Biện Pháp 2: Xây Dựng Kế Hoạch Bồi Dưỡng Chuyên Môn Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Phù Hợp Với Nhu Cầu Bồi Dưỡng

- Yêu cầu 2: Có kiến thức nghiệp vụ sư phạm về tâm lí, giáo dục học. Người GV âm nhạc TH không chỉ dạy tất cả các môn học, mà còn tổ chức tất cả các hoạt động cho HS lớp mình phụ trách. Do đó, GV âm nhạc TH phải có kiến thức về tâm, sinh lí HS tiểu học.

- Yêu cầu 3: Có kiến thức về kiểm tra đánh giá kết quả rèn luyện, học tập của học sinh.

- Yêu cầu 4: Có kiến thức phổ thông về chính trị, xã hội, nhân văn.

- Yêu cầu 5: Có kiến thức địa phương.

* ồi dưỡng kiến thức và các kĩ năng sư phạm

Khi xét đến kĩ năng sư phạm của GV âm nhạc TH ta thường đề cập đến nhiều kĩ năng về tổ chức và thực hiện các hoạt động giáo dục và giảng dạy. Tuy nhiên, căn cứ đặc điểm lao động sư phạm của GV âm nhạc TH và đối tượng dạy học là học sinh tiểu học, ta có thể hệ thống, lựa chọn ra và tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ GV năm loại kĩ năng sư phạm cần thiết, tối thiểu để GV âm nhạc TH có thể hành nghề. Mỗi loại kĩ năng này là một yêu cầu cơ bản với nội dung cốt lõi như:

- Yêu cầu 1: Biết lập kế hoạch dạy học và soạn giáo án, kiểm tra, chấm bài, trả bài.

- Yêu cầu 2: Biết tổ chức và thực hiện các hoạt động dạy học trên lớp; kỹ năng giảng dạy bộ môn với từng phân môn, kiểu bài. để dạy tất cả các khối lớp; đổi mới phương pháp giảng dạy và giáo dục theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, GV là người hướng dẫn, học sinh tự học tự lĩnh hội kiến thức. hát huy, ủng hộ sự sáng tạo của giáo viên trong giảng dạy. Đặc biệt là hiện đại hoá phương pháp giảng dạy. hương pháp dạy học đặc thù ở bậc học là phương pháp làm mẫu.

- Yêu cầu 3: Biết làm công tác chủ nhiệm, quản lí, giáo dục học sinh; biết tổ chức các hoạt động tập thể, biết thuyết phục, cảm hoá học sinh. Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt nhà trường quản lý toàn diện các hoạt động giáo dục trong lớp. Giáo viên chủ nhiệm là người cố vấn trong tập thể học sinh, là người trực tiếp giáo dục học sinh, trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá công bằng, khách quan quá trình rèn luyện, phấn đấu, tu dưỡng của học sinh trong lớp.

- Yêu cầu 4: Biết cách giao tiếp với học sinh, đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và cộng đồng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

- Yêu cầu 5: Biết xây dựng, bảo quản và sử dụng có hiệu quả hồ sơ giáo dục và giảng dạy

Thường xuyên cung cấp cho giáo viên những điều chỉnh, hoặc đổi mới trong nội dung hoặc phương pháp giáo dục và dạy học của từng mặt giáo dục, của từng môn học trong chương trình. (Ví dụ: Thực hiện tích hợp, lồng ghép giáo dục kĩ năng sống, giáo dục môi trường, giáo dục pháp luật Khả năng tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về chuyên môn cho mình và đồng nghiệp.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc tiểu học quận Long Biên, thành phố Hà Nội theo định hướng phát triển năng lực - 10

c) Bồi dưỡng cho giáo viên cách đánh giá kết quả học tập của HS theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT và Thông tư 22/2016/TT- GDĐT

Nội dung này sẽ gi p giáo viên điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học, kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh để động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, gi p đỡ; đưa ra nhận định đ ng những ưu điểm nổi bật và những hạn chế của mỗi học sinh để có giải pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học.

d) ồi dưỡng năng lực thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục

Đây là một trong bảy nhóm giải pháp để phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ CNH, HĐH, thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Chính nhờ chủ trương này mà nguồn lực đầu tư cho giáo dục tăng lên và làm cho bộ mặt giáo dục nước nhà khởi sắc, tạo ra một phong trào học tập sâu rộng và cả xã hội làm giáo dục.

