- Tuy vậy, vẫn còn một số GV âm nhạc TH coi nhẹ việc bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ, bồi dưỡng về thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục.
2.4.1.4. Thực trạng quản lí xác định hình thức bồi dưỡng
hân tích các kết quả trưng cầu ý kiến cho thấy hình thức bồi dưỡng chuyên môn cho GV âm nhạc TH vẫn chưa phù hợp, ít có hình thức thảo luận theo nhóm hoặc nếu có thì thảo luận chưa hiệu quả, còn mang tính hình thức, chủ yếu vẫn là tập trung nghe báo cáo chuyên đề.
- Căn cứ vào địa bàn bồi dưỡng: Bồi dưỡng tại chỗ (Qua sinh hoạt tổ chuyên môn, kèm cặp,…)
Việc tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho GV âm nhạc TH còn mang tính hình thức. Bộ GD&ĐT quy định mấy chục module và yêu cầu GV phải tự bồi dưỡng hoặc nhà trường tổ chức bồi dưỡng. Mỗi năm, GV phải đăng ký học khoảng 4 nội dung tự chọn và bắt buộc. Cuối năm phải có sản phẩm thu hoạch hoặc bài thi. Sau đó, các trường đánh giá xếp loại GV gửi lên Sở GD&ĐT cấp chứng chỉ.
2.4.2. Thực trạng quản lí phương pháp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên âm nhạc TH quận Long Biên, thành phố Hà Nội theo định hướng phát triển năng lực
2.4.2.1. Khảo sát về việc sử dụng các phương pháp bồi dưỡng
Chất lượng bồi dưỡng cho GV âm nhạc TH chưa cao còn có nguyên nhân ở việc chỉ đạo sử dụng các phương pháp bồi dưỡng. hương pháp là nhân tố có tính quyết định đến chất lượng bồi dưỡng, bảo đảm việc thực hiện mục tiêu. Do đó trong quá trình bồi dưỡng phải hết sức coi trọng đổi mới phương pháp giảng dạy. Việc lựa chọn phương pháp bồi dưỡng có tác dụng quyết định đến chất lượng và hiệu quả bồi dưỡng, vì vậy Phòng GD&ĐT quận Long Biên, thành phố Hà Nội đã:
+ Định hướng cho các trường tiểu học trong quận lựa chọn phương pháp bồi dưỡng hướng vào phát triển kĩ năng nghề, định hướng phát triển năng lực cho GV âm nhạc TH.
+ Chú ý đến đặc điểm nhận thức, nhu cầu, hứng thú của GV âm nhạc TH.
Để nâng cao chất lượng bồi dưỡng thì các cấp quản lí phải yêu cầu, hướng dẫn và giám sát giảng viên vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, giúp GV âm nhạc TH vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn công tác. Song hiện nay, vấn
đề này chưa được chú trọng. Chủ yếu cách thức bồi dưỡng được tiến hành như sau: nghe giảng lí thuyết là chính, sau đó viết thu hoạch. Việc tổ chức cho GV âm nhạc TH thực hành kĩ năng chưa nhiều. hương pháp thảo luận theo nhóm rất phù hợp cho các lớp bồi dưỡng, nhưng chưa được chỉ đạo sử dụng nhiều. Do vậy, hiệu quả các chương trình bồi dưỡng chưa cao.
Qua khảo sát chúng tôi thấy phương pháp bồi dưỡng chưa ch trọng phát huy tính chủ động, tích cực, tự nguyện, sáng tạo của giáo viên âm nhạc và chưa đánh giá được hiệu quả bồi dưỡng. Việc tổ chức thảo luận mang tính chất tái hiện kiến thức là chủ yếu chứ chưa thực sự có sự cọ sát ý kiến, trao đổi kinh nghiệm về những vấn đề giáo viên âm nhạc TH còn thắc mắc cần được giải quyết. Giáo viên thường sử dụng PP thuyết trình là chủ yếu, còn học viên ghi chép càng nhiều càng tốt, chưa đảm bảo cho học viên tự học là chính, do cách học thụ động như vậy nên học viên không có điều kiện nắm vững nội dung bồi dưỡng và trở nên lúng túng khi vận dụng những điều đã học vào thực tiễn.
