Hệ Thống Giáo Trình Của Học Viện Ctqg Hồ Chí Minh

- Trong thực tiễn giảng dạy và học tập của giảng viên và học viên tại Học viện thì giáo trình lý luận chính trị giữ những vai trò đặc biệt quan trọng như sau:

+ Giáo trình lý luận chính trị là công cụ chủ yếu để học tập và giảng dạy của học viên và giảng viên.

Nội dung của giáo trình lý luận chính trị là trình bày hệ thống những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao tùy theo từng cấp học, trình bày những kỹ năng cũng như hệ thống phương pháp giảng dạy và học tập bộ môn. Kiến thức trong giáo trình lý luận chính trị luôn có tính chuẩn mực, bắt buộc về kỹ năng phương pháp mà học viên phải nắm vững để tự kiểm tra kiến thức đã học và giảng viên cần nắm vững để điều chỉnh cách thức truyền thụ kiến thức.

Trong điều kiện học tập và giảng dạy của Học viện thì giáo trình lý luận chính trị là công cụ chủ yếu. Giáo trình lý luận chính trị là cơ sở để học viên bổ sung và kiểm tra kiến thức đã học được trên lớp và với phương pháp xây dựng hệ thống tri thức được cấu thành từ các yếu tố và các đơn vị kiến thức thì người giảng viên có thể xác định được phương pháp giảng dạy thích hợp nhất cho từng đối tượng học viên, từ đó xác định được cách thức kiểm tra kết quả học tập của người học và qua đó tự đánh giá được chất lượng và hiệu quả truyền thụ tri thức của mình.

+ Hệ thống giáo trình lý luận chính trị chiếm vị trí trung tâm trong tổ hợp sách của Học viện

Để có được một hệ thống tri thức cho học viên bên cạnh giáo trình lý luận chính trị trong Học viện còn cần nhiều loại sách và tài liệu tham khảo khác. Với học viên, có các sách tham khảo nhằm củng cố kiến thức đã học và mở rộng tri thức. Với giảng viên, cũng cần có sách tham khảo dành cho việc nâng cao trình độ về mọi mặt. Những vấn đề được trình bày trong loại sách này giúp cho giảng viên nghiên cứu sâu hơn. Ngoài sách tham khảo trong Học viện còn có các sách hướng dẫn phương pháp học tập, giảng dạy bộ môn hoặc phương pháp luận cho từng ngành học, sách hướng dẫn cho từng môn học từng lớp học hoặc từng chuyên đề... Trong tổ hợp sách này, giáo trình lý luận chính trị chiếm vị trí trung tâm vì chương trình là cương lĩnh và giáo trình lý luận chính trị là cụ thể hóa chương trình. Trong vị trí này, giáo trình lý luận chính trị quy định tri thức của môn học một cách cụ thể chi tiết. Đồng thời, giáo trình cũng quy định các phương pháp xây dựng bộ môn. Do đó hầu hết các loại sách khác phải xoay quanh nội dung của giáo trình, lấy giáo trình lý luận chính trị làm trung tâm, làm định hướng cho việc xây dựng đề tài, đề cương nội dung môn học.

+ Giáo trình lý luận chính trị là công cụ giáo dục toàn diện nhất. Giáo trình là công cụ chủ yếu để học tập, nghiên cứu và giảng dạy, giáo trình chiếm vị trí trung tâm trong tổ hợp sách, là phương tiện trọng yếu nhất trong tổ hợp giảng dạy và học tập. Giáo trình

giúp cho học viên nâng cao tri thức khoa học, giúp cho giảng viên nắm được yêu cầu chủ yếu của giảng dạy bộ môn. Giáo trình còn giúp học viên rèn luyện kỹ năng, tích hợp tri thức vận dụng trong thực tế, đồng thời nó trang bị cho học viên những quan điểm chính trị, trau dồi đạo đức, phát huy tính tích cực, tư duy sáng tạo, lòng say mê học tập, nghiên cứu.

Có thể khẳng định chắc chắn rằng, giáo trình là công cụ toàn diện và quan trọng nhất trong tổ hợp giảng dạy, học tập nói chung và trong tổ hợp sách nói riêng của Học viện.