Đối với các trường tiểu học trên địa bàn quận Long Biên, bước đầu nhờ công tác này mà cơ sở vật chất, trang thiết bị của các nhà trường tiểu học đã được Thành phố đầu tư khá lớn.

hải làm cho giáo viên âm nhạc TH nắm được nội dung, yêu cầu của xã hội hoá giáo dục là: khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia

phát triển giáo dục. Tạo cơ hội cho mọi người, ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ được học thường xuyên học suốt đời; tiến tới một xã hội học tập.

hải lập chương trình kế hoạch và tổ chức, chỉ đạo công tác này một cách nghiêm t c, khoa học để giáo viên có cơ sở thực hiện. Giáo viên cũng phải tự mình học tập, tự mình tạo mối liên hệ nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục học sinh. hải phát huy vai trò người thầy trong việc phát triển giáo dục.

e) ồi dưỡng về công nghệ thông tin,ngoại ngữ

Trong xu thế toàn cầu hoá, các nước đang mở rộng hợp tác và hội nhập, đặc biệt bước vào thế kỷ XXI, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, nhất là khoa học công nghệ thông tin đang phát triển như vũ bão, ngoại ngữ và tin học đang trở thành điều kiện không thể thiếu được đối với sự hợp tác và phát triển. Cũng như trong nhiều nhà trường, đội ngũ giáo viên nhiều trường đều gặp khó khăn về trình độ ngoại ngữ và tin học. Vốn ngoại ngữ và tin học nghèo nàn đã cản trở rất lớn trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo dục và nhiều hoạt động khác. Do đó việc tổ chức bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ và tin học cho giáo viên âm nhạc TH là nhiệm vụ cấp bách.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện

Căn cứ vào từng loại hình bồi dưỡng và theo chức năng, nhiệm vụ được giao, nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch, cử giáo viên tham gia bồi dưỡng theo kế hoạch của hòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT và Bộ GD&ĐT cũng như kế hoạch học tập, bồi dưỡng chính trị của quận ủy.

Hàng năm, các nhà trường tiểu học xây dựng kế hoạch chi tiêu nội bộ trong đó quan tâm ch ý việc hỗ trợ kinh phí để tổ chức các ngày lễ lớn lồng ghép với nội dung bồi dưỡng báo cáo viên, mua tài liệu và chế độ khen thưởng cho công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đội ngũ giáo viên âm nhạc TH trong trường.

3.2.2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn theo định hướng phát triển năng lực phù hợp với nhu cầu bồi dưỡng

Quản lí hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên âm nhạc TH là một hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lí nhằm

tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên học tập nâng cao trình độ học vấn, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của từng người.

3.2.2.1. Mục tiêu

- Xác định rõ trách nhiệm cho từng cấp, từng người quản lí để thống nhất chỉ đạo.

- Điều tra, khảo sát để xác định được nhu cầu về nội dung và đối tượng cần đào tạo bồi dưỡng.

- Từ điều tra, khảo sát trên, xây dựng kế hoạch cụ thể rõ ràng, giúp cho mọi đối tượng đều được tham gia bồi dưỡng. Lập kế hoạch còn gi p cho người quản lí không sót việc, chủ động trong hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên âm nhạc TH theo định hướng phát triển năng lực.

- Khắc phục được những hạn chế về mặt quản lí đã chỉ ra trong chương 2.

3.2.2.2. Nội dung, cách thức thực hiện

* Dự báo kế hoạch phát triển giáo dục:

Hàng năm, căn cứ dân số độ tuổi trên địa bàn phường, sự tăng dân số cơ học để xây dựng kế hoạch phát triển GD về số lớp, số HS, số GV, cán bộ và cơ cấu nhân sự các tổ chức trong nhà trường. Trên cơ sở nắm bắt số học sinh và nhu cầu giáo viên âm nhạc TH trong các nhà trường. hòng GD hướng dẫn BGH các trường tiểu học lập kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên âm nhạc TH khắc phục tình trạng thừa thiếu GV âm nhạc ở một số trường tiểu học trên địa bàn quận. Dự báo phát triển đội ngũ GV âm nhạc TH là căn cứ quan trọng để các nhà trường xây dựng kế hoạch gửi về phòng GD về quản lí hoạt động bồi dưỡng đội ngũ GV âm nhạc TH theo định hướng phát triển năng lực.

* Tổ chức rà soát, đánh giá xếp phân loại GV âm nhạc TH:

Đây là công việc cần thiết trước khi xây dựng kế hoạch quản lí hoạt động bồi dưỡng đội ngũ GV âm nhạc TH. Việc đánh giá xếp loại chính xác sẽ là căn cứ để các nhà trường xây dựng kế hoạch bồi dưỡng phù hợp với từng nhu cầu, khả năng, trình độ của GV âm nhạc TH đồng thời giúp Ban giám hiệu lựa chọn chính xác đội ngũ GV âm nhạc cốt cán có đủ phẩm chất, năng lực- nhân tố chủ đạo trong tổ chức hoạt động bồi dưỡng tại đơn vị. Công tác này được tiến hành thường xuyên trong năm học. Căn cứ Chuẩn nghề nghiệp giáo viên âm nhạc TH, mỗi GV âm nhạc trong

các nhà trường sẽ tiến hành tự đánh giá xếp loại GV theo Chuẩn, qua đó cán bộ quản lí nắm bắt được các điểm mạnh điểm yếu của từng GV âm nhạc TH và nhu cầu cần bồi dưỡng cho đội ngũ. Đây chính là căn cứ quan trọng để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV âm nhạc TH theo định hướng phát triển năng lực đạt hiệu quả.

