Đối Với Ban Giám Hiệu Các Trường Thcs Huyện Bảo Yên, Tỉnh Lào Cai

(1) Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng tự chủ

Thay số ta có kết quả:

R 1

6x5 5(25 1)

0.75

Với R = 0,75 cho thấy giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh DTTS các trường THCS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai có tương quan thuận, nghĩa là các biện pháp vừa cần thiết lại vừa khả thi cao.

Với kết quả khảo nghiệm thu được, có thể kết luận các biện pháp mà luận văn đề xuất nếu được áp dụng vào thực tiễn sẽ nâng cao chất lượng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh DTTS các trường THCS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.

Tiểu kết chương 3


Trong chương này chúng tôi đã đề xuất, xây dựng hệ thống các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng tự chủ trên cơ sở Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4-11- 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Các nguyên tắc đảm bảo được mục tiêu giáo dục nói chung, mục tiêu giáo dục THCS nói riêng, trong đó tính đến đặc thù của học sinh bán trú các trường THCS huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai; đảm bảo tính thực tiễn, tính khả thi và tính hệ thống. Hệ thống biện pháp đó bao gồm 5 biện pháp sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường THCS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.

Chỉ đạo bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên về nâng cao năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường THCS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.

Quản lý giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường trung học cơ sở huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai - 14

Chỉ đạo đa dạng hóa hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường THCS.

Chỉ đạo đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường THCS.

Tăng cường nguồn tài chính, cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ việc tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường THCS.

Các biện pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất biện chứng với nhau vì nó đều nằm trong mục tiêu và quá trình giáo dục. Đồng thời đã được được kiểm chứng qua khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Quản lý giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số tại các trường THCS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai vừa là mục tiêu vừa là con đường để phát triển giáo dục có hiệu quả cho đối tượng này. Việc triển khai, thực hiện hoạt động giao dục kỹ năng tự chủ là thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện trong giáo dục, phát triển toàn diện các năng lực của học sinh người dân tộc thiểu số nhằm thay đổi bản chất giáo dục theo xu hướng hiện đại. Thực tế trong những năm qua hoạt động giáo dục kỹ năng tự chủ đã thay đổi bản chất của giáo dục, tạo môi trường phát triển toàn diện nhân cách học sinh THCS nói chung và học sinh người dân tộc thiểu số tại các trường THCS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai nói chung. Thực hiện các phương pháp nghiên cứu lý luận về giáo dục kỹ năng tự chủ, quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự chủ cho đối tượng học sinh THCS người dân tộc thiểu số, nghiên cứu thực tiễn, tổng kết kinh nghiệm, phân tích thực trạng về quản lý hoạt giáo dục kỹ năng tự chủ tại các trường THCS tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Về cơ bản đề tài luận văn đã giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu sau:

Về phương diện lý luận: Đề tài đã làm rõ nội hàm, bản chất của khái niệm về quản lý, kỹ năng tự chủ, hoạt động giáo dục, quản lý giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh, mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp nguyên tắc giáo dục kỹ năng tự chủ, nội dung quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh dân tộc thiểu số ở các trường THCS. Thực tế giáo dục kỹ năng tự chủ gắn liền với nội dung học tập trên lớp, trong giờ chính khóa với thực tiễn học tập, lao động thường ngày. Gắn với sự phát triển khoa học - công nghệ, phù hợp xu thế hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay của nước ta và yêu cầu đổi mới, phát triển của giáo dục cả nước nói chung và địa phương nói riêng. Thông qua các hoạt động được tổ chức sẽ hình thành kỹ năng làm chủ bản thân, khả năng tự lập, tự giải quyết các vấn đề của bản thân học sinh trong cuộc sống, là cơ sở để các em làm người trưởng thành, tự lập bước vào cuộc sống. Từ đó cần xác định rõ các yếu tố chi phối, ảnh hưởng tời công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự chủ trong giai đoạn hiện nay trong những điều kiện mới và yêu cầu mới, thách thức mới mà xã hội, xu thế quốc tế đặt ra cho chúng ta. Việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng đang trở thành nhu cầu cấp bách, cần thiết trong quá trình hội

nhập và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Quản lý giáo dục kỹ năng tự chủ trong trường THCS có học sinh dân tộc thiểu số thực chất là quản lý mục tiêu, nội dung, chương trình, hình thức tổ chức, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục kỹ năng tự chủ đã và đang được thực hiện tại nhà trường. Đồng thời phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh dân tộc thiểu số ở các trường THCS tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.

Về mặt thực tiễn: Làm rõ thực trạng giáo dục kỹ năng tự chủ, quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh dân tộc thiểu số với những kết quả đã đạt được về mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức và thái độ tham gia của học sinh đồng thời chỉ ra những hạn chế về mặt nhận thức của cán bộ, giáo viên, hạn chế về năng lực và các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục kỹ năng tự chủ. Làm rõ thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng tự chủ với những kết quả đạt được như quản lý công tác lập kế hoạch, quản lý nội dung, chương trình, hình thức tổ chức và các nguồn lực tham gia đồng thời chỉ ra những bất cập trong công tác quản lý như quản lý nội dung, chương trình chưa đồng bộ, quản lý hình thức tổ chức, quản lý các nguồn lực tham gia, quản lý đánh giá kết quả hoạt động giáo dục kỹ năng tự chủ còn nhiều hạn chế.