1.3.4. Hệ thống giáo trình của Học viện CTQG Hồ Chí Minh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

- Giáo trình dùng cho đào tạo hệ trung cấp lý luận chính trị.

- Giáo trình dùng cho đào tạo hệ cao cấp lý luận chính trị.

Công nghệ thông tin Tin học ứng dụng Quản lí Nghiên cứu Giáo dục - 12

- Giáo trình dùng cho đào tạo hệ cử nhân lý luận chính trị.

Chương II


THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG XUẤT BẢN GIÁO TRÌNH

Ở HỌC VIỆN CTQG HỒ CHÍ MINH


Nhà xuất bản Lý luận chính trị là đơn vị trực thuộc Học viện CTQG Hồ Chí Minh, được thành lập ngày 1-11-2003 theo Quyết định số 650/QĐ ngày 20-10-2003 của Giám đốc Học viện. Là một đơn vị có chức năng xuất bản và phát hành sách lý luận chính trị phục vụ yêu cầu của Học viện và công tác lý luận nói chung của Đảng và Nhà nước, nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất mà Nhà xuất bản Lý luận chính trị phải tập trung chỉ đạo là phải bảo đảm nội dung chính trị tư tưởng trong các ấn phẩm của Nhà xuất bản.

2.1 Tình trạng bản thảo

Một trong những chức năng cơ bản của Nhà xuất bản Lý luận chính trị là tổ chức xuất bản giáo trình phục vụ giảng dạy và học tập cho các hệ lớp thuộc hệ thống Học viện CTQG Hồ Chí Minh. Bản thảo mà cán bộ, biên tập viên Nhà xuất bản thường xuyên tiếp cận và xử lý hiện nay chủ yếu là các bản thảo thuộc giáo trình các môn học lý luận chính trị.

Thao tác đầu tiên mà bất kỳ một cán bộ biên tập nào khi tiếp cận cũng phải thực hiện là đưa ra các nhận xét đánh giá tổng quát về bản thảo mà mình biên tập. Việc nhận xét đánh giá dựa trên những tiêu chí .

2.1.1. Tiêu chí về nội dung

Về nội dung, xem xét đánh giá nội dung giáo trình lý luận chính trị theo mấy tiêu chí sau đây:

- Tính khoa học, chuẩn mực của giáo trình lý luận chính trị:

+ Tính khoa học, chuẩn mực đòi hỏi nội dung giáo trình lý luận chính trị phải thể hiện được nội dung tri thức khoa học mang tính chính thống, chuẩn mực, nhất quán. Đối với giáo trình lý luận chính trị, tiêu chí này đòi hỏi nội dung phải phản ánh trung thành các quan điểm tư tưởng chính trị của chủ nghĩa Mác-Lênin, quan điểm đường lối chính sách của Đảng cũng như những nguyên lý lý luận đã được khẳng định...

- Tính cập nhật tri thức của giáo trình lý luận chính trị:

+ Tính cập nhật tri thức lý luận đòi hỏi nội dung của giáo trình lý luận chính trị phải kế thừa những thành tựu nghiên cứu lý luận mới, tiếp cận kịp thời những vấn đề lý luận mới của thời đại, những yêu cầu, đòi hỏi mới của công tác tư tưởng lý luận hiện nay. Đồng thời, tính cập nhật trong các giáo trình lý luận chính trị còn đòi hỏi phải có quan điểm, thái độ rõ ràng, dứt khoát với những quan điểm lý luận sai trái, đả phá, phê

phán một cách nghiêm túc khách quan trên cơ sở các luận cứ khoa học với sức thuyết phục cao...

- Tính sư phạm của giáo trình lý luận chính trị:

+ Tính sư phạm của giáo trình lý luận chính trị thể hiện ở việc bảo đảm những yêu cầu về khoa học sư phạm như tính tương thích, vừa sức phù hợp với trình độ, năng lực người học và yêu cầu phải đạt đến của bậc học, cấp học. Tính sư phạm đòi hỏi giáo trình lý luận chính trị phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý người học. Ngoài ra tính sư phạm còn đòi hỏi giáo trình lý luận chính trị phải phù hợp với phương pháp giảng dạy và học tập, môi trường giảng dạy, học tập, cách thức tổ chức nghiên cứu giảng dạy và học tập của giảng viên và học viên...