* Điều tra, khảo sát nhu cầu đào tạo bồi dưỡng:

Chủ động xây dựng nội dung bồi dưỡng đội ngũ GV âm nhạc TH đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục địa phương theo năm học.

Để việc bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo âm nhạc TH quận Long Biên, thành phố Hà Nội đạt hiệu quả chất lượng tốt, tránh được lãng phí, trước hết phải điều tra tình hình đội ngũ theo yêu cầu phát triển giáo dục - đào tạo, cả về số lượng và chất lượng (trình độ chuyên môn, nhu cầu môn học...). Như những việc điều tra ở chương 2 đã nêu ra.

Điều tra, khảo sát tập hợp các nhu cầu đào tạo bồi dưỡng bắt đầu từng GV âm nhạc và toàn bộ GV của trường. Những thông tin cần thu thập, tổng hợp về nhu cầu đào tạo bồi dưỡng:

- Nội dung đào tạo bồi dưỡng

- Đối tượng đào tạo bồi dưỡng

- Trình độ đào tạo bồi dưỡng

- Thời gian thực hiện

- Phạm vi thực hiện…

* Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng:

Công tác kế hoạch hoá là một công tác quan trọng của mỗi cấp quản lí giáo dục. Muốn làm tốt công tác kế hoạch hoá bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên âm nhạc TH theo định hướng phát triển năng lực của nhà trường việc đầu tiên phải làm là cán bộ quản lí phải nắm chắc tình hình đội ngũ giáo viên âm nhạc TH. Đề ra được phương án bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên âm nhạc phù hợp và sát thực với cơ sở thì các cấp quản lí giáo dục phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng phù hợp và sát thực. Có kế hoạch tốt sẽ quyết định tốt đến hiệu quả và chất lượng bồi dưỡng. Kế hoạch sẽ được triển khai thực hiện một cách toàn diện, kế hoạch phải được xây dựng từ trong hè, đặc biệt là từ đầu năm học.

Xây dựng kế hoạch tổng thể phải dựa trên cơ sở:

- Kế hoạch bồi dưỡng của Bộ giáo dục và Đào tạo.

- Kế hoạch bồi dưỡng của Sở giáo dục và Đào tạo.

- hương hướng nhiệm vụ của Phòng Giáo dục và Đào tạo.

- Điều kiện thực tế của quận Long Biên, các trường tiểu học, của địa phương (Đội ngũ giáo viên: Nhu cầu, khả năng, hứng th ), cơ sở vật chất phục vụ cho công tác bồi dưỡng ... Kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn.

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cần xuất phát từ nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên âm nhạc TH và yêu cầu thực tiễn của giáo dục địa phương theo nhiệm vụ năm học hàng năm có đối chiếu với đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên để xác định rõ nội dung và hình thức bồi dưỡng phù hợp.

Trong kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên phải thể hiện các nội dung về phát triển đội ngũ: Xây dựng đội ngũ GV âm nhạc TH đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu; nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất và năng lực nghề nghiệp đáp ứng theo định hướng phát triển năng lực.

Kế hoạch BD đội ngũ phải đảm bảo các nội dung:

- Mục tiêu

- Chỉ tiêu

- Biện pháp thực hiện

- Điều kiện (các nguồn lực) thực hiện

- Thời gian thực hiện, v.v...

Trong chu trình quản lí, kế hoạch hoá là giai đoạn đầu quan trọng nhất, vì thế cán bộ quản lí phải nhận thức được tầm quan trọng và nắm bắt được thông tin làm căn cứ để xây dựng kế hoạch, xây dựng các điều kiện nội và ngoại lực, tìm phương pháp và biện pháp thực hiện, lựa chọn phương án tối ưu. Khi xây dựng kế hoạch cho hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cần phải thấy hết các yếu tố phức hợp và tương tác, đánh giá đ ng vị trí và tầm quan trọng của từng cá thể đơn lẻ, của từng bộ phận.

Xây dựng kế hoạch tổng thể bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên âm nhạc giúp cho cán bộ quản lí chủ động về thời gian, sắp xếp kế hoạch hoạt động

của các nhà trường tiểu học, chủ động đề ra mục tiêu và đánh giá mục tiêu đã đạt được và sẽ chủ động về mặt kinh phí giành cho từng chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên âm nhạc tiểu học.