Đề tài luận văn trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng về quản lý giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh dân tộc thiểu số tại các trường huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai; chúng tôi đề xuất 5 biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng tự chủ của nhà trường gồm các biện pháp sau đây:

Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường THCS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.

Biện pháp 2: Chỉ đạo bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên về nâng cao năng lực tổ chức giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường THCS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.

Biện pháp 3: Chỉ đạo đa dạng hóa nội dung, hình thức giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh dân tộc thiểu số các trường THCS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.

Biện pháp 4: Chỉ đạo đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh dân tộc thiểu số các trường THCS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.

Biện pháp 5: Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật phục vụ giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số các trường THCS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.

Các biện pháp đề xuất của đề tài đã qua khảo sát có tính cần thiết và tính khả thi cao; Đòi hỏi trong quá trình quản lý, người quản lý các cấp cần phải thực hiện đồng bộ, có tính hệ thống các biện pháp để đạt được hiệu quả cao.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Lào Cai

Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Lào Cai là cơ quan quản lý trực tiếp các trường THCS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai cần có những biện pháp chỉ đạo và mở các lớp tập huấn về bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên các trường THCS huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai tổ chức giáo dục kỹ năng tự chủ. Hướng dẫn các nhà trường triển khai các hoạt động một cách cụ thể, đúng mục tiêu đề ra. Về cơ chế giám sát, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục kỹ năng tự chủ. Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Lào Cai cần năm bắt kịp thời các mô hình hoạt động giáo dục kỹ năng tự chủ, nội dung phương pháp thực hiện và kết quả đạt được để có những chỉ đạo, hỗ trợ, điều chỉnh cho kịp thời. Cần huy động cán bộ quản lý và giáo viên giỏi của các nhà trường tham gia nghiên cứu, đề xuất sáng kiến kinh nghiệm trong công tác quản lý và triển khai hoạt động TNST ở các nhà trường có học sinh bán trú đang theo học.

Sở Giáo dục - Đào tạo Lào Cai cần có văn bản chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra giám sát hoạt động và chế tài xử lý cụ thể, kịp thời và nghiêm minh.

2.2. Đối với Ban giám hiệu các trường THCS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai

Căn cứ tình hình cụ thể của nhà trường để phát huy thời cơ, nội lực. Cần huy động nhiều nguồn lực trong và ngoài trường tích cực, tận tâm đối với hoạt động giáo dục thường xuyên, liên tục, thúc đẩy giáo dục phát triển. Xây dựng được kế hoạch hoạt động giáo dục cho từng năm, từng khóa học trên cơ sở chương trình chung của Bộ, có tính đến đặc thù của học sinh người dân tộc thiểu số của các trường THCS đang theo học.

Cụ thể hoá Chỉ thị, Nghị quyết, các chương trình hành động của cấp trên thành những mục tiêu giáo dục cụ thể có tính khả thi. Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền để nhân dân hiểu và tham gia tích cực các hoạt động giáo dục.

Tổ chức bồi dưỡng theo chuyên đề kĩ năng mềm cho giáo viên, cán bộ Đoàn về tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng tự chủ.

Thường xuyên phối hợp các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp, chính quyền địa phương, cha mẹ học sinh, các doanh nghiệp, cựu học sinh của trường. Đóng góp vật chất và tinh thần cho các hoạt động của nhà trường. Trong đó có hoạt động giáo dục kỹ năng tự chủ cả về nguồn lực vật chất, kinh nghiệm tổ chức để đạt tới các mục tiêu giáo dục đã đề ra.

2.3. Đối với giáo viên nhà trường

- Giáo viên cần có nhận thức đúng, đầy đủ về g i áo dụ c k ỹ n ăn g t ự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số là vô cùng cần thiết. Nhà trường thực sự là ngôi nhà thứ hai của các em học sinh về mọi nghĩa, vì một số em phải sống xa gia đình, môi trường bên ngoài gia đình mà các em va chạm nhiều nhất chính là nhà trường. Cần nắm vững mục tiêu, nội dung, quy trình và hình thức tổ chức, cách thức đánh giá kết quả hoạt động.

- Tích cực tham gia học tập, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng các kĩ năng mềm về tổ chức hoạt động giáo dục, trong đó có hoạt động động giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số.

- Thường xuyên liên hệ với cha mẹ học sinh, các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nhân thành đạt ủng hộ vật chất, tinh thần cho các hoạt động giáo dục.

- Phối hợp chặt chẽ hoạt động giáo dục của giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm và cán bộ Đoàn trong nhà trường.

