Hệ Thống Giáo Trình Của Học Viện Chính Trị Quốc Gia Hồ Chí Minh - Yêu Cầu Và Đặc Điểm

+ Tác động vào tình cảm, nâng cao nhiệt tình cách mạng, hướng dẫn hành động.

+ Đưa ra điển hình tiên tiến, số liệu thực tiễn được tổng kết nâng cao niềm tin vào sự nghiệp cách mạng.

+ Động viên nhiệt tình cách mạng của thế hệ trẻ, tăng cường tiềm lực của đất nước trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, chống lại kẻ thù trên mặt trận tư tưởng.

Đứng về mặt quy trình xuất bản, tính chất chính trị trực tiếp bộc lộ trong tất cả các khâu từ kế hoạch đề tài đến biên tập, từ nội dung đến hình thức. Ví dụ như kế hoạch đề tài của giáo trình lý luận chính trị cho hệ thống trường Đảng được tổng hợp từ các Học viện khu vực, Trường Chính trị thông qua Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương) gửi đến Nhà xuất bản Lý luận chính trị hay Nhà xuất bản Chính trị quốc gia rồi mới đưa lên Cục Xuất bản để đăng ký. Trước khi tiến hành công đoạn đó, bản thân đề tài và bản thảo kèm theo phải giữ vững những nguyên tắc chính trị cơ bản của Đảng và Nhà nước, tính định hướng rõ ràng. Ngay cả lúc đọc phân tích, đánh giá bản thảo theo tiêu chuẩn khoa học, tiêu chuẩn chính trị cũng phải đặt lên hàng đầu. Việc tổ chức nhân bản, phát hành sách cũng luôn phải đảm bảo sự chính xác, phục vụ kịp thời cho công tác tư tưởng...

Tóm lại, dưới một hình thức gọn nhẹ, đơn giản và mức độ kết tinh khá cao, mỗi cuốn giáo trình lý luận chính trị vừa là công cụ học tập, vừa là sự thể hiện chính thống quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; là phương tiện tối ưu để thực hiện nhiệm vụ giáo dục tư tưởng cho mọi người. Giáo trình lý luận chính trị phản ánh phần nào bản chất cách mạng của Đảng ta, vai trò, năng lực lãnh đạo của Đảng, qua đó tiến hành nhiệm vụ chính trị, trực tiếp chống lại quan điểm sai trái, những

luận điểm chống phá của kẻ thù, giữ vững giá trị khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nâng cao sức chiến đấu cùng sự phát triển sáng tạo của nó.

1.3. Hệ thống giáo trình của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - yêu cầu và đặc điểm

Trước hết, chúng ta cần khẳng định rằng, giáo trình mà Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh hiện đang sử dụng trong đào tạo và nghiên cứu là một loại sách lý luận chính trị.

Hệ thống giáo trình của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh có một số yêu cầu và đặc điểm sau:

1.3.1. Đối tượng phục vụ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

Đối tượng phục vụ của hệ thống giáo trình lý luận chính trị của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh có đặc điểm riêng đó là: đội ngũ giảng viên của Học viện và học viên thuộc các hệ đào tạo. Trong đó đối tượng phục vụ chủ yếu là học viên đang theo học các lớp trong chương trình đào tạo các hệ của Học viện. Họ là cán bộ chủ chốt của Đảng và Nhà nước, cán bộ làm công tác nghiên cứu lý luận chính trị, nghiên cứu khoa học; cán bộ giảng dạy lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những người đang làm công tác tư tưởng, lý luận; những cán bộ chính trị đang làm công tác lãnh đạo và quản lý ở địa phương, các ban ngành, trong các cơ quan Đảng, Nhà nước và các tổ chức đoàn thể chính trị và chính trị - xã hội trên phạm vi cả nước. Bên cạnh đó, đối tượng phục vụ trên có đặc điểm họ là những người đã có trình độ chính trị nhất định, trình độ nhận thức tư duy cơ bản, am hiểu thực tiễn cách mạng Việt Nam, có nhu cầu hiểu biết những vấn đề lý luận chính trị để làm cơ sở áp dụng vào hoạt động thực tiễn của mình. Chính đặc điểm riêng trên của đối tượng này đã quy định hàm lượng, tính chất nội dung tri thức của giáo trình. Căn cứ vào mục đích, mục tiêu