Thực tế xuất phát điểm của công tác bồi dưỡng giáo viên âm nhạc TH chính từ kế hoạch phát triển giáo dục. Thực chất bồi dưỡng giáo viên là một bộ phận góp phần làm cho giáo dục phát triển. Khi kế hoạch phát triển giáo dục trong một giai đoạn được định hình thì định hướng và kế hoạch bồi dưỡng giáo viên phải tuân thủ theo.

Sau khi nắm chắc tình hình đội ngũ giáo viên về số lượng và chất lượng, nhà trường xây dựng kế hoạch báo cáo hòng GD&ĐT xây dựng kế hoạch về công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc TH (đây cũng là một nội dung nằm trong đề án quy hoạch phát triển giáo dục của quận Long Biên, thành phố Hà Nội từ năm 2015 định hướng năm 2020) đó là: Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, chuẩn hoá và trên chuẩn về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu:

- Số giáo viên cần bồi dưỡng để nâng chuẩn giáo viên cao cấp (theo chương trình bồi dưỡng thường xuyên của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

- Số giáo viên âm nhạc TH cần bồi dưỡng để nâng trình độ trên chuẩn.

- Số GV âm nhạc TH cần bồi dưỡng để tiếp tục thực hiện thay sách giáo khoa mới.

- Số giáo viên âm nhạc TH bồi dưỡng về nghiệp vụ tay nghề...

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện

Báo cáo hòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Uỷ ban nhân dân quận về kế hoạch bồi dưỡng để xin hỗ trợ các điều kiện (kinh phí, thời gian, báo cáo viên); phối hợp các trường TH toàn quận tổ chức bồi dưỡng hoặc mời giảng viên, báo cáo viên...

Chuẩn bị các điều kiện, các phương tiện cho bồi dưỡng: Địa điểm tổ chức, mua sắm tài liệu, thiết bị, đồ dùng, máy tính, máy chiếu; Hợp đồng giảng viên, GV hướng dẫn; Kinh phí; Sắp xếp thời gian để thực hành bồi dưỡng…

Thực hiện xã hội hoá GD, huy động đóng góp của các tổ chức ngoài trường, trong trường, cá nhân người học hỗ trợ, gi p đỡ vật chất, tài chính cho công tác đào tạo, bồi dưỡng GV âm nhạc TH theo định hướng phát triển năng lực.

3.2.3. Biện pháp 3: Đa dạng hóa phương thức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên âm nhạc TH theo định hướng phát triển năng lực

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Bên cạnh việc chú ý tới quản lí nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho GV âm nhạc TH sao cho thiết thực để nâng cao chất lượng đội ngũ GV âm nhạc TH cần quan tâm tới việc quản lí các hình thức bồi dưỡng chuyên môn. Lựa chọn các hình thức bồi dưỡng chuyên môn cho GV âm nhạc TH phải đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng học tập của GV và đem lại chất lượng, hiệu quả, đạt được mục tiêu nâng cao năng lực cho đội ngũ GV âm nhạc TH theo định hướng phát triển năng lực.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện

a) ồi dưỡng tại ch

Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng tại trường mang lại hiệu quả cao phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của đa số giáo viên. Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên dạy giỏi các cấp là những cốt cán trong công tác bồi dưỡng. Họ vừa là người gương mẫu đi đầu trong việc bồi dưỡng, vừa có trách nhiệm gi p đỡ những thành viên trong tổ. Cải tiến nội dung và hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn cũng mang lại hiệu quả bồi dưỡng tốt.

Tổ chức hội giảng (như hội giảng chào mừng theo chủ điểm, hội thi chọn giáo viên giỏi cấp trường, cấp huyện, cấp Thành phố), hội thi nghiệp vụ sư phạm để khích lệ giáo viên có tình yêu nghề nghiệp và say sưa bồi dưỡng tay nghề.

Tổ chức học tập, hội thảo theo chuyên đề: Có thể mời chuyên viên hòng GD ĐT, Sở GDĐT để cung cấp những kiến thức cập nhật và giải quyết những băn khoăn, thắc mắc của giáo viên khi dạy những bài khó, chương khó. Hoặc nhà trường tự tổ chức, giao cho tổ trưởng chuyên môn, những người có năng lực cao chuẩn bị nội dung theo chủ đề hội thảo. Đầu tư xây dựng thư viện và tổ chức hoạt động thư viện góp phần không nhỏ trong công tác bồi dưỡng. Thư viện phải có đầy đủ sách giáo khoa, sách hướng dẫn, nhiều sách tham khảo, các loại báo và tạp chí đặc biệt là báo và tập san chuyên ngành. Xây dựng phòng đọc đáp ứng nhu cầu giáo viên và học sinh. Nhân viên thư viện phải được đào tạo. Tổ chức giới thiệu sách

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/07/2023