2.4. Với cha mẹ học sinh và các tổ chức xã hội

- Nhận thức đúng đắn về vị trí và vai trò của giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh dân tộc thiểu số trong chương trình giáo dục THCS. Hiểu rõ vai trò, bản chất của hoạt động giáo dục, thấy vai trò, nhiệm vụ, vị trí của mình trong việc tham gia hoạt động giáo dục kỹ năng tự chủ theo khả năng, điều kiện và chức năng cho phép. Đối với cha mẹ học sinh cần phối hợp với nhà trường để chung tay giáo dục con em mình được tốt hơn.

- Các tổ chức chính trị, xã hôi cần chung tay nhiều hơn nữa để hỗ trợ, giáo dục học sinh tại địa phương có cơ hội học tập, tham gia các hoạt động ngoại khóa, khám phá tìm hiểu địa phương. Vì chính các em sau này sẽ là nguồn lực kế tiếp xây dựng địa phương phát triển đi lên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu tiếng Việt:

1. A.G. Côvaliov (1994), Tâm lý học cá nhân, NXB Giáo dục, Hà Nội.

2. A.N. Lêônchiev (1972), Con người và văn hoá, Tài liệu dịch, Hà Nội.

3. Hoàng Anh, Vũ Kim Thanh (1997), Giao tiếp Sư phạm, NXB Giáo dục, Hà Nội.

4. B.F. Lômov (1978), “Giao tiếp là một vấn đề của tâm lý học đại cương”,

Những vấn đề của tâm lý học xã hội, NXB Khoa học, Hà Nội, tr. 13, 100.

5. B.F. Lômov (1986), Phạm trù giao tiếp và hoạt động trong tâm lý họ, Bản dịch của Viện khoa học giáo dục, Hà Nội.

6. B.F. Lômov (2000), Những vấn đề lý luận và phương pháp luận tâm lý học, Bản dịch của Nguyễn Đức Hưởng, Dương Diệu Hoa, Phan Trọng Ngọ, NXB ĐHQG, Hà Nội.

7. Ban chấp hành Trung ương (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

8. Đặng Quốc Bảo (1977), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Trường CBQLGD, Hà Nội.

9. Đặng Quốc Bảo (2010), Tư tưởng giáo dục, Tập bài giảng lớp cao học QLGD năm 2010.

10. Đặng Quốc Bảo (2011), Những vấn đề cơ bản về lãnh đạo quản lý và sự vận dụng vào điều hành nhà trường, Tập bài giảng lớp cao học QLGD năm 2010.

11. Hoàng Chí Bảo (2007), Phát triển xã hội và quản lý sự phát triển xã hội: Quan niệm, vấn đề, sự cần thiết cho Việt Nam và xác định logic nghiên cứu, Thông tin khoa học xã hội, số 12. 2007.

12. Nguyễn Ngọc Bảo (2005), Lý luận dạy học ở trường THCS, NXB ĐHSP, Hà Nội.

13. Nguyễn Thanh Bình (2011), Giáo trình chuyên đề: Giáo dục kỹ năng sống,

NXB ĐHSP, Hà Nội.

14. Nguyễn Thanh Bình (2013), Giáo dục kỹ năng sống cho HS phổ thông,

NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

15. Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Kim Dung, Lưu Thu Thủy, Vũ Thị Sơn (2003), Những nghiên cứu và thực hiện chương trình giáo dục kỹ năng sống ở Việt Nam, Viện chiến lược và chương trình giáo dục, Hà Nội.

16. Bộ GD&ĐT(2010), Giáo dục kỹ năng sống trong hoạt động GDNGLL ở trường THCS, NXB giáo dục.

17. Bộ GD&ĐT(2011), Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/03/2011 ban hành điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học.

18. Bộ GD&ĐT(2014), Thông tư ban hành quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa.

19. Lê Thị Bừng (1997), Tâm lý học ứng xử, NXB Giáo dục, Hà Nội.

20. Nguyễn Minh Đạo (1997), Cơ sở khoa học quản lý, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

21. Lê Thị Dắt (2010), Trò chơi trong sinh hoạt Thanh thiếu niên, NXB Kim Đồng.

22. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh - Dự án P12 (2003), Cẩm nang giáo dục kỹ năng sống về sức khỏe sinh sản vị thành niên.

23. Trần Khánh Đức (2009), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI, NXB Giáo dục Việt Nam.

24. Phạm Minh Hạc (2001), Phát triển con người toàn diện thời kỳ CNH - HĐH đất nước, NXB Chính trị quốc gia.

25. Phạm Quỳnh Hoa, Dương Minh Hào (2009), Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh - Sống hòa hợp với môi trường, NXB Giáo dục Việt Nam, 128 trang.

26. Đặng Vũ Hoạt (1998), Hoạt động GDNGLL ở trường THCS, NXB Giáo dục.

27. Nguyễn Văn Hùng (2005), Báo cáo tổng quan tình hình giáo dục và chăm sóc trẻ thơ, Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Châu Á, Hà Nội.

28. Trần Kiểm (1997), Quản lý giáo dục và trường học, Viện khoa học giáo dục Hà Nội.

29. Cù Thị Thúy Lan, Dương Minh Hào (2009), Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh - Tránh xa những cám dỗ nguy hiểm Internet - Ma túy - Tình dục

- Cờ bạc, NXB Giáo dục Việt Nam, 132 trang.

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 25/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí