có tinh thần tự học, tự phấn đấu nhằm kích thích, động viên, tạo động lực th c đẩy về hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, Sở GD&ĐT, hòng GD&ĐT, nhà trường cần xây dựng các tiêu chí thi đua, khen thưởng, đánh giá xếp loại GV âm nhạc TH thông qua một số các tiêu chí cụ thể:

+ Cần sát hạch mốc ban đầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên âm nhạc TH.

+ Các đơn vị có kế hoạch cụ thể số lượng GV âm nhạc TH bồi dưỡng ở các loại hình.

+ Tính khả thi của kế hoạch, tổ chức thực hiện hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên âm nhạc ở các nhà trường tiểu học.

+ Chất lượng, hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên âm nhạc TH có sự chuyển biến trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh so với mốc ban đầu hay không.

- Gắn việc sử dụng kết quả hoạt động bồi dưỡng chuyên môn với việc bố trí sử dụng giáo viên âm nhạc TH.

+ Dùng kết quả hoạt động bồi dưỡng chuyên môn để phân loại giáo viên: Giáo viên âm nhạc TH có ý thức phấn đấu học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ thì có biện pháp động viên khuyên khích. Nếu giáo viên âm nhạc trình độ chuyên môn yếu kém, nghiệp vụ tay nghề không vững vàng, lại không có tinh thần học tập, tu dưỡng thì kiên quyết không phân công đứng lớp, buộc phải chuyển công tác khác.

+ Sử dụng kết quả hoạt động bồi dưỡng là một trong các tiêu chí để xét danh hiệu thi đua cho mỗi cá nhân và đơn vị giáo dục trong từng học kỳ và năm học.

- Sở GD&ĐT, hòng GD&ĐT, nhà trường cần đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác hoạt động bồi dưỡng chuyên môn.

3.5. Khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Sau khi nghiên cứu lí luận, thực trạng của hoạt động bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên âm nhạc tiểu học, đề xuất một số biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên âm nhạc TH, tôi đã trưng cầu ý kiến của 50 cán bộ quản lí (Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng) và giáo viên Trường Tiểu học Gia Thụy về sự cần thiết, tính hợp lí và tính khả thi của các biện pháp nêu trên. Có 100% số phiếu trưng cầu đều ghi đầy đủ ý kiến. Kết quả khảo sát đánh giá theo 3 mức độ:

- Tính cần thiết: Không cần thiết: 1 điểm, ít cần thiết: 2 điểm, cần thiết: 3 điểm. Giá trị trung bình là X

- Tính khả thi: Không khả thi: 1 điểm, ít khả thi: 2 điểm, khả thi: 3 điểm. Giá


trị trung bình là Y

Tác giả đã xin ý kiến về tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp, kết quả thể hiện ở bảng 3.1 và 3.2 như sau:

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát về mức độ cần thiết của các biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên âm nhạc TH quận Long Biên, thành phố Hà Nội

(Lấy ý kiến của 38 giáo viên trực tiếp giảng dạy và 12 cán bộ quản lí, chuyên viên Phòng GD&ĐT)


STT


Biện pháp

Số lượng người cho điểm

Điểm trung bình


Thứ bậc

KCT

1 điểm

CT

2 điểm

RCT

3 điểm

1

Cụ thể hóa nội dung bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu giáo viên âm nhạc TH theo định hướng phát triển năng lực.


0


18


32


2,64


4

2

Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ GV âm nhạc TH theo định hướng phát triển năng lực.


0


12


38


2,76


2

3

Đa dạng hóa phương thức bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên âm nhạc TH


0


3


47


2,94


1

4

Chú trọng khâu kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng cho đội ngũ GV âm nhạc TH theo định hướng phát triển năng lực.


0


20


30


2,6


5

5

Xây dựng nguồn lực cho công tác bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên âm nhạc TH.


0


17


33


2,66


3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc tiểu học quận Long Biên, thành phố Hà Nội theo định hướng phát triển năng lực - 12

Qua kết quả khảo sát cho thấy, các biện pháp đưa ra đều được đánh giá mức độ điểm đều cao hơn điểm trung bình. Điều này chứng tỏ tính cần thiết của các biện pháp được đưa ra. Mức độ điểm giữa các biện pháp không có sự chênh lệch lớn. Biện pháp: “Đa dạng hóa phương thức bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên âm nhạc TH” có điểm đánh giá mức độ cần thiết cao nhất với điểm đánh giá là 2,94 điểm,

thấp hơn biện pháp này là biện pháp: “Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ GV âm nhạc TH” với số điểm được đánh giá là 2,76. Biện pháp: “Xây dựng nguồn lực cho hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc TH” đứng ở vị trí thứ 3. Đứng thứ 4 là biện pháp: “Cụ thể hóa nội dung bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu giáo viên âm nhạc TH theo định hướng phát triển năng lực. Biện pháp có điểm đánh giá mức độ cần thiết thấp nhất là biện pháp: “ hối hợp giáo dục giữa nhà trường với gia đình, xã hội” với số điểm đánh giá là 2,6.