Trong luận văn tôi đã trưng cầu ý kiến của 50 CBQL, chuyên viên, GV về các phương pháp bồi dưỡng đã được sử dụng và kết quả thể hiện ở biểu đồ 2.4
Biểu đồ 2.4: Tổng hợp ý kiến 50 CBQL, chuyên viên, GV về mức độ sử dụng các phương pháp bồi dưỡng
2.4.2.2. Khảo sát về việc quản lí các phương pháp bồi dưỡng
Hoạt động quản lí phương pháp bồi dưỡng có những bất cập và điều này được thể hiện bảng 2.3.
Bảng 2.3. Tổng hợp ý kiến của 50 CBQL, chuyên viên, GV về mức độ sử dụng các biện pháp quản lí phương pháp bồi dưỡng (biểu hiện ở tỉ lệ %)
Nội dung | Đánh giá | |||
Tốt (%) | Khá (%) | TB (%) | ||
1 | hòng GD hướng dẫn BGH xác định nhu cầu bồi dưỡng chuyên môn của các giáo viên âm nhạc TH | 50 | 40 | 10 |
2 | hòng GD hướng dẫn BGH xây dựng nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên âm nhạc TH | 10 | 50 | 40 |
3 | hòng GD hướng dẫn BGH xây dựng kế hoạch quản lí hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên âm nhạc TH | 30 | 50 | 20 |
4 | hòng GD hướng dẫn BGD tổ chức bồi dưỡng cập nhật kiến thức theo các chuyên đề cho giáo viên âm nhạc TH theo định hướng phát triển năng lực | 30 | 40 | 30 |
5 | hòng hướng dẫn BGH tổ chức nhiều hình thức bồi dưỡng chuyên môn giáo viên phù hợp nhu cầu của GV âm nhạc TH | 50 | 30 | 20 |
6 | Thực hiện việc kiểm tra, đánh giá của Phòng về công tác bồi dưỡng chuyên môn đội ngũ GV âm nhạc tại các trường tiểu học | 20 | 40 | 40 |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản Lí Hoạt Động Bồi Dưỡng Đội Ngũ Giáo Viên Âm Nhạc Th Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực
- Quản Lí Các Điều Kiện Cơ Sở Vật Chất, Trang Thiết Bị Đảm Bảo Cho Hoạt Động Bồi Dưỡng
- Thực Trạng Hoạt Động Bồi Dưỡng Giáo Viên Âm Nhạc Th Quận Long Biên, Thành Phố Hà Nội Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực
- Những Nguyên Tắc Định Hướng Cho Việc Đề Xuất Các Biện Pháp
- Biện Pháp 2: Xây Dựng Kế Hoạch Bồi Dưỡng Chuyên Môn Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Phù Hợp Với Nhu Cầu Bồi Dưỡng
- Biện Pháp 4: Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Bồi Dưỡng Chuyên Môn Giáo Viên Âm Nhạc Th Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Đảm Bảo Tính Khách Quan Và
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
Biểu đồ 2.5: Tổng hợp ý kiến của 50 CBQL, chuyên viên, GV về mức độ sử dụng các biện pháp quản lí phương pháp bồi dưỡng (biểu hiện ở tỉ lệ %)
Kết quả nghiên cứu cho thấy một số biện pháp quản lí quan trọng có tác dụng th c đẩy việc nâng cao chất lượng bồi dưỡng lại chưa được sử dụng thường xuyên. Đó là các biện pháp: Tổ chức bồi dưỡng cập nhật kiến thức theo các chuyên đề cho giáo viên, tổ chức nhiều hình thức bồi dưỡng chuyên môn giáo viên âm nhạc TH phù hợp nhu cầu của GV, có chính sách động viên, khuyến khích giáo viên âm nhạc TH bồi dưỡng chuyên môn,…
2.4.3. Thực trạng quản lí việc đánh giá kết quả bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên âm nhạc TH quận Long Biên, thành phố Hà Nội theo định hướng phát triển năng lực Về công tác kiểm tra, đánh giá: Phần lớn giáo viên âm nhạc TH được hỏi ý
kiến cho rằng Phòng GD, BGH đã thực hiện tốt khâu kiểm tra, đánh giá công tác bồi dưỡng giáo viên âm nhạc TH theo định hướng phát triển năng lực. Kết quả khảo sát cho thấy khâu kiểm tra, đánh giá công tác bồi dưỡng chuyên môn đã được
hòng GD, BGH nhà trường tiểu học quan tâm song chưa được thực hiện tốt.
