trường, của ngành. Mặt khác, công tác bồi dưỡng còn mang tính cấp bách bởi nhà trường phải thực hiện ngay những yêu cầu của năm học, những chỉ đạo của ngành nhằm nâng cao chất lượng giáo dục như đổi mới chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học…
- Công tác bồi dưỡng sẽ đẩy mạnh sự phát triển về chuyên môn, nghiệp vụ của tất cả mọi giáo viên nói chung và giáo viên âm nhạc TH nói riêng, nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học trong nhà trường.
- Luận văn bước đầu nghiên cứu cơ sở lí luận về bồi dưỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc TH quận Long Biên, thành phố Hà Nội để làm cơ sở, điểm tựa để phân tích, đánh giá thực trạng và từ đó đề xuất các biện pháp bồi dưỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc TH theo định hướng phát triển năng lực trong giai đoạn hiện nay.
- Luận văn đã tiến hành khảo sát và đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên âm nhạc TH, đánh giá công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc TH quận Long Biên, thành phố Hà Nội. Các biện pháp Phòng GDĐT và các trường tiểu học đã thực hiện trong thời gian qua đã phần nào góp phần quan trọng nhằm từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của hòng GD và các trường tiểu học. Tuy nhiên, các biện pháp đó chưa thực sự đạt hiệu quả cao, còn thiếu tính đồng bộ, thiếu tích quy hoạch, thiếu tính hệ thống và nhất là chưa tạo được tính đột phá để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho nhà trường, cho phòng giáo dục.
Khắc phục những hạn chế từ các biện pháp mà Phòng GD, các nhà trường tiểu học đang thực hiện, luận văn đã đề xuất 5 biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc TH quận Long Biên, thành phố Hà Nội theo định hướng phát triển năng lực trong giai đoạn hiện nay. Qua khảo sát cho thấy kết quả của các giải pháp đều mang tính cần thiết và tính khả thi cao.
Như vậy, các nhiệm vụ đặt ra của luận văn về vấn đề nghiên cứu đã được thực hiện. Những biện pháp đề xuất trong luận văn có thể áp dụng hoặc tham khảo để quản lí hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV âm nhạc TH quận Long Biên, thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới không chỉ cho nhà trường, cho phòng GDĐT quận Long Biên mà còn có thể sử dụng cho các địa phương khác. Các giải pháp trên có quan hệ mật thiết với nhau, có tác dụng hỗ trợ, th c đẩy nhau. Chúng
vừa là nguyên nhân, vừa là kết quả của nhau và chúng cần được tiến hành một cách đồng bộ hoặc ưu tiên cho một giải pháp nào đó trội hơn tùy thuộc vào từng đặc điểm của từng thời kỳ phát triển của mỗi nhà trường tiểu học quận Long Biên.
Những biện pháp đề xuất trong luận văn là kết quả nghiên cứu trong một giai đoạn nhất định về thực tiễn quản lí hoạt động bồi dưỡng cho đội ngũ GV âm nhạc TH quận Long Biên, thành phố Hà Nội theo định hướng phát triển năng lực vì thế, cần được bổ sung, chỉnh sửa để phù hợp với từng giai đoạn phát triển của GD, đáp ứng yêu cầu liên tục đổi mới và yêu cầu hội nhập.
2. Khuyến nghị
2.1. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo
Có thể bạn quan tâm!
- Biện Pháp 2: Xây Dựng Kế Hoạch Bồi Dưỡng Chuyên Môn Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Phù Hợp Với Nhu Cầu Bồi Dưỡng
- Biện Pháp 4: Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Bồi Dưỡng Chuyên Môn Giáo Viên Âm Nhạc Th Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Đảm Bảo Tính Khách Quan Và
- Khảo Sát Mức Độ Cần Thiết Và Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp
- Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc tiểu học quận Long Biên, thành phố Hà Nội theo định hướng phát triển năng lực - 14
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
- Đổi mới phương thức đào tạo GV trong trường sư phạm theo hướng tăng thời lượng thực hành, chú trọng nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên.
- Xây dựng đầy đủ và triển khai đồng bộ, kịp thời các nội dung và chương trình bồi dưỡng bắt buộc và khuyến khích; các quy định về bồi dưỡng, tự bồi dưỡng đối với GV âm nhạc TH. Cần đưa các chương trình bồi dưỡng về CNTT, ngoại ngữ, sử dụng thiết bị dạy học vào nội dung bắt buộc. Trên cơ sở đó các địa phương, các nhà trường có thể chủ động hơn trong công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc TH.
- Qui định hoặc khuyến khích các địa phương trên cơ sở chương trình chung, viết tài liệu bồi dưỡng cho phù hợp với thực tế địa phương.