- Tính thực tiễn của giáo trình lý luận chính trị:

+ Tính thực tiễn của giáo trình lý luận chính trị thể hiện hai phương diện: Một là, phải phù hợp với thực tế đời sống xã hội Việt Nam, điều kiện dạy và học của thày và trò và các phương tiện vật chất hỗ trợ giảng dạy học tập khác... Hai là, tính thực tiễn phải có quan hệ hữu cơ với tính hiện dại. Mặc dù thực tế nước ta còn là nước nghèo, lạc hậu, chậm phát triển nhưng không vì thế mà giáo trình của chúng ta lại lạc hậu mà phải ngang tầm với giáo trình của các nước phát triển. Đặc biệt giáo trình lý luận chính trị còn thể hiện tính chiến đấu, tính vượt trội về tư tưởng lý luận bảo đảm yêu cầu của lý luận tiền phong, dẫn đường, thể hiện đầy đủ nhất hệ tư tưởng tiên tiến của thời đại.

Những tiêu chí nội dung cụ thể trên đã vận dụng phù hợp khi xem xét, đánh giá chất lượng để biên tập viên bắt tay vào biên tập nội dung của giáo trình lý luận chính trị.

2.1.2. Tiêu chí về phương pháp trình bày kiến thức

Về phương pháp trình bày kiến thức của giáo trình, trong quá trình biên tập, chúng tôi thường xem xét đến các nội dung cụ thể sau đây:

- Hệ thống kiến thức được trình bày trong giáo trình có nhất quán, lôgíc chặt chẽ không.

- Phong cách thể hiện và cách diễn đạt có phù hợp không?

- Kết cấu nội dung có hợp lý không?

- Việc phân chia các phần, chương, mục, tiểu mục nội dung có thống nhất không?

- Mối quan hệ và tính liên thông giữa các phần, chương, bài, mục, tiểu mục?

2.1.3. Tiêu chí thực hiện các chức năng của giáo trình

Khi bàn về chức năng của giáo trình, người ta đưa ra các chức năng chủ yếu sau

đây: giáo dục; thông tin; chỉ đạo và định hướng và kích thích hứng thú học tập.

2.1.4. Tiêu chí về ngôn ngữ của giáo trình

Tiêu chí ngôn ngữ của giáo trình thường thể hiện ở tính trong sáng, tính chuẩn mực và phong cách chức năng. Đối với giáo trình lý luận chính trị, tiêu chí ngôn ngữ

còn đòi hỏi ở đặc trưng văn phong lý luận chính trị, cách sử dụng ngôn từ, thuật ngữ, cách thức diễn đạt...

2.2. Tình hình biên tập giáo trình

Công tác biên tập giáo trình là công việc gồm nhiều khâu, nhiều công đoạn, trong

đó việc biên tập nội dung là một khâu rất quan trọng.

2.2.1. Biên tập nội dung

Giáo trình lý luận chính trị là các sách được viết theo phong cách khoa học. Do vậy, công tác biên tập giáo trình lý luận chính trị đòi hỏi người biên tập phải nắm chắc đặc trưng phong cách khoa học, để từ đó có thể đáp ứng yêu cầu công việc một cách tốt nhất.

Phong cách khoa học trong các giáo trình lý luận chính trị có những đặc trưng sau:

- Ngôn ngữ trong giáo trình lý luận chính trị phải đạt tính trừu tượng - khái quát cao, bởi vì khoa học chính trị, tư tưởng phải thông qua khái quát hoá, trừu tượng hoá để nhận thức và phản ánh hiện thực khách quan.

- Việc sử dụng ngôn ngữ trong các giáo trình lý luận chính trị cũng đòi hỏi tính lôgíc nghiêm ngặt, bởi vì để gợi mở trí tuệ và thuyết phục bằng lý tính, lời trình bày, cách suy luận phải biểu hiện năng lực tổng hợp của trí tuệ, phải tuân theo quy tắc chặt chẽ từ tư duy lôgíc hình thức đến tư duy lôgíc biện chứng.