Kết quả thăm dò (biểu đồ 2.4) cho rằng kiểm tra, đánh giá kết quả ở các lớp bồi dưỡng tập trung vẫn theo hình thức viết thu hoạch là chính, chưa ch trọng đánh giá việc thực hành kĩ năng.
Kết quả trưng cầu ý kiến của 50 CBQL, chuyên viên, GV về quản lí kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng được thể hiện tại biểu đồ 2.6.
90
80%
80
thường xuyên
70
Đôi khi
60%
60
Không ba o giờ
50%
50
40%
40
30
20%
20%
20%
20
10%
10
0
0
1. Tổ chức thi vấn đáp 2. Phòng GD, BGH chỉ đạo 3. Phòng GD, BGH chỉ đạo
việc KT, ĐG kết quả bồi việc KT, ĐG kết quả bồi dưỡng bằng hình thức thực dưỡng bằng hình thức viết
hành kĩ năng nghề thu hoạch
Biểu đồ 2.6: Tổng hợp ý kiến của 50 CBQL, chuyên viên, GV về mức độ sử dụng các biện pháp quản lí việc KT, ĐG kết quả bồi dưỡng
Công tác chỉ đạo, quản lí, kiểm tra, giám sát bồi dưỡng thường xuyên chưa sát sao, chưa có sự đ c r t, trao đổi kinh nghiệm để làm tốt hơn. Việc đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên vẫn còn mang tính hình thức, chưa làm cho mỗi giáo viên có ý thức tích cực, tự giác tự học, tự bồi dưỡng hoặc tham gia bồi dưỡng.
2.4.4. Thực trạng quản lí cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên âm nhạc TH quận Long Biên, thành phố Hà Nội Việc đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất cũng ảnh hưởng không
nhỏ tới kết quả bồi dưỡng, do vậy ch ng tôi đã tiến hành lấy ý kiến của GV về mức độ đáp ứng các điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo tổ chức các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV âm nhạc tiểu học. Kết quả khảo sát được thể hiện ở biểu đồ 2.7.
90
Cơ s ở vậ t chấ t l ớp học
80
80
70
Tra ng thi ết bị phục vụ
công tá c bồi dưỡng
Tà i l iệu bồi dưỡng
60
60
50
50
50
45
45
40 40
40
30
30
30
10
20 20
20
20 20
20
12
10
8
0
Đầy đủ
Cơ bản đầy đủ
Thiếu
Hiện đại
Chưa hiện đại
Lạc hậu
Biểu đồ 2.7. Tổng hợp ý kiến của 50 CBQL, chuyên viên, GV về mức độ đáp ứng các điều kiện về CSVC, trang thiết bị
- Kết quả ở bảng 2.5 cho thấy mức độ đáp ứng các điều kiện về CSVC cho công tác bồi dưỡng còn rất khó khăn. Tài liệu bồi dưỡng nghèo nàn, thiếu kịp thời. Tài liệu bồi dưỡng chưa đầy đủ và được viết có tính chất lí thuyết nhiều hơn là hướng dẫn người học liên hệ và vận dụng thực tiễn.
CSVC, trang thiết bị, kinh phí cho công tác bồi dưỡng thường xuyên còn hạn chế, nhất là hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ cho việc tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên và tổ chức bồi dưỡng qua mạng.