- Có biện pháp đánh giá hiệu quả việc bồi dưỡng đội ngũ GV âm nhạc TH theo định hướng phát triển năng lực.
- Tăng cường tổ chức các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lí cho đội ngũ quản lí các trường tiểu học.
- Dành nguồn kinh phí cho các Sở để tổ chức bồi dưỡng giáo viên âm nhạc TH.
2.2. Đối với UBND Thành phố và Sở GD&ĐT Hà Nội
- Xây dựng và công bố đề án qui hoạch đội ngũ CBQL, đội ngũ GV âm nhạc TH đến năm 2025 và các năm tiếp theo; Đề án tổng thể của ngành về công tác ĐT- BD đội ngũ GV và CBQLGD, ch trọng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng.
- Có văn bản chỉ đạo, yêu cầu cụ thể các hòng GD&ĐT, các trường TH về quản lí, triển khai công tác bồi dưỡng GV âm nhạc TH; xây dựng các tiêu chí cụ thể, đổi mới công tác đánh giá hiệu quả bồi dưỡng GV âm nhạc TH.
- Tăng cường hỗ trợ thiết bị dạy học, hỗ trợ kinh phí cho các trường tiểu học để thực hiện công tác bồi dưỡng giáo viên âm nhạc TH theo định hướng phát triển năng lực.
- Tăng cường đầu tư kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD, có chính sách hỗ trợ kinh phí, tạo điều kiện để đội ngũ GV âm nhạc TH học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, theo định hướng phát triển năng lực nhằm đáp ứng yêu cầu GD trong giai đoạn mới.
2.3. Đối với cấp ủy, chính quyền địa phương
- Tiếp tục quan tâm đầu tư cho giáo dục, trước hết phải có chủ trương, xây dựng kế hoạch có tầm chiến lược phát triển giáo dục cho địa phương.
- Có cơ chế chính sách khuyến khích để lựa chọn được đội ngũ làm công tác chỉ đạo chuyên môn ở phòng GD&ĐT phải có đủ năng lực thực tế, có thành tích trong giảng dạy, có phẩm chất tốt về đạo đức nghề nghiệp.
- Bố trí sắp xếp đủ đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên và nhân viên cho nhà trường học đảm bảo theo Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT- BNV của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ ngày 23/8/2006 Hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.
- Động viên và tạo điều kiện về tinh thần, vật chất cho GV tham gia bồi dưỡng, khen thưởng kịp thời những GV có thành tích trong công tác.
2.4. Đối với các trường tiểu học trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội
- Mỗi CBQL và giáo viên phải nhận thức sâu sắc, đầy đủ ý nghĩa, tác dụng của công cuộc đổi mới giáo dục và ý nghĩa của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc TH đối với sự nghiệp đổi mới giáo dục.
- Tích cực thực hiện Chỉ thị 06 - CT/TW của Bộ Chính trị: "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" gắn với việc thực hiện cuộc vận động: "Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo".
- CBQL nhà trường cần chủ động, sáng tạo đổi mới phương pháp quản lí, phát huy hết khả năng của giáo viên; xã hội hoá hoạt động đào tạo, bồi dưỡng; tạo điều kiện, động viên, khuyến khích giáo viên âm nhạc TH học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ để tăng dần chất lượng, hiệu quả giáo dục của nhà trường, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Baird E. Forrest (2006), Tuyển tập danh tác triết học từ Plato đến Derrida,
Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
2. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2004), Chỉ thị số 40-CT/TW về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục, Hà Nội.
3. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về quản lí giáo dục, Nxb Trường CBQL GD&ĐT Hà Nội.
4. Đặng Quốc Bảo, Đỗ Quốc Anh, Đinh Thị Kim Thoa (2007), Cẩm nang nâng cao năng lực và phẩm chất đội ngũ giáo viên.
5. Đinh Quang Báo (2005), Giải pháp đổi mới phương thức đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.
6. Bộ GD&ĐT (2018), Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.
7. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2007), Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học (Ban hành kèm theo Quyết định 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/5/2007 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT).
8. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2011), Quyết định số 6639/QĐ/ GDĐT ngày 29/12/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành Giáo dục giai đoạn 2011-2020, Hà Nội.
9. Bộ giáo dục và Đào tạo, Điều lệ trường TH, Chương I , điều 30, Nxb Giáo dục Hà Nội.
10. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2002), Ngành GD&ĐT thực hiện Nghị quyết TW2 - khóa VIII và Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, Nxb Giáo dục Hà Nội.