đào tạo của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nên hệ thống giáo trình lý luận chính trị được chia thành:

Công nghệ thông tin Tin học ứng dụng Quản lí Nghiên cứu Giáo dục - 3

- Giáo trình dùng cho đào tạo hệ trung cấp lý luận chính trị.

- Giáo trình dùng cho đào tạo hệ cao cấp lý luận chính trị.

- Giáo trình dùng cho đào tạo hệ cử nhân chính trị.

Giáo trình lý luận chính trị của Học viện không có sách dành cho giảng viên, mà chủ yếu là giáo trình dùng cho học viên theo chương trình đào tạo đã được quy định.

Giáo trình hệ trung cấp: được biên soạn và xuất bản nhằm đào tạo cán bộ lãnh đạo của đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị và chính trị - xã hội cấp cơ sở; trình độ học vấn tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc tương đương, thời gian toàn khóa học là 12 tháng tập trung.

Giáo trình hệ cao cấp: được biên soạn và xuất bản nhằm đào tạo cán bộ lãnh đạo của đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị và chính trị - xã hội ở trung ương và địa phương có trình độ tốt nghiệp đại học, có trình độ lý luận cơ bản, am hiểu thực tiễn, thời gian toàn khóa học là 2 năm.

Giáo trình hệ cử nhân: được biên soạn và xuất bản cho đối tượng học là những người đã tốt nghiệp đại học và đang tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu, bởi vậy giáo trình dành cho đối tượng này có những đòi hỏi khá khắt khe, thời gian toàn khóa học là 2 năm.

1.3.2. Tác giả giáo trình lý luận chính trị của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Tác giả của giáo trình lý luận chính trị là những cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ở các viện chuyên ngành thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, họ hầu hết là các cán bộ có trình độ khoa học, có trình độ sư phạm và có học hàm, học vị, có kinh nghiệm nhiều năm trong nghiên cứu và giảng dạy các môn lý luận chính trị. Trong các đầu giáo trình lý luận

chính trị, nội dung được trình bày dưới dạng các bài, các chuyên đề riêng phù hợp với từng ngành học, môn học. Các chuyên đề, các bài lại được giao cho từng cá nhân tác giả hoặc tập thể tác giả biên soạn (các tác giả phải chịu trách nhiệm về những vấn đề liên quan đến nội dung).

Căn cứ vào nội dung cơ bản của môn học và dựa trên cơ sở nội dung sách đã Nhà nước quy định riêng cho Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, các tác giả biên soạn, hoàn chỉnh, sau đó quy trình hoàn thiện nội dung cuốn sách được thực hiện theo các bước: Hội đồng khoa học của đơn vị (viện, khoa) nghiệm thu trước và chuyển lên Hội đồng nghiệm thu của Học viện hoàn thiện lần cuối rồi đưa xuất bản. Do tính chất và mục đích hoạt động; mục tiêu giảng dạy, đào tạo của Học viện (trong đó chủ yếu là đào tạo, nâng cao trình độ cho những cán bộ lãnh đạo chủ chốt của các cơ quan trung ương và địa phương) nên tác giả của giáo trình lý luận chính trị là những người có trình độ khoa học cao. Chính sự đảm bảo về trình độ của các tác giả và quy trình nghiệm thu đã đảm bảo cho tính chính thống của hệ thống giáo trình lý luận chính trị của Học viện.