- Tính chính xác - khách quan cũng là một yêu cầu nhất thiết phải có trong các giáo trình lý luận chính trị. Khoa học yêu cầu phản ánh chính xác, khách quan, chân thực các quy luật của tự nhiên và xã hội. Tính chính xác là tính một nghĩa trong cách hiểu, nó đòi hỏi không được tạo ra sự khác biệt giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt.

Từ những đề dẫn lý thuyết khái quát trên, cần đi sâu vào từng mặt, từng cấp độ cụ thể để vận dụng vào công tác biên tập, bởi vì biên tập là một công việc thực tế và “va chạm” trực tiếp với chữ nghĩa. Ý thức được về chuẩn phong cách khoa học chính trị, tư tưởng là một vấn đề, nhưng còn cần phải có phương án thay thế câu chữ khi cần thiết cũng vô cùng quan trọng. Bởi vậy, từ cấp độ nhỏ nhất của ngôn ngữ trong sách vở là từ ngữ, đến những cấp độ lớn hơn là câu, đoạn, (mục, chương) và toàn văn bản, người biên tập phải có thái độ làm việc hết sức nghiêm túc để có thể xử lý những tình huống ngôn ngữ đặt ra.

- Về từ ngữ, thành tố quan trọng nhất ở các giáo trình lý luận chính trị là các thuật ngữ chuyên ngành được sử dụng phổ biến, ví dụ: quyền dân sự, quyền chính trị; quyền xã hội, quyền văn hóa; quyền tự do thụ động và quyền tự do chủ động; toàn cầu hoá tích cực, toàn cầu hoá tiêu cực; điều tiết chính trị, thiết chế xã hội... Biên tập viên cần nắm các thuật ngữ này, vì trong nhiều trường hợp, vì nhiều lý do mà các thuật ngữ bị dùng sai hoặc viết sai. Tất nhiên, biên tập viên không thể bao quát được tất cả nhưng họ cần

có một sự nhạy cảm với từ ngữ và khi nghi ngờ một thuật ngữ nào đó, biên tập viên cần tra cứu từ điển hoặc tham khảo ý kiến của các nhà chuyên môn.

Đồng thời, trong các giáo trình lý luận chính trị cũng dùng các từ ngữ khoa học chung. Nói chung đó là từ ngữ trừu tượng, đa phong cách, sắc thái trung hòa, được dùng ở ý nghĩa khái quát. Tuy nhiên, một số tác giả, tuy không phải là không ý thức về chuẩn phong cách, nhưng đôi khi do “cảm hứng” quá mạnh mà đưa các từ ngữ đời sống vào bản thảo (bởi ngôn ngữ đời sống luôn có khả năng diễn đạt cảm hứng tốt nhất!). Do đó, trong bản thảo có những chỗ không đảm bảo các yêu cầu về phong cách, biên tập viên buộc phải điều chỉnh.

Để đảm bảo tính chính xác và khách quan, từ ngữ của phong cách khoa học chỉ được phép hiểu một nghĩa và là nghĩa đen. Vì thế các trường hợp sử dụng từ có tính chất tu từ, hình tượng, bóng bẩy, dễ khiến người khác suy luận theo nhiều cách thì biên tập viên phải “canh gác” thật chặt chẽ.

- Về cú pháp, khi làm việc với một văn bản cụ thể, biên tập viên cần nắm vững những tiêu chuẩn cơ bản quyết định một câu văn là tốt, mẫu mực, để có cái nhìn bao quát, có hệ thống, từ đó dễ xác định được phương hướng đúng đắn trong việc rèn luyện kỹ năng tri giác văn bản và biên tập văn bản nói chung.

Một câu văn phong cách khoa học tốt phải đảm bảo được tính chính xác. Tính chính xác của câu văn trong giáo trình lý luận chính trị thường được dùng để chỉ sự phù hợp hoàn toàn của các phương tiện ngôn ngữ thuộc lĩnh vực chính trị, tư tưởng với những vấn đề khoa học vốn được diễn đạt bằng những phương tiện đó. Những phương tiện ngôn ngữ được coi là chính xác phải phản ánh thực tế được một cách sát đúng nhất, đồng thời cũng phản ánh được chủ quan của người nói một cách thích hợp nhất. Để biên tập được chính xác, cần rèn luyện để hiểu biết ngôn ngữ, biết một từ khi nào là phù hợp hay không phù hợp, và có khả năng đưa ra những sự thay thế chính xác.