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát về mức độ khả thi các biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên TH quận Long Biên, thành phố Hà Nội.

(Lấy ý kiến của 38 giáo viên âm nhạc TH trực tiếp giảng dạy và 12 cán bộ quản lý, chuyên viên Phòng GD&ĐT).


STT


Biện pháp

Số lượng người cho điểm


Điểm trung bình


Thứ bậc

KKT

1 điểm

KT

2 điểm

RKT

3 điểm

1

Cụ thể hóa nội dung bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu giáo viên âm nhạc TH theo định hướng phát triển năng lực


0


21


29


2,58


3

2

Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ GV âm nhạc TH.


0


23


27


2,54


4

3

Đa dạng hóa phương thức bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên âm nhạc TH.


0


10


40


2,8


1

4

Chú trọng khâu kiểm tra đánh gía kết quả bồi dưỡng cho đội ngũ GV âm nhạc TH


0


24


26


2,52


5

5

Xây dựng nguồn lực cho công tác bồi dưỡng cho đội ngũ GV âm nhạc TH


0


20


30


2,6


2

Từ bảng kết quả khảo sát trên cho thấy, những người được hỏi đều đánh giá

khá cao tính khả thi của các biện pháp đã đưa ra. Điểm đánh giá cao nhất là biện pháp: “Đa dạng hóa phương thức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên âm nhạc TH” với điểm đánh giá trung bình là 2,8. Thấp hơn là biện pháp: “Xây dựng nguồn lực cho công tác bồi dưỡng đội ngũ GV âm nhạc TH”. Đánh giá tính khả thi ở vị trí thứ 3 là biện pháp: “Cụ thể hóa nội dung bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu giáo viên âm nhạc TH theo định hướng phát triển năng lực”. Biện pháp: “Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ GV âm nhạc TH” được đánh giá đứng ở vị trí thứ 4 và biện pháp có điểm đánh giá mức độ khả thi thấp nhất là biện pháp: “Ch trọng khâu kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng cho đội ngũ GV âm nhạc TH” với điểm trung bình là 2,52.

Kết quả cho thấy có sự tương đối thống nhất về mức độ đánh giá giữa tính cần thiết và tính khả thi. Các biện pháp có tính cần thiết thì đồng thời cũng là các biện pháp khả thi. Áp dụng công thức tính hệ số tương quan thứ bậc Spearman giữa tính cần thiết và tính khả thi theo công thức:

6D2


r = 1 -

N (N 2 1)

Trong đó: r là hệ số tương quan

D là hệ số thứ bậc giữa hai đại lượng so sánh N là số các biện pháp quản lí đề xuất, N = 5

Quy ước: Nếu r>0 là tương quan thuận, nếu r<0 là tương quan nghịch, nếu r càng gần 1 thì tương quan càng chặt chẽ, nếu r càng xa 1 thì tương quan càng lỏng.

Để tìm được hệ số thứ bậc giữa hai đại lượng là tính cần thiết và tính khả thi, ta dựa vào thứ bậc của từng biện pháp giáo dục trong hai đại lượng tính cần thiết và tính khả thi. Gọi X là xếp hạng của các biện pháp theo tính cần thiết, Y là xếp hạng của các biện pháp theo tính khả thi.

Khi đó, giá trị =

Để xác định hệ số tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên âm nhạc TH quận Long Biên, thành phố Hà Nội ta lập bảng tính như sau:

Bảng 3.3. Xác định hệ số tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên âm nhạct TH quận Long Biên, thành phố Hà Nội



Biện pháp

Điểm tính cần thiết


Thứ bậc (X)

Điểm tính khả thi


Thứ bậc (Y)


Cụ thể hóa nội dung bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu giáo viên âm nhạc TH theo 3

Cụ thể hóa nội dung bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu giáo viên âm nhạc TH theo định hướng phát triển năng lực


2,64


4


2,58


3


1

Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ GV âm nhạc TH.