11. Hoàng Dương, Phạm Tuyên, Hồ Quang Bình, Vũ Tự Lân, Nguyễn Ngọc Oánh (2002), Tân nhạc Hà Nội từ đầu thế kỷ 20 - 1945 hình thành và phát triển, Nxb Hôi Âm nhạc, Hà Nội.
12. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), “ ăn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Bùi Minh Hiền (2006), Quản lí giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
14. J.J Rousseau (2008), Emile hay là về giáo dục, Nxb Tri thức, Hà Nội.
15. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lí giáo dục - Một số vấn đề lí luận và thực tiễn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
16. Trần Kiểm, Tiếp cận hiện đại trong quản lí giáo dục, Bài giảng cao học chuyên ngành quản lí giáo dục.
17. Kỷ yếu hội thảo (2006), Giáo dục âm nhạc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Seoul - Hàn Quốc
18. han Văn Kha (2012), "Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 với sự nghiệp đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam", Tạp chí Khoa học giáo dục, (87), tháng 12/2012, Hà Nội.
19. Mai Hữu Khuê (1998), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lí giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
20. Trần Văn Khê (2004), Du ngoạn trong âm nhạc truyền thống Việt Nam, Nxb Trẻ - TP. Hồ CHí Minh.
21. Tú Ngọc - Nguyễn Thị Nhung - Vũ Tự Lân - Nguyễn Ngọc Oánh - Thái Phiên (2000), Âm nhạc mới Việt Nam, tiến trình và thành tựu, Viện Âm Nhạc - Hà Nội.
22. Nguyễn Ngọc Quang (1998), Nhà sư phạm, người góp phần đổi mới lí luận dạy học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
23. Nguyễn Ngọc Quang (1998), Những khái niệm cơ bản về lí luận quản lí giáo dục, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
24. Ricardo del campo (2011), Giáo dục âm nhạc chuyên nghiệp thế kỷ XXI, Hội thảo giáo dục âm nhạc Thế kỷ XXI, Hà Nội.
25. Từ điển tiếng Việt (2001), Nxb ĐHQG Hà Nội.
26. Hà Nhật Thăng, Bùi Thanh Âm (1998), Lịch sử giáo dục thế giới, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
27. Nguyễn Hữu Thiên (2008), Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh Hải Dương giai đoạn 2010-2015, Luận văn thạc sĩ QLGD, Đại học Sư phạm Hà Nội.
28. Thủ tướng Chính Phủ (2012), Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-
2020 (ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012).
29. Trường CĐS Hưng Yên (2012), Thông tin khoa học, chuyên môn nghiệp vụ số 23, Hưng Yên.
30. Nguyễn Quang Uẩn, Trần Hữu Luyến và Trần Quốc Thành (1999), Tâm lí học đại cương, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
31. Viện nghiên cứu và phát triển giáo dục (1998), Những vấn đề về chiến lược phát triển giáo dục trong thời kỳ CNH, HĐH, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.
32. Phạm Viết Vượng (2004), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tiếng Anh
33. Clipton Ware (1998), Basics of vocal pedagogy, Minnesota University - USA.
34. Jacob Easley (2004), Contextualizing pedagogical capacity: The nexus between teaching and learning, Pennsylvania University – USA.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1 PHIẾU XIN Ý KIẾN
VỀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN ÂM NHẠC TIỂU HỌC QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2016-2020
Để có cơ sở đề xuất những biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên âm nhạc TH theo định hướng phát triển năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, xin đồng chí vui lòng tham gia trả lời một số câu hỏi sau (Đánh dấu x vào ô lựa chọn theo ý kiến của đồng chí):
Câu 1. Ý kiến của đồng chí về kết quả công tác bồi dưỡng chuyên môn cho GV âm nhạc TH hiện nay:
Tốt Khá Trung bình
Ý kiến khác:……………………………………………………………
Câu 2. Theo đồng chí, mục tiêu và nội dung bồi dưỡng cho đội ngũ GV âm nhạc TH được xác định:
Phù hợp Tương đối phù hợp Chưa phù hợp
Ý kiến khác:……………………………………………………………
Câu 3. Nếu cần điều chỉnh nội dung bồi dưỡng cho đội ngũ GV âm nhạc TH thì theo đồng chí nên điều chỉnh:
Tăng khối lượng kiến thức Chú trọng kĩ năng nghề nghiệp
Chú trọng đạo đức nghề nghiệp
Ý kiến khác:……………………………………………………………
Câu 4. Theo đồng chí, hình thức bồi dưỡng cho đội ngũ GV âm nhạc TH được xác định:
Phù hợp Tương đối phù hợp Chưa phù hợp
Ý kiến khác:……………………………………………………………