- Tính đúng đắn của câu văn khoa học là một tiêu chí nữa. Nghĩa là các câu ấy cần tuân thủ chuẩn mực của ngôn ngữ văn hoá hiện đại, đó là các quy tắc về dùng từ, đặt câu, để từ đó cấu tạo đoạn mạch, kết cấu toàn bộ văn bản... Lối diễn đạt cầu kỳ, rắc rối, cách trình bày mơ hồ, lỏng lẻo cần phải khắc phục. Vì thế ở các văn bản này, không thể dùng những câu văn bay bổng du dương, có nhịp điệu hoặc nhạc tính. Việc sính dùng những câu chữ văn vẻ trong văn phong khoa học đôi khi người viết không kiểm soát được chính ý của mình.

- Hiện nay, khi các ngoại ngữ bắt đầu được dùng phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt là tiếng Anh, thực tế đã xảy ra tình trạng là văn Việt bị viết theo lối Tây, đọc lên nghe trúc trắc, rườm rà, cũng là điều cần tránh.

- Một lỗi về câu hết sức phổ biến mà rất nhiều bản thảo giáo trình mắc phải đó là

những câu thiếu thành phần chủ ngữ, và vì phổ biến quá đến nỗi nhiều người không ý thức được như thế là sai. Trong biên tập chúng tôi có thể thường xuyên bắt gặp.

2.2.2. Biên tập trích dẫn

Trong quá trình biên tập giáo trình cho các hệ lý luận chính trị, chúng tôi thường hay gặp trích dẫn các tác phẩm kinh điển của C. Mác, Ph. Ăngghen, Hồ Chí Minh và các văn kiện Đảng v.v.. Nhiệm vụ của người biên tập là phải xác định đâu là đoạn trích, câu trích; phân tích các trích dẫn; kiểm tra độ chính xác của trích dẫn và chỉ rõ đầy đủ nguồn trích dẫn.

Khi biên tập, người biên tập cần chú ý đến tính chân thực của các trích dẫn. Trong thực tế một số giáo trình, chúng tôi thường gặp hiện tượng "tam sao thất bản". Do đó, việc biên tập trích dẫn thường mất nhiều công và phải tuân thủ theo những bước sau:

- Tìm tài liệu gốc: Tùy thuộc vào loại đề tài mà tài liệu gốc được xác định khác nhau. Chẳng hạn, những vấn đề thuộc lĩnh vực chính trị tư tưởng, đường lối quan điểm thì không thể trích dẫn từ những tài liệu tham khảo, từ những tài liệu không chính thức. Có thể phân loại thành một số các loại trích dẫn để tiện kiểm tra và qui về một số nguồn trích dẫn chính thức.

Các trích dẫn từ những tác phẩm của các nhà kinh điển mácxít: như C. Mác, Ph. Ăngghen, V.I. Lênin, Hồ Chí Minh và các lãnh tụ Đảng thì không thể trích từ các loại tài liệu tham khảo, từ những tác phẩm lẻ trên báo, từ những bản dịch không chính thức. Ở nước ta đã xuất bản các bộ sách của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh như: C. Mác và Ph. Ăngghen Tuyển tập; C. Mác và Ph. Ăngghen Toàn tập; V.I. Lênin Toàn tập; Hồ Chí Minh Tuyển tập; Hồ Chí Minh Toàn tập; Hồ Chí Minh Biên niên tiểu sử... Đó là những bộ sách chuẩn được coi là tài liệu gốc cho những trích dẫn của các nhà kinh điển. Bởi vậy, khi trích dẫn các tác giả thường lấy nguồn trích dẫn từ các tài liệu này để đảm bảo sự chính xác, sự thống nhất và giúp người đọc dễ dàng hơn nếu như muốn tìm hiểu căn nguyên của những câu trích mà tác giả nêu ra trong tác phẩm của mình.