Bên cạnh đó, tính chất sáng tạo của đội ngũ tác giả giáo trình lý luận chính trị vừa mang tính cá nhân vừa mang tính tập thể, vì các chuyên đề, các bài do cá nhân phụ trách, chịu trách nhiệm nhưng khi trở thành một giáo trình lý luận chính trị cụ thể thì tập thể tác giả đứng tên hoặc người có uy tín về khoa học nhất đứng tên chủ biên.

1.3.3. Vai trò, vị trí của giáo trình lý luận chính trị đối với công tác

đào tạo của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Thực hiện mục tiêu và các chức năng cơ bản của mình, giáo trình lý luận chính trị thực sự đóng vai trò trọng yếu trong công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nói riêng và trong đời sống văn hoá, tư tưởng chính trị của xã hội cũng như

trong công tác lý luận tư tưởng của Đảng nói chung.

- Vai trò của giáo trình lý luận chính trị về mặt lý luận chung bao gồm những vấn đề cơ bản như sau:

Thứ nhất, giáo trình lý luận chính trị góp phần thúc đẩy sự phát triển và tăng cường sức chiến đấu của công tác nghiên cứu và giảng dạy các môn học liên quan đến lý luận chính trị.

Thứ hai, giáo trình lý luận chính trị cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng đường lối chính trị và tri thức, phương pháp khoa học cho hoạt động chính trị trong thực tiễn cho người học.

Thứ ba, giáo trình lý luận chính trị còn là công cụ thông tin chính thống, là phương tiện tổ chức, quản lý kinh tế, xã hội.

Thứ tư, giáo trình lý luận chính trị là một loại “vũ khí” trang bị cho người học những tri thức chính trị cơ bản để đấu tranh chống lại các tư tưởng phản động, thù địch.

Thứ năm, giáo trình lý luận chính trị là phương tiện để người học có thể trao đổi, tranh luận, tìm tòi chân lý khoa học phê phán các hiện tượng tiêu cực trong hoạt động tư tưởng chính trị.

- Trong thực tiễn giảng dạy và học tập của giảng viên và học viên tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh thì giáo trình lý luận chính trị giữ những vai trò đặc biệt quan trọng như sau:

+ Giáo trình lý luận chính trị là công cụ chủ yếu để học tập và giảng dạy của học viên và giảng viên. Nội dung của giáo trình lý luận chính trị là trình bày hệ thống những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao tùy theo từng cấp học, trình bày những kỹ năng cũng như hệ thống phương pháp giảng dạy và học tập bộ môn. Kiến thức trong giáo trình lý luận chính trị luôn có tính chuẩn mực, bắt buộc về kỹ năng phương pháp mà học viên phải nắm vững để tự kiểm tra kiến thức đã học và giảng viên cần nắm vững để điều

chỉnh cách thức truyền thụ kiến thức.

Trong điều kiện học tập và giảng dạy của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh thì giáo trình lý luận chính trị là công cụ chủ yếu. Giáo trình lý luận chính trị là cơ sở để học viên bổ sung và kiểm tra kiến thức đã học được trên lớp và với phương pháp xây dựng hệ thống tri thức được cấu thành từ các yếu tố và các đơn vị kiến thức thì người giảng viên có thể xác định được phương pháp giảng dạy thích hợp nhất cho từng đối tượng học viên, từ đó xác định được cách thức kiểm tra kết quả học tập của người học và qua đó tự đánh giá được chất lượng và hiệu quả truyền thụ tri thức của mình.