2,76


2


2,54


4

4

Đa dạng hóa phương thức bồi dưỡng cho đội ngũ GV âm nhạc TH


2,94


1


2,8


1

0

Chú trọng khâu kiểm tra đánh gía kết quả bồi dưỡng cho đội ngũ GV âm nhạc TH


2,6


5


2,52


5

0

Xây dựng nguồn lực cho công tác bồi dưỡng cho đội ngũ GV âm nhạc TH


2,66


3


2,6


2


1

Tổng: 6

Thay các giá trị vào công thức trên ta có: r = 0 7 Với hệ số tương quan r 0 7 cho phép kết luận khẳng định mối tương quan 4= 0.7

Với hệ số tương quan r = 0,7 cho phép kết luận khẳng định mối tương quan trên là tương quan thuận và chặt chẽ.

Như vậy, các biện pháp đề xuất ở trên có thể áp dụng đảm bảo tính cần thiết, tính khả thi và phù hợp.

Tiểu kết chương 3

Bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực là các hoạt động để duy trì, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, là điều kiện quyết định để nhà trường có thể đứng vững, thắng lợi trong môi trường cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Vì vậy, công tác bồi dưỡng và phát triển nhân sự cần phải thực hiện một cách có tổ chức, có kế hoạch và luôn đổi mới cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc TH là toàn bộ những hoạt động học tập được tổ chức bởi nhà trường, Phòng GD, ngành giáo dục và các tổ chức khác… Các hoạt động đó có thể được cung cấp trong vài giờ, vài ngày, vài tháng, thậm trí tới vài năm, tùy thuộc vào mục tiêu học tập nhằm tạo ra sự thay đổi hành vi nghề nghiệp theo hướng đi lên, nhằm nâng cao khả năng làm việc nghề nghiệp của họ theo hướng phát triển năng lực.

Trên cơ sở lí luận và thực tiễn đã nêu ở chương 1, chương 2, tác giả đề xuất 5 biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng cho đội ngũ GV âm nhạc TH trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội theo định hướng phát triển năng lực. Việc đề xuất các biện pháp luôn dựa trên các nguyên tắc định hướng đảm bảo các yêu cầu về giáo dục; kết hợp lí luận với thực tiễn. Các biện pháp tập trung vào các vấn đề: Cụ thể hóa nội dung bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu giáo viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho GV âm nhạc, đa dạng hóa phương thức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, chú trọng khâu kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng chuyên môn cho GV, xây dựng nguồn lực cho công tác bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên âm nhạc tiểu học. Mỗi biện pháp đều có mục đích, ý nghĩa riêng, nhưng cùng chung một mục tiêu: phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên âm nhạc TH theo định hướng phát triển năng lực, góp phần chuẩn hoá, hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới giáo dục và yêu cầu hội nhập.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

Trong những năm qua, giáo dục đã không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Nước ta đang bước vào thế kỷ XXI với một nền giáo dục tiểu học đã được phổ cập. Nhà trường đang từng bước đổi mới để vừa đáp ứng nhu cầu trước mắt phục vụ CNH, HĐH đất nước, vừa chuẩn bị những điều kiện cho một nhà trường hoàn thiện hơn

Những thành tựu mà giáo dục đạt được có nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân quan trọng hàng đầu là sự trưởng thành của đội ngũ giáo viên (ĐNGV). Đây là nhân tố nội sinh đã, đang và sẽ tạo nên những kết quả, chất lượng của nền giáo dục Việt Nam.

Giáo dục nước ta đang bước vào giai đoạn hết sức quan trọng và mang tính quyết định – đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, hội nhập quốc tế. Vấn đề đặt ra là: để đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục và hội nhập cần có những nhà giáo như thế nào? Những phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của giáo viên như thế nào để đảm bảo cho đổi mới giáo dục và hội nhập thành công? Với vai trò to lớn như vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên hiện nay là công việc hết sức quan trọng. Công việc này không phải chỉ của riêng ngành giáo dục mà đáng được sự quan tâm lớn của Đảng, của nhà nước và của toàn xã hội.

Đối với các trường tiểu học trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội đơn vị trực tiếp quản lí và sử dụng đội ngũ giáo viên âm nhạc TH, thì công tác bồi dưỡng phải được nhận thức đầy đủ, sâu sắc và tổ chức thực hiện tốt. Ch ng ta đặc biệt chú trọng đến hoạt động bồi dưỡng của nhà trường vì vai trò, ý nghĩa lớn lao của công việc này:

- Việc bồi dưỡng giáo viên âm nhạc TH theo định hướng phát triển năng lực cần mang tính chiến lược, đây là công việc phải làm thường xuyên, liên tục, lâu dài để xây dựng một đội ngũ giáo viên âm nhạc TH đủ về số lượng, phù hợp về cơ cấu và có chất lượng cao, phục vụ cho chiến lược phát triển lâu dài của nhà

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/07/2023