Đối với loại trích dẫn các văn kiện Đảng: Văn kiện được lấy làm nguồn trích dẫn là văn bản chính thức của cơ quan công bố văn kiện. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia là nơi được giao xuất bản những văn kiện này. Ví dụ như bộ Văn kiện Đảng Toàn tập; Văn kiện các Đại hội của Đảng; Văn kiện các Hội nghị Trung ương các khóa... đây có thể được coi là nguồn tài liệu chính thức để sử dụng kiểm tra các câu trích dẫn về văn kiện Đảng. Hiện nay, trên Website của Học viện cũng có 2 chương trình thử nghiệm về sách điện tử (cuốn Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Văn kiện Đại hội X của Đảng) rất có ích để sử dụng trong công việc tra cứu chính xác các trích dẫn.

Đối với các câu trích dẫn từ các sách tham khảo, cần phải có đầy đủ những dữ liệu cho câu trích, phải là những tác phẩm, những bài viết đã được chính thức công bố trong sách, báo, tạp chí và các phương tiện thông tin đại chúng. Đối với các tác phẩm dịch cũng cần lưu ý về nguồn nguyên bản gốc. Bản dịch phải trung thành với tư tưởng của tác giả, đồng thời phải đảm bảo tính trong sáng trong văn phong của tiếng Việt.

- Đối chiếu với bản gốc để kiểm tra độ chính xác của câu trích

Các câu trích cần phải đảm bảo độ chính xác so với bản gốc đã công bố. Các đoạn trích phải đảm bảo để bạn đọc hiểu đúng tư tưởng tác giả bản gốc. Câu trích không được tùy tiện cắt xén theo ý định chủ quan của người viết. Trên thực tế, có đoạn trích khi kiểm tra về câu chữ thường bị sai sót (có thể thừa câu, thiếu câu, sai lệch câu chữ, ngữ nghĩa...) và làm cho ý nghĩa của nó bị sai lệch, làm bạn đọc hiểu không đúng, thậm chí trái ngược với tư tưởng tác giả bản gốc.

Khi kiểm tra đối chiếu với bản gốc, nếu có sự sai lệch về câu chữ, ngữ nghĩa, người biên tập cần phải sửa lại cho đúng bản gốc. Nguyên nhân của sự sai lệch đó có thể là do tác giả hoặc thiếu bản gốc, hoặc sử dụng trí nhớ... Thực tế việc biên tập các giáo trình nói riêng và các sách lý luận chính trị nói chung cho thấy nếu không đối chiếu với bản gốc mà chỉ chữa theo cách hành văn quen thuộc có thể dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng. Cũng có trường hợp tác giả mở rộng ý nghĩa của đoạn trích, gò ép câu trích để thực hiện dụng ý của mình. Điều đó đã làm cho nội dung văn bản không phù hợp, khi đó đoạn trích không những không mang lại lợi ích mà còn làm hại đến nội dung tác phẩm. Trong trường hợp này biên tập viên phải trao đổi lại với tác giả để sửa lại.

Việc biên tập các câu trích dẫn là một việc khó, nhất là khi biên tập các giáo trình lý luận chính trị, chúng ta sẽ gặp rất nhiều các câu trích của các nhà kinh điển. Do đó, biên tập các loại hình này cần phải tích lũy kinh nghiệm, biết cách sử dụng các công cụ tra cứu để chỉnh sửa lại những câu trích còn chưa chuẩn xác, cắt bỏ bớt những câu trích rườm rà, chỉ đúng nguồn trích dẫn để giúp cho bạn đọc dễ tra cứu.

2.3. Công tác biên tập kỹ - mỹ thuật

Công tác biên tập kỹ - mỹ thuật là một phần của hình thức trình bày sách, là khâu dựng mẫu, giúp chuyển tải từ trang đánh máy của bản thảo hoàn chỉnh sang trang in cụ thể của quyển sách thành phần. Biên tập kỹ - mỹ thuật sách phải bảo đảm sự cân đối, hài hòa giữa các yếu tố trong nội dung sách, sự phù hợp giữa các cỡ và kiểu chữ, sự thống nhất về bố cục giữa các phần, chương, mục... cũng như sự thống nhất về hình thức thể hiện của cả quyển sách, nhằm đáp ứng các yêu cầu về kỹ - mỹ thuật sách, tạo sự thoải mái, tiện lợi cho người đọc. Điều đặc biệt quan trọng là việc biên tập kỹ - mỹ thuật phải làm sao toát lên được nội dung của sách, làm tăng thêm sự hấp dẫn, lôi cuốn

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/04/2022