2.5. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc TH theo định hướng phát triển năng lực Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lí hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo
viên âm nhạc TH theo định hướng phát triển năng lực được thể hiện rõ trong (biểu đồ 2.8) khi tổng hợp 50 ý kiến của cán bộ quản lí, giáo viên, chuyên viên về các mức độ ảnh hưởng như sau:
Biểu đồ 2.8. Tổng hợp ý kiến của 50 CBQL, chuyên viên, GV về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố
Qua biểu đồ 2.8 có thể thấy được sự ảnh hưởng của các yếu tố đến việc quản lí hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc TH theo định hướng phát triển năng lực.
Những ảnh hưởng cụ thể như:
Nhóm chủ thể quản lí có ảnh hưởng nhiều lên đến 80% và ảnh hưởng là 20%; Nhóm đối tượng quản lí ảnh hưởng nhiều chiếm 60%, ảnh hưởng chiếm 30%
và 10% là không ảnh hưởng;
Nhóm môi trường quản lí mức độ ảnh hưởng nhiều và ảnh hưởng đều là 50%
Từ những số liệu trên ta có thể điều chỉnh nội dung, kế hoạch phù hợp cho hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên âm nhạc TH quận Long Biên, Thành phố Hà Nội theo định hướng phát triển năng lực hiện nay.
2.6. Đánh giá những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân
2.6.1. Ưu điểm
- CBQL, GV và nhân viên các nhà trường tiểu học đã nhận thức rõ tầm quan trọng của bồi dưỡng đội ngũ trong việc nâng cao chất lượng và đổi mới giáo dục đào tạo.
- BGH đã căn cứ vào các văn bản chỉ đạo, xác định đ ng nội dung, hình thức, phương pháp BDCM tương đối phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo.
- BGH nhà trường đã quan tâm thực hiện đầy đủ các chức năng quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên.
2.6.2. Hạn chế
- Việc xây dựng kế hoạch BDGV của BGH còn thiếu tính chủ động sáng tạo, chủ yếu dựa vào kế hoạch của cấp trên.
- Một số nội dung chưa xây dựng được hình thức bồi dưỡng chuyên môn cho GV phù hợp với điều kiện của nhà trường và nhu cầu của giáo viên.
- Việc tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho GV của nhà trường thực hiện chưa đồng đều và chưa được quan tâm đ ng mức.
- Việc kiểm tra đánh giá bồi dưỡng giáo viên còn hình thức.
- Một bộ phận cán bộ quản lí chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của bồi dưỡng thường xuyên nhằm nâng cao năng lực nghề nghiệp; khắc phục những yếu kém về chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên nên chưa có sự quan tâm, chỉ đạo cụ thể cũng như đầu tư thỏa đáng về nguồn lực, cơ sở vật chất, đội ngũ báo cáo viên và các điều kiện để thực hiện có kết quả công tác này.
2.6.3. Nguyên nhân
Qua tìm hiểu nguyên nhân của những yếu kém trong quản lí công tác đào tạo, bồi dưỡng GVTH, có thể thấy các yếu tố cơ bản làm ảnh hưởng đến việc quản lí hoạt động bồi dưỡng chuyên môn GV gồm có:
- Nhận thức và tầm nhìn chiến lược về sự phát triển giáo dục của lãnh đạo nhà trường còn hạn chế. Tư tưởng trung bình chủ nghĩa, không chịu phấn đấu, ngại thay đổi vẫn còn ở một số cán bộ giáo viên.
- Trường còn thiếu GV ở các bộ môn, thiếu phòng học, rất khó bố trí được thời gian bồi dưỡng chuyên môn chung, hoặc nếu bồi dưỡng theo khối thì cũng khó thực hiện vì giáo viên do phải dạy nhiều giờ và làm công tác kiêm nhiệm nên thiếu thời gian hoặc không có thời gian cho BD.
- Thiếu hoặc không có kinh phí. Thiếu CSVC và trang thiết bị phục vụ công tác BD.