+ Hệ thống giáo trình lý luận chính trị chiếm vị trí trung tâm trong tổ hợp sách của Học viện

Để có được một hệ thống tri thức cho học viên bên cạnh giáo trình lý luận chính trị trong Học viện còn cần nhiều loại sách và tài liệu tham khảo khác. Với học viên, có các sách tham khảo nhằm củng cố kiến thức đã học và mở rộng tri thức. Với giảng viên, cũng cần có sách tham khảo dành cho việc nâng cao trình độ về mọi mặt. Những vấn đề được trình bày trong loại sách này giúp cho giảng viên nghiên cứu sâu hơn. Ngoài sách tham khảo trong Học viện còn có các sách hướng dẫn phương pháp học tập, giảng dạy bộ môn hoặc phương pháp luận cho từng ngành học, sách hướng dẫn cho từng môn học từng lớp học hoặc từng chuyên đề... Trong tổ hợp sách này, giáo trình lý luận chính trị chiếm vị trí trung tâm vì chương trình là cương lĩnh và giáo trình lý luận chính trị là cụ thể hóa chương trình. Trong vị trí này, giáo trình lý luận chính trị quy định tri thức của môn học một cách cụ thể chi tiết. Đồng thời, giáo trình cũng quy định các phương pháp xây dựng bộ môn. Do đó hầu hết các loại sách khác phải xoay quanh nội dung của giáo trình, lấy giáo trình lý luận chính trị làm trung tâm, làm định hướng cho việc xây dựng đề tài, đề cương nội dung môn học.

+ Giáo trình lý luận chính trị là công cụ giáo dục toàn diện nhất. Giáo trình là công cụ chủ yếu để học tập, nghiên cứu và giảng dạy, giáo trình chiếm vị trí trung tâm trong tổ hợp sách, là phương tiện trọng yếu nhất trong tổ hợp giảng dạy và học tập. Giáo trình giúp cho học viên nâng cao tri thức khoa học, giúp cho giảng viên nắm được yêu cầu chủ yếu của giảng dạy bộ môn. Giáo trình còn giúp học viên rèn luyện kỹ năng, tích hợp tri thức vận dụng trong thực tế, đồng thời nó trang bị cho học viên những quan điểm chính trị, trau dồi đạo đức, phát huy tính tích cực, tư duy sáng tạo, lòng say mê học tập, nghiên cứu.

Có thể khẳng định chắc chắn rằng, giáo trình là công cụ toàn diện và quan trọng nhất trong tổ hợp giảng dạy, học tập nói chung và trong tổ hợp sách nói riêng của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

1.3.4. Hệ thống giáo trình của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Hệ thống giáo trình của Học viện bao gồm các giáo trình cụ thể như sau:

- Giáo trình dùng cho đào tạo hệ trung cấp lý luận chính trị

+ Giáo trình Công tác dân vận,

+ Giáo trình An ninh quốc phòng,

+ Giáo trình Nhà nước và pháp luật (tập 1, 2, 3),

+ Giáo trình Xây dựng Đảng,

+ Giáo trình Những nguyên lý triết học Mác-Lênin,

+ Giáo trình Lịch sử Đảng,

+ Giáo trình Tâm lý học trong lãnh đạo quản lý,

+ Giáo trình Kinh tế chính trị (tập 1, 2),

+ Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học và chính trị,

+ Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh,

+ Giáo trình Văn hoá xã hội.

- Giáo trình dùng cho đào tạo hệ cao cấp lý luận chính trị

+ Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam,

+ Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh,

+ Giáo trình Tâm lý học lãnh đạo quản lý,

+ Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học,

+ Giáo trình Triết học Mác-Lênin (phần duy vật lịch sử),

+ Giáo trình Triết học Mác-Lênin (phần duy vật biện chứng),

+ Giáo trình Chính trị học,

+ Giáo trình Lý luận về tôn giáo và chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước

+ Giáo trình Lý luận về văn hoá và đường lối văn hoá của Đảng Cộng sản Việt Nam,

+ Tập bài giảng: Quan hệ quốc tế,

+ Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật (tập I) và Một số ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam (tập II),

+ Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa,

+ Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam,

+ Giáo trình Xã hội học trong quản lý,

+ Giáo trình Khoa học quản lý,

+ Giáo trình Xây dựng Đảng.

- Giáo trình dùng cho đào tạo hệ cử nhân lý luận chính trị:

Xem tất cả 162 trang.

Ngày đăng: